1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYỆN KỂ VỀ CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT 1 pdf

7 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 137,41 KB

Nội dung

CHUYỆN KỂ VỀ CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT 1 Xây khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại Vĩnh Long Vừa qua, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long, huyện Vũng Liêm, và thân nhân của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nghe hội Kiến trúc sư Việt Nam trình bày ý tưởng thiết kế công trình khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Khu lưu niệm nằm trong khuôn viên khoảng 1,7ha, tại khu vực Huyện ủy Vũng Liêm hiện tại (thị trấn Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long). Nơi đây có nhà làm việc, nhà nghỉ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong những năm cuối đời và hiện nay có nhà thờ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ngoài việc giữ lại các công trình đã xây dựng như nhà làm việc, nhà nghỉ, nhà thờ…, dự án xây dựng khu lưu niệm sẽ có thêm những hạng mục như nhà trưng bày, quảng trường, sân cỏ cộng đồng, hồ sen và một số công trình khác. Tại buổi làm việc, đa số đại biểu thống nhất với thiết kế ban đầu và nêu ý kiến bổ sung: xây dựng thêm nhà sàn và tượng đài Võ Văn Kiệt trong khu lưu niệm. Khu lưu niệm được xây dựng theo phong cách kiến trúc thấp, mở, thân thiện, ấm cúng và gần gũi, đúng với tình cảm và tính cách của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ngôi trường đầu tiên mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt Tại thị trấn Vũng Liêm, quê hương cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã diễn ra lễ đổi tên trường THPT Vũng Liêm thành trường THPT Võ Văn Kiệt. Đây là một trong những việc làm có ý nghĩa nhằm kỷ niệm 86 năm ngày sinh của cố Thủ tướng (23/11/1922 - 23/11/2008). Ông Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Huyện ủy Vũng Liêm cho biết mục đích đổi tên trường là nhằm ghi nhớ công lao của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đối với giáo dục. Sinh thời, cố Thủ tướng vốn là người rất quan tâm đến giáo dục và đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của huyện Vũng Liêm cũng như tỉnh Vĩnh Long. Việc có một ngôi trường mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương dành cho người con kiệt xuất của quê hương Vĩnh Long. Ông Nguyễn Thanh Bình cũng cho biết để học sinh hiểu rõ hơn về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhà trường đã tổ chức những buổi kể chuyện về “bác Sáu” cho các em nghe, đồng thời, mỗi khi nhắc đến ngày Nam Bộ kháng chiến thì những công lao của cố Thủ tướng cũng được nhắc liền theo để các em hiểu rõ và tự hào về một người con của đất Vũng Liêm. Tại buổi lễ, nhiều học sinh đã bày tỏ niềm tự hào khi trường mình được mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Em Kim Ngân, học sinh lớp 12 tâm sự: “Em chưa được gặp bác Sáu Dân bao giờ nhưng nghe kể rất nhiều câu chuyện về bác. Với thế hệ sau như tụi em, bác Sáu là niềm tự hào của quê hương nên em rất thích trường mình mang tên bác”. Cùng ngày, cũng tại Vũng Liêm đã diễn ra lễ khởi công hạng mục tượng đài Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Công trình này sẽ được xây dựng trong vòng 180 ngày với kinh phí 9,3 tỉ đồng được trích từ ngân sách địa phương. Được biết, tượng đài Nam Kỳ Khởi Nghĩa nằm trong dự án công viên huyện Vũng Liêm - vốn là ý tưởng của cố Thủ tướng mà khi sinh thời ông chưa kịp làm thì đã ra đi. Để làm công trình này, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong một lần ra Thanh Hóa đã đích thân chọn lựa những khối đá và cho xe chở về. Những khối đá này hiện đang nằm tại Huyện ủy Vũng Liêm và sẽ được mang ra sử dụng cho công trình. Ông Nguyễn Thanh Bình cho biết: “Việc chú Sáu ra đi là một mất mát rất lớn cho huyện nhà vì rất nhiều công việc chú muốn làm cho quê hương nhưng chưa thực hiện được”. “Để tỏ lòng tiếc thương chú Sáu, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành những công việc mà chú để lại. Nhân dân Vũng Liêm tin rằng khi hoàn thành những công trình mà chú chưa kịp làm, ở nơi chín suối chắc chú cũng ngậm cười”, ông Bình nói. Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) - Lỡ một chuyến đi xa Trong thời gian tang lễ, các bài viết về nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng cả trong và ngoài nước. Nhiều bài viết sâu sắc, chân tình làm người đọc rất xúc động. Chúng tôi rất quan tâm đến bài báo tựa đề “Buổi làm việc cuối cùng” của nhà báo Huy Đức với nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đăng trên báo Sài gòn giải phóng ngày 15/6, trong đó có đoạn: ”Từ hơn 2 năm trước, mẩu tin ngắn “Dải băng lớn nhất ở Bắc cực đang tan ra” đã làm ông chú ý. Chính ông cho cắt mẩu tin ấy, chuyển cho tác giả bài viết này ( thân phụ của Adonis ). Ông cũng đọc rất kỹ những cảnh báo của Liên hiệp quốc về khả năng nước biển dâng cao mà Việt Nam là một trong những quốc gia có thể chịu nhiều ảnh hưởng. Ông dự định sẽ đi Hà Lan, như một thường dân cùng với một nhóm chuyên gia thân cận. Chuyến đi vừa để nghiên cứu kinh nghiệm làm đê biển của Hà Lan, quốc gia sống trong điều kiện đất đai thấp hơn mực nước biển, vừa muốn nhắc nhở Việt Nam không thể chậm trễ hơn, nghiên cứu ảnh hưởng của hiện tượng này và có giải pháp chuẩn bị sớm. Chuyến đi Hà Lan ông đã chuẩn bị khá lâu và tới lúc đó thì ông và các thành viên trong đoàn đã đặt vé…để rồi không bao giờ thực hiện được chuyến đi mà ông từng ấp ủ ấy”. Đọc bài báo nói trên, tôi chợt nhớ, tìm lại trong quyển sổ thấy mẩu tin nhỏ xíu chỉ bằng 3 ngón tay, do ông Sáu đích thân đưa cho tôi vào cuối tháng 9 năm 2003. Trong bộ óc vĩ đại của ông chứa đựng biết bao những thông tin, tư liệu của cuộc sống nhưng vẫn không quên cả những việc tưởng chừng như rất nhỏ, đã lâu. Chính từ những việc nho nhỏ đó, ông đã suy tư và nhìn ra những việc trọng đại, lớn lao của đất nước, của dân tộc. Kể từ khi về nước nhận nhiệm vụ, thấm thoát đã 12 năm, tôi may mắn được thường xuyên làm việc trực tiếp dưới sự chỉ đạo của ông Sáu. Ngoài tầm vóc của một lãnh tụ, tôi nhận được ở ông tình cảm của người cha, người chú, người thầy, người bạn lớn. Những ngày đầu, ở văn phòng cũng như khi đi khảo sát thực địa, ông thường quan tâm thảo luận các đề tài liên quan đến thuỷ lợi, nông nghiệp, thuỷ điện, giao thông, giáo dục. Tôi vẫn nhớ sau chuyến đi dự lễ khánh thành nhà máy xi măng Sao Mai trở về thành phố vào mùa mưa năm 1998, ngồi trên máy bay trực thăng, ông trao đổi, giảng giải chân tình và hướng dẫn tôi suy nghĩ sang nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội của đất nước. Chính nhờ ông, tôi được đọc nhiều, đi nhiều, viết nhiều…hiểu được phần nào những trăn trở, suy tư của ông về đất nước, con người. Ông Sáu mất đi, nhiều người hụt hẫng, trống vắng, riêng tôi còn day dứt, ân hận vì chính mình đã làm lỡ ước vọng cuối cùng chuyến đi thăm Hà Lan của ông. Ông thường đề cập đất nước Hà Lan tuy nhỏ bé, ngay từ thế kỷ 17 đã phồn vinh nhờ lòng dũng cảm, kiên cường đầy mưu mẹo trong chiến đấu chống ngoại xâm (Tây Ban Nha rồi đến Anh-Pháp) cũng như xây dựng đất nước. Nhiều lần, ông bàn cùng đi Hà Lan, để khảo sát tình hình của đất nước có diện tích, dân số, điều kiện tự nhiên tương tự như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhưng vì sao GDP của họ gấp hơn ta đến 40 lần !?. Sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất Nam bộ, ông hiểu sâu sắc về tiềm năng và các trở ngại trên con đường phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL. Chỉ cần cơn bão vừa, hay một trận lũ lớn như năm 2000 cũng đã gây nên biết bao thảm cảnh, thiệt hại về kinh tế và tổn thất lớn về nhân mạng. Trực tiếp xem phim về quá trình hình thành hệ thống đê biển, cống, âu thuyền của Hà Lan, nghiên cứu tài liệu, thấy rõ sự tác hại ngày càng khốc liệt, không thể lường trước của bão lụt, mực nước biển dâng, ông càng nung nấu ý định đi Hà Lan để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về phòng chống thiên tai. Trước đại hội Đảng lần thứ X, ông bị cơn bạo bệnh phải nằm viện suốt 2 tuần lễ. Chỉ vì lo lắng về sức khoẻ của người đã tuổi cao, khi bay xa hàng vạn km, dù có bác sĩ đi theo nhưng mọi việc khó lường nên mỗi lần ông nhắc đến chuyến đi, tôi đều bàn lùi với đủ các lý do khác nhau. . CHUYỆN KỂ VỀ CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT 1 Xây khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại Vĩnh Long Vừa qua, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long, huyện Vũng Liêm, và thân nhân của cố Thủ tướng Võ Văn. đầu tiên mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt Tại thị trấn Vũng Liêm, quê hương cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã diễn ra lễ đổi tên trường THPT Vũng Liêm thành trường THPT Võ Văn Kiệt. Đây là một. sinh của cố Thủ tướng (23 /11 /19 22 - 23 /11 /2008). Ông Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Huyện ủy Vũng Liêm cho biết mục đích đổi tên trường là nhằm ghi nhớ công lao của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đối

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w