1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự việt nam

202 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 202
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong tố tụng dân sự (TTDS) luôn là mục tiêu hướng đến trong các hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự (VVDS) của tòa án nhân dân (TAND). Để đạt được mục tiêu này, trong những trường hợp cần thiết, TAND có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) theo quy định của pháp luật. BPKCTT được pháp luật tố tụng dân sự (PLTTDS) ghi nhận từ khá lâu và hiệu quả nổi bật của nó đã được kiểm chứng qua thực tiễn TTDS của rất nhiều nước trên thế giới. Với BPKCTT, tòa án có thể giải quyết ngay nhu cầu cấp bách chính đáng của đương sự, bảo vệ ngay tức khắc bằng chứng dùng để giải quyết VVDS hay bảo toàn nhanh chóng tài sản nhằm đảm bảo cho khả năng thi hành án dân sự, từ đó bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự khi mà VVDS chưa có phán quyết chính thức giải quyết về nội dung. Việt Nam hiện nay đã và đang khẩn trương thực hiện công cuộc cải cách tư pháp và thủ tục tố tụng theo tinh thần của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 và ngay sau đó là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đề ra. Thực tiễn thực hiện cải cách tư pháp, cải cách thủ tục tố tụng cộng với thực tiễn của việc hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua cho thấy TTDS của Việt Nam mà trước hết là PLTTDS Việt Nam cần phải đáp ứng được hai đòi hỏi cơ bản đó là tính nhanh chóng và tính bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của họ tại tòa án [80, tr. 86]. Một chế định của PLTTDS có khả năng đáp ứng tương đối tốt hai đòi hỏi cơ bản này chính là chế định BPKCTT. Chế định BPKCTT mà cơ bản là các quy định về BPKCTT trong Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) đã ghi nhận, tạo cơ sở pháp lý hợp pháp để trong những trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS cần được tòa án can thiệp, bảo vệ ngay tức khắc, TAND có quyền sử dụng một biện pháp tố tụng tương đối đặc biệt là BPKCTT - một biện pháp có ý nghĩa bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, “góp phần bảo đảm tính thực tế, thiết thực cho việc giải quyết vụ án” của TAND [21, tr. 116]. 2 Hiện nay, chế định BPKCTT được quy định chủ yếu tại chương VIII BLTTDS gồm 28 điều luật cụ thể với nhiều nội dung khác nhau. Mặc dù so với các văn bản PLTTDS trước đây, khi Việt Nam chưa có BLTTDS thì chế định BPKCTT được quy định trong BLTTDS đã có một bước phát triển tương đối dài, rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, qua khoảng thời gian 6 năm (từ năm 2005 khi BLTTDS bắt đầu có hiệu lực cho đến nay) thực tiễn thực hiện các quy định này đã cho thấy nhiều quy định bộc lộ những bất cập, vướng mắc, chưa thực sự phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn TTDS. Chính thực trạng pháp luật còn nhiều vướng mắc, bất cập đã là nguyên nhân rất cơ bản làm các tòa án ít áp dụng BPKCTT. Kết quả khảo sát thực tiễn áp dụng BPKCTT trong TTDS 6 năm qua cho thấy tỉ lệ trung bình các VADS được tòa án áp dụng BPKCTT là rất thấp, chỉ là 0,13% trên tổng số các VADS được tòa án thụ lý (xem bảng 1 trang 95 của luận án). Ngay cả đối với phía đương sự, mặc dù họ được pháp luật công nhận quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT nhưng khi có quyền, lợi ích hợp pháp cần được tòa án bảo vệ khẩn cấp, đương sự cũng rất e dè, hoặc không tự tin để đưa ra yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT. Tại nhiều tòa án nước ta, từ khi việc giải quyết vụ án dân sự (VADS) được thực hiện theo quy định của BLTTDS đến nay vẫn chưa hề có VADS nào có áp dụng BPKCTT. Rõ ràng, xét về mặt lý luận, chế định BPKCTT có ý nghĩa rất thiết thực, BPKCTT rất cần được áp dụng để bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, nhưng thực tiễn TTDS ở Việt Nam trong thời gian qua lại cho thấy chế định BPKCTT chưa phát huy được hiệu quả như nó vốn có, biện pháp tố tụng này rất ít khi được áp dụng. Nhận biết được nhiều quy định của BLTTDS (trong đó có các quy định về BPKCTT) còn bất cập, hạn chế, cần phải được khắc phục, hoàn thiện, Uỷ ban thường vụ quốc hội đã phân công cho Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS. Trong quá trình thực hiện Dự án, đã có nhiều quan điểm, ý kiến có giá trị được đưa ra nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện BLTTDS trong đó có hoàn thiện chế định BPKCTT. Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS mới được thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011 cho thấy phần các quy định về BPKCTT không có nội dung nào được sửa đổi, bổ sung và như vậy Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS vẫn chưa cải thiện được hiệu quả điều chỉnh của 3 PLTTDS về BPKCTT, chưa cải thiện được thực trạng pháp luật hiện nay về BPKCTT. Điều này có nghĩa là tình trạng “ngại” áp dụng BPKCTT tại các tòa án sẽ vẫn tiếp diễn. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn áp dụng BPKCTT trong TTDS. Trong tình hình hiện nay, việc nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về các quy định của PLTTDS về BPKCTT, về thực tiễn áp dụng các quy định của PLTTDS về BPKCTT để nhận biết được những thành công về lập pháp dẫn đến những kết quả đã đạt được thực tiễn áp dụng BPKCTT cũng như những bất cập, hạn chế trong công tác lập pháp để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa chế định BPKCTT, nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc áp dụng BPKCTT là vô cùng cần thiết, cần được thực hiện ngay. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần thực hiện một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc cải cách tư pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị: “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch” [17, tr. 5] và tiếp tục được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị: “hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, đảm bảo tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người” [18, tr. 3]. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trong thời gian qua, Việt Nam mới có một số ít công trình nghiên cứu có đề cập đến vấn đề này. Có thể một trong những lý do cơ bản dẫn đến thực trạng này là các văn bản PLTTDS trước đây có quá ít quy định về BPKCTT, chỉ là một, hai điều luật tương đối đơn giản trong các văn bản dưới luật như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (PLTTGQCVAKT), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (PLTTGQCTCLĐ). Thực tiễn các hoạt động tố tụng giải quyết các VADS, lao động, thương mại trong suốt một thời gian dài trước khi có BLTTDS cũng cho thấy BPKCTT không được các tòa án chú trọng áp dụng nên BPKCTT cũng chưa thể hiện được hiệu quả vốn có của nó trong thực tiễn giải quyết các VADS. Như vậy, với số điều luật ít ỏi và với hiệu quả áp dụng trong thực tiễn TTDS không nổi bật nên BPKCTT trong TTDS chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Trong suốt một thời gian dài trước khi ban hành BLTTDS rất ít công trình nghiên 4 cứu về BPKCTT. Chỉ sau khi Nhà nước ta ban hành BLTTDS, vấn đề BPKCTT trong TTDS mới phần nào thu hút hơn sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu và cán bộ làm công tác thực tiễn. Sau đây việc điểm qua một số công trình nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ qua sẽ đưa lại một cái nhìn tổng thể hơn về tình hình nghiên cứu về BPKCTT trong TTDS Việt Nam: - Trước khi ban hành BLTTDS gần như không có công trình nghiên cứu riêng, chuyên sâu nào về vấn đề BPKCTT trong TTDS. Có chăng chỉ là một số công trình nghiên cứu về một số nội dung cơ bản của PLTTDS, trong đó có đề cập sơ qua đến BPKCTT. Trong một số công trình nghiên cứu đó, cuốn sách “Luật tố tụng dân sự Việt Nam (lược giải) của tiến sĩ luật khoa, luật sư Nguyễn Mạnh Bách do nhà xuất bản Đồng Nai xuất bản năm 1996 có đề cập sâu hơn về BPKCTT so với những công trình khác. Ví dụ tại điểm B Đoạn 2 Chương II của cuốn sách, tác giả có viết về quyền hạn của Chánh án tòa án cấp sơ thẩm, trong đó có quyền quyết định áp dụng BPKCTT. Trong cuốn sách này tác giả viết tới 5 trang về BPKCTT theo quy định tại Điều 41, Điều 42 PLTTGQCVADS nhưng sự nhìn nhận của tác giả về BPKCTT trong TTDS bị chi phối nhiều bởi PLTTDS cũ trước đó và tác giả chỉ tiếp cận BPKCTT dưới góc độ thuộc quyền ban hành của Chánh án. Tác giả đã phân chia thẩm quyền của Chánh án theo hai loại: quyền ban hành các án lệnh phê đơn và quyền ban hành các án lệnh cấp thẩm để phân tích và chỉ ra điểm khác nhau giữa hai loại quyền hạn này. Nhận xét một cách khách quan, tác giả đã tiếp cận BPKCTT trong TTDS dưới lăng kính của một nhà nghiên cứu rất hiểu biết PLTTDS trước đây, khi mà TTDS Việt Nam chịu ảnh hưởng rất rõ nét của PLTTDS Pháp. Tác giả cũng đã phân tích về yếu tố khẩn cấp, về thủ tục xin án lệnh phê đơn cũng như thủ tục cấp thẩm. Tuy nhiên, PLTTGQCVADS năm 1989 đã không còn phân chia quyền hạn của Chánh án theo hai trường hợp như tác giả nêu. Vì vậy, cuốn sách trên của tác giả Nguyễn Mạnh Bách có thể dùng để tham khảo về PLTTDS trước khi có PLTTGQCVADS. - Luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành dân sự “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Pha, mã số 50507 năm 1997 nghiên cứu về BPKCTT. Có thể khẳng định, trước khi có BLTTDS, đây là công trình nghiên cứu hiếm hoi, có ý định nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt về BPKCTT. 5 Trong luận văn của mình, tác giả đã chú trọng nghiên cứu về một số vấn đề lý luận của BPKCTT như khái niệm, ý nghĩa của BPKCTT, sơ lược quá trình phát triển của chế định BPKCTT trong PLTTDS, tham khảo một số quy định của PLTTDS một số nước về BPKCTT. Đặc biệt, tác giả đã tìm hiểu và phân tích các quy định của PLTTGQCVADS, chỉ ra những vướng mắc, bất cập của luật hiện hành, trên cơ sở đó mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của PLTTGQCVADS Tuy nhiên, tính cho đến nay, công trình nghiên cứu của tác giả này về BPKCTT đã được thực hiện cách đây nhiều năm, nội dung được nghiên cứu dựa trên các quy định của PLTTGQCVADS năm 1989 - một văn bản đã bị thay thế bởi BLTTDS nên mặc dù luận văn này vẫn có giá trị tham khảo về một số vấn đề lý luận nhưng phần tìm hiểu về các quy định của PLTTDS không còn phù hợp, một số kiến nghị không còn tính thời sự, không còn khả năng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. - Trong nội dung của cuộc Hội thảo khoa học “Những điểm mới và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành BLTTDS” tổ chức vào tháng 12/2004 của Học viện tư pháp cũng có nội dung đề cập đến BPKCTT trong BLTTDS nhưng chỉ dưới góc độ tìm hiểu những điểm mới của BLTTDS, trong đó có chế định BPKCTT. Những nghiên cứu được công bố trong hội thảo chỉ là những điểm mới trong quy định của BLTTDS so với PLTTGQCVADS về BPKCTT mà không đi sâu tìm hiểu các vấn đề lý luận về BPKCTT như khái niệm, cơ sở hình thành, bản chất, đặc điểm cũng như các yêu cầu đặt ra về mặt lý luận đối với BPKCTT. - Các sách chuyên ngành đã xuất bản như Giáo trình Luật TTDS của khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xuất bản năm 1995, Giáo trình Luật TTDS của Học viện Tư pháp do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007, Giáo trình Luật TTDS của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2010 đều có phần về BPKCTT. Vì là giáo trình nên các vấn đề như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của BPKCTT trong TTDS, các quy định của BLTTDS về BPKCTT… chỉ được đề cập ở mức độ đại cương. - Cuốn sách tham khảo Luật TTDS Việt Nam - Nghiên cứu và so sánh của tác giả Tống Quang Cường do Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007 cũng có viết một phần về BPKCTT trong TTDS. Mặc dù cuốn sách này không viết riêng về BPKCTT trong TTDS nhưng trong cuốn sách này, với 6 phần viết về áp dụng BPKCTT trong TTDS, tác giả đã chỉ ra được một số vấn đề lý luận về BPKCTT trong TTDS như khái niệm, đặc điểm của BPKCTT, làm nổi bật được một số nội dung cơ bản của PLTTDS Việt Nam hiện nay về BPKCTT như các loại BPKCTT, thẩm quyền và thủ tục ra quyết định áp dụng BPKCTT, hiệu lực của quyết định và hậu quả pháp lý của quyết định áp dụng BPKCTT. Tuy nhiên, vì cuốn sách được viết theo tinh thần đề cập tới toàn bộ các vấn đề cơ bản của PLTTDS, phần viết về áp dụng BPKCTT chỉ là một nội dung nhỏ, chiếm rất ít số trang trong cuốn sách đó, mặt khác với mục đích chủ yếu là tìm hiểu các quy định của PLTTDS hiện hành về áp dụng BPKCTT, chỉ ra một vài điểm mới nổi bật trong quy định của BLTTDS với PLTTGQCVADS và đưa ra nhận xét về những điểm mới đó nên tác giả đã không đi sâu giải quyết các vấn đề lý luận về BPKCTT. Vì thế, mặc dù tác giả có đưa ra khái niệm, đặc điểm của BPKCTT nhưng lại chưa lý giải cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng nên khái niệm và đặc điểm của BPKCTT, cũng như chưa lột tả được bản chất của BPKCTT, của việc áp dụng BPKCTT trong TTDS. Với tiêu đề “áp dụng BPKCTT”, tác giả chỉ tập trung vào việc áp dụng BPKCTT và một vài chỗ tác giả cuốn sách không phân biệt rõ giữa vấn đề áp dụng BPKCTT với vấn đề BPKCTT trong TTDS, vì thế một vài nhận xét của tác giả về đặc điểm của BPKCTT cần được bàn luận thêm. - Cuốn sách tham khảo “Những vấn đề cơ bản của BLTTDS” của Vụ công tác lập pháp do nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2004 viết về những nội dung cơ bản của BLTTDS, trong đó có đề cập đến các quy định của BLTTDS về BPKCTT. Với mục đích tìm hiểu những vấn đề cơ bản của BLTTDS, phần viết về BPKCTT chỉ nêu sơ lược, vắn tắt các quy định của BLTTDS về BPKCTT, nêu ra một vài điểm mới trong quy định của BLTTDS về BPKCTT, vì thế chủ yếu là người đọc chỉ tham khảo được sơ lược quy định của BLTTDS về BPKCTT. - Cuốn sách tham khảo “Bình luận khoa học một số vấn đề của PLTTDS và thực tiễn áp dụng” của Tiến sĩ Lê Thu Hà do nhà xuất bản Tư pháp xuất bản bình luận về nhiều vấn đề trong PLTTDS Việt Nam, trong đó có bình luận về BPKCTT. Trong cuốn sách này, ở một mức độ nhất định, tác giả có giải thích về khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của BPKCTT, đặc biệt chú trọng đi sâu phân tích điểm mới của BLTTDS về BPKCTT, chỉ ra hướng áp dụng trong thực tiễn TTDS. Từ phần viết 7 này, người đọc vừa có thể hình dung được thực chất BPKCTT có ý nghĩa gì, các đặc điểm của nó ra sao, PLTTDS đã có sự phát triển như thế nào về chế định BPKCTT, khi áp dụng những điểm mới đó vào thực tiễn tố tụng thì áp dụng như thế nào cho đúng. Tuy nhiên, cũng như những cuốn sách tham khảo khác, cuốn sách này viết về nhiều vấn đề cơ bản của PLTTDS nên tác giả đã không có điều kiện đề cập sâu, đầy đủ toàn bộ các nội dung của chế định BPKCTT cũng như một số vấn đề lý luận khác về BPKCTT. - Một số ít các bài viết được đăng trên một số tạp chí pháp luật chuyên ngành như Tạp chí Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội; Tạp chí Tòa án nhân dân của TANDTC, Tạp chí Nhà nước và pháp luật của Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật; Tạp chí Kiểm sát của VKSNDTC hoặc một vài bài tham luận của một vài tác giả trong các cuộc hội thảo về PLTTDS Việt Nam có đề cập tới BPKCTT trong TTDS Có thể nêu ra những tác giả điển hình có một số bài viết đề cập đến BPKCTT trong TTDS như tác giả Trần Anh Tuấn với các bài như “Chế định BPKCTT trong BLTTDS Việt Nam”, “Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”…; tác giả Chu Xuân Minh với một số bài viết, bài tham luận tại các cuộc hội thảo về PLTTDS như “Cần thống nhất tố tụng kinh doanh, thương mại với tố tụng dân sự”, “Tham luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện”…; Tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương với bài viết “Áp dụng BPKCTT trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại tòa án: Những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện BLTTDS” đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3 năm 2010; bài viết của Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa “BPKCTT trong tố tụng trọng tài” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 23 tháng 12 năm 2010 So với các vấn đề nghiên cứu khác, số bài viết về vấn đề BPKCTT trong TTDS là khá ít ỏi. Vì chỉ dừng lại ở mức độ là một bài viết, một bài tham luận nên các tác giả cũng chỉ tiếp cận BPKCTT dưới một góc độ nhất định, với một khía cạnh, một nội dung cụ thể nhất định. Một điều cũng dễ nhận thấy là các tác giả có bài viết về BPKCTT trong TTDS thường là những người có trình độ khá cao (tiến sĩ, phó giáo sư hoặc là thạc sĩ). Điều này chứng tỏ BPKCTT trong TTDS là một vấn đề nghiên cứu tương đối khó và vấn đề này chưa được xác định là một nội dung cơ bản của TTDS. Có lẽ do cơ sở thực tiễn dựa vào để nghiên cứu là số điều luật quy định 8 về vấn đề này không nhiều, tài liệu để tham khảo nghiên cứu vấn đề này là rất ít nên mặc dù sau khi có BLTTDS, bài viết về BPKCTT trong TTDS đã nhiều hơn nhưng nhìn chung các bài viết này chưa đưa đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về BPKCTT. Nguồn tài liệu nguyên bản bằng tiếng nước ngoài có đề cập đến BPKCTT (trong sách nước ngoài, dịch sang tiếng Anh, BPKCTT là Provisional measures) mà nghiên cứu sinh tham khảo được là cuốn sách “On Civil Procedure” của tác giả J.a.Jolowicz; cuốn “Compliance with Decisions of the I Court of Justice”; cuốn “Fifìty yeas of the international court of justice”. Ngoài ra một số cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt cũng được nghiên cứu sinh tham khảo như Kỷ yếu của Dự án VIE/95/017 về PLTTDS; một số tài liệu của các cuộc hội thảo về PLTTDS do Nhà Pháp luật Việt - Pháp tổ chức tại Hà Nội Nhìn chung, trong các tài liệu này, BPKCTT cũng chỉ được đề cập dưới góc độ là một nội dung rất nhỏ với lượng thông tin hạn chế. Từ việc điểm qua các công trình nghiên cứu về BPKCTT trong TTDS có thể khẳng định cho đến hiện tại, trong nghiên cứu khoa học pháp luật TTDS chưa có công trình nghiên cứu nào có thể mang đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh, sâu sắc về BPKCTT trong TTDS. Vì thế luận án này được hoàn thành với tham vọng sẽ là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có tính hệ thống về vấn đề BPKCTT trong TTDS Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn. Luận án sẽ là một tài liệu chuyên khảo, đề cập khá đầy đủ các khía cạnh khác nhau cũng như các nội dung khác nhau của BPKCTT trong TTDS. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI * Mục đích nghiên cứu đề tài: - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về BPKCTT trong TTDS. - Làm rõ những điểm hạn chế, bất cập trong những quy định của PLTTDS Việt Nam hiện hành về BPKCTT (chủ yếu là các quy định trong BLTTDS) và những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định đó trong thực tiễn giải quyết các VVDS tại TAND - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về BPKCTT. 9 * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ sau: - Xác định đúng và nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về BPKCTT trong TTDS. - Phân tích, so sánh, đánh giá đúng thực trạng các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện nay về BPKCTT và việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự của TAND. - Xác định rõ các yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Một số vấn đề lý luận về BPKCTT trong TTDS. - Các quy định của PLTTDS Việt Nam (đặc biệt là các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện hành) và một số quy định PLTTDS của một số nước trên thế giới về BPKCTT. - Thực tiễn thực hiện các quy định của PLTTDS Việt Nam về BPKCTT tại các tòa án của Việt Nam trong những năm gần đây. BPKCTT trong TTDS là một vấn đề nghiên cứu tương đối lớn, có phạm vi nghiên cứu rộng nên có thể được nghiên cứu dưới nhiều phương diện khác nhau và với nhiều nội dung khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, luận án tập trung nghiên cứu vào những nội dung cơ bản như sau: - Luận án tập trung nghiên cứu về BPKCTT trong TTDS mà không có tham vọng nghiên cứu sâu về BPKCTT trong các tố tụng khác như tố tụng trọng tài, tố tụng hành chính. - Trong phần nghiên cứu về khái niệm BPKCTT trong TTDS, mặc dù luận án có nghiên cứu BPKCTT trong TTDS dưới nhiều phương diện cụ thể khác nhau nhưng luận án có tập trung nghiên cứu sâu hơn về BPKCTT trong TTDS dưới phương diện là một chế định pháp luật. Chủ ý này xuất phát từ nhận thức: trong 10 BLTTDS của hầu hết các nước, BPKCTT đều được quy định là một chương tương đối đồ sộ gồm nhiều điều luật quy định về nhiều nội dung khác nhau có liên quan đến BPKCTT. Mặt khác, cho dù BPKCTT có được nhìn nhận dưới góc độ nào thì pháp luật về BPKCTT vẫn được coi là cơ sở cho mọi sự nhìn nhận. Nghiên cứu vấn đề BPKCTT trong TTDS dưới góc độ pháp luật có góc độ nghiên cứu rộng nhất, có khả năng bao quát được các nội dung cơ bản của BPKCTT dưới các góc độ khác. Chính vì vậy, trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu các nội dung của luận án, luận án luôn chú trọng nghiên cứu sâu hơn dưới góc độ là một chế định pháp luật. Những góc độ khác, những vấn đề lý luận khác về BPKCTT trong TTDS, nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu ở các công trình sau này. - Mặc dù trong luận án có tham khảo PLTTDS của nhiều nước khác nhau và tham khảo PLTTDS của Việt Nam trước đây về BPKCTT nhưng luận án tập trung nghiên cứu các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện hành về BPKCTT mà chủ yếu là các quy định của BLTTDS về BPKCTT và Nghị quyết hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTDS về BPKCTT của HĐTPTANDTC. - Vì định hướng nghiên cứu là tập trung nghiên cứu dưới góc độ pháp luật nên các kiến nghị mà nghiên cứu sinh đưa ra trong luận án cũng chỉ tập trung kiến nghị về hoàn thiện PLTTDS nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh của các quy định PLTTDS về BPKCTT chứ không đề cập tới tổng thể các giải pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng BPKCTT. - Thực tiễn của việc thực hiện các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện hành về BPKCTT được nghiên cứu sinh nghiên cứu trong thời gian 6 năm, từ khi BLTTDS có hiệu lực (năm 2005) đến năm 2010. 5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong suốt quá trình thực hiện luận án, các nội dung trong luận án đều được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Đặc biệt, nghiên cứu sinh xác định công tác xây dựng và hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT phải quán triệt, tuân theo các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam về cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, vì thế các kiến nghị hoàn thiện [...]... BPKCTT trong TTDS Chương 2: Các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện hành về BPKCTT và thực tiễn áp dụng Chương 3: Yêu cầu và kiến nghị hoàn thiện PLTTDS về BPKCTT 13 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1.1 Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự... Việt Nam về BPKCTT hiện nay có nguồn gốc hình thành từ thủ tục cấp thẩm, một thủ tục xét xử được cho rằng không những có ích lợi đặc biệt mà còn cần thiết cho sự bảo vệ quyền lợi của tư nhân [75, tr 103] Sở dĩ BPKCTT trong TTDS Việt Nam được bắt nguồn từ thủ tục cấp thẩm bởi cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam thì các quy định của Luật TTDS của Pháp cũng được áp dụng tại Việt Nam, trong. .. thời trong thời gian ngắn trước mắt Trong nghiên cứu khoa học pháp lý, khái niệm BPKCTT trong TTDS đã được các nhà nghiên cứu nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau và đều được dựa trên 19 những lý giải cơ bản, khái quát về thuật ngữ “tố tụng dân sự” Có dựa trên những lý giải cơ bản, khái quát về thuật ngữ trong tố tụng dân sự” thì trên cơ sở đó mới có thể đưa ra được khái niệm khoa học về BPKCTT trong. .. tụng dân sự”, khái niệm BPKCTT trong TTDS cần 20 phải được nhìn nhận dưới phương diện PLTTDS và hoạt động TTDS Trong nghiên cứu khoa học pháp lý, khái niệm BPKCTT trong TTDS cũng đã được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới một trong các phương diện trên Cụ thể là khái niệm BPKCTT trong TTDS đã được nhìn nhận dưới các phương diện là các biện pháp cụ thể, là một thủ tục TTDS hay là một chế định pháp luật trong. .. PLTTDS của Việt Nam trước đây cho thấy đã từng có quy định về một thủ tục giống như thủ tục áp dụng BPKCTT hiện nay Cụ thể là Bộ luật dân sự - Thương sự - Tố tụng thi hành trong các tòa Nam án Bắc kỳ được ban hành theo Nghị định ngày 2/12/1921 và có hiệu lực ngày 1/1/1923 trong phạm vi Bắc kỳ có quy định về “thủ tục phụ đái” [85, tr 91] Trong suốt thời kỳ là thuộc địa của Pháp, TTDS Việt Nam có sự hiện... nay chưa có tác giả nào đề cập một cách hệ thống, chuyên sâu trong những công trình nghiên cứu khoa học về BPKCTT trong TTDS - Luận án đã phân tích các quy định của PLTTDS Việt Nam hiện nay (chủ yếu là các quy định của BLTTDS) về BPKCTT và thực tiễn thực hiện các quy định đó trong những năm gần đây, từ đó chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định của PLTTDS hiện nay về BPKCTT Không chỉ dừng... nhau như tố tụng hình sự, TTDS, tố tụng hành chính “Tố tụng dân sự” được hiểu là những việc kiện cáo nhau về các quan hệ dân sự ra trước tòa án và yêu cầu tòa án giải quyết [15, tr 5] Theo một cách giải thích khác thì “tố tụng dân sự” không chỉ là việc kiện cáo nhau về các quan hệ dân sự ra tòa án mà còn là một quy trình giải quyết vụ việc dân sự gồm nhiều giai đoạn khác nhau như khởi kiện, lập hồ sơ,... quyền của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 19/12/1948 14 Trong các quyền con người, các quyền về dân sự được xem là có tính chất nền tảng, cơ bản, thiết yếu nhất Cũng như các quyền con người khác, các quyền về dân sự của các chủ thể được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia và được bảo hộ chặt chẽ Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 16/12/1966... tạo cán bộ pháp luật Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu hướng dẫn trong việc áp dụng PLTTDS về BPKCTT nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác trong thực tiễn áp dụng BPKCTT trong giải quyết các VADS tại TAND Các kiến nghị nhằm hoàn thiện PLTTDS được đưa ra trong luận án còn là tài liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện PLTTDS nói riêng, hoàn thiện pháp luật nói chung 8 KẾT CẤU... của các chủ thể trong việc áp dụng BPKCTT không đúng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT và những vấn đề khác có liên quan nhằm tạo cơ sở pháp lý hợp pháp cho việc giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo đảm cho việc giải quyết đúng và hiệu quả VVDS và thi hành án dân sự 1.1.2 Đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự BPKCTT trong TTDS dù được . các đương sự trong tố tụng dân sự (TTDS) luôn là mục tiêu hướng đến trong các hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự (VVDS) của tòa án nhân dân (TAND). Để đạt được mục tiêu này, trong những. TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Vấn. BPKCTT trong TTDS Việt Nam được bắt nguồn từ thủ tục cấp thẩm bởi cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam thì các quy định của Luật TTDS của Pháp cũng được áp dụng tại Việt Nam, trong

Ngày đăng: 31/07/2014, 02:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w