1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

PHƯƠNG PHÁP SƠ CỨU - Ngừng tuần hoàn, hô hấp docx

6 463 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 145,05 KB

Nội dung

Ngừng tuần hoàn, hô hấp Nguyên nhân: - Tai nạn - Biến chứng bất ngờ của một bệnh Triệu chứng Ngừng tuần hoàn: thường báo hiệu trên máy chiếu điện tâm đồ hoặc biểu hiện lâm sàng: bất tỉn

Trang 1

Ngừng tuần hoàn, hô hấp Nguyên nhân:

- Tai nạn

- Biến chứng bất ngờ của một bệnh

Triệu chứng

Ngừng tuần hoàn: thường báo hiệu trên máy chiếu điện tâm đồ hoặc biểu hiện lâm sàng: bất tỉnh, có khi co giật; xanh tái toàn thân, da lạnh; mất mạch bẹn và mạch cảnh; không đo được huyết áp; ngừng thở đột ngột hoặc từ từ Khi có dấu hiệu đồng tử 2 bên giãn là triệu chứng tổn thương não nặng nề

Xử trí:

Yêu cầu:

- Bảo đảm tuần hoàn não

- Bảo đảm tiếp oxy có hiệu quả

- Chống nhiễm toan

- Phải cấp cứu bệnh nhân ngay tại chỗ không chậm trễ một giây phút nào

- Phải cấp cứu liên tục, không gián đoạn

Nguyên tắc hồi sinh nội khoa là : Khẩn trương, bình tĩnh, kiên nhẫn Hồi sinh trong hai giờ không có kết quả mới nên thôi

Trang 2

Xoa bóp tim:

- Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên một nền cứng, đầu thấp, chân gác cao

- Quỳ bên phải bệnh nhân, đặt lòng bàn tay trái ở 1/3 dưới xương ức bệnh nhân, không ấn lên xương sườn, lòng bàn tay phải đặt trên bàn tay trái Dùng sức mạnh của 2 tay và cơ thể ấn mạnh, nhịp nhàng 60 lần/phút Lực ấn phải đủ cho xương ức

và lồng ngực bệnh nhân xẹp xuống khoảng 4cm nhưng không quá nặng tùy theo thể trạng bệnh nhân gầy hoặc béo, lồng ngực to hay nhỏ, chắc hay mềm mà xác định lực ấn

Dấu hiệu xoa bóp có hiệu quả:

- Mỗi lần ấn, sờ thấy mạch bẹn đập

- Huyết áp động mạch: 70-100mmHg

- Đồng tử không giãn to do não thiếu máu

- Sắc mặt bệnh nhân hồng hơn

Chống chỉ định xoa bóp tim khi bệnh nhân bị vết thương ở lồng ngực, ứ máu, chảy máu màng ngoài tim, màng phổi, khí thũng phổi

Biến chứng của xoa bóp tim:

- Gẫy xương ức, vỡ gan, vỡ lách, chảy máu màng ngoài tim, màng phổi rất ít gặp

- Gẫy xương sườn thường gặp hơn nhưng cần cố tránh

Trang 3

- Tràn khí màng phổi có thể xảy ra nếu đồng thời vừa ấn tim vừa thổi ngạt rất mạnh

Thổi ngạt

- Quỳ bên trái, gần đầu bệnh nhân

- Chuẩn bị bệnh nhân: đường khí đạo của bệnh nhân phải thông suốt: lau sạch mồm họng, lấy hết dị vật, rǎng giả, thức ǎn, đờm rãi ; cổ ưỡn tối đa, độn gối dưới

cổ bệnh nhân, kéo mạnh hàm dưới ra phía trước và lên trên cho lưỡi không tụt ra sau bịt khí quản

- Tiến hành thổi ngạt:

Bóp mũi bệnh nhân bằng ngón cái và ngón trỏ

Đặt 1 lớp gạc mỏng ở miệng bệnh nhân được giữ cho há to

Hít vào thật sâu, áp mồm vào mồm bệnh nhân thổi mạnh và dài hơi, làm sao cho lồng ngực bệnh nhân nở rộng ra, mỗi phút thổi 15 lần, khi thổi thì người ấn tim ngừng ấn (4 lần ấn tim, 1 lần thổi ngạt)

Thỉnh thoảng lau đờm rãi cho đường hô hấp luôn được lưu thông

Nếu người cấp cứu chỉ có một mình thì vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt, cứ 15 lần

ấn tim thì 2 lần thổi ngạt liền, mạnh và sâu

Trang 4

Nếu bệnh nhân nôn, co giật hoặc cứng hàm thì có thể thổi vào mũi, ở trẻ nhỏ có thể thổi cả vào mũi lẫn mồm

Trụy mạch cấp do mất nước, mất muối

Nguyên nhân: do nôn mửa, ỉa chảy, bệnh quá nặng mà bệnh nhân mệt quá không

ǎn uống được

Lứa tuổi nào cũng có thể bị, nhưng tình trạng này xảy ra nhanh và nguy hiểm hơn

ở trẻ nhỏ

Triệu chứng của mất nước:

- Đái ít hoặc không có nước tiểu, nước tiểu vàng sẫm

- Sút cân đột ngột

- Miệng khô

- Mắt lõm, không có nước mắt

- Da kém đàn hồi hay không cǎng

- Trẻ sơ sinh: thóp lõm

Mất nước nặng có thể gây trụy tim mạch

Xử trí:

- Cho bệnh nhân nằm đầu thấp Nếu trời lạnh: sưởi ấm, đắp chǎn

- Nếu huyết áp tối đa <80mmHg, mạch nhanh nhỏ:

Trang 5

Truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl 9%o 2-3 lít tốc độ 60 giọt/phút, lúc đầu có thể truyền nhanh hơn

Vitamin C 0,10g x 5 ống

Dung dịch muối 10% 20-40ml tiêm tĩnh mạch

Tùy tình hình điện giải có thể bổ sung thêm clorua kali, clorua calci

Trợ tim mạch: long não nước 0,20g tiêm tĩnh mạch 3 giờ một lần nếu cần

- Nếu huyết áp không lấy được, mạch không bắt được, điều trị như trên, thêm: + Noradrenalin 1-2mg

Dung dịch glucose 5% 250ml

truyền tĩnh mạch XV-XX giọt/phút Nếu cần có thể truyền 5 lần/ngày

+ Depersolon 30mg x 1-2 ống tiêm tĩnh mạch

+ DOCA 10mg x 1-3 ống tiêm bắp

Nếu có triệu chứng nhiễm toan: truyền thêm dung dịch natri bicarbonat

Nếu điều trị như trên mà huyết áp vẫn chưa lên: truyền thêm plasma hoặc Dextran, Moriamin 500ml

Trang 6

- Nếu có điều kiện theo dõi số lượng nước mất đi do ỉa chảy và nôn Cứ 1 lít nước mất đi do ỉa chảy phải bổ sung bằng truyền tĩnh mạch:

* 750ml dung dịch glucose đẳng trương 5%,

* 4g NaCl

* 2g KCl

*250ml dung dịch Na bicarbonat

Nếu cần có thể cho thêm carbonat bismuth, Elixir parégorique, atropin, kháng sinh tùy theo nguyên nhân và kháng sinh đồ

Đề phòng: Người bị mất nước phải uống nhiều nước ngay từ ban đầu, không chờ tình trạng nặng xảy ra Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ ỉa lỏng toàn nước Tốt nhất là dùng dung dịch Oresol, nhấp liên tục cứ 5 phút một lần, kể cả khi bệnh nhân có nôn mửa, cho đến khi bệnh nhân đi tiểu bình thường

Ngày đăng: 31/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w