1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SƠ CỨU NGƯNG TUẦN HOÀN HÔ HẤP

7 506 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 319,04 KB

Nội dung

- Ngưng hô hấp tuần hoàn là một vấn đề cấp cứu khẩn cấp, nó yêu cầu trong vài phút phải xử lý có hiệu quả, nếu chậm trễ bệnh nhân sẽ chết hoặc để lại di chứng nặng nề do não thiếu oxy..

Trang 1

A MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

Sau khi học xong bài này SV phải:

1 Chẩn đoán được những trường hợp ngưng tuần hoàn, ngưng hô hấp, mất tri giác

2 Thực hiện từng thao tác cấp cứu ngưng hô hấp và tuần hoàn có hiệu quả

3 Thực hiện các thao tác phối hợp nhịp nhàng cấp cứu trường hợp ngưng hô hấp tuần hoàn

B PHÂN BỐ THỜI GIAN:

- Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5’

- Giới thiệu nội dung bài giảng: 20’

- Thực hành kỹ năng: 50’

- Tổng kết cuối buổi: 15’

C NỘI DUNG:

1 Đại cương:

- Ngưng hô hấp tuần hoàn là sự ngưng hô hấp và các nhát bóp tim có hiệu quả

- Não là cơ quan nhạy cảm nhất với tình trạng thiếu oxy

- Ngưng hô hấp 1-2 phút sẽ dẫn đến mất tri giác do thiếu oxy não và ngưng tim sau 3-10 phút do cơ tim bị thiếu oxy

- Ngưng tuần hoàn khoảng 15 giây sẽ dẫn đến mất tri giác do thiếu oxy não và ngưng hô hấp sau 1-2 phút

- Ngưng hô hấp tuần hoàn là một vấn đề cấp cứu khẩn cấp, nó yêu cầu trong vài phút phải

xử lý có hiệu quả, nếu chậm trễ bệnh nhân sẽ chết hoặc để lại di chứng nặng nề do não thiếu oxy

- Hồi sức cơ bản bao gồm:

+ A (Airway): làm thông thoáng đường thở

+ B (Breathing): hô hấp miệng qua miệng

+ C (Circulation): xoa bóp tim ngoài lồng ngực

- Hồi sức nâng cao: bao gồm các thủ thuật như đặt nội khí quản, thở máy, sốc điện, thuốc

để tăng co bóp cơ tim

CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN

Trang 2

- Phương pháp cấp cứu xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hà hơi miệng qua miệng là một phương pháp cấp cứu ngưng tuần hoàn hô hấp đơn giản và hiệu quả nhất

- Nhân viên y tế hoặc các cấp cứu viên phải thành thạo phương pháp cấp cứu này và có khả năng huấn luyện cho người khác

2 Chẩn đoán ngưng hô hấp tuần hoàn:

Dựa vào các triệu chứng sau:

- Bất tỉnh

- Ngưng thở

- Mất mạch

2.1 Kiểm tra tri giác:

- Quì bên cạnh nạn nhân, lay gọi to

- Chạm vào nạn nhân và cử động tay chân của nạn nhân

- Kích thích đau khi nạn nhân không đáp ứng với gọi và sờ: day mạnh trên xương ức hoặc bấm mạnh cơ thang 2 bên

- Nếu nạn nhân không đáp ứng với mọi kích thích trên, tức là bệnh nhân mê sâu

2.2 Kiểm tra hô hấp:

Bước 1: Quỳ gối bên cạnh nạn nhân

Bước 2: làm thông đường thở bằng cách làm cho đầu nạn nhân ngửa tối đa

Bước 3: Xác định bệnh nhân có thở không bằng cách:

- Đặt tai ta gần miệng bệnh nhân để nghe tiếng thở của bệnh nhân và cảm giác khí thở trên

má Hoặc đặt một mảnh bông gòn trước mũi xem sự lay động của bông gòn nếu nạn nhân còn thở

- Quan sát sự chuyển động của lồng ngực bệnh nhân

Bước 4: Xem nạn nhân có thở đều hay không (nếu có âm thanh bất thường hay lồng

ngực, cơ liên sườn, cơ ức đòn chũm co kéo là có nghẽn đường thở)

Bước 5: Nếu nạn nhân có mất ý thức, thở co kéo thì phải dùng phương pháp nâng hàm:

+ Đặt 4 ngón tay sau xương hàm

+ Ngón cái trên xương hàm gần miệng

+ Đặt 2 lòng bàn tay vào 2 bên vùng thái dương

+ Nâng hàm nạn nhân lên trên và có khuynh hướng xuống dưới chân

⃰ Khi hô hấp có:

Bước 6: Xem màu sắc da và niêm mạc nạn nhân (đánh giá sự suy hô hấp)

Trang 3

Bước 7: Nghiêng đầu nạn nhân về một bên tránh cho nạn nhân hít vào phổi nước bọt,

chất nôn từ dạ dày, máu… tạo tư thế thoải mái

Bước 8: Nới rộng, cởi bỏ tất cả quần áo thể gây giảm động tác hô hấp

Bước 9: Luôn ở gần nạn nhân theo dõi sát tuần hoàn, hô hấp đến khi xe cấp cứu đến

⃰ Khi nạn nhân không thở:

Thực hiện cấp cứu hô hấp miệng qua miệng

2.3 Kiểm tra tuần hoàn:

- Sờ động mạch cảnh: dùng ngón tay hai và ba sờ động mạch cảnh nằm ở phía trước của

cơ ức đòn chũm, tại bờ trên của sụn giáp (trái táo Adam) Không nên ấn quá lâu

- Sờ động mạch bẹn: vị trí ở giữa nếp lằn bẹn

Khi sờ động mạch cảnh hoặc động mạch bẹn không thấy nẩy là bệnh nhân đã ngưng tim Nếu nẩy chậm, rời rạc ta cũng coi như ngưng tim

3 Kỹ thuật hô hấp miệng qua miệng:

Bước 1: Quỳ gối gần đầu bệnh nhân

Bước 2: Lấy các dị vật có thể gây tắc nghẽn đường thở bằng các phương pháp sau:

- Bằng tay: Một tay mở miệng nạn nhân theo cách mở ví đầm, tay kia dùng 2 ngón tay

trỏ và giữa Đưa 2 ngón tay vào miệng nạn nhân lấy thật cẩn thận những vật mà mình thấy, tránh làm các dị vật vào sâu trong thêm

- Thủ thuật Heimlich: nhằm loại dị vật ở khí quản, thanh quản gây nghẽn hô hấp ở tư thế

đứng hoặc ngồi

+ Nạn nhân đứng: Cấp cứu viên đứng sau lưng nạn nhân, ép 2 tay vào vùng thượng vị, dùng sức ép mạnh đột ngột vào vùng thượng vị

+ Nạn nhân ngồi: Vỗ mạnh vào giữa lưng nạn nhân, ghi nhận kết quả và lặp lại nếu cần thiết Kiểm tra nạn nhân sau khi loại bỏ tắc nghẽn

+ Nạn nhân mất ý thức, tư thế nằm (trong trường hợp cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn): Nạn nhân nằm ngửa

Cấp cứu viên quỳ gối, xoạt 2 gối 2 bên gối nạn nhận

Đặt tay lên vùng thượng vị nạn nhân

Đột ngột ấn mạnh xuống dưới lên trên thật nhanh ấn mỗi 5 lần liên tục Mỗi nhát ấn

chú ý xem dị vật có vọt ra hay không

Lập lại nếu cần thiết

- Thủ thuật ngửa đầu, nâng cằm:

Trang 4

+ Ngửa đầu bằng cách đặt lòng bàn tay lên trán bệnh nhân, tạo một áp lực hướng ra sau

+ Các ngón tay của bàn tay kia đặt ngay dưới hàm dưới, nâng lên trên để kéo cằm

ra phía trước

* Nếu không thở thì tiến hành hô hấp nhân tạo, nếu các thao tác trên không thành công thì phải mở khí quản, hoặc dùng kim lớn đâm qua màng giáp dẫn, khí quản để tái lập đường thở

Bước 3: Một tay kẹp mũi nạn nhân bằng 2 ngón cái và trỏ, lòng bàn tay này đặt trên trán

bệnh nhân đẩy mạnh làm cho đầu ngửa tối đa Tay kia nâng cằm hoặc nâng dưới cổ nạn nhân

Bước 4: Hít hơi thật sâu và kề miệng mình vào miệng bệnh nhân thổi mạnh, tránh thoát

hơi ra ngoài Mắt hướng về ngực nạn nhân xem lồng ngực có nhô lên sau mỗi lần thổi hay không, nếu có là thổi hiệu quả

Bước 6: Lập lại bước 3 và bước 4 Tần số thổi 16-20 lần/phút

⃰ Chú ý: nếu nạn nhân có ngưng tim thì xoa bóp tim kết hợp hô hấp miệng – miệng:

Bảng tần số ép tim – thổi ngạt

4 Kỹ thuật xoa bóp tim ngoài lồng ngực:

Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, chân cao hơn đầu Nếu nằm trên giường nệm thì lót tấm ván hoặc khay to dưới lưng

Bước 2: Quỳ xuống bên cạnh ngực nạn nhân (ngang tim), nếu nạn nhân nằm trên giường thì cấp cứu viên đứng bên cạnh ngực nạn nhân

Bước 3: Định vị điểm ấn trên phần dưới của xương ức: bàn tay đặt trên xương ức cách

mũi kiếm xương ức 2 khoát ngón tay

Trang 5

Hình: Định vị trí điểm ấn

Bước 4: Đặt 1 bàn tay lên vị trí ấn sao cho trục dài của bàn tay thẳng góc với trục dài của

xương ức, các ngón tay duỗi Đặt tiếp bàn tay còn lại lên bàn tay kia, các ngón tay đan vào

nhau

Bước 5: Tư thế quì, thẳng lưng, đưa người về phía trước để 2 vai hầu như thẳng phía trên ngực bệnh nhân, cánh và cẳng tay thẳng trên điểm ấn chiếu xuống cột sống nạn nhân Bước 6: Dồn toàn bộ sức nặng của thân ép xuống ngực nạn nhân, thẳng hướng xuống cột sống, ấn sâu khoảng 3-4 cm

Bước 7: Nới lòng bàn tay giảm áp lực ép, trở về như bước 5 nhưng không xê dịch tay khỏi

vị trí ấn

Bước 8: Thực hiện lại bước 6 và 7 thật nhịp nhàng đều đặn tần số 80-100 lần/phút

Bước 9: Thực hiện hỗ trợ thông khí (hô hấp nhân tạo), tần số ép tim và thổi ngạt theo bảng trên

Bước 10: Kiểm tra đánh giá hiệu quả của việc xoa bóp tim

- Trong khi xoa bóp tim, người khác sờ động mạch cảnh hoặc động mạch bẹn, nếu mạch nảy theo nhịp xoa bóp thì công việc xoa bóp có hiệu quả Nếu không sờ thấy mạch thì gia tăng lực ép ngực

- Xoa bóp tim kết hợp hô hấp nhân tạo nhịp nhàng khoảng 5 phút nên ngưng lại để khám

nhanh xem tim tự đập lại hay chưa (sờ mạch cảnh)

+ Nếu không có: tiếp tục xoa bóp và hô hấp nhân tạo

+ Nếu có: đếm mạch xem trên 60 lần/ phút hay chưa, nếu đạt ta ngưng xoa bóp tim nhưng phải theo dõi sát vì nạn nhân dễ ngưng tim trở lại

Trang 6

Hình: Tư thế xoa bóp tim

D THỰC HÀNH: 50 phút

- Lần 1: 40 phút

SV chia thành từng nhóm 2 sinh viên thực hiện kỹ thuật cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn Một SV thực hiện, một SV quan sát và góp ý

- Lần 2: (10 phút) Chọn 1 SV

+ SV thực hiện kỹ thuật cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn

+ Các SV còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến

- CBG nhận xét và tổng kết

E ĐÁNH GIÁ:

Thi cuối module theo OSPE

F TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Bài giảng Cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn, Kỹ năng Y khoa cơ bản, Nhà xuất bản y học, 2009, trang 124 – 133

2 http://en.wikibooks.org/w/index.php?title=First_Aid/CPR_summary&oldid=1218

713

Trang 7

BẢNG KIỂM

S

T

T

1 Lay gọi bệnh nhân

2 Kích thích đau

3 Kiểm tra hô hấp

4 Lấy dị vật, làm thông đường thở

5 Kiểm tra tuần hoàn

6 Thao tác hà hơi thổi ngạt: Thổi ngạt 2 hơi

7 Xác định vị trí xoa bóp tim

8 Tư thế xoa tim chuẩn

9 Ngực lõm xuống 3-4 cm khi xoa tim

10 Phối hợp xoa tim – hà hơi thổi ngạt theo đúng tỉ lệ

11 Kiểm tra hiệu quả cấp cứu

Ngày đăng: 05/06/2017, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w