1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)

162 411 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển, nguồn nhân lực đều được thừa nhận là một yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố có tính quyết định đến sự thành bại, uy thế, địa vị, khả năng phát triển bền vững của tổ chức, của doanh nghiệp. Do đó các quốc gia đều đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chính sách, chiến lược phát triển con người phục vụ yêu cầu của hiện tại và tương lai. Một công ty, hay một tổ chức nào đó dù có nguồn tài chính phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, kèm theo các công thức khoa học kỹ thuật thần kỳ đi chăng nữa, cũng sẽ trở nên vô ích nếu không biết quản trị nguồn nhân lực. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều chịu sự tác động bởi một môi trường đầy cạnh tranh và thách thức. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là phải quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Quản trị nguồn nhân lực thành công là nền tảng bền vững cho thành công của mọi hoạt động trong tổ chức. Bưu điện Tỉnh Quảng Bình là đơn vị thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn Thông. Từ khi thành lập đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và các cơ quan Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Cùng với tiến trình đổi mới đất nước, các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông, Phát hành báo chí trên địa bàn đã không ngừng phát triển, phục vụ có hiệu quả nền kinh tế đất nước nói chung và Quảng Bình nói riêng. Dịch vụ Bưu chính - Viễn thông phục vụ ngày càng đa dạng, các cơ sở Bưu điện đã được đưa đến gần người dân hơn và đã đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của mọi đối tượng khách hàng. 1 Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay với chính sách mở cửa, hội nhập của Nhà nước, sự cạnh tranh đang diễn ra gay gắt, địa vị độc tôn về kinh doanh Bưu chính - Viễn thông không còn tồn tại, Bưu điện Quảng Bình cũng như những đơn vị khác đang đứng trước những thách thức và khó khăn to lớn: thị phần bị chia sẻ, yêu cầu của khách hàng ngày một khắt khe hơn. Thực tế đó đòi hỏi Bưu điện Quảng Bình phải có những giải pháp để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Cùng với sức mạnh của khoa học kĩ thuật, sức mạnh về tài chính thì con người là yếu tố quan trọng hàng đầu. Quản lý con người nhằm khai thác và phát huy tiềm năng của đội ngũ cán bộ, lao động trong doanh nghiệp tạo ra năng suất lao động cao, tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác đang là vấn đề bức thiết đặt ra đối với các đơn vị của VNPT. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, một thực tế đặt ra cho Bưu điện Quảng Bình là phải làm tốt công tác quản lý lao động và sử dụng lao động có hiệu quả là hết sức quan trọng. Làm tốt công tác này là điều kiện để nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đơn vị, là nền tảng vững chắc góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và của địa phương nói riêng. Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình” làm nội dung nghiên cứu luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu + Trong những năm gần đây, ở tầm vĩ mô vấn đề nguồn nhân lực đã thu hút không ít sự quan tâm các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt các nhà nghiên cứu , các viện, các trường đại học… Đã có rất nhiều công trình khoa học được công bố trên các sách báo, tạp chí. Các công trình này đã tập 2 trung luận giải: nguồn nhân lực, các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vai trò của nguồn nhân lực đối với công nghiệp hoá - hiện đại hoá, quản lý Nhà nước nguồn nhân lực yêu cầu về phương hướng, giải pháp PTNNL và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Chẳng hạn: - TS Nguyễn Thanh “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005. - TS Hà Quý Tình " Vai trò Nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta". - TS Vũ Bá Thể “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, NXB Lao động – xã hội , Hà Nội 2005. - Christian Batal “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước’’, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002. - Trần Văn Tùng “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng”, NXB Thế giới, Hà Nội 2005. - “Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Thị Anh năm 2005. - “Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh " của tác giả Nguyễn Ngọc Tú ( năm 2006). + Ở góc đội vi mô, cũng đã có nhiều đề tài đề cấp tới vấn đề hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong mỗi đơn vị, doanh nghiệp như: - Luận văn thạc sĩ:“Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Dịch vụ cơ khí hàng hải sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con” của tác giả Trần Văn Luận - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2006. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong các đơn vị Bưu điện, trong đó tại Bưu điện Quảng Bình chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Do đó, đề tài này vẫn là cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích của đề tài: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện Tỉnh Quảng Bình, chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu trong vấn đề này, từ đó đưa ra những quan điểm và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về quản lý lao động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. + Phân tích thực trạng hiệu quả sử nguồn nhân lực tại Bưu điện Tỉnh Quảng Bình; chỉ ra những thành công và hạn chế chủ yếu trong vấn đề này này. + Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả sử dụng lao động tại Bưu điện Tỉnh Quảng Bình trong năm 2003 - 2007. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích tổng hợp - Kinh tế lượng - Điều tra - Chuyên gia 4 6. Những đóng góp mới của luận văn: - Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về quản lý nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - Đề xuất, tham mưu cho các lãnh đạo thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình. 7. Kết cấu của luận văn bao gồm ba phần: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Chương II: Thực trạng về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình 5 BẢNG DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT QTNS Quản trị nhân sự BĐTT Bưu điện trung tâm BĐHN Bưu điện Hà Nội NXB Nhà xuất bản LĐ Lao động ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động BHLĐ Bảo hộ lao động SXKD Sản xuất kinh doanh KDTT Kinh doanh tiếp thị KTTKTC Kế toán thống kê tài chính NSLĐ Năng suất lao động PHBC Phát hành báo chí BCVT Bưu chính Viễn thông BP, BK Bưu phẩm Bưu kiện VE, EMS Dịch vụ chuyển phát nhanh VE, EMS TCT, CTN Dịch vụ thư chuyển tiền, chuyển tiền nhanh TKBĐ Tiết kiệm Bưu điện NNL Nguồn nhân lực KH Khách hàng 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC 1.1 LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực (NNL) Nguồn nhân lực được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Về cơ bản, quan niệm của các nước và tổ chức quốc tế về nguồn nhân lực tương đối thông nhất với nhau về bản chất, nội dung và các giới hạn xác định nguồn nhân lực. Các nước thuộc khối “SEV” (cũ) quan niệm nguồn nhân lực là nguồn lực con người, kể cả dưới dạng tiềm năng, dự trữ chưa khai thác thuộc độ tuổi lao động (nam từ 18-60, nữ từ 18-55) được tính cho một quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành Tuy nhiên chuyển sang nền kinh tế thị trường, các nước khối “SEV” (cũ) đã thay đổi quan niệm về nguồn nhân lực phù hợp với xu thế hoà nhập kinh tế thế giới, với thông lệ, chuẩn mực của pháp luật quốc tế. Theo quan niệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì nguồn lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh, trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh [15, 8] Theo Begg, Fischer và Dornbusch: “NNL là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai" [8, 78]. Cũng giống như nguồn lực vật chất, NNL là kết quả đầu tư trong quá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong tương lai. Cách hiểu này còn hạn hẹp, chỉ giới hạn trong trình độ chuyên môn của con người và chưa đặt ra giới hạn về mặt phạm vi không gian của NNL. 7 Theo Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc cho rằng: xét trên bình diện quốc gia hay địa phương NNL được xác định là “Tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó”[8, 78]. Theo cách hiểu này, NNL là nguồn lao động sẵn sàng tham gia lao động trong phạm vi quốc gia, vùng hay địa phương. Một cách chung nhất, có thể hiểu NNL là bộ phận dân số trong độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật có khả năng tham gia lao động. NNL là tổng hợp những năng lực cả về thể lực và trí lực của nhóm người, một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia. Độ tuổi lao động được qui định cụ thể ở mỗi nước có khác nhau. ở Việt Nam hiện nay, theo qui định của Bộ luật lao động, tuổi lao động của nam từ 15 đến 60 và của nữ từ 15 đến 55 tuổi. - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng Viện khoa học Lao động và các vấn đề xã hội, xem xét NNL dưới hai góc độ: năng lực xã hội và tính năng động xã hội.” Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động) của một quốc gia (một vùng lãnh thổ) có trong một thời kỳ nhất định (có thể tính cho 1 năm, 5 năm, 10 năm phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển). Tiềm năng đó bao hàm tổng hoà năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách của con người đáp ứng một cơ cấu do nền kinh tế – xã hội đòi hỏi (tức cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu). Toàn bộ tiềm năng đó hình thành năng lực xã hội của con người (năng lực xã hội nguồn nhân lực). Năng lực xã hội của nguồn nhân lực có được thông qua giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ và nó không ngừng được tăng cường, nâng cao trong quá trình sống và làm việc [8, 161]. Ở góc độ thứ nhất, NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số, có khả năng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Xem xét NNL dưới dạng tiềm năng giúp định hướng phát triển NNL để đảm bảo không ngừng nâng cao năng lực xã hội của NNL 8 thông qua giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại xem xét NNL dưới dạng tiềm năng thì chưa đủ. Muốn phát huy tiềm năng đó, phải chuyển NNL sang trạng thái động, thành vốn nhân lực, tức là nâng cao tính năng động xã hội của con người thông qua các chính sách, thể chế và giải pháp giải phóng triệt để tiềm năng con người. Con người với tiềm năng vô tận, nếu được tự do phát triển, tự do sáng tạo và cống hiến, được trả đúng giá trị lao động thì tiềm năng vô tận đó được khai thác, phát huy trở thành nguồn vốn vô cùng to lớn. - Theo quan niệm của TS. Nguyễn Thanh thì NNL được hiểu là "Tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội " [7, 70]. Như vậy khái niệm nguồn nhân lực (NNL) có thể được hiểu ngắn gọn như sau: + Theo nghĩa rộng: NNL là tổng thể các tiềm năng lao động của con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương đã được chuẩn bị ở mức độ nào đó, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của đất nước (hoặc một vùng, một địa phương cụ thể). Với cách tiếp cận này, NNL như một bộ phận cấu thành các nguồn lực của quốc gia như nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính NNL được nghiên cứu trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng NNL được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng NNL. Các chỉ tiêu này có liên quan mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Chất lượng NNL được nghiên cứu trên các khía cạnh về sức khoẻ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực phẩm chất + Theo nghĩa tương đối hẹp: NNL được hiểu là nguồn lao động. + Theo nghĩa hẹp hơn: NNL là toàn bộ lực lượng lao động trong nền kinh tế quốc dân (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế), nghĩa là bao gồm 9 những người trong độ tuổi nhất định nào đó, có khả năng lao động, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Nguồn nhân lực của một tổ chức, một cơ quan quản lý nhà nước là hệ thống công chức bao gồm số lượng, chất lượng, tiềm năng hiện có và tiềm năng của đội ngũ công chức, phù hợp và đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển tổ chức trong một thời kỳ nhất định. Tiềm năng đó bao hàm tổng hoà tiềm năng về thể lực, trí lực và tâm lực của công chức có thể đám ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực (chất, số lượng) NNL được cấu thành bởi hai mặt: số lượng và chất lượng. Một là, về số lượng: NNL phụ thuộc vào thời gian làm việc có thể có được của cá nhân và quy định độ tuổi lao động của mỗi quốc gia. Số lượng NNL đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH. Nếu số lượng không tương xứng với sự phát triển (thừa hoặc thiếu) thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình CNH, HĐH. Nếu thừa sẽ dẫn đến thất nghiệp, tạo gánh nặng về mặt xã hội cho nền kinh tế; nếu thiếu thì không có đủ lực lượng nhân lực cho quá trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế đất nước. Hai là, về chất lượng: NNL đựơc biểu hiện ở thể lực, trí lực, tinh thần thái độ, động cơ, ý thức lao động, văn hoá lao động công nghiệp, phẩm chất tốt đẹp của người công dân đó là yêu nước, yêu CNXH. Trong ba mặt: thể lực, trí lực, tinh thần thì thể lực là nền tảng, cơ sở để phát triển trí lực, là phương thức để chuyển tải khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Ý thức tinh thần đạo đức tác phong là yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động chuyển hoá của trí lực thành thực tiễn. Trí tuệ là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu của NNL bởi nó có con người mới có thể nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng tiến bộ khoa học vào quá trình hoạt động sản xuất và cải biến xã hội. NNL có nội hàm rộng bao gồm các yếu tố cấu thành về số lượng, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội, sức 10 [...]... Do vậy, để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thường xem xét trên ba mặt: sức khỏe, trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật, năng lực phẩm chất của người lao động 1.2 QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1 Các khái niệm về quản lý và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 1.2.1.1 Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực có thể được trình bày dưới... động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử nguồn nhân lực 1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực Do việc sử dụng nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng lao động có thể dựa vào nhiều chỉ tiêu Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động là một trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh... thân mật giữa nhà quản lý với người lao động và khả 18 năng đảm bảo công bằng cho người lao động Tức là theo quan điểm này thì không quan tâm đến các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận - Thứ ba: Theo quan điểm này, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực không những chỉ thể hiện ở các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh mà hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực còn thể hiện ở khả năng sử dụng nguồn nhân lực đúng ngành nghề,... lý về quản trị nhân sự của bộ phận quản lý doanh nghiệp Chúng ta có thể hiểu triết lý quản trị nguồn nhân lực là những tư tưởng, quan điểm của người lãnh đạo cao cấp về cách thức quản lý con người trong tổ chức Từ đó mà tổ chức đề ra các biện pháp, chính sách về quản trị nguồn nhân lực và chính các biện pháp, chính sách đó sẽ có tác dụng nhất định tới 19 hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực Triết lý quản... lượng và hiệu quả làm việc của tổ chức 1.2.1.2 Khái niệm hiệu quả nguồn nhân lực Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và những khái niệm này chưa thống nhất với nhau về mặt nội dung Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả các khái niệm đó được hướng vào ba nội dung cơ bản như sau: - Thứ nhất: có quan điểm cho rằng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực được... - Quản lý con người một cách văn minh, nhân đạo, làm cho con người ngày càng có hạnh phúc trong lao động và trong cuộc sống Đó là những điểm không dễ dàng thực hiện nhưng vẫn là những đòi hỏi đối với các nhà quản lý doanh nghiệp trong thời đại ngày nay 1.3 CÁC NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN... tổng lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực - Thứ hai: cũng có người cho rằng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực không phải được thể hiện ở những chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh mà hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực được thể hiện ở khả năng sử dụng nguồn nhân lực đúng ngành nghề, đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động, mức độ chấp hành kỷ luật của mỗi người lao... kinh nghiệm và các kỹ năng khác - Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là cơ sở cho các hoạt động bố trí nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động liên quan khác 1.3.2.3 Tuyển dụng nhân lực (Công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực) * Quá trình tuyển mộ nhân lực Tuyển mộ nhân viên là quá trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm... nói riêng Khi hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực được nâng cao, mức sống của người lao động cũng tăng lên và được đảm bảo Những người cần khoản trợ cấp của chính phủ cũng giảm đi dẫn đến việc giảm chi ngân sách cho người lao động có cuộc sống khó khăn, giảm được các ảnh hưởng xấu đến xã hội,… 1.3.2 Các nội dung của công tác quản lý nguồn nhân lực ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh... kết quả sản xuất kinh doanh như tổng doanh thu, tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được từ các chi phí kinh doanh, cách tổ chức quản lý lao động hay thể hiện ở tiền lương bình quân một lao động Như vậy, theo quan điểm này thì hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực được lượng hoá một cách cụ thể và doanh nghiệp nào có tổng doanh thu, tổng lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực . II: Thực trạng về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình 5 BẢNG DANH. hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình. Phạm vi. nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình. 7. Kết cấu của luận văn bao gồm ba phần: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Chương

Ngày đăng: 30/07/2014, 18:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Trọng Điều, Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu hội nhập, Tạp chí Cộng Sản, Số 13 ( Tháng 7-2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viênchức đáp ứng yêu cầu hội nhập
3. Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quảntrị nhân lực
Tác giả: Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2004
4. Phan Vĩnh Điển (2006), Cải cách chế độ tiền lương trong khu vực hành chính của Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Viện Kinh tế Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách chế độ tiền lương trong khu vựchành chính của Việt Nam
Tác giả: Phan Vĩnh Điển
Năm: 2006
5. Hà Văn Hội, Bùi Xuân Phong, Vũ Trọng Phong (2002), Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Bưu chính viễn thông, NXB Bưu điện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trịnguồn nhân lực trong doanh nghiệp Bưu chính viễn thông
Tác giả: Hà Văn Hội, Bùi Xuân Phong, Vũ Trọng Phong
Nhà XB: NXB Bưu điện
Năm: 2002
6. Lê Thị Ngân, Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH Nông nghiệp, Nông thôn, Tạp chí : Cộng Sản, số 36 ( tháng 12-2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH,HĐH Nông nghiệp, Nông thôn
7. Phạm Thành Nghi, Vũ Hoàng Ngân ( ĐCB-2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam . Một số vấn đề lý luận và thực tiễn , NXB Khoa học xã hội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nguồnnhân lực ở Việt Nam . Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB Khoa học xãhội
8. Nguyễn Công Nghiệp (Chủ nhiệm đề tài), Vấn đề phân phối nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền KTTT định hướng XHCN, HN tháng 11-2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phân phối nhằmđảm bảo phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền KTTTđịnh hướng XHCN
9. Thang Văn Phúc, Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức công chức trong điều kiện cải cách hành chính Nhà nước . Tạp chí Cộng Sản, số 32 (tháng 11-2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đứccông chức trong điều kiện cải cách hành chính Nhà nước
10. Đỗ Văn Phức (2004), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhân lực của doanh nghiệp
Tác giả: Đỗ Văn Phức
Nhà XB: NXBKhoa học và Kỹ thuật
Năm: 2004
11. Nhâm Gia Quán, Toàn dụng lao động và các chỉ tiêu đánh giá, Tạp chí lý luận Chính trị, tháng 12-2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn dụng lao động và các chỉ tiêu đánh giá
12. Nguyễn Văn Tài (2002), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay, NXB CTQG, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũcán bộ nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Tài
Nhà XB: NXB CTQG
Năm: 2002
13. Hà Quý Tính, Vai trò Nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho CNH- HĐH ở nước ta, Luận án Tiến sĩ Kinh tế , Học viện CTQG Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò Nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhânlực cho CNH- HĐH ở nước ta
14. Nguyễn Tiệp (2005), Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong qúa trình đô thị hoá trên địa bàn Tp Hà Nội, Nxb Lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trongqúa trình đô thị hoá trên địa bàn Tp Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Tiệp
Nhà XB: Nxb Lao động – xã hội
Năm: 2005
15. Nguyễn Tiệp (2006), Giáo trình Kế hoạch nhân lực, Nxb Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế hoạch nhân lực
Tác giả: Nguyễn Tiệp
Nhà XB: Nxb Lao động– Xã hội
Năm: 2006
16. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Tổ chức lao động, Nxb Lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tổ chức lao động
Tác giả: Nguyễn Tiệp
Nhà XB: Nxb Lao động– xã hội
Năm: 2007
17. Phạm Đức Thành & Mai Quốc Chánh (1998), Giáo trình Kinh tế lao động, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tếlao động
Tác giả: Phạm Đức Thành & Mai Quốc Chánh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
18. Nguyễn Hữu Thân (1998), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nhân sự
Tác giả: Nguyễn Hữu Thân
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1998
19. Vũ Bá Thế (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, NXB Lao động- Xã hội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy nguồn lực con người để công nghiệphoá, hiện đại hoá
Tác giả: Vũ Bá Thế
Nhà XB: NXB Laođộng- Xã hội
Năm: 2005
20. Nguyễn Văn Thuỵ, Vài suy nghĩ về chuẩn bị nguồn nhân lực cho CNH, HĐH theo định hướng XHCN. Tạp chí Cộng Sản, số 35 (12-2003).* Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ về chuẩn bị nguồn nhân lực choCNH, HĐH theo định hướng XHCN
21. George T. Milkovich & Jorhn W.Boudreau (2002), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trịnguồn nhân lực
Tác giả: George T. Milkovich & Jorhn W.Boudreau
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Bưu điện tỉnh Quảng Bình - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Bưu điện tỉnh Quảng Bình (Trang 55)
Bảng 2.2. Quy mô lao động của Bưu điện tỉnh Quảng Bình Năm Tổng số lao động % tăng so với năm - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng 2.2. Quy mô lao động của Bưu điện tỉnh Quảng Bình Năm Tổng số lao động % tăng so với năm (Trang 56)
Bảng hệ số mức độ phức tạp công việc của các chức danh - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng h ệ số mức độ phức tạp công việc của các chức danh (Trang 63)
Bảng chấm điểm vi phạm chất lượng trong tháng phần nghiệp vụ Bưu chính. - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng ch ấm điểm vi phạm chất lượng trong tháng phần nghiệp vụ Bưu chính (Trang 68)
Bảng 2.6: Kinh phí chi cho Bảo hộ lao động năm 2007 - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng 2.6 Kinh phí chi cho Bảo hộ lao động năm 2007 (Trang 101)
Bảng 2.8: Dự kiến kinh phí cho Bảo hộ lao động năm 2008 - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng 2.8 Dự kiến kinh phí cho Bảo hộ lao động năm 2008 (Trang 102)
Bảng 2.9: Tổng hợp hiệu quả sử dụng lao động theo doanh thu và lợi nhuận - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng 2.9 Tổng hợp hiệu quả sử dụng lao động theo doanh thu và lợi nhuận (Trang 103)
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thời gian làm việc thực tế tháng 04.2007 - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thời gian làm việc thực tế tháng 04.2007 (Trang 104)
Bảng 2.14: Bảng tổng hợp các loại lao động - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng 2.14 Bảng tổng hợp các loại lao động (Trang 108)
Bảng 3.1: Bảng nhân lực và hồ sơ phát triển - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng 3.1 Bảng nhân lực và hồ sơ phát triển (Trang 121)
Bảng 3.3: Thống kê số khách hàng trong tuần tại bưu cục Trung tâm  Quảng Bình - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng 3.3 Thống kê số khách hàng trong tuần tại bưu cục Trung tâm Quảng Bình (Trang 136)
Bảng 3.4:  Cách trình bày dữ liệu về phân công lao động bưu cục trung tâm trên bảng tính EXCEL - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng 3.4 Cách trình bày dữ liệu về phân công lao động bưu cục trung tâm trên bảng tính EXCEL (Trang 137)
Bảng 3.5:  Bảng Solver parameters - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng 3.5 Bảng Solver parameters (Trang 139)
Bảng 3.6: Kết quả sau khi thực hiện tối ưu hoá bằng Solver - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng 3.6 Kết quả sau khi thực hiện tối ưu hoá bằng Solver (Trang 140)
Bảng chấm điểm vi phạm chất lượng trong tháng đối với các Phòng ban và Tổ quản lý - hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh quảng bình (2)
Bảng ch ấm điểm vi phạm chất lượng trong tháng đối với các Phòng ban và Tổ quản lý (Trang 161)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w