1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Đề thi học sinh giỏi hóa học 12 THPT Tỉnh An Giang 2009-2010 docx

2 417 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 26,08 KB

Nội dung

Trang 1/ 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỀ THI CHÍNH THỨC Khóa ngày: 28/11/2009 Môn: HÓA HỌC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 02 trang) Câu 1: (4 điểm) 1. Xác định trạng thái lai hóa obitan nguyên tử của C, S, N và Cl trong các chất sau: NH 3 , CO 2 , SO 2 , HClO 4 . Từ đó giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử các chất trên. 2. Từ kiến thức về lai hóa obitan nguyên tử, hãy đề nghị trạng thái lai hóa của S và cấu trúc không gian của SO 4 2- , SF 6 . 3. Trong mạng lập phương tâm diện của tinh thể kim loại, các nguyên tử và cation kim loại được xem là các hình cầu tiếp xúc nhau, có thể tích bằng nhau. Một đơn vị thể tích nguyên tử hoặc cation kim loại đúng bằng thể tích trọn vẹn một nguyên tử hoặc cation kim loại đó. Tính số đơn vị thể tích nguyên tử và cation kim loại của một ô mạng và xác định phần trăm chiếm chỗ của chúng. Câu 2: (4 điểm) 1. Tính pH ở 25 0 C của: a. Dung dịch HCl 10 -7 M b. Dung dịch NaNO 2 0,1M, biết K a (HNO 2 ) = 5.10 -6 c. Dung dịch AlCl 3 0,1M, biết hằng số thuỷ phân của AlCl 3 K 1 = 1,12.10 -5 . Bỏ qua sự thủy phân nấc 2 và 3. 2. Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO 3 loãng, thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N 2 O và N 2 . Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H 2 là 18. Tính số mol HNO 3 đã dùng. Câu 3: (4 điểm) 1. So sánh nhiệt độ sôi của o-nitrophenol và p-nitrophenol. Giải thích. Từ đó đề nghị phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm 2 chất trên. 2. Giải thích: a. Trong phân tử CO, độ âm điện của O và C chênh lệch nhau nhiều nhưng phân tử lại gần như không phân cực. b. Phân tử NO 2 có khuynh hướng đime hóa dễ dàng ngay ở nhiệt độ thấp. 3. Từ axit salixylic, viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện điều chế thuốc giảm đau metyl salixylat và thuốc cảm aspirin. 4. CO 2 – thủ phạm gây hiệu ứng nhà kính, có nhiều trong khói thải từ các ngành công nghiệp, giao thông vận tải Cắt giảm khí CO 2 là nhiệm vụ hàng đầu của nhân loại ở thế kỷ 21. Hãy đề nghị 2 hướng và viết phản ứng Phòng: ………SBD……… Trang 2/ 2 (nếu có) để cắt giảm hàm lượng CO 2 từ khói thải của một nhà máy luyện kim. Câu 4: (4 điểm) Hòa tan 3 gam hỗn hợp A gồm kim loại R hóa trị 1 và M hóa trị 2 vào dung dịch chứa hỗn hợp HNO 3 và H 2 SO 4 thu được dung dịch 2 muối kim loại và 2,94 gam hỗn hợp khí gồm NO 2 và D. Hỗn hợp khí này có thể tích là 1,344 lit (đktc). 1. Tính khối lượng hỗn hợp muối thu được. Nếu tỉ lệ NO 2 và D thay đổi thì khối lượng hỗn hợp muối sẽ biến đổi trong giới hạn nào? 2. Nếu cho R và M tác dụng vừa đủ với lượng như nhau khí Cl 2 thì khối lượng R phản ứng gấp 3,375 lần khối lượng M phản ứng, còn khối lượng muối clorua của R thu được gấp 2,126 lần khối lượng muối clorua của M. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A. Câu 5: (4 điểm) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 este (thành phần phân tử chỉ chứa C,H,O), cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng P 2 O 5 dư khối lượng bình tăng 6,21 gam. Tiếp tục cho qua dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 34,5 gam kết tủa. 1. Các este trên thuộc loại gì? (no hay không no, đơn hay đa chức, mạch cacbon hở hay vòng) 2. Cho 6,825 gam hỗn hợp 2 este trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 7,7 gam hỗn hợp 2 muối và 4,025 gam một ancol. Tìm công thức cấu tạo và khối lượng mỗi este. Biết khối lượng phân tử 2 muối hơn kém nhau 28u. Cho: Z H =1; Z C =6; Z N =7; Z O =8; Z S =16; Z Cl =17, H=1; C=12; N=14; O=16; S=32; Cl=35,5; Cu=64, Zn=65, Mg=24, Ca=40; Na=23, K=39; Ag=108; Al=27; T H2O =10 -14 (ở 25 0 C). - HẾT- Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào có liên quan kể cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và bảng tính tan. . Trang 1/ 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỀ THI CHÍNH THỨC Khóa ngày: 28/11/2009 Môn: HÓA HỌC Thời gian: 180 phút. 28/11/2009 Môn: HÓA HỌC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 02 trang) Câu 1: (4 điểm) 1. Xác định trạng thái lai hóa obitan nguyên tử của C, S, N và Cl trong các chất sau: NH 3 ,. kết trong phân tử các chất trên. 2. Từ kiến thức về lai hóa obitan nguyên tử, hãy đề nghị trạng thái lai hóa của S và cấu trúc không gian của SO 4 2- , SF 6 . 3. Trong mạng lập phương tâm diện

Ngày đăng: 30/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w