Trở ngại tâm lý của học sinh lớp 1 PNCN - Năm học mới sắp bắt đầu, các gia đình có con chuẩn bị vào lớp 1 đang hồi hộp theo dõi sự thích ứng của con đối với môi trường học tập mới. Cha mẹ cần giúp bé thích ứng với những thay đổi ở môi trường học tập mới Cùng với sự háo hức khi vào ngôi trường mới, trang phục và dụng cụ học tập đẹp đẽ, thơm tho, hào hứng với nghi lễ mới lạ của nhà trường… các em cũng phải gắng sức thực hiện những yêu cầu mới lạ của thầy cô theo những quy định sinh hoạt, học tập trên lớp và ở nhà Hình ảnh cha mẹ và con còn quyến luyến khi rời nhau mỗi sáng đến trường, cảnh cha mẹ hỏi han thúc giục con kể chuyện trên lớp, ở trường mỗi khi tan học… thể hiện tâm trạng lo lắng. Chúng ta hãy thử lắng nghe vài mẩu chuyện của họ: “Hôm nay học ở trường có vui không con?” - “Vui gì đâu mẹ, chả có gì để chơi!”. “Mẹ ơi, về nhà nhanh lên! Con mắc tè lắm rồi!” - “Sao con không vào nhà vệ sinh của trường?” - “Dơ lắm, hôi lắm, con không dám đi…”. “Ba ơi, hôm nay cô khẻ tay con” - “Con làm gì sai mà cô khẻ tay?” - “Con cũng không biết nữa, cô ra ngoài nói chuyện, con chạy lên bảng, cô đi vô bắt xòe tay để cô khẻ…”. Những mẩu chuyện trên đây cho thấy học sinh lớp 1 còn lúng túng rất nhiều và cần được nhà trường, gia đình quan tâm hỗ trợ để nhanh chóng thích nghi với trường tiểu học. Sự hỗ trợ có thể cần phải tiến hành trong suốt học kỳ I hoặc cả năm học, tùy theo khả năng thích ứng của mỗi trẻ. Chẳng hạn, nếu phụ huynh nhận thấy con mình sau khi tan học trở về nhà có vẻ cáu gắt, vòi vĩnh hơn trước đây thì đó có thể là dấu hiệu của sự biến động trong tâm lý trước các tác động mới ở trường tiểu học. Khi đó, cha mẹ cần chủ động gần gũi, hỏi han để con trình bày vướng mắc và giúp con vượt qua trở ngại. Giúp bé hình thành và duy trì hứng thú học tập Một số trở ngại thường gặp của học sinh lớp 1 như: - Lúng túng khi gặp khó khăn với những sinh hoạt, học tập ở trường: nhà vệ sinh không sạch, chỗ ngồi không dễ chịu thoải mái, không nhìn rõ chữ viết trên bảng, không nghe rõ lời nói của giáo viên… - Những khó khăn trong quan hệ với bạn bè: không biết làm quen với bạn nên lẻ loi không có bạn chơi cùng, bị bạn tẩy chay, e dè, thụ động nên bị bạn lấn lướt… - Những khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập: thiếu hoặc đánh mất dụng cụ học tập nhưng không biết báo với cha mẹ, không ghi nhớ kịp lời dặn dò của giáo viên nên không thực hiện đúng yêu cầu… - Những khó khăn với cha mẹ: bị cha mẹ la rầy trước những sai sót ở trường; bị chê trách khi thua kém bạn bè… Nhìn chung, học sinh lớp 1 cần được thầy cô, cha mẹ nâng đỡ, dẫn dắt bằng thái độ mềm mỏng, kiên trì và không vội vàng đánh giá hoặc nôn nóng trước những biểu hiện chưa thuần thục của các em. Bởi vì luôn có sự phát triển không đồng đều giữa các chức năng tâm lý ở mỗi trẻ và giữa các em trong cùng một độ tuổi. Hơn nữa, học tập là một quá trình phấn đấu lâu dài. Điều quan trọng là giúp trẻ hình thành và duy trì hứng thú học tập để trẻ học tập một cách tự giác và ngày càng tiến bộ. TS Nguyễn Thị Bích Hồng . Trở ngại tâm lý của học sinh lớp 1 PNCN - Năm học mới sắp bắt đầu, các gia đình có con chuẩn bị vào lớp 1 đang hồi hộp theo dõi sự thích ứng của con đối với môi trường học tập mới thành và duy trì hứng thú học tập Một số trở ngại thường gặp của học sinh lớp 1 như: - Lúng túng khi gặp khó khăn với những sinh hoạt, học tập ở trường: nhà vệ sinh không sạch, chỗ ngồi không. thấy học sinh lớp 1 còn lúng túng rất nhiều và cần được nhà trường, gia đình quan tâm hỗ trợ để nhanh chóng thích nghi với trường tiểu học. Sự hỗ trợ có thể cần phải tiến hành trong suốt học