Bài tiểu luận môn tâm lý giáo dục dành cho những bạn học nghành giáo dục tiểu học bài này mình đã dc 10 điểm mong rằng sẽ giúp ích dc cho các bạnMong đây là nguồn tài liệu tích cực cho các bạn tham khảo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
BÀI TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 BẮC LÝ, THÀNH PHỐ ĐỒNG
HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.S Nguyễn Bá Phu Trương Thị Diệu Hà
MSV: 19S9011059
Trang 23.2.Đối tượng nghiên cứu
4,Nhiệm vụ nghiên cứu
5,Giả thuyết khoa học
6,Phạm vi nghiên cứu
6.1.Giới hạn về nội dung nghiên cứu
6.1.Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu
7,Phương pháp nghiên cứu đề tài
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN TÂM
LÝ HỌC SINH ĐẦU LỚP 1
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh
1.1.1 Những nghiên cứu về khó khăn tâm lí
1.1.2.Những nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
1.2.Một số vấn đề lí luận về khó khăn của học sinh lớp 1
1.2.1.Một số khái niệm
1.2.1.1.Học sinh lớp 1
1.2.1.2.Khó khăn tâm lí
1.2.1.3.Khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
1.2.2.Một số biểu hiện khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Trang 31.2.3.Một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
2.1.Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.2.Thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
2.2.1 Khái quát thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
2.2.2.Thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh từ đánh giá của bản thân các em cũng như giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh
2.2.2.1 Thực trạng khó khăn tâm lí qua việc tự đánh giá của học sinh lớp 1
2.2.2.2.Thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 qua đánh giá của giáo viên
2.2.2.3.Thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 qua đánh giá của phụ huynh
2.3.Một số nhân tố dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
2.3.1.Tác động của các nhân tố chủ quan
2.3.1.1.Trí tuệ của học sinh lớp 1
2.3.1.2.Tâm thế sẵn sàng đi học của trẻ vào lớp 1
2.3.2.Tác động của các nhân tố khách quan
2.3.2.1.Mối quan hệ của giáo viên với học sinh
2.3.2.2.Chuẩn bị của gia đình cho trẻ vào lớp 1
2.3.2.3.Điều kiện môi trường sống, học tập
Trang 42.1.Kiến nghị đối với ban nghành giáo dục2.2.Kiến nghị đối với giáo viên
2.3.Kiến nghị đối với gia đình
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh Trong suốt thời gian bắt đầu làm tiểu luận đến nay, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
Thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Bá Phu – Giảng viên khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy, người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài Bằng những kiến thức và tâm huyết của mình thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn em qua từng buổi học, buổi nói chuyện góp ý về đề tài nghiên cứu Nhờ có những lời hướng dẫn tận tình đó mà bài tiểu luận này của
em đã hoàn thành một cách thuận lợi Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các Thầy Cô giáo chỉnh sửa, góp ý, bổ sung để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế,tháng 10 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Trương Thị Diệu Hà
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục-đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đàotạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước Mỗi bậc học cómột nhiệm vụ khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhận thứccủa mỗi con người Trải qua các bậc học khác nhau, con người càng hoànthiện mình hơn hướng đến một con người toàn diện Trong tất cả các bậc họcthì tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân đặt cơ sởquan trọng cho việc tiếp tục học ở các bậc học cao hơn Luật Giáo dục banhành năm 2005 (sửa đổi năm 2009) đã xác định: “Giáo dục tiểu học nhằmgiúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho việc phát triển đúng đắn,lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tụchọc lên bậc Trung học cơ sở”
Trong bậc giáo dục tiểu học, lớp 1 có vai trò đặc biệt quan trọng, nếucoi bậc tiểu học là nền, lớp 1 là móng thì bậc giáo dục phổ thông là một tòacao ốc, nền móng có tốt thì tòa cao ốc xây dựng nên mới vững chắc Đây làhình ảnh trực quan về vị trí và tầm quan trọng của giáo dục tiểu học trongnền giáo dục quốc dân Từ mẫu giáo lên lớp 1 là một bước ngoặt để lại dấu
ấn đậm nét, các em “thực hiện chuyển từ người chưa biết chữ đến người biếtchữ” Mặt khác, nếu ở mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo thìvào lớp 1 hoạt động HỌC TẬP là hoạt động chủ đạo Trẻ phải tham gia vàomột cuộc sống mới với môi trường mới, hoạt động mới, yêu cầu mới, quan
hệ mới Quá trình này sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, trong đó có khókhăn về tâm lý Những khó khăn tâm lý này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đếnhứng thú, kết quả học tập cũng như kết quả học tập cũng như các hoạt độngcủa trẻ, nguy hiểm hơn nữa là nó có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triểnnhân cách của trẻ sau này Điều này gây ra cho gia đình và nhà trường cũngnhư xã hội những nỗi lo mang tên “khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1” Tuynhiên nếu hiểu được những khó khăn tâm lý của trẻ và có biện pháp khắcphục thì trẻ sẽ thích nghi với hoạt động học tập tốt hơn, tiếp thu sự giáo dụcđược thuận lợi hơn Từ đó giúp trẻ đạt kết quả cao trong hoạt động học tập
và phát triển tốt tâm lí cũng như nhân cách của trẻ
Hiện nay ở nước ta mỗi năm có hơn 1 triệu học sinh đi học lớp 1 vàthu hút được sự quan tâm chú ý của các bậc phụ huynh cũng như của xã hội.Tuy nhiên áp lực từ phía phụ huynh, từ nhà trường tới trẻ đi học lớp 1 vẫnđang diễn ra dẫn đến những khó khăn cho trẻ khi đi học Những khó khănnày có những biểu hiện khác nhau ở học sinh đầu lớp 1 của các vùng miền
Trang 7khác nhau Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu khó khăn
tâm lý của học sinh lớp 1 trường Tiểu học số 1 Bắc Lý tp Đồng Hới tỉnh Quảng Bình” từ đó để giúp ích cho các bậc phụ huynh cũng như thầy cô
giáo-những người làm công tác giáo dục-nhận thức được những khó khăntâm lý của trẻ khi vào học lớp 1 và có biện pháp thích hợp nhằm khắc phục
và hạn chế khó khăn cho trẻ khi đi học lớp 1
2 Mục đích nghiên cứu
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài phát hiện những khókhăn tâm lý của trẻ đầu lớp 1 trường Tiểu học số 1 Bắc Lý tp Đồng Hới tỉnhQuảng Bình và một số nhân tố dẫn tới những khó khăn đó Trên cơ sở kếtquả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp tháo gỡ khó khăn tâm lí cho họcsinh lớp 1
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 1 trường Tiểu học số 1 Bắc Lý tp Đồng Hới tỉnh Quảng Bình
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoàinước về các vấn đề có liên quan đến đề tài
Hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến khó khăn của học sinh lớp 1:học sinh lớp 1, khó khăn tâm lý, đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1
Tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lý, các yếu tố ảnh hưởng đến khókhăn tâm lý của trẻ lớp 1 ở trường Tiểu học số 1 Bắc Lý tp Đồng Hới tỉnhQuảng Bình
Thử nghiệm tác động sư phạm từ phía giáo viên và gia đình cũng như
đề xuất một số biện pháp để tháo gỡ khó khăn tâm lý cho học sinh lớp 1 ởtrường Tiểu học số 1 Bắc Lý tp Đồng Hới tỉnh Quảng Bình
5 Giả thuyết khoa học
Nhìn chung, học sinh lớp 1 còn gặp nhiều khó khăn tâm lí khi đi học.Mức độ khó khăn tâm lí không đồng đều nhau theo giới tính, thành phần giađình, độ tuổi, môi trường sống Nếu tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp vớihọc sinh thì sẽ tháo gỡ được khó khăn
Trang 86 Phạm vi nghiên cứu
6.1.Giới hạn về nội dung nghiên cứu
-Nghiên cứu những khó khăn tâm lí biểu hiện trong các hoạt động học tập
và trong sinh hoạt của học sinh lớp 1
-Khó khăn tâm lý được nghiên cứu trên các mặt học tập, thực hiện nộiquy nền nếp và giao tiếp trong đó:
+Học tập: Nghiên cứu chủ yếu của các hoạt động đọc, viết, làm toán củatrẻ lớp 1 cả trên lớp và khi ở nhà
+Thực hiện nội quy nề nếp: Tìm hiểu khó khăn trong việc thực hiện cácquy định, yêu cầu, lớp
+Giao tiếp: Bao gồm giao tiếp với giáo viên, bạn bè và tham gia các hoạtđộng tập thể
6.2.Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại trường Tiểu học số 1 Bắc Lý tp.Đồng Hới tỉnh Quảng Bình Trong đó tiểu luận tập trung nghiên cứu 96học sinh 2 lớp 1D và 1E
7 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra viết
Phương pháp trắc nghiệm
NỘI DUNG
Trang 9CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ HỌC SINH ĐẦU LỚP 1
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, vấn đề khó khăn tâm lí (KKTL) đã được các nhà nghiêncứu xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều loại khách thể với nhiều lĩnh vực khácnhau Do phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không có điều kiện đề cậpmột cách hệ thống toàn bộ các công trình nghiên cứu về KKTL Chúng tôichỉ trình bày một cách tổng quát một số công trình nghiên cứu tiêu biểu cóliên quan đến đề tài
1.1.1 Những nghiên cứu về khó khăn tâm lí
Theo hướng này có các công trình tiêu biểu:
- Trong công trình nghiên cứu của G.M.Anctrecva, tác giả đã đề cậpđến những khó khăn tâm lí trong qua trình giao tiếp Theo tác giả, trong quátrình giao tiếp, con người bắt gặp một số bức rào cản tâm lí Những trở ngạitâm lí đó có thể nảy sinh do sự bất đồng ngôn ngữ, do sự khác biệt về xã hội,chính trị tôn giáo nghề nghiệp, do những đặc điểm tâm lí cá nhân của nhữngngười tham gia giao tiếp Công trình nghiên cứu này của G.M.Anctrecva chủyếu đi vào lí luận về khó khăn tâm lí trong lĩnh vực giao tiếp trên khách thểnghiên cứu là người lớn
- Tác giả V.A.Cancalic trong khi nghiên cứu giao tiếp sư phạm củagiáo viên (GV) cũng đã nêu ra một số trở ngại trong giao tiếp của sinh viên
sư phạm – những người thầy giáo tương lai đó là:
+ Không biết cách dàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc
+ Không hiểu lập trường của đối tượng giao tiếp
+ Thụ động trong giao tiếp
+ Có tâm trạng sợ hãi, lo lắng
+ Lúng túng khi điều khiển trạng thái tâm lí của bản thân trong giaotiếp
+ Không biết cách xây dựng mối quan hệ qua lại và đổi mới quan hệ
đó tùy theo nhiệm vụ sư phạm
+ Bắt chước máy móc cách ứng xử của giáo viên khác
Trang 10- Trong bài viết “Những khó khăn tâm lí trong quá trình giải toán củahọc sinh tiểu học” của tác giả Nguyễn Minh Hải, tác giả đã đề cập đến nhữngnguyên nhân khác nhau đã hạn chế năng lực giải toán của học sinh tiểu họctrong đó có những khó khăn về mặt tâm lí
- Trong khi nghiên cứu về một số trở ngại tâm lí trong giao tiếp củasinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp, tác giả Nguyễn Thị ThanhBình đã đưa ra kết luận: trở ngại tâm lí trong giao tiếp là những đặc điểmtâm lí và kiểu hành vi ứng xử không phù hợp với nội dung, đối tượng vàhoàn cảnh giao tiếp Những trở ngại tâm lí trong giao tiếp được biểu hiện ở 3mặt: nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể giao tiếp Bảnchất của các trở ngại tâm lí này là sự không phù hợp giữa những đặc điểmtâm lí cá nhân và kiểu hành vi ứng xử với nội dung, đối tượng và hoàn cảnhgiao tiếp Ở đây, tác giả còn nêu lên những nguyên nhân chủ quan và kháchquan gây nên những trở ngại tâm lí và đề xuất một số biện pháp để giải quyếttrở ngại này Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trênđây chủ yếu nghiên cứu trên khách thể có độ tuổi lớn với đặc trưng tâm lí
và hoạt động chủ đạo khác biệt cơ bản với học sinh lớp 1- những học sinhđang phải đối mặt với một bước ngoặt trong cuộc đời
1.1.2 Những nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Theo hướng này có các công trình tiêu biểu:
- Bianca Zazzo cùng 12 cộng sự thuộc trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ
em thuộc Đại học Paris đã có công trình nghiên cứu về bước chuyển từ mẫugiáo lên lớp 1 của trẻ em Theo tác giả thì khó khăn lớn nhất của trẻ khichuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 là sự thay đổi môi trường hoạt động một cáchtriệt để Một bên là còn vừa học vừa chơi, hoạt động đa dạng, tính tự do tùyhứng thú cá nhân còn nặng hơn tính chỉ đạo của cô giáo Bước sang lớp 1,
HS phải tập trung học tập theo sự chỉ đạo chặt chẽ của GV, chủ trươngnguyên tắc của lớp học Trong chương trình này tác giả còn nghiên cứu mộtcách khá toàn diện quá trình thích ứng của trẻ lớp 1 với hoạt động học tập vàsinh hoạt tập thể
- Trong cuốn “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm” tácgiả A.V.Petrovxki đã đưa ra những biến đổi về mặt sinh lí trong cơ thể trẻ 6tuổi Bên cạnh đó, ông còn đề cập đến những biến đổi về mặt tâm lí khi trẻbước vào lớp 1 Ông đã chia những khó khăn tâm lí của trẻ lớp 1 thành 3loại:
+ Thứ nhất: Trẻ phải làm quen với chế độ học tập mới mẻ
Trang 11+ Thứ hai: Trẻ phải đối mặt với những thay đổi về tính chất của cácmối quan hệ: quan hệ với cô giáo, với gia đình và với bạn bè
+ Thứ ba: Trẻ mất dần đi những hứng thú học tập ban đầu và uể oải,thờ ơ với việc học Có thể gọi là sự “vỡ mộng” của trẻ
Trong tác phẩm này A.V.Petrovxki cũng đã đề cập đến những nguyênnhân dẫn đến khó khăn, ảnh hưởng của những khó khăn này đến đời sốngcủa trẻ và đề xuất một số biện pháp để giải quyết khó khăn cho trẻ
Việc phân tích trên cho thấy các tác phẩm và các công trình nghiêncứu của nước ngoài về vấn đề khó khăn tâm lí của HS lớp 1 chủ yếu đi vàonghiên cứu lí luận về khó khăn tâm lí, thực tiễn ít hoặc là chủ yếu đi sâu vàonghiên cứu về khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập
Ở Việt Nam, cũng có một số tác giả bàn về vấn đề này thông qua cáctác phẩm, các công trình nghiên cứu của họ
- Tác giả Nguyễn Thị Nhất trong tác phẩm “6 tuổi vào lớp 1” cũng đãnêu lên những khó khăn tâm lí mà trẻ lớp 1 phải vượt qua Theo tác giả
“trong quá trình lớn lên của trẻ em, có những bước ngoặt chuyển từ giai đoạnnày sang giai đoạn khác, trẻ em đòi hỏi phải thay đổi phương thức sinh hoạtmột cách khá triệt để” “Giữa phương thức học tập ở mẫu giáo và lớp 1 cómột sự biến động đột ngột đối với trẻ em, một bước ngoặt quan trọng đòi hỏimột sự thích nghi về nhiều mặt không dễ gì vượt qua Đúng là một cửa ảiphân chia hai cuộc sống khác nhau”
- Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, giám đốc trung tâm nghiên cứu tâm
lí trẻ em thì 6 tuổi vào lớp 1, trẻ phải vượt qua một trong những “Nỗi khổcủa con em” chúng ta Ở đây tác giả đề cập đến một số “nỗi khổ” mà họcsinh lớp 1 phải gánh chịu:
+ Phải tuân theo những nguyên tắc của lớp học
+ Thường xuyên chịu sự kiểm tra, đánh giá của thầy cô, cha, mẹ + Phải đáp ứng được những kì vọng quá sức của cha mẹ
+ Phải học nhiều, chơi ít
-Trong bài viết “Chuẩn bị tâm lí cho trẻ vào lớp 1”, tác giả Phạm ThịĐức cũng nêu ra một số khó khăn tâm lí của trẻ khi đi học:
+Chưa quen với chế độ học tập
Trang 12+Chưa có thói quen nắm các dữ kiện, câu hỏi của bài tập, yêu cầu của
cô giáo trước khi bắt tay vào hành động
+Nhút nhát, mất bình tĩnh trước hoàn cảnh mới
+Chưa có động cơ học tập đúng đắn
-Trong bài viết “Một số trở ngại tâm lí của trẻ khi vào học lớp 1”, tácgiả Vũ Ngọc Hà đã chỉ ra một số trở ngại tâm lí mà trẻ thường gặp khi vàohọc lớp 1 đó là:
+Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới
+Khó khăn trong các mối quan hệ
+Khó khăn khi phải đến trường
Tác giả Nguyễn Xuân Thức với các bài viết “Khó khăn của trẻ em đihọc lớp 1”, “Thực trạng khó khăn tâm lí và biểu hiện của chúng ở học sinhlớp 1 tiểu học” và “Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinhkhi đi học lớp 1” đã cho rằng “trẻ em mẫu giáo lớn khi bước vào học lớp 1gặp nhiều khó khăn tâm lí mà chính những khó khăn này cản trở sự thíchứng với hoạt động học tập của các em, dẫn đến trẻ sợ học và kết quả học tậpkhông cao”
Nhìn chung khó khăn tâm lí là một hiện tượng tâm lí phức tạp còn ítđược các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Mặc dùtrong một số công trình nghiên cứu, các tác giả đã có đóng góp nhất địnhtrong việc phát hiện và chỉ ra một số khó khăn tâm lí, đồng thời cũng nêu rađược các nguyên nhân gây nên những khó khăn tâm lí này Tuy nhiên, cáctác giả chưa vạch được bản chất của những khó khăn tâm lí đó cũng nhưchưa nhấn mạnh được khó khăn tâm lí chính là một trong những nguyênnhân dẫn đến tình trạng khó khăn, khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt củahọc sinh nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng
Phân tích nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 đã chothấy những khó khăn tâm lí mà các em gặp phải rất đa dạng Có thể nói rằng
ở nước ta, vấn đề khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1
đã được chú ý nhưng chưa nhiều, vấn đề khó khăn tâm lý ngoài hoạt độnghọc tập của học sinh lớp 1 còn ít được nghiên cứu Do đó chúng tôi lựa chọnviệc nghiên cứu đề tài có sự kết hợp nghiên cứu tổng thể những khó khăntâm lí của học sinh lớp 1 trong cả hoạt động trong và ngoài học tập với mongmuốn tìm hiểu sâu hơn về khó khăn tâm lí của học sinh đầu lớp 1 khi tiến
Trang 13hành hoạt động và sinh hoạt tại trường tiểu học Qua đó cũng mong góp phầncải thiện những khó khăn mà các em gặp phải để giúp các em tiến bộ hơntrong học tập và tham gia các hoạt động trong trường.
1.2 Một số vấn đề lí luận về khó khăn của học sinh đầu lớp 1
1.2.1 Một số khái niệm
1.2.1.1 Học sinh lớp 1
Theo quy định tuyển sinh vào lớp 1 của Sở GD&ĐT Hà Nội , học sinhlớp 1 là những trẻ em đủ 6 tuổi đối với trẻ bình thường và độ tuổi từ 7 -9 tuổivới các trường hợp trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ
em ở nước ngoài về nước
Trẻ lớp 1 có các đặc điểm tâm sinh lí sau:
-Đặc điểm sinh lí
Hệ xương: hệ xương của trẻ lớp 1 còn nhiều mô sụn Xương sống,xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kì phát triển (thời kì cốthóa) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập Vì thế trong các hoạt động vui chơi củacác em, cha mẹ và thầy cô cần chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạtđộng vui chơi lành mạnh, an toàn
Hệ cơ: đang trong thời kì phát triển mạnh nên các em rất thích các tròchơi vận động như chạy nhảy, nô đùa Vì vậy mà các nhà giáo dục ( phụhuynh, giáo viên) nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơngiản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ
Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duycủa các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tưduy trừu tượng Do đó các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đốvui, các cuộc thi trí tuệ… Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nêncuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em
Chiều cao của trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi có chiều cao khoảng 106 cm (nam) và 104 cm (nữ); cân nặng đạt 17,5 kg (nam) và 15,1 kg (nữ) Đây là chỉ số trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng
Trang 14Sáu tuổi vào lớp 1, trong cơ thể của trẻ diễn ra nhiều sự biến đổi cả vềmặt tâm lý và sinh lý Theo tác giả A.V.Petrovxki thì những biến đổi về mặtsinh lý của trẻ 6 tuổi là “diễn ra sự kiện toàn đáng kể trong hệ thống cơ –xương, hoạt động tim mạch trở nên tương đối ổn định, các quá trình thầnkinh hưng phấn và ức chế cân bằng nhiều hơn Tất cả điều đó cực kỳ quantrọng vì rằng, khởi đầu của hoạt động học tập đặc biệt phải đòi hỏi trẻ phải
có sức chịu đựng lớn về thể lực” Có thể nói đây là những cơ sở sinh lí để trẻsẵn sàng vào lớp 1
Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 1
a Tri giác
-Tri giác của HS lớp 1 mang tính tổng thể, ít đi sâu vào chi tiết vàmang tính không chủ động Mặc dù trẻ em đến trường đã có quá trình trigiác khá phát triển song tri giác trong hoạt động học tập chỉ diễn ra ở mứcnhận biết và gọi tên hình dạng, màu sắc
-Tri giác của HS lớp 1 gắn với hành động và hoạt động thực tiễncủa trẻ Những gì trẻ được sờ mó, cầm nắm trực tiếp thì các em sẽ tri giáctốt hơn
-Trẻ tri giác về thời gian, không gian còn hạn chế Trẻ lớp 1 cókhuynh hướng kéo dài thời gian ngắn và rút ngắn thời gian dài Nhữngthời gian dài như ngày xưa, thế kỷ… trẻ không tri giác được
-Tri giác của trẻ em còn mang tính xúc cảm, những đặc điểm, dấuhiệu của sự vật nào trực tiếp gây cho các em những xúc cảm thì các em trigiác tốt hơn Những gì trẻ thích, những gì mới lạ, sống động thì trẻ trigiác tốt hơn những gì mà các em không thích, những gì cũ kỹ quen thuộc,tĩnh lặng
-Ở HS lớp 1 hình thành một dạng hoạt động phức tạp hơn so vớicảm giác và sự phân chia những đặc tính riêng biệt của đồ vật – hoạtđộng quan sát
Nhờ có hoạt động này mà tri giác của trẻ trở nên có mục đích
b Trí nhớ
-Tính không chủ định chiếm ưu thế trong trí nhớ của HS lớp 1 Trẻkhông xác định được mục đích, nội dung, cách thức nhớ Vì vậy trẻthường ghi nhớ những gì mà chúng thích
Trang 15-Do đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ nhất nên HS 6 tuổi có trínhớ hình tượng trực quan tốt hơn trí nhớ logic Điều này được biểu hiện ởchỗ học sinh nhớ nhanh và tốt những sự vật, hiện tượng mà các em trựctiếp được nhìn thấy, sờ mó thấy hơn những sự vật, hiện tượng mà các emđược đọc, được mô tả bằng những lời giải thích dài dòng.
-Khả năng ghi nhớ máy móc ở trẻ lớp 1 tốt hơn khả năng ghi nhớ ýnghĩa logic Nguyên nhân là do trẻ chưa nhận ra mục đích, nội dung cầnghi nhớ, vốn ngôn ngữ của trẻ lại hạn chế do đó việc ghi nhớ từng câutừng chữ dễ dàng hơn việc sử dụng ngôn ngữ của mình để diễn đạt lại
-Đối với HS lớp 1, tình cảm ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ cũngnhư độ bền vững của trí nhớ
c Tư duy
-Tư duy của trẻ mới đến trường thường là tư duy cụ thể, mang tínhhình thức bằng cách dựa vào việc phân tích những đặc điểm trực quan, cụthể của đối tượng Điều này được thể hiện ở chỗ:
+ Kĩ năng phân biệt và chỉ ra các thuộc tính bản chất của sự vật,hiện tượng không dễ gì trẻ thực hiện ngay được
+ Trẻ gặp phải một số khó khăn nhất định khi phải xác định vàhiểu mối quan hệ nhân quả Từ nguyên nhân trẻ có thể suy ra được kếtquả song từ kết quả trẻ khó hoặc không suy ra được nguyên nhân
+ Khi phân loại và phân hạng các sự vật, hiện tượng, học sinhlớp 1 thường dựa vào các dấu hiệu bên ngoài như màu sắc, hình dáng,kích thước… mà chưa biết dựa vào các dấu hiệu bên trong
+ Trong phán đoán và suy luận trẻ thường chỉ dựa vào nhữngdấu hiệu duy nhất nên phán đoán của các em mang tính khẳng định.Trong suy luận, các em thường khó chấp nhận giả thuyết “nếu”
+ Các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, trừu tượng hoá,khái quát hoá… được trẻ tiến hành chủ yếu bằng hành động thực tế,bằng việc dựa vào các dấu hiệu bên ngoài
d Tưởng tượng
-Tưởng tượng của trẻ lớp 1 chủ yếu là tưởng tượng tái tạo Nhữnghình ảnh được tái tại lại gần đúng đối tượng thực nhưng chi tiết trong cáchình ảnh thường nghèo nàn, tản mạn và chưa hợp lý
Trang 16-Tưởng tượng của HS lớp 1 còn chủ yếu dựa vào hình ảnh các sựvật, hiện tượng cụ thể, chưa biết sáng tạo và khái quát trong tưởng tượng.
e Ngôn ngữ
-Ngôn ngữ của HS tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, từ vựng
và ngữ pháp Vốn từ của trẻ được tăng lên rõ rệt do học nhiều môn học,giao tiếp nhiều hơn Tuy nhiên khả năng hiểu nghĩa từ của HS còn hạnchế
-Ở HS lớp 1, một loại ngôn ngữ mới dược hình thành tuy nó cònnghèo nàn hơn ngôn ngữ nói Đó là ngôn ngữ Việt
-Kĩ năng đọc của trẻ được hoàn thiện dần Tuy nhiên, ở HS lớp 1,khả năng đọc diễn cảm còn hạn chế, đọc hiểu vẫn là điều khó đối với trẻ
g Chú ý
-Khi đến trường trẻ em còn chưa có sự chú ý có mục đích Chúngchủ yếu chú ý đến những gì mà chúng trực tiếp thấy thú vị, đến cái gì nổibật nhờ tính chất rực rỡ và khác thường (chú ý không chủ định)
-Chú ý của HS lớp 1 còn chưa bền vững Trẻ chỉ có thể duy trì chúttrong khoảng 30 đến 35 phút Sự tập trung chú ý của trẻ chỉ khoảng 10phút tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhịp độ học tập Nhịp độ học tập quánhanh hay quá chậm, bài học quá dễ hay quá khó đều không gợi được sựchú ý của học sinh
-Khối lượng chú ý của HS lớp 1 là hẹp, cùng một lúc học sinhkhông thể tập trung vào nhiều đối tượng
-Chú ý có chủ định của HS lớp 1 mặc dù còn yếu nhưng khả năngphát triển lại rất lớn Sự phát triển của nó đi đôi với sự phát triển của hoạtđộng học tập
Đặc điểm nhân cách của học sinh lớp 1
Trang 17nhu cầu từng là đặc trưng của tuổi mẫu giáo như nhu cầu vui chơi, vậnđộng, nhu cầu tìm hiểu thế giới bên ngoài.
-Theo nghiên cứu của tác giả Trịnh Quốc Thái về “nhu cầu của họcsinh lớp 1 những ngày đầu đi học” thì “nhu cầu vui chơi của trẻ vẫn cònchiếm ưu thế (90%) trong khi nhu cầu nhận thức lại ở vị trí thấp hơn(63%) trong hệ thống các nhu cầu” Bên cạnh đó, ở học sinh tiểu học xuấthiện một loạt những nhu cầu gắn liền với nhu cầu cuộc sống nhà trườngnhư: Nhu cầu thực hiện chính xác mọi yêu cầu của GV, nhu cầu đượcđiểm tốt, nhu cầu làm hài lòng thầy cô, nhu cầu trở thành học sinh giỏi
b Tính cách
Học sinh lớp 1 có một số tính cách sau:
-Tính xung động trong hành vi của HS lớp 1: Trẻ sẵn sàng hànhđộng ngay lập tức dưới ảnh hưởng của các kích thích bên trong và bênngoài Chính vì vậy mà hành vi của trẻ lớp 1 thường mang tính tự phát
-Học sinh lớp 1 rất cả tin: Các em tin vào sách vở, vào người lớn,vào bản thân mình Niềm tin này còn cảm tính, chưa có lý trí soi sáng
-Một nét tính cách khác của HS lớp 1 là các em rất hồn nhiên: hồnnhiên trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, với người lớn Các em nghĩ rằngmọi cái đều dễ dàng và đơn giản, nhìn cuộc sống với thái độ lạc quan,
-Học sinh lớp 1 còn có rất nhiều đức tính tốt như ham hiểu biết,lòng thương người, vị tha…
-Một đặc điểm nữa cần lưu ý trong tính cách của HS lớp 1 đó làtính bắt chước Các em dễ dàng bắt chước người lớn, thầy cô, bạn bè, cácnhân vật trong phim… Đây thực sự là “một con dao hai lưỡi” bởi các embắt chước cái tốt cũng lắm mà cái xấu cũng không phải là ít
tự đánh giá cũng hình thành ở học sinh Trẻ thường đánh giá hành vi của
Trang 18mình thông qua các tình huống cụ thể, đánh giá dựa vào nhận xét của côgiáo.
d Mối quan hệ liên nhân cách
-Trong quan hệ với bạn bè: Đối với HS lớp 1, mỗi quan hệ giữa các
em phần lớn được giải quyết bởi giáo viên thông qua việc tổ chức cáchoạt động cho trẻ Ở tuổi này đã hình thành các nhóm bạn trong tập thể
HS Cơ sở để thành lập nhóm chủ yếu dựa trên các dấu hiệu bề ngoài như
ở gần nhà nhau, cùng học mẫu giáo, ngồi cùng bàn…
-Trong quan hệ với cô giáo: Đối với HS lớp 1, sự mến phục và uyquyền của giáo viên là tất cả cuộc sống của trẻ và của tập thể lớp Giáoviên như là chất kết dính liên kết các học sinh trong tập thể lại với nhau.Mọi HS đều cố gắng thiết lập được mỗi quan hệ thiện cảm từ phía côgiáo
Ở học sinh lớp 1, mối quan hệ HS – GV chiếm vị trí chủ đạo songcàng lên lớp lớn mối quan hệ HS – HS lại chiếm ưu thế dần
e Đời sống tình cảm
-Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung
và nhân cách nói riêng của HS lớp 1 Ở HS lớp 1 vẫn tồn tại một loạt nhữngđặc điểm tình cảm đặc trưng của lứa tuổi mẫu giáo như:
+ Khả năng kiềm chế tình cảm của học sinh còn kém, các phẩmchất của ý chí còn chưa có khả năng điều khiển và điều chỉnh những cảmxúc của các em
+ Tình cảm của các em dễ nảy sinh nên không bền vững Các emrất dễ có cảm xúc với những sự vật, hiện tượng mà mình được tiếp xúcsong có cái mới hơn, lạ hơn thì các em lại có rung động với cái mới, quênhẳn cái cũ
+ Tình cảm của trẻ mang tính chất cụ thể, trực tiếp Trẻ dễ dàng nàysinh cảm xúc với những sự vật hiện tượng đẹp, sống động, mới lạ Dướitác động của hoạt động học, đời sống tình cảm của HS lớp 1 phát triển vàthay đổi theo hướng khả năng kiềm chế tình cảm ngày càng tốt hơn vànội dung đời sống tình cảm ngày càng phong phú
g Ý chí và hành động ý chí
Trang 19-Ý chí học sinh tiểu học nói chung và HS lớp 1 nói riêng chịu sự chi phốirất nhiều của tình cảm Tình cảm có thể thúc đẩy, thôi thúc ý chí hoặc kìm hãm
ý chí
+Học sinh lớp 1 chưa tự mình đặt ra được mục đích và lập kế hoạchtrong hoạt động của mình Vì vậy, trẻ chưa có khả năng tập trung sức lực
để đạt được mục đích đã định
+Tính độc lập, kiềm chế và tự chủ ở HS lớp 1 còn kém cho nên các
em ít tự mình giải quyết sự việc mà thường là chờ đợi sự giúp đỡ củangười khác
+Tính bột phát và ngẫu nhiên vẫn còn trong hành động của họcsinh Đây là một trong những nguyên nhân làm cho HS thường rời bỏmục đích chính của mình
+Những phân tích trên cho thấy HS lớp 1 có một số đặc điểm tâm lígiống như đặc điểm tâm lí ở lúa tuổi mẫu giáo Bên cạnh đó có đặc điểmđặc trưng (cấu tạo tâm lí mới) của lứa tuổi như khả năng quan sát, ghinhớ ý nghĩa Các đặc điểm đặc trưng này chỉ được hình thành rõ nét khingười giáo viên giúp trẻ khắc phục được các khó khăn tâm lí trong hoạtđộng của nhà trường tiểu học mà chủ đạo là hoạt động học
Trang 20không thể thích ứng một cách kịp thời, có thể bị “choáng”, bị “sốc” Chínhnhững yếu tố này làm cho hoạt động trí tuệ chệch hướng hoặc không thể tiếp tụcđược nữa, kết quả không được như mong muốn Những khó khăn, đặc biệt làkhó khăn tâm lý làm xuất hiện những hiện tượng tâm lý tiêu cực, gây ra sựchoáng váng, chán nản, mệt mỏi làm ảnh hưởng xấu đến tâm thế và chất lượng,hiệu quả công việc, đôi khi gây cho con người sự nhụt chí không thể vượt quađược, có thể ảnh hưởng đến các nét nhân cách.
Khó khăn tâm lý xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau: những yếu tố bênngoài (yếu tố khách quan) và những yếu tố bên trong (yếu tố chủ quan)
Những yếu tố bên ngoài được kể đến như là những điều kiện, phươngtiện của hoạt động, đó là môi trường gia đình, nhà trường và xã hội Những yếu
tố này ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hoạt động của con người Tuy nhiên,trong một số trường hợp nào đó, nó có vị trí hết sức quan trọng đến quá trình vàkết quả hoạt động tâm lí của chủ thể hoạt động
Những yếu tố bên trong: là những yếu tố xuất phát từ bản thân mỗi chủthể khi tiến hành hoạt động như là: sự thiếu hiểu biết, vốn kinh nghiệm còn hạnchế, những thói quen hành vi không còn phù hợp với môi trường mới, sự chủquan, việc thực hiện các thao tác không phù hợp với đối tượng, sức khoẻ Đây
là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết quả của hoạt động củachủ thể
1.2.1.3 Khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 là sự thiếu hụt phẩm chất tâm lí cần thiết cho hoạt động học tập và sinh hoạt trong nhà trường của học sinh những ngày đầu đi học tiểu học, gây cản trở cho hoạt động hoạt tập và sinh hoạt của học sinh khiến cho các hoạt động này kém kiệu quả.
Trẻ 6 tuổi đến trường là một “bước ngoặt” vĩ đại trong cuộc đời của các
em trở thành một học sinh của trường phổ thông Theo Đ B.Enconhin, trẻ bướcvào “xã hội công dân” với vai trò, vị trí mới trong cuộc sống, hình thành quan
hệ xã hội mới: thầy - trò, bạn bè và với chính bản thân mình Đến trường, trẻ bắtbuộc tuân thủ các quy tắc, luật lệ theo mọi người- những quy tắc ứng xử xã hộiquy định cho hành vi cá nhân Đặc biệt, ở trường, trẻ học cách cư xử với thếgiới xung quanh bằng khái niệm khoa học, trên cơ sở tư duy khoa học Việc đihọc là một “bước chuyển” trong đó có sự kết hợp những nét tâm lí của lứa tuổimẫu giáo đã có với những phẩm chất của một nhân cách đang được hình thành
Sự kết hợp này rất độc đáo, phức tạp và có khi là mâu thuẫn Trên cơ sở tiềmnăng của những cấu tạo tâm lí đã có, trẻ phải thích ứng được với môi trường
Trang 21mới và hoạt động mới để hình thành nên hệ thống hành vi và những cấu tạo tâm
Đây cũng là giai đoạn đầu tiên mà trẻ làm quen và tiếp nhận những điềukiện sống mới ở nhà trường Trẻ cũng mang theo tính tò mò, hứng thú nhậnthức, nhu cầu lĩnh hội những tri thức và kỹ năng để đáp ứng với yêu cầu họctập Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu ở nhà trường tiểu học, trẻ phải tuân thủnhững yêu cầu của nhà trường hình thành những hành vi và hứng thú học tập.Trẻ gặp phải một số khó khăn ở mức độ nhất định Những khó khăn tâm lí màhọc sinh lớp 1 thường gặp phải là:
Thứ nhất, “những khó khăn liên quan đến việc thay đổi chế độ sinh hoạt
do hoạt động học tập đòi hỏi” Trẻ phải hình thành thói quen sinh hoạt mới đặcbiệt là chế độ học tập Những quy định trong sinh hoạt của trẻ trước khi đếntrường thường chỉ là những ước định mang tính cá thể Trước đó, trẻ thườngđược thỏa mãn các nhu cầu vui chơi, nghỉ ngơi và ăn uống Việc tham gia cáchoạt động chung cũng xuất phát phần lớn từ nhu cầu cá nhân
Khó khăn đầu tiên với trẻ khi vào học lớp 1 là sự thay đổi thói quen trongsinh hoạt mà điểm đáng chú ý là thói quen về chế độ học tập Trong các giờ họcđầu tiên ở lớp 1 (khoảng nửa thời gian của học kỳ I) phần lớn trẻ còn ngơ ngác,lúng túng trước yêu cầu của giáo viên Nhiều trẻ lơ đãng, ngủ gật, mệt mỏi, bứtrứt ngồi học không yên Kết quả là nhiều trẻ đã gặp thất bại trong học tập, sau
đó là chán học Những khó khăn này gắn với thói quen và nề nếp sinh hoạt hàngngày của trẻ Nếu ở tuổi mẫu giáo lớn các bậc cha mẹ và cô giáo đã có sự rènluyện, chuẩn bị trước thì trẻ đầu lớp 1 sẽ dần vượt qua mọi trở ngại Đến hết lớp
1, tình trạng lúng túng với chế độ học tập mới về cơ bản đã chấm dứt, dần dầntrẻ đi vào nề nếp học tập Theo A.V.Petrovxki: khó khăn này sẽ được khắc phụcbằng việc “chỉ cần giáo viên và cha mẹ học sinh diễn đạt dễ hiểu và rõ ràngnhững yêu cầu mới đối với đời sống của trẻ, thường xuyên kiểm tra việc trẻthực hiện các yêu cầu đó, dùng những biện pháp khích lệ và trừng phạt có tínhđến những đặc điểm cá nhân của trẻ”
Trang 22Thứ hai, trẻ phải hình thành những quan hệ xã hội mới có tính chất khác
với những quan hệ đã có trước đó
Những khó khăn này bắt nguồn từ việc thay đổi môi trường hoạt động.Trước đây, trẻ chỉ sống, vui chơi, hoạt động trong gia đình, hoặc bao trùm bởitình yêu thương của những người ruột thịt Giờ đây, trẻ được học tập, sinh hoạttrong một tập thể lớp học có những mục đích chung, dưới sự dạy dỗ của thầy côgiáo hoạt động này đòi hỏi một sự hoà nhập cần thiết giữa giáo viên và họcsinh, học sinh và học sinh với nhau Hay nói cách khác, nghĩa vụ và quyền hạnhọc sinh đã làm thay đổi địa vị của trẻ ngay khi vào lớp 1 Ở trường, các em đãthực hiện nghĩa vụ của người công dân - nghĩa vụ học tập Chính sự thay đổinày là nguyên nhân căn bản thúc đẩy sự hình thành những mối quan hệ mớigiữa trẻ em và những người xung quanh Đó là quan hệ thầy - trò, quan hệ bạn
bè cùng học, quan hệ gia đình Tất cả các mối quan hệ này ở trường phổ thôngtrở nên lí trí và nghiêm khắc hơn so với trường mẫu giáo Ở trường, trẻ phảihoàn thành các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của thầy cô giáo Giáo viên cótrách nhiệm giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh thật công bằng,thậm chí nhắc nhở, khiển trách các em chưa hoàn thành nhiệm vụ Học sinhphải độc lập lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cũng như tự đánh giákết quả học tập của mình Trẻ phải hòa mình vào những hoạt động chung của cảlớp trong các giờ học, bình tĩnh trả lời các câu hỏi của giáo viên, biết tự kiềmchế trong giờ học Kết quả học tập của mỗi cá nhân lại có ảnh hưởng đến kếtquả chung của cả lớp Ở nhà, cha mẹ không cho trẻ vui chơi nhiều như trướcnữa Bố mẹ yêu cầu trẻ phải học tập và hoàn thành những nhiệm vụ mà cô giáođặt ra Nếu trẻ không hoàn thành được, cha mẹ sẽ khiển trách, mắng giận Chính vì vậy trẻ phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều trong các mối quan hệ mới.Những trẻ nhút nhát, chậm chạp, hiếu động hoặc chưa hiểu rõ những mối quan
hệ mới này sẽ có trạng thái lo lắng, sợ sệt, ngại tiếp xúc với cô giáo, cha mẹ vàbạn bè Một số trẻ ở lớp 1 cảm thấy cô độc, lạc lõng, bối rối trong môi trườngmới, khó làm quen với các trẻ khác
Thứ ba, trẻ phải thay đổi cơ chế lĩnh hội, cách học Nội dung học tập ở
trường được cấu trúc thành hệ thống theo chương trình các môn học học sinhlĩnh hội các kiến thức khoa học trong từng bài, từng tiết, theo mục đích yêu cầucủa môn học để đạt mục tiêu toàn cấp Học sinh lớp 1 không chỉ tiếp thu nộidung học tập mà phải lĩnh hội cả cách học Cách học giữ vai trò hết sức quantrọng đối với học sinh lớp 1 vì đây là lần đầu tiên, cách học được hình thành.Việc giải quyết các nhiệm vụ học tập ở lớp 1 theo một phương thức hoàn toànmới so với trước đó Tuy vậy sự phát triển trí tuệ và tính độc lập nhận thức củatrẻ bị hạn chế Một trong những khó khăn lớn nhất ở lớp 1 là phải giải quyết
Trang 23được mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa tŕnh độ phát triển của trẻ và yêu cầucủa nhiệm vụ học tập mới được đặt ra Làm thế nào để có thể giúp trẻ em lĩnhhội được tri thức khoa học vừa trừu tượng lại vừa mang tính khái quát, trong khi
tư duy đứa trẻ lại chưa vượt qua trình độ tư duy trực quan cụ thể, nhận thứccũng hết sức cảm tính, rất khó khăn khi đi sâu tìm hiểu khám phá cấu trúc lôgícbản chất của đối tương lĩnh hội Bên cạnh đó, trẻ còn gặp một số khó khăn khácnhư: tư thế ngồi học, cách cầm bút, việc thực hiện các hiệu lệnh học tập, cáchlàm bài kiểm tra là những khó khăn không nhỏ đối học sinh lớp 1
Theo Jean Piaget, sự thích ứng với môi trường sống nói chung và thíchứng trí tuệ nói riêng phải bằng chính hoạt động của đứa trẻ Hay nói cách khác,muốn phát triển nhận thức, phát triển trí khôn, đứa trẻ buộc phải hành động vớimôi trường Như vậy, trẻ em không vượt qua bằng chính hoạt động của mình sẽdẫn đến sự thích ứng thấp, tức là xuất hiện những khó khăn tâm lí trong hoạtđộng Ngược lại, khả năng thích ứng sẽ được hình thành dần dần trong chínhquá trình hoạt động, dưới sự nỗ lực của đứa trẻ và sự dạy dỗ của thầy cô
Tóm lại: Những ngày đầu đến trường, được sự chuẩn bị của gia đình, nhàtrường và xã hội, trẻ có tâm lí vui như ngày hội, thích được đi học và sẵn sàngtuân theo mọi quy định, nhưng về sau trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong môitrường học tập mới Trẻ đã mất dần khát vọng học tập ban đầu và chán học.Những em được chuẩn bị “sẵn sàng đi học” thì thích ứng với điều kiện và chế
độ học tập Những em sức khỏe yếu, chậm phát triển trí tuệ, thiếu thốn về điềukiện vật chất và tinh thần thì gặp những trở ngại, thất bại trong học tập cũngnhư các hoạt động ở trường Vì vậy, người lớn cần phải giúp trẻ khắc phục đượctình trạng này là điều cần thiết để giúp các em vượt qua cuộc khủng hoảng này
“Thái độ giao tiếp mềm dẻo, biết động viên, khích lệ đúng mức của giáo viênlớp 1 là liều thuốc quyết định chữa trị căn bệnh “chưa thích ứng với môi trườngmới” ở một số học sinh” Muốn làm được điều đó, người giáo viên phải có kiếnthức về Tâm lí học và Giáo dục học, “muốn giáo dục con người một cách khoahọc, phải biết khoa học về con người, làm giáo dục phải biết rõ đối tượng đượcgiáo dục”
1.2.2 Một số biểu hiện khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Có thể nói rằng, biểu hiện khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trong họctập và sinh hoạt khá đa dạng Tuy nhiên đề tài của chúng tôi chỉ tập trungnghiên cứu khăn tâm lí của học sinh lớp 1 thông qua biểu hiện xúc cảm và hành
vi thể hiện ở các mặt: hành vi thực hiện nội quy học tập; hành vi thực hiện nềnếp sinh hoạt; thái độ đối với học tập; sự thiết lập các mối quan hệ trong giaotiếp
Trang 24Khi vào lớp 1, các em sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện nội quy họctập, khả năng điều khiển tâm lý của bản thân còn kém Các em chưa ý thứcđược rõ giới hạn giữa chơi và học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyểntrạng thái từ hoạt động chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian giữa cácmôn sao cho phù hợp.
Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi này phải làm quen với phương pháp học tập mới,học nhiều môn khác nhau, kể cả những môn các em không thích Thậm chí, nếungười lớn không có sự định hướng kịp thời, sẽ có nhiều em căng thẳng trướckhối lượng lớn kiến thức vừa mới, vừa trừu tượng Khả năng phân tán chú ý ởtrẻ còn cao, trong khi đó việc học lại đòi hỏi các em phải làm những công việckhéo léo và tập trung
Các em cũng khó thiết lập mối quan hệ với thầy cô, bạn bè Mặt khác, khi
đi học lớp 1, trẻ tự nhận thấy mình đã lớn, phải có vai trò và trách nhiệm mớiđối với gia đình Đây là những rào cản lớn với trẻ
Phụ huynh quan tâm đến con sẽ nhận thấy những biểu hiện nổi bật ở các
em như: không thích đi học hay đi học muộn (kể cả bố mẹ chở đến trường, các
em cũng cố nấn ná thêm ở bên ngoài, chưa thích vào lớp); nói chuyên riêng khi
cô đang giảng bài; học không đồng đều các môn, thường thì các em thích mônnào thì học tốt môn đó; quên không làm bài tập cô giáo yêu cầu, không tự giáchọc (chỉ học khi nào người lớn nhắc nhở); có khá nhiều trường hợp các emkhông dám nói với bố mẹ về điểm kém và việc phạm khuyết điểm của mình ởtrường
1.2.3 Một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Bước vào lớp 1, trẻ gặp rất nhiều khó khăn tâm lí Những khó khăn này
do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyênnhân chủ quan
- Nguyên nhân khách quan:
+ Sự thay đổi môi trường hoạt động
+ Sự thay đổi các mối quan hệ giao tiếp
+ Sự thay đổi nội dung hoạt động
+ Địa vị xã hội khác nhau
+ Sự chênh lệch về tuổi tác
+ Khác nhau về giới tính
Trang 25+ Khác biệt về lối sống, ngôn ngữ
+ Khác nhau về mục đích hoạt động
- Nguyên nhân chủ quan
+ Chủ thể không có sự chuẩn bị trước môi trường hoạt động mới + Có sự không phù hợp về tính cách của chủ thể
+ Chủ thể chưa sẵn sàng trước môi trường hoạt động mới
+ Do chủ thể gặp khó khăn về mặt sinh lí
Trang 26CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Trường Tiểu học số 1 Bắc Lý được xây dựng ở Tổ dân phố 12 phường Bắc Lý thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Được thành lập vào năm
1991 Trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2012 Dưới sự chỉ đạo, định hướng của Phòng Giáo dục và Đào tạo, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự đồng lòng giúp đỡ của các bậc phụ huynh, đặc biệt là tập thể hội đồng sư phạm, nhà trường đã không ngừng nỗ lực và phấn đấu trong công cuộc xây dựng nhà trường, đào tạo ra những con người hiếu học làm rạng danh quê hương, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Hình 1.1 Các em tham quan Quảng Trường Hồ CHí Minh
Quy mô trường Tiểu học số 1 Bắc Lý có 483 học sinh, được phân thành
14 lớp theo khối (năm học 2019-2020) Tổng số đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên của trường là 21 người Giáo viên 100% trình độ đại học
Trang 27Hình 1.2: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của Trường
Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường luôn là một khối đồng thuận, đoànkết, nhất trí cao Luôn xác định chất lượng giáo dục là thước đo cuối cùng đểđánh giá hiệu quả của công tác giảng dạy, bởi vậy nhà trường không ngừngnâng cao năng lực chuyên môn cho hội đồng sư phạm thông qua các hội thi, hộithao cấp trường và cấp huyện, tạo ra nhiều hoạt động có ý nghĩa sâu sắc Bêncạnh đó nhà trường ưu tiên cho công tác mũi nhọn như học sinh giỏi, năngkhiếu, chất lượng chuyển giao lớp 5 và dần khẳng định được thương hiệu củamình Sự nỗ lực phấn đấu của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường đã mang lạinhững bước tiến tích cực, nhà trường đã đạt những thứ hạng cao của Giáo dụcthành phố, trường được công nhận là cơ quan văn hóa và nhiều năm liền trườngđạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc
2.2.Thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Để phân loại mức độ khó khăn tâm lí của học sinh chúng tôi nghiên cứu,chúng tôi đưa ra các mặt biểu hiện khó khăn tâm lí bao gồm:
- Hành vi thực hiện nội quy trường học và nề nếp học tập
- Hành vi thực hiện các hoạt động học tập
Trang 28- Hoạt động giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ trong trường học
Trong đó, với đối tượng nghiên cứu là học sinh thuộc hai lớp 1A và 1Btrường Tiểu học số 1 Bắc Lý phát hiện ra rằng khó khăn của học sinh lớp 1tậptrung chủ yếu trong việc thực hiện nội quy và nề nếp trường học, thực hiện cáchoạt động học tập và thái độ của các em đối với học tập Khó khăn trong giaotiếp chỉ xuất hiện khoảng nửa tháng đầu học kì I và được giáo viên khắc phụckhá tốt
Dựa vào % số lượng trẻ gặp phải khó khăn, chúng tôi phân loại các mức độkhó khăn gồm 4 mức độ: thấp, trung bình, khá cao và cao Trong đó tiêu chíphân loại:
Mức độ thấp: Từ 0-15% trẻ gặp khó khăn
Mức độ trung bình: Từ 16-25% trẻ gặp khó khăn
Mức độ khá cao: Từ 26-45% trẻ gặp khó khăn
Mức độ cao: Trên 45% trẻ
2.2.1 Khái quát thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Bước vào lớp 1, trẻ gặp rất nhiều khó khăn tâm lí: Khó khăn trong quan hệvới thầy cô, với gia đình; khó khăn khi ở trường, lúc ở nhà; khó khăn khi tiếnhành hoạt động học và các hoạt động khác Có thể chia KKTL của HS lớp 1theo các dạng hoạt động của các em Đó là:
- Khó khăn trong hoạt động nề nếp
- Khó khăn trong hoạt động học tập
- Khó khăn trong hoạt động vui chơi
- Khó khăn trong hoạt động giao tiếp
- Khó khăn khi tham gia các hoạt động khác
Vấn đề đặt ra là khó khăn trong các hoạt động này có mức độ như nhauhay có sự chênh lệch? Để tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1một cách khái quát, chúng tôi sử dụng bảng hỏi dành cho 2 giáo viên chủnhiệm, 4 giáo viên bộ môn, kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Thống kê biểu hiện khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Trang 29STT Biểu hiện khó khăn tâm lí % Xếp thứ
3 Sử dụng các đồ dùng học tập, sách vở 33,3 3
Như vậy, theo số liệu bảng 1 thì đa số giáo viên cho rằng trẻ gặp khó khăntâm lí trong việc thực hiện các yêu cầu học tập (83,3% lựa chọn) sau đó là việcthực hiện nội quy nề nếp Việc sử dụng các đồ dùng học tập, tham gia các hoạtđộng hoặc giao tiếp với giáo viên đều ở mức trung bình và không đáng lo ngại
2.2.2 Thực trạng khó khăn tâm lí qua việc tự đánh giá của bản thân các em cũng như giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh
2.2.2.1 Thực trạng khó khăn tâm lí qua việc tự đánh giá của học sinh lớp 1
Để thu thập được các số liệu phục vụ cho việc xếp loại và đánh giá mức
độ khó khăn tâm lí của các em, căn cứ vào đối tượng là học sinh lớp 1 khả năngthực hiện các phiếu hỏi là hạn chế, chúng tôi đã sử dụng các bảng hỏi dạng trắcnghiệm khoanh chữ cái, điền dấu đơn giản, phù hợp với các em Kết quả thuđược bảng số liệu như sau:
Bảng 2: Bảng thống kê số liệu biểu hiện khó khăn tâm lí trong học tập của
học sinh lớp 1 ( số liệu thu được từ học sinh)
bao giờ
Thỉnhthoảng
Thườngxuyên
1 Đọc, viết, làm toán không theo kịp hướng dẫn của giáo viên 60,6 23,4 16
2 Không trả lời được các câu hỏi của các cô giáo trong các giờ học 39,1 41,6 19,3
Trang 30Từ bảng số liệu thu thập ý kiến của các em ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng
đa số trẻ đã phát hiện ra các khó khăn tâm lí trong quá trình học tập mà mìnhgặp phải Từ bảng 2, chúng tôi cũng có thể rút ra được một số kết luận về nhữngkhó khăn tâm lí trong học tập mà trẻ gặp phải Trong đó, theo khảo sát từ trẻ, thìvấn đề khó khăn trẻ hay gặp nhất là trong tập viết và làm toán Cụ thể trẻ gặpkhó khăn trong việc thực hiện các kĩ năng tập viết như tư thế cầm bút ( với %thường xuyên khi viết ấn mạnh bút là 47%, khi viết tay cứng đờ là43,2%) và tưthế ngồi viết (cúi sát mặt xuống vở khi viết (43,7%) Các khó khăn này ở mức
độ khá cao tuy nhiên điều này lại hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh lí của trẻ6-7 tuổi, khả năng mềm dẻo của các ngón tay chưa cao, hơn nữa trẻ mới bắt đầuquá trình tập viết nên các kĩ năng chưa có nhiều Số trẻ gặp khó khăn trong việcviết theo kịp bạn tương đối lớn (chỉ có 27,8 % luôn luôn theo kịp bạn) Ngoài ra
ta thấy số liệu tư thế ngồi viết của các em tương đương với số liệu thu được vềkhả năng viết theo kịp các bạn cho thấy tư thế ngồi viết có ảnh hưởng rất lớnđến tốc độ viết Trẻ có tư thế ngồi viết đúng sẽ hoàn thành kịp bài viết và ngượclại, những trẻ có tư thế ngồi viết sai thường không viết theo kịp các bạn khác.Điều đáng nói là trong quá trình tập viết, đa số các em không viết theo kịp bạnnhưng lại theo kịp cô giáo Có thể lí giải về sự chênh lệch này bằng việc phân
bố thời gian trong quá trình tập viết của giáo viên để phù hợp với các em Thôngthường giáo viên lớp 1 sẽ dựa vào khả năng tốc độ viết của toàn bộ học sinhtrong lớp sau đó căn chỉnh thời gian hợp lí sao cho đa số học sinh trong lớp viếtkịp nhau Cũng trong bảng này cho thấy các trẻ đều cho rằng mình đọc khá tốt( chỉ 8,2% là thường xuyên đọc không theo kịp bạn), số liệu thu được của cột
“đọc không theo kịp bạn” thu được trong điều kiện trẻ đọc đồng thanh Trẻ dựavào việc mình đọc không lạc giọng so với các bạn để trả lời cho thấy số liệu nàytương đối chính xác và có thể dùng để khẳng định khả năng đọc của học sinh 2lớp 1D, 1E là tương đối tốt Trong khi khả năng đọc, viết của trẻ tương đối tốtthì khả năng làm toán của trẻ chỉ ở mức trung bình ( 38,3% không theo kịp bạn )cho thấy khả năng tư duy của trẻ còn hạn chế Trẻ thực hiện các thao tác tínhtoán, tư duy kém hơn khả năng bắt chước, ghi nhớ mặt chữ và ghi nhớ âmthanh
Bảng 3: Thống kê khó khăn trong việc thực hiện nội quy, nề nếp trường
học (%) (số liệu từ học sinh)
STT Khó khăn trong thực hiện nội quy, nề
nếp trường học
Khôngbao giờ
Thỉnhthoảng
Thườngxuyên
Trang 314 Nói leo, mất trật tự trong giờ 76 17,7 6,3
vở cho con) Các biểu hiện khó khăn tâm lí trong việc thực hiện nội quy, nề nếpcòn lại có % tương đối thấp và không đáng lo ngại Ngoài ra còn một số trườnghợp khó khăn khác trong việc thực hiện nội quy và nề nếp sinh hoạt, học tậpnhư em Nguyễn Khánh Chi, Vũ Trung Hiếu (1E) nói rằng mình thường xuyên
ăn chậm hơn các bạn Đa số học sinh qua khảo sát từ phía các em đều có thể kể
ra ít nhất một khó khăn mình gặp phải trong quá trình đến trường Tuy nhiên các