1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô (tại phường bắc nghĩa thành phố đồng hới tỉnh quảng bình)

64 466 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 441 KB

Nội dung

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau khi đổi mới nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ. Sản xuất nông - lâm nghiệp tăng liên tục với tốc độ khá cao và đi dần vào thế tăng trưởng ổn định. Nền nông nghiệp từ sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp theo phương thức truyền thống đã từng bước chuyển sang nền sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sản xuất khối lượng nông sản hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng còn manh mún lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, năng suất cây trồng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cải thiện đời sống của nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp, hàng hóa cho xuất khẩu. Trong những năm gần đây, nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên tất cả ba miền của đất nước, đã đưa những cơ chế chính sách để khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập cải thiện mức sống của người dân. Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt sẽ tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Quảng Bình là một tỉnh nghèo của khu vực Miền Trung, đời sống của người dân vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy trong những năm qua tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và chuyển đổi hệ thống trồng trọt nói riêng nhằm khai thác tiềm năng đất đai từng vùng. Nhưng thực tế việc chuyển đổi này diễn ra còn chậm, còn thiếu đồng bộ và nhất quán trong các chính sách nên hiệu quả chưa cao. Bắc Nghĩavùng ven đồi nằm ở phía Tây Bắc Đồng Hới, là một trong những phường ven thành phố. Hệ thống cây trồng của phường được phân bố chủ yếu trên hai vùng đất đóvùng đồng bằng và vùng gò đồi. Trong vài năm trở lại đây thực hiện chủ trương của tỉnh người dân ở đây đã chuyển đổi hệ thống cây trồng phù hợp với từng chân đất và theo nhu cầu của thị trường nhằm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên việc 1 chuyển đổi này diễn ra còn chậm, trình độ thâm canh của người dân còn thấp nên năng suất vẫn chưa được cao, chưa chú trọng đầu tư giống mới, lựa chọn cây trồng có chất lượng sản phẩm hàng hóa cao. Sản xuất còn mang tính độc canh, phân tán nhỏ lẽ vì vậy mà giá trị thu nhập chưa cao. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô (tại phường Bắc Nghĩa thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình)”. 1.2. Mục tiêu của đề tài • Đánh giá thực trạng chuyển đổi hệ thống trồng trọt tại Bắc Nghĩa từ năm 2004 - 2007. • Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống trồng trọt trước và sau chuyển đổi. • Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong chuyển đổi. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VÀ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm hệ thống Khái niệm hệ thống được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học, giúp cho sự hiểu biết và giải thích cho các mối quan hệ tương hỗ. Trước đây thì hệ thống đã được sử dụng như một cơ sở để giải quyết các vấn đề phức tạp và tổng hợp. Trong thời gian gần đây, quan điểm này rất phát triển trong sinh học cũng như trong nông nghiệp. Hệ thống theo C.R.W Spedding là một nhóm các yếu tố có liên quan cùng tác động cho một mục tiêu chung, có khả năng phản ánh lại các tác nhân bên ngoài. Khi có một yếu tố nào đó bị tác động, dù chỉ tác động đến một hay một vài thành phần của hệ thống thì hệ thống cũng sẽ phản ứng như một thể hoàn chỉnh. [11] 2.1.2. Khái niệm hệ thống trồng trọt, hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác Trước khi hiểu về hệ thống trồng trọt ta hãy hiểu về hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác. Hệ thống nông nghiệp (HTNN) là sự hiểu biết không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoã mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học và sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thốnghội văn hoá qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật khoa học (Vissac, 1979) dẫn theo Nguyễn Thị Thanh) [11] Về hệ thống canh tác (HTCT), một số nhà khoa học Mỹ cho rằng: HTCT sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành nghề trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội phù hợp với mục tiêu, mong muốn và nguồn lực của hộ (Shannor, Philipp và Sohomhl, 1984 dẫn theo Nguyễn Duy Tính) [12] Hệ thống trồng trọt (HTTT) là một hệ thống con và là trung tâm của hệ thống nông nghiệp, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ thống phụ khác như: chăn nuôi, chế biến, ngành nghề [12] 3 Với khái niệm về HTCT như trên thì HTTT là bộ phận chủ yếu của HTCT. HTTT hay còn gọi là hệ thống cây trồng hoặc cơ cấu cây trồng để chỉ các hoạt động sản xuất trồng trọt và các tài nguyên mà họ sử dụng ( hoặc các hệ thống phụ) của một HTCT. (Norman và Collisnon 1985, dẫn theo Nguyễn Thị Thanh) [11] Hệ thống cây trồng là việc thực hiện mô hình canh tác cây trồngsự liên quan giữa những cây trồng này với môi trường bên ngoài bao gồm thích nghi điều kiện tự nhiên, lao động và cách quản lý để cho hiệu quả kinh tế cao. [11] Cơ cấu cây trồngthành phần và các loại giống cây trồng bố trí theo không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản xuất nông nghiệp. [12] Nghiên cứu hệ thống trồng trọt là một vấn đề phức tạp vì nó liên quan đến các yếu tố môi trường như: đất đai, khí hậu ảnh hưởng đến cây trồng, vấn đề sâu bệnh, mức đầu tư, trình độ khoa học nông nghiệp. Tuy nhiên tất cả vấn đề nghiên cứu trên đều nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả đất đai, nâng cao năng suất cây trồng. Đó cũng chính là việc tập trung nghiên cứu mô hình cây trồng trong năm sao cho thích nghi điều kiện tự nhiên. Đồng thời xem xét sự tác động qua lại giữa các cây trồng, cây trồng đến chăn nuôi, cây trồng đến thuỷ sản. Thêm vào đó về khả năng nông hộ và bối cảnh kinh tế xã hội vùng canh tác cũng được suy xét cẩn thận. [11] 2.1.3. Khái niệm chuyển đổi hệ thống trồng trọt Nông nghiệp là hệ thống kinh tế kỹ thuật và sinh học, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống chúng tồn tại và phát triển theo quy luật sinh học. Sản xuất nông nghiệp nói chung thường có chu kỳ dài, hoạt động phần lớn tiến hành ngoài trời, nhất là ngành trồng trọt các đặc trưng đó càng thể hiện rõ nét. Vì vậy, trong nội bộ hệ thống trồng trọt phải có một cơ cấu hợp lý dựa trên ưu thế về địa lý và khí hậu của vùng đó nhằm khai thác các lợi thế so sánh và phát huy tối đa tiềm năng. Chuyển đổi hệ thống trồng trọt là quá trình chuyển đổi cấu trúc và các mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống trồng trọt, đạt được những 4 tỷ lệ định lượng và định tính trong một giai đoạn nhất định. Trong trồng trọt phải tập trung phát triển lương thực ở những vùng trọng điểm trên cở sở thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển mạnh các loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả và cây rau đậu chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. [11] Chuyển đổi hệ thống trồng trọt theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghĩa là phát triển ngành trồng trọt sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ giống cây trồng. [11] 2.1.4. Vai trò của việc chuyển đổi hệ thống trồng trọt Ngành trồng trọt là một bộ phận cấu thành trong ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp không thể không chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt. Vì vậy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt là xu thế tất yếu khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, không giống như các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế biểu hiện và vận động thông qua hoạt động của con người. Để đem lại hiệu quả kinh tế đúng mục tiêu tác động đó phải tôn trọng tính khách quan, xã hội loài người không ngừng phát triển, phân công lao động ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của con người không ngừng tăng lên theo hướng đòi hỏi đa dạng hơn, chất lượng hơn. Chính sự phát triển tất yếu đó là nguyên nhân khách quan thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và ngành trồng trọt nói riêng để thõa mãn nhu cầu có tínhhội hoá. Có chuyển đổi cơ cấu trồng trọt thì mới có điều kiện tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ sinh học trong sản xuất, đưa các thành tựu sinh học, hoá học, cơ điện vào trồng trọt nhằm đổi mới các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại cho cây trồng, đổi mới các công cụ máy móc thiết bị kèm theo và cuối cùng là đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hoá nông sản. Chuyển đổi hệ thống trồng trọt hay chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt làm thay đổi tập quán canh tác, bố trí cây trồng hợp lý khai thác tiềm năng và thế mạnh của mỗi vùng. Nếu không chuyển đổi cơ cấu trồng trọt thì tình trạng 5 sản xuất hàng hoá nói chung vẫn trong tình trạng manh mún, không ổn định, đa số người nông dân và người sản xuất hàng hoá nông nghiệp mới chỉ cung cấp cho thị trường những sản phẩm mà họ có hơn là việc đáp ứng nhu cầu thị trường và đòi hỏi của thị trường. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Các nghiên cứu có liên quan Ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề nông nghiệp nói chung và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói riêng ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Các nghiên cứu đó tìm những nguyên nhân tồn tại để đề xuất với nhà nước cần có những chính sách và giải pháp đồng bộ để đưa nền nông nghiệp nước nhà không ngừng đổi mới đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực trong khu vực và xuất khẩu. Theo GS. Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1978) [13] có hai hướng tốt để sử dụng nguồn lợi mùa đôngđồng bằng và các tỉnh phía Bắc là: Trồng các cây có nguồn gốc xứ lạnh (khoai tây, cải bắp, xu hào…) hoặc các nhóm cây xứ nóng ngắn ngày (ngô, đậu, rau các loại…) để trồng cây vụ đông. Cây vụ đông không những làm tăng sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế của ngành trồng trọt mà còn có tác dụng bảo vệ và bồi dưỡng đất. Theo tác giả Bùi Huy Đáp [6] với “cơ sở khoa học của cây vụ đông” đã đi sâu nghiên cứu bố trí cây vụ đông cho nhiều vùng sinh thái có hệ thống luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ đông hoặc 1 vụ lúa - 1 vụ màu - 1 vụ đông. Lê Quốc Hưng (1994) [8] khi nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho vùngđồi tỉnh Hà Tây đã đề xuất mô hình canh tác mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình cũ. - Trên chân đất cao thiếu nước: cây ăn quả - lúa - cá. - Trên đất gò đồi đang canh tác: chè - cây ăn quả - dứa. - Trên gò đồi hoang hóa: cây keo tai tượng cải tạo đất, đến năm thứ 6 thu hoạch và trồng cây công nghiệp dài ngày. Các công trình nghiên cứu trong nước đều tập trung vào cơ cấu cây trồng mới có sản lượng cao hơn cơ cấu cây trồng cũ theo hai hướng tăng năng suất cây trồng, hoặc tăng vụ trong một năm, nhằm giúp nông dân sử dụng hợp lý 6 và hiệu quả nguồn lợi tự nhiên (đất đai, khí hậu, cây trồng…), cũng như các nguồn lợi kinh tế xã hội (vốn, lao động…) để tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. 2.2.2. Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại một số địa phương trong cả nước Theo kết quả mà viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam hiện triển khai thành công tại các tỉnh Duyên hải Miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định thì việc chuyển đổi cơ cấu sang 2 vụ lúa/năm đã mang lợi nhuận bình quân 7,94 triệu đồng/ha/năm. [15] Tại Quảng Nam sản lượng lúa cũng tăng từ 330 ngàn tấn năm 2000 lên 384 ngàn tấn năm 2004. Năm 2006, Quảng Nam phấn đấu tăng giá trị một hecta đất sản xuất nông nghiệp lên bình quân 25 triệu đồng, trong đó ít nhất có 40.000 ha đất nông nghiệp đạt 40 triệu/ha/năm. Những năm qua, Trung tâm nông nghiệp và khuyến nông Quảng Nam cũng đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là Quảng Nam cũng đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao, đã vận động thành công nông dân chuyển từ việc sản xuất 3 vụ/năm sang 2 vụ/năm nhưng vẫn đảm bảo tăng sản lượng 4 - 4,5%/năm. Bên cạnh đó, Trung tâm còn xây dựng mô hình sản xuất lúa nước và cung ứng những giống lúa chịu hạn CH5, LC88-66 rất phù hợp với điều kiện canh tác ở vùng cao cho năng suất gấp đôi so với giống địa phương. Những diện tích lúa kém hiệu quả, Trung tâm đã giúp bà con nông dân chuyển sang cây trồng khác. Đặc biệt mô hình chuyển đổi cây dưa hấu, ngô. lạc ở huyện Quế Sơn đạt giá trị 74,4 triệu đồng trừ chi phí còn lãi 44 triệu đồng/ha và huyện Thăng Bình lãi 54 triệu đồng/ha. [16] Tại Quảng Ngãi sau 3 năm (từ 2002 - 2004) ngành nông nghiệp đã thực hiện triển khai đề án chuyển đổi sản xuất 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc trong năm có hiệu quả, với diện tích chuyển đổi là 22.057ha. Nhiều xã thực hiện sản xuất 2 vụ lúa trong năm đạt năng suất bình quân trên 60tạ/ha/vụ, tăng so với chân 3 vụ lúa từ 10 - 12tạ/ha/năm. [15] Tại các địa phương như Bình Định, Thừa Thiên Huế trên đất xám bạc màu không chủ động nguồn nước tưới, trước đây bà con nông dân chủ yếu dùng để trồng sắn và dưa hấu thì chuyển sang trồng đậu tương xen cây ngô 7 với những giống lai như DT12 (đậu tương), LVN10, Cp888(ngô) theo phương thức thâm canh tổng hợp gắn chặt chẽ với phương thức 3 giảm 3 tăng nhằm khai thác triệt để tiềm năng năng suất cây trồng. [15] Bên cạnh đó nhiều địa phương ở các tỉnh phía bắc cũng đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả cao cho người dân. Một trong những địa phương này là huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh. Nhờ đi đúng hướng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà đã cải thiện đời sống của người dân giảm tỷ lệ hộ nghèo của cả huyện. Năm 2004 toàn huyện đã thực hiện trồng cây vụ Đông xuân vượt chỉ tiêu được giao (34 ha/32 ha) với những loại cây trồng chủ yếu như: Cà chua, rau xanh, Ngô, Đậu tương. Khoai sọ, Sắn, Thanh Long Đặc biệt là giống cây Mía tím. Đến nay toàn huyện đã có gần 80 ha diện tích gieo trong vụ Đông xuân, đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Từ đây, nhiều hộ gia đình trong huyện đã thoát nghèo, cái đói được đẩy lùi. [17] Đồng thời đến thời điểm này, toàn huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được 813,25 ha [5]. Hầu hết các diện tích chuyển đổi từ cây lúa kém hiệu quả, vườn tạp cho thu nhập thấp sang mô hình trồng cây ăn quả, lúa cá Như vậy có thể khẳng định rằng trong những năm trở lại đây chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra mạnh mẽ trên cả nước và đã mang lại những kết quả cao. Tuy vậy cũng còn nhiều địa phương vẫn chưa thành công trong chuyển đổi. 2.2.3. Kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu trồng trọt của một số địa phương trong cả nước Thực tiễn và kinh nghiệm cho thấy muốn chuyển đổi cơ cấu trồng trọt phải thực hiện phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Xu hướng này phản ánh quy luật cung - cầu của xã hội, vì do nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm từ cây lương thực, thực phẩm và nhiều loại cây trồng khác. Thị trường cung - cầu của sản phẩm trồng trọt ngày càng có tínhhội hoá và quốc tế hoá. Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo nghiên cứu thực tế của các địa phương trong cả nước thì phải thực hiện được các biến đổi bản. 8 Thứ nhất, thực hiện về quy hoạch và có chính sách trao quyền sử dụng đất đai lâu dài cho nông dân, khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, để đẩy nhanh quá trình tập trung đất đai thành những vùng chuyên canh hàng hóa lớn, để họ tự quyết định lựa chọn loại cây trồng phù hợp, sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu thị trường đòi hỏi, có tính cạnh tranh cao và mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Việc quy hoạch và định hướng phát triển sản xuất phải gắn liền và kết hợp chặt chẽ với công nghiệp chế biến, các dịch vụ hỗ trợ, các kết cấu hạ tầng và điều kiện dịch vụ khác (chợ, bến bãi, kho hàng, đầu mối lưu thông trao đổi sản phẩm). Khuyến khích các hộ gia đình các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chế biến, đặc biệt là phát triển chế biến vừa và nhỏ với thiết bị công nghệ tiên tiến. Mặt khác, khuyến khích và hỗ trợ cho các hộ nông dân phát triển công nghiệp chế biến tại gia đình trên cơ sở liên kết chặt chẽ với các xí nghiệp chế biến công nghiệp và các tổ chức thu mua tiêu thụ sản phẩm, nhất là những vùng cây ăn quả, cây thực phẩm, thuỷ sản. Thứ hai, giải quyết về phân công lao động, trên cơ sở bố trí sắp xếp lại dân cư và hỗ trợ phát triển sản xuất. Thứ ba, giải quyết về vốn đầu tư cho nông nghiệp cần được xem xét ưu tiên vì đa số các hộ nông dân còn thiếu vốn sản xuất, nhất là vốn đầu tư hỗ trợ cho phát triển ngành nghề và dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp. Chính sách hỗ trợ cho nông dân sản xuất nhằm giúp đỡ họ về tài chính, kỹ thuật, tri thức và môi trường về kinh tế, khuyến khích nông dân sản xuất và giúp họ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chuyển giao kỹ thuật. Thứ tư, giải quyết về thị trường tiêu thụ hàng hoá và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường quốc tế bằng cách phát triển công nghiệp chế biến, tăng giá trị hàng hoá về nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Thứ năm, giải quyết tốt hệ thống chính sách của công tác chuyển đổi cấu ngành trồng trọt như: - Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, hiện nay nhiều địa phương trong cả nước đang áp dụng chính sách miễn giảm thuế đất cho sản xuất nông - lâm nghiệp cho các hộ gia đình và các tổ chức cá nhân xây dựng các mô hình kinh tế trang trại để sản xuất hàng hoá. 9 - Chính sách trợ cước, trợ giá nông sản hàng hoá, để ổn đinh giá cả thị trường, mặc dù nhà nước đã hình thành các quỹ bình ổn giá đối với một số mặt hàng nông sản thiết yếu, đó là trợ giá thu mua, trợ giá cước để lưu thông trong những trường hợp cần thiết. Điều đó là hết sức quan trọng để giảm bớt những thiệt hại, rủi ro và ổn định sản xuất kinh doanh hàng hoá nông sản trước những tác động xấu của thị trường. Thứ sáu, thực tiễn những năm qua cho chúng ta thấy tăng cường công tác khuyến nông khuyến lâm, các tổ chức này có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Đội ngũ khuyến nông phải giỏi về chuyên môn có năng lực thực tế, tận tâm, tận lực và tận tụy với công việc để thông qua các đầu tư, dịch vụ chuyển giao kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho nông dân và những người sản xuất kinh doanh nông sản hàng hoá, có thể hỗ trợ cho nhau trong phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, cùng hành động chung trước cơ chế thị trường. 2.2.4. Thực trạng sản xuất trồng trọtchuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Quảng Bình Quảng Bình là một tỉnh nằm trong vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ địa hình nhỏ hẹp bị chia cắt bởi các con sông nhỏ, ngắn và có độ dốc thấp dần từ Tây sang Đông và được chia thành 4 vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển với diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 67.344 ha. Bao gồm: Đất trồng cây hàng năm 43.558 ha; đất trồng cây lâu năm 13.211 ha; đất vườn tạp 8.660 ha; đất có dùng vào chăn nuôi 1.815 ha [9] Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, vào mùa khô thường nắng hạn gay gắt, gió Tây nam khô nóng gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, độ ẩm không khí thấp làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển kém ( thời gian này thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm). Ngược lại vào mùa mưa, lượng mưa phân bố không đều chủ yếu tập trung vào các tháng 9, 10 và 11 chiếm trên 65% tổng lượng mưa cả năm. Thời gian này xuất hiện nhiều cơn bão kèm theo lũ lụt gây khó khăn cho việc bố trí sản xuất của các loại cây trồng. Do các yếu tố địa hình khí hậu, điều kiện đất đai khắc nghiệt nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. 10 [...]... tượng: Các hộ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng Trong số này được chia làm ba nhóm: - Nhóm hộ khá - Nhóm hộ trung bình - Nhóm hộ nghèo 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chuyển đổi hệ thống trồng trọt và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi - Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành tại phường Bắc Nghĩa ồng Hới- Quảng Bình - Phạm vi... PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của phường Bắc Nghĩa 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Phường Bắc Nghĩa Nằm ở phía Tây thành phố Đồng Hới, được thành lập ngày 2/1/2004 theo quyết định số 07/2004/CP của Chính phủ trên cơ sở tách xã Nghĩa Ninh, có diện tích tự nhiên 766,22 ha, chiếm 4,9% diện tích của thành phố Phía Bắc giáp phường Bắc Lý Phía... và ngành trồng trọt nói riêng của Bắc Nghĩa được chia ra hai vùng sinh thái đó vùng đồng bằng và vùng đồi Và trên mỗi vùng sinh thái cơ cấu cây trồng lại khác nhau a Vùng đồng bằng Vùng đồng bằng chiếm diện tích khá lớn trong tổng diện tích của phường, chủ yếu được trồng các cây trồng hàng năm (với diện tích 279,08 ha) chiếm 98,58% so với đất sản xuất nông nghiệp của phường Trong đó đất trồng lúa... hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày 2/1/2008 đến ngày 5/5/2008 3.2 Nội dung nghiên cứu • Tìm hiểu chung về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội năm 2007 • Hệ thống trồng trọt phường Bắc Nghĩa trong 2 giai đoạn trước và sau chuyển đổi - Cơ cấu diện tích và giá trị sản lượng của từng loại cây trồng - Cơ cấu cây trồng theo mùa vụ sản xuất - Cơ cấu trồng. .. bảng hỏi cho phù hợp với nội dung nghiên cứu tình hình thực tế  Mục đích điều tra là nhằm thu thập thông tin dữ liệu cần thiết về chuyển đổi cơ cấu trồng trọt, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu trồng trọt của nông hộ, những thuận lợi và khó khăn của các hộ trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến kết quả sản xuất trồng trọt và thu nhập của nông hộ - Ngoài... phường Bắc Nghĩa năm 2007) 4.1.2.3 Cơ sở hạ tầng a Giao thông: Quốc lộ 15A là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng nhất của phường chạy qua địa bàn với tổng chiều dài trên 200 m, nền rộng 24 m đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng Hệ thống đường nội ô được xây dựng khá đồng bộ với tổng chiều dài 15,9 km tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn, liên kết với hệ thống đường nội thành của thành phố Hệ. ..Theo số liệu của cục thống Quảng Bình thì giá trị thu nhập bình quân trên đất nông nghiệp toàn tỉnh đạt 18,2 triệu đồng/ ha/năm Cụ thể ở các huyện và thành phố là: Đồng Hới 27 triệu đồng/ ha/năm; Lệ Thuỷ 20 triệu đồng/ ha/năm; Quảng Ninh 18 triệu đồng/ ha/năm; Quảng Trạch 21 triệu đồng/ ha/năm; Bố Trạch 17,5 triệu đồng/ ha/năm; Tuyên Hoá 12,3 triệu đồng/ ha/năm; Minh Hoá 12,2 triệu đồng/ ha/năm [3] Tuy thế... mùa vụ sản xuất - Cơ cấu trồng trọt theo các vùng sinh thái khác nhau - Lịch thời vụ của một số cây trồng chính tại địa phương • Những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt - Thị trường - Chính sách 14 - Lao động và trình độ thâm canh của người dân - Vốn đầu tư - Giống - Đất đai… • Tình hình cơ bản của nông hộ • Tình hình chuyển đổi hệ thống trồng trọt của nông hộ - Tình hình sử... các nhóm hộ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng • Giải pháp thúc đẩy việc chuyển đổi hệ thống trồng trọt - Giải pháp kỹ thuật - Giải pháp thị trường - Giải pháp về tín dụng… 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Chọn mẫu, chọn điểm • Chọn điểm: Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu và nội dung của đề tài các mẫu điều tra được tiến hành tại 3 tiểu khu 7, 13 và 14 của phường Bắc Nghĩa • Chọn mẫu: - Tiêu chí... Phía Nam giáp xã Nghĩa Ninh Phía Đông giáp xã Đức Ninh va phường Nam Lý Phía tây giáp phường Đồng Sơn 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo Địa hình của phường khá đa dạng độ cao trung bình khoảng từ 300 - 350 m với 3 dạng địa hình chính Địa hình đồng bằng phân bố ở khu vực phía Nam phường Địa hình giồng cát phân bố ở khu vực phía Bắc phường và địa hình miền núi 4.1.1.3 Khí hậu Thành phố Đồng Hới nằm trong khu . Nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô (tại phường Bắc Nghĩa thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình) . 1.2. Mục tiêu của đề tài • Đánh giá thực trạng chuyển đổi hệ thống trồng trọt. nghiên cứu thực trạng chuyển đổi hệ thống trồng trọt và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi. - Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành tại phường Bắc Nghĩa- Đồng Hới- Quảng. vài thành phần của hệ thống thì hệ thống cũng sẽ phản ứng như một thể hoàn chỉnh. [11] 2.1.2. Khái niệm hệ thống trồng trọt, hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác Trước khi hiểu về hệ thống

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất phường Bắc Nghĩa năm 2007 - nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô  (tại phường bắc nghĩa thành phố đồng hới tỉnh quảng bình)
Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất phường Bắc Nghĩa năm 2007 (Trang 21)
Bảng 2:  Tình hình dân số và lao động của phường Bắc Nghĩa năm 2007 - nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô  (tại phường bắc nghĩa thành phố đồng hới tỉnh quảng bình)
Bảng 2 Tình hình dân số và lao động của phường Bắc Nghĩa năm 2007 (Trang 23)
Bảng 3: Diện tích tưới tiêu của phường Bắc Nghĩa giai đoạn 2005 - 2007 - nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô  (tại phường bắc nghĩa thành phố đồng hới tỉnh quảng bình)
Bảng 3 Diện tích tưới tiêu của phường Bắc Nghĩa giai đoạn 2005 - 2007 (Trang 25)
Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra năm 2007 - nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô  (tại phường bắc nghĩa thành phố đồng hới tỉnh quảng bình)
Bảng 5 Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra năm 2007 (Trang 33)
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ qua các năm 2004 - 2007 - nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô  (tại phường bắc nghĩa thành phố đồng hới tỉnh quảng bình)
Bảng 6 Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ qua các năm 2004 - 2007 (Trang 34)
Bảng 7: Chi phí cho các hoạt động sản xuất của nông hộ năm 2007 - nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô  (tại phường bắc nghĩa thành phố đồng hới tỉnh quảng bình)
Bảng 7 Chi phí cho các hoạt động sản xuất của nông hộ năm 2007 (Trang 37)
Bảng 8: Diện tích canh tác các cây trồng chính của các nhóm hộ năm 2004 - 2007 - nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô  (tại phường bắc nghĩa thành phố đồng hới tỉnh quảng bình)
Bảng 8 Diện tích canh tác các cây trồng chính của các nhóm hộ năm 2004 - 2007 (Trang 39)
Bảng 9: Công thức luân canh trên các chân đất chính - nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô  (tại phường bắc nghĩa thành phố đồng hới tỉnh quảng bình)
Bảng 9 Công thức luân canh trên các chân đất chính (Trang 44)
Bảng 10: Năng suất của các cây trồng chính qua các năm 2004 - 2007 - nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô  (tại phường bắc nghĩa thành phố đồng hới tỉnh quảng bình)
Bảng 10 Năng suất của các cây trồng chính qua các năm 2004 - 2007 (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w