Sau mổ tim nên tập thể dục nhịp điệu Sau mổ tim cần có một quá trình tập luyện lâu dài giúp cơ thể tăng dần sức chịu đựng và giúp tim làm quen dần với cường độ hoạt động. Tốt nhất 4 - 6 tuần sau phẫu thuật, cơ thể hồi phục bắt đầu tập luyện với cường độ và tần suất phù hợp Thể dục nhịp điệu là hình thức được khuyến cáo làm tăng cường sức mạnh cho tim và hệ thống mạch máu. Các nghiên cứu cho thấy, tập thể dục nhịp điệu 3 - 4 lần/tuần, ít nhất 30 phút sẽ giúp cho tim mạch hoạt động tốt hơn. Bước đầu nên tập ở mức độ thấp, nhẹ nhàng như khi nằm viện để tăng dần sức chịu đựng một cách an toàn. Sau 4 - 6 tuần, có thể tăng dần thời gian tập luyện và giảm số lần tập. Cần kiểm tra nhịp tim trước và trong khi tập, không được để nhịp tim tăng quá 20 nhịp/phút so với lúc nghỉ ngơi. Đặc biệt, cần chú ý kết hợp hai quá trình "làm ấm" - nghĩa là bước khởi đầu chuẩn bị tập thực sự - và "làm lạnh" - nghĩa là tập chậm lại để cơ thể Ảnh minh họa giảm hoạt động trước khi ngưng tập. Quá trình "làm ấm" và "làm lạnh" tối thiểu là 5 phút và đặc biệt cần đo nhịp tim trước khi "làm ấm", trong khi tập và sau khi "làm lạnh". Nếu nhịp tim tăng lên thì tập chậm lại. Ngược lại, nếu nhịp tim không tăng (vẫn cảm thấy nhẹ nhàng) thì tập một lúc nữa rồi "làm lạnh". Sau khi "làm lạnh", nhịp tim trở về gần với mức trước khi "làm ấm". Trường hợp nhịp tim không giảm, phải kéo dài thời gian "làm lạnh" để chờ nhịp tim giảm. . Sau mổ tim nên tập thể dục nhịp điệu Sau mổ tim cần có một quá trình tập luyện lâu dài giúp cơ thể tăng dần sức chịu đựng và giúp tim làm quen dần với cường. một cách an toàn. Sau 4 - 6 tuần, có thể tăng dần thời gian tập luyện và giảm số lần tập. Cần kiểm tra nhịp tim trước và trong khi tập, không được để nhịp tim tăng quá 20 nhịp/ phút so với lúc. phút và đặc biệt cần đo nhịp tim trước khi "làm ấm", trong khi tập và sau khi "làm lạnh". Nếu nhịp tim tăng lên thì tập chậm lại. Ngược lại, nếu nhịp tim không tăng (vẫn cảm