1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHỮNG NHIỄM TRÙNG Ở BỆNH VIỆNNHỮNG ĐIỂM MỐC THẾ GIỚI doc

6 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 105,52 KB

Nội dung

NHỮNG NHIỄM TRÙNG Ở BỆNH VIỆN NHỮNG ĐIỂM MỐC THẾ GIỚI. Trên quy mô thế giới, OMS (2008) đánh giá rằng 1,4 triệu người bị vào bất cứ lúc nào một nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện. Những tỷ lệ lưu hành tối đa được báo cáo ở vùng phía đông Địa trung hải (11,8%), ở Đông Nam Á (10%), châu Âu nằm ở mức trung bình dưới 7,7%, và Pháp 5,34 %. Những đơn vị bị ảnh hưởng nhất là những đơn vị điều trị tăng cường (unité de soins intensifs), các khoa ngoại cấp cứu, ngoại chỉnh hình. Phí tốn gây nên bởi những nhiễm trùng này cao, đặc biệt là bởi vì chúng kéo dài thời gian nhập viện. PHÁP. Ở Pháp, các nhiễm trùng bệnh viện ảnh hưởng lên 700.000 người và giết chết 4000 người mỗi năm. NGHIÊN CỨU. Dự án I-Bird, được khởi xướng ở Hopital de Berck năm 2009, ghi qua trung gian một boitier électronique tất cả những tiếp xúc giữa các bệnh nhân và nhân viên điều trị để xác định những cách truyền các vi khuẩn đa đề kháng. 5 khuyến nghị để ngăn ngừa những nhiễm trùng 1. Rửa tay : Rửa tay có hệ thống. 5 phút để rửa ngoại khoa (lavage chirurgical). Mang gant, mỗi đôi gant cho mỗi lần điều trị. 2. Y cụ : Sử dụng một dụng cụ chỉ dùng một lần. Nếu không, loại bỏ các vi khuẩn bằng rửa, khử trùng và tiệt trùng y dụng cụ. 3. Vệ sinh bệnh nhân : vệ sinh tốt thân thể. Đối với mỗi bệnh nhân nhập viện, tắm sát khuẩn (douche antiseptique), cạo lông vùng mổ. 4. Quần áo nhân viên điều trị. Mang mặt nạ để tránh nguy cơ nhiễm trùng bằng đường khí. Mang gương bảo vệ. Áo choàng (blouse), surblouse được thay mỗi ngày. Giày dép đặc biệt. 5. Thông khí phòng ốc. Đổi mới không khí các phòng bệnh viện, lọc khí, tạo áp suất dư (surpression) ở vài phòng. Tỷ lệ các nhiễm trùng bệnh viện (infections nosocomiales) thoái lui nhờ sự huy động không nghỉ. ANTISEPSIE. “Các nhiễm trùng bệnh viện đang thoái lui ở Pháp, nhờ nhiều biện pháp được thiết đặt trong những năm qua, BS Bruno Coignard, người phụ trách đơn vị các bệnh nhiễm trùng do điều trị và đề kháng kháng sinh, thuộc khoa Bệnh truyền nhiễm của Viện theo dõi y tế (Institut de veille de santé) đã chỉ rõ như vậy. Phải tiếp tục những cố gắng này, nhất là để ngăn ngừa sự xuất hiện của những vi khuẩn đa đề kháng (bactéries multirésistantes).” Các nhiễm trùng bệnh viện (infection nososcomiale) là những nhiễm trùng mắc phải trong khi lưu lại trong một cơ sở y tế và những nhiễm trùng này không hiện diện cũng như không ở trong tình trạng tiềm phục vào lúc nhập viện bệnh nhân. Ở Pháp những nhiễm trùng này vào bất cứ lúc nào liên quan đến một bệnh nhân nhập viện trên 20 và chịu trách nhiệm khoảng 4000 trường hợp tử vong mỗi năm. Cuộc điều tra sau cùng về tỷ lệ lưu hành ở Pháp, được thực hiện vào năm 2006, cho thấy một sự giảm khoảng 10% những nhiễm trùng bệnh viện từ năm 2001. Từ cuối những năm 1980, giới hữu trách y tế đã thiết lập một tổng thể các biện pháp theo dõi và phòng ngừa cho đại đa số các cơ sở y tế. CÁC KHÁNG SINH ÍT CÓ TÁC DỤNG BẢO VỆ Các vi khuẩn chịu trách nhiệm những nhiễm trùng bệnh viện, thường nhất là những vi khuẩn phát xuất từ chính bệnh nhân, nhưng cũng từ nhân viên y tế, y dụng cụ và những bề mặt chung quanh các bệnh nhân. Những vi khuẩn này phần lớn gây nên những nhiễm trùng đường tiểu (30,3%), những nhiễm trùng của nơi mổ (14,2%) và những bệnh phổi (14%). 3 loại vi khuẩn thường chịu trách nhiệm nhất những nhiễm trùng bệnh viện ở Pháp là Escherichia coli (25%), Staphylococcus aureus (19%) và Pseudomonas aeruginosa (10%), những vi khuẩn này bình thường hiện diện trong cơ thể con người nhưng đôi khi có thể phát khởi những nhiễm trùng. Sự sử dụng thường xuyên các kháng sinh làm dễ sự phát triển những vi khuẩn đề kháng với nhiều kháng sinh. Những vi khuẩn đa đề kháng này khó chống lại hơn và là mối đe dọa chủ yếu đối với tương lai. Những yếu tố nguy cơ là tuổi tác, giới tính nam, một bệnh nghiêm trọng, sự suy giảm miễn dịch, một tiền sử can thiệp ngoại khoa trong vòng 30 ngày và sự tiếp xúc với những thiết bị xâm nhập (dispositif invasif) như một cathéter huyết quản, một ống thông tiểu hay một nội thông hỗ trợ hô hấp. Đó là ly đó tại sao các nhiễm trùng bệnh viện thường xảy ra hơn trong các khoa hồi sức, là nơi các bệnh nhân bị làm suy yếu bởi căn bệnh và thường chịu loại các động tác xâm nhập này hơn. Sự xuất hiện của một nhiễm trùng bệnh viện mà không có một yếu tố nguy cơ nào nêu trên chỉ xảy ra đối với 1,25% những bệnh nhân nhập viện. “Ngay khi ta đưa một dụng cụ lạ vào cơ thể và ta để nó lại càng lâu, ta càng làm gia tăng nguy cơ khiến dụng cụ này bị định cư bởi một vi khuẩn mà sau đó có thể phát sinh một nhiễm trùng”, GS Jean-Damien Ricard, trưởng khoa hồi sức nội khoa của bệnh viện Louis-Mourier (Paris) và nhà nghiên cứu của Inserm về sinh thái học và tiến triển của các vi sinh vật, đã nói như vậy. Các nhóm nghiên cứu không ngừng suy nghĩ về những phương cách mới nhằm làm giảm nguy cơ này, đặc biệt là hạn chế thời gian nội thông để thông khí phổi hay thường xuyên khử trùng những lối vào khả dĩ đối với các vi khuẩn. Vệ sinh các bàn tay vẫn là cơ sở của những biện pháp phòng ngừa, và các dung dịch nước-cồn (solution hydroalcoolique), có tác dụng làm giảm thời gian cần thiết để rửa tay, đã chứng tỏ lợi ích của chúng, đặc biệt trong việc làm giảm các nhiễm trùng gây nên bởi Staphylococcus aureus. “Chúng tôi đã thiết lập ngay cả những quota gel cần sử dụng, tùy theo số lần lý thuyết rửa tay cần thiết để làm giảm nguy cơ một cách có hiệu quả”, GS Ricard đã nhấn mạnh như vậy. Đối với vài điều trị, việc sử dụng các gant tay và các áo choàng vứt bỏ ngay sau khi dùng cho phép tránh sự khuếch tán của các vi khuẩn. Khi một nhiễm trùng bệnh viện được phát hiện hay nghi ngờ, ta có thể cách ly bệnh nhân để hạn chế nguy cơ lan truyền cho những bệnh nhân khác, nhất là trong trường hợp một nhiễm trùng bởi vi khuẩn đa đề kháng. Các bệnh nhân cũng có thể đóng một vai trò trong việc phòng ngừa các nhiễm trùng bệnh viện bằng cách tôn trọng những chỉ thị đặc biệt như đánh răng một cách chăm chú đặc biệt một tuần trước khi can thiệp ngoại khoa, tỉ mỉ trong khi rửa tay sát khuẩn, không đụng các ống thông, các cathéter và các ống dẫn lưu đã được đặt, luôn luôn rửa tay sau khi dùng nhà xí. Họ cũng có thể yêu cầu khách thăm viếng rửa tay trước và sau khi thăm bệnh nhân hay tìm hiểu qua nhân viên, về những biện pháp chống lại những nhiễm trùng bệnh viện được dự kiến trong khoa mà họ được nhận vào. . NHỮNG NHIỄM TRÙNG Ở BỆNH VIỆN NHỮNG ĐIỂM MỐC THẾ GIỚI. Trên quy mô thế giới, OMS (2008) đánh giá rằng 1,4 triệu người bị vào bất cứ lúc nào một nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện. Những. sở y tế và những nhiễm trùng này không hiện diện cũng như không ở trong tình trạng tiềm phục vào lúc nhập viện bệnh nhân. Ở Pháp những nhiễm trùng này vào bất cứ lúc nào liên quan đến một bệnh. y dụng cụ và những bề mặt chung quanh các bệnh nhân. Những vi khuẩn này phần lớn gây nên những nhiễm trùng đường tiểu (30,3%), những nhiễm trùng của nơi mổ (14,2%) và những bệnh phổi (14%).

Ngày đăng: 30/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w