1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tóm tắt kiến thức Lịch Sử 11 của SGK Bài 11-12-13-14 pps

9 4,1K 56

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 191,86 KB

Nội dung

- Đặc điểm: + Khủng hoảng về cơ cấu nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản + Lớn về phạm vi, trầm trọng về mức độ và kéo dài về thời gian - Hậu quả: + Kinh tế:Tàn phá nặng nề nền kinh tế các n

Trang 1

Tóm tắt kiến thức Lịch Sử 11 của SGK -

Bài 11-12-13-14

Chương II: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN

GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

Bài 11

TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

1 Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn

- Sau chiến tranh TG 1 các nước tư bản thắng trận (Anh,Pháp, Mĩ) tổ chức hội nghị Véc xai (1919-1920) và Oa-sinh-tơn (1921-1922) để phân chia quyền lợi

- Qua các văn kiện ký kết một trật tự thế giới mới được thiết lập => Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn

- Với hệ thống Vécxai – Oasinh tơn các nước thắng trận giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và áp đặt, nô dịch các nước bại trận

2 Cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở các nước tư bản Quốc tế Cộng sản

- Hậu quả của cuộc chiến tranh TG 1 và tác động của cách mạng tháng Mười Nga làm bùng nổ cao trào cách mạng ở các nước tư bản từ 1918 - 1923

- Phong trào đấu tranh đòi công bằng dân chủ, những yêu sách về kinh tế và ủng

hộ nước Nga Xô viết

- Không giành được thắng lợi nhưng phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào công nhân

Trang 2

=> Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo

- Tháng 3.1919 Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản được tiến hành ở Mát-xcơ-va

- Hoạt động: Chủ yếu thông qua các đại hội, quan trọng nhất là Đại hội II và Đại hội VII

- Đóng góp: Lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới, để lại nhiều bài học cho phong trào công nhân và sự nghiệp GPDT

- Năm 1943 Quốc tế Cộng sản tự tuyên bố giải tán vì thế giới có nhiều thay đổi và

sự chỉ đạo chung không còn phù hợp

3 Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và hậu quả của nó

- Nguyên nhân:

+ Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận (cung vượt cầu)

+ Sự mất cân bằng về kinh tế trong nội bộ từng nước và sự phát triển không đều giữa các nước tư bản

- Đặc điểm:

+ Khủng hoảng về cơ cấu nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản

+ Lớn về phạm vi, trầm trọng về mức độ và kéo dài về thời gian

- Hậu quả:

+ Kinh tế:Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người

(công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ SXCN giảm 38%, thương mại giảm 2/3

+ Chính trị - xã hội: bất ổn định Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục

khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia Tỉ lệ người thất nghiệp cao,

- Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tìm cách thoát khỏi bằng hai con đường

+ Anh-Pháp-Mĩ: Cải cách kinh tế duy trì CNTB thoát khỏi khủng hoảng

+ Đức-Italia-Nhật: Thiết lập hình thức thống trị mới (CNPX ra đời) ráo riết chạy đua vũ trang

Trang 3

=>Sự ra đời của hai khối đế quốc đối lập, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới

5.Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

- Đặc điểm

+ Phong trào đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản

+ Mang tính quần chúng rộng rãi Lan rộng khắp các nước tư bản

- Các phong trào tiêu biểu

+ Ở Pháp: Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử 5.1936 và lập chính phủ mới Mặt trận đã bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi hiểm họa phát xít

+ Ở Tây Ban Nha: Mặt trận nhân dân cũng giành được thắng lợi trong tuyển cử và thành lập Chính phủ Mặt trận Nhân dân

- Các nước đế quốc giúp đỡ các thế lực phát xít gây nội chiến tiêu diệt nền cộng hòa

Bài 12

NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH

(1918 – 1939)

I Nước Đức trong những năm 1918 – 1929

1 Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 – 1923

a Nguyên nhân bùng nổ cách mạng

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức là nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng

- Tháng 6/1919 hòa ước Véc-xai được ký kết Nước Đức phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề, trở nên kiệt quệ và rối loạn chưa từng thấy

Do vậy, cao trào cách mạng bùng nổ

b Diễn biến

- Từ tháng 10/ 1923 phong trào tạm lắng

Trang 4

((- Chính trị:

+ Sau chiến tranh mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt => cách mạng DCTS bùng

nổ 11.1918

+ Quần chúng nhân dân đã lật đổ nền quân chủ, chế độ Cộng hòa tư sản được thiết lập => nền Cộng hòa Vaima

- Kinh tế:

+ Đức phải bồi thường chiến tranh cho các nước thắng trận => kinh tế kiệt quệ + Khủng hoảng kinh tế - tài chính diễn ra trầm trọng ở Đức

- Xã hội:

+ Phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ => Đảng cộng sản Đức được thành lập 12.1918

+ Đỉnh cao của phong trào cách mạng là sự ra đời của nước Cộng hòa Xô viết Ba-vi-e và khởi nghĩa vũ trang của công nhân Hăm-buốc 10.1923))

2 Những năm ổn định tạm thời (1924 – 1929)

- Kinh tế :

+ Cuối 1923 Đức vượt qua khủng hoảng kinh tế, chính trị sau chiến tranh

+ Những năm 1925 – 1929 nhờ những khoản vay của Anh, Pháp kinh tế Đức được hồi phục

- Chính trị:

+ Tăng cường quyền lực giới tư bản độc quyền

+ Đàn áp phong trào công nhân

+ Công khai tuyên truyền chủ nghĩa phục thù cho Đức

+ Tham gia Hội Quốc liên

+ Ký kết hiệp ước với các nước tư bản châu Âu

II Nước Đức trong những năm 1929 – 1939

1 Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên nắm quyền

- Tác động của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 đến nước Đức

Trang 5

+ Sản xuât công nghiệp giảm 47%, hàng ngàn nhà máy đóng cửa, 5 triệu người thất nghiệp

+ Mâu thuẫn xã hội và đấu tranh của nhân dân lao động => khủng hoảng chính trị trầm trọng

+ Đảng Quốc xã (Hítle cầm đầu) chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài (30.1.1933 Hít-le làm thủ tướng mở ra thời kỳ đen tối trong lịch

sử nước Đức)

2 Nước Đức trong những năm 1933 – 1939

- Chính trị:

+ Hít-le thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai các đảng phái dân chủ tiến bộ

+ Năm 1934 Hít-le tuyên bố hủy bỏ hiến pháp Vaima, nền Cộng hòa Vaima sụp

đổ

- Kinh tế:

+ Đức quân sự hóa nền kinh tế, khống chế toàn bộ nền kinh tế chuẩn bị phát động chiến tranh xâm lược

+ Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi đặc biệt là công nghiệp quân sự

- Đối ngoại:

+ Tháng 10.1933 Đức rút khỏi Hội Quốc liên để tự do hành động

+ Năm 1935 Đức ban hành lệnh tổng động viên, thành lập quân đội thường trực, tăng cường lực lượng quân sự

Bài 13

NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

I NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929

1 Tình hình kinh tế

- Những năm 20 của thế kỷ XX Mĩ bước vào thời kỳ phồn thịnh, là nước giàu nhất thế giới

Trang 6

- Nguyên nhân:

+ Thu nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh

+ Không bị chiến tranh tàn phá

+ Cải tiến kĩ thuật, mở rộng sản xuất

- Biểu hiện của sự phát triển kinh tế Mĩ:

+ Sản lượng công nghiệp chiếm 48% của TG

+ Đứng đầu thế giới về SX ôtô, thép, dầu mỏ…

+ Nắm 60% dự trữ vàng của thế giới

- Hạn chế :

+ Phát triển KT chạy theo lợi nhuận, theo CN tự do thái quá

+ Mất cân đối giữa các ngành CN, giữa CN – NN

2 Tình hình chính trị, xã hội

- Chính trị

+ Chính phủ Mĩ đề cao sự phồn vinh c+ Thi hành chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những người tiến bộ.của nền kinh tế

-Xã hội

+ Người lao động luôn phải đối phó với thất nghiệp, bất công xã hội và phân biệt chủng tộc,

+ Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ

- Tháng 5-1921 Đảng Cộng sản Mĩ ra đời đánh dấu bước phát triển của phong trào

công nhân

II NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1939

1 Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ

- Khủng hoảng nổ ra vào tháng 10.1929 bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

- Khủng hoảng đã phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công, nông và thương nghiệp

- Công nghiệp chỉ còn 53.8%, 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa

2 Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven

- Nội dung của chính sách kinh tế mới

Trang 7

+ Chính phủ thực hiện các biện pháp để giải quyết thất nghiệp.hà nước tích cực can thiệp vào đời sống kinh tế

+ Thông qua các đạo luật để phục hồi kinh tế như đạo luật ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp

- Ý nghĩa của Chính sách mới

+ Nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng

+ Xoa dịu được mâu thuẫn giai cấp

+ Chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì

- Chính sách đối ngoại

+ Thi hành chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mĩ latinh

+ Thông qua các đạo luật để giữ vai trò trung lập trước sự xung đột quốc tế

Bài 14

NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

(1918 – 1939)

I NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1918 - 1929

1 Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh (1918-1923)

- Kinh tế

+ Sau chiến tranh Nhật Bản là nước thu nhiều lợi nhuận đứng thứ hai sau Mĩ + Trong vòng 6 năm kinh tế Nhật phát triển vượt bậc CN tăng 5 lần, xuất khẩu tăng 4 lần, dự trữ vàng tăng 6 lần

+ Nông nghiệp không phát triển, giá lương thực đắt đỏ

- Chính trị - xã hội

+ Đời sống người lao động không được cải thiện, phong trào đấu tranh của công – nông phát triển mạnh mẽ

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra mạnh mẽ

+ Tháng 7 năm 1922 Đảng cộng sản Nhật Bản thành lập

2 Nhật Bản trong những năm ổn định (1924 – 1929)

- Kinh tế

Trang 8

+ Năm 1926 công nghiệp phục hồi và vượt trước chiến tranh

+ Năm 1927 khủng hoảng tài chính ở Tôkiô làm gần 30 ngân hàng phá sản

+ Nền công nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn

- Chính trị

+ Trước 1927, chính phủ Nhật Bản thi hành một số cải cách chính trị tiến bộ + Sau 1927, chính phủ của tướng Ta-na-ca thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại hiếu chiến

II KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (1929-1933) VÀ QUÁ TRÌNH QUÂN PHIỆT HÓA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở NHẬT

1 Khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ở Nhật Bản

- Năm 1929 tác động của cuộc khủng hoảng ở Mĩ đã làm cho kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng

- Sản xuất công, nông nghiệp và thương nghiệp đều đình đốn

- Khủng hoảng kinh tế đã gây hậu quả nghiêm trọng về xã hội: nông dân phá sản, công nhân thất nghiệp, mâu thuẫn xã hội diến ra quyết liệt

2 Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

- Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản là:

+ Nhật Bản đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên Hoàng nên quá trình diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

+ Quá trình quân phiệt hóa kéo dài suốt thập niên 30 và gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược

- Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước Nhật Bản tăng cường chạy đua

vũ trang và đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc

3 Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt diễn ra sôi nổi

- Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản góp phần làm chậm lại quá trình quân

Trang 9

phiệt hóa bộ máy nhà nước

- Phong trào diễn ra mạnh mẽ với nhiều hình thức và lôi cuốn đông đảo binh lính,

sĩ quan Nhật tham gia

Ngày đăng: 30/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w