1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM pps

101 2,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Có thể ghi nhận một vài định nghĩa sau: - Theo Dennis Kessler, Risque No 17, Jan-Mars 1994: “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít” - Theo Nguyễn Phong, Bài giảng

Trang 1

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM1.1 RỦI RO - NGUỒN GỐC CỦA BẢO HIỂM

1.1.1 Định nghĩa và các nguyên nhân gây ra rủi ro

Từ “rủi ro” rất thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, nhưng ít người ngồilại để tìm ra một định nghĩa cho nó Điều đặc biệt là với một số ít người (các nhà kinh tế,những người nghiên cứu bảo hiểm…), định nghĩa về rủi ro được đưa ra rất nhiều dướinhiều góc độ khác nhau thậm chí là rất khác nhau Có thể ghi nhận một vài định nghĩasau:

- Theo nhiều tác giả trong cuốn Dictionnaire d'assurance (Francias – Vietnamien),

Ha Noi 1994 định nghĩa: “Rủi ro là một sự cố không chắc chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy

ra không chắc chắn Để chống lại điều đó, người ta có thể yêu cầu bảo hiểm” Ví dụ: Cái

chết là chắc chắn nhưng ngày giờ xảy ra là không chắc chắn

- Theo tác giả Allan Willett trong sách “The Economic theory of risk andinsurance”- Philadelphia University of Pensylvania press, USA 1951: “Rủi ro là sự bấttrắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi”

Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song đều đề cập đến cùng hai vấn đề:

- Sự không chắc chắn, yếu tố bất trắc

- Một khả năng xấu: một biến cố không mong đợi

Như vậy, có thể kết luận: Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quảthiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi

Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, dù

đã luôn chú ý để ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải nhữngrủi ro bất ngờ xảy ra Các rủi ro do nhiều nguyên nhân:

* Nguyên nhân khách quan

- Rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hạn hán, động đất, dịch bệnh…

- Rủi ro do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ Khoa học kỹ thuật vàcông nghệ một mặt làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo chocuộc sống con người phát triển thuận lợi nhưng mặt khác nó luôn tồn tại mặt trái của nó,

đó là làm tăng nguy cơ thất nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…bất ngờ xảy ra

- Rủi ro do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội gây nên Rủi ro loại này có thế gây nênthiệt hại ở phạm vi rất rộng và thường ảnh hưởng tới mọi thành viên trong xã hội chẳng hạnnhư: ốm đau, dịch bệnh do môi trường ô nhiễm, nền kinh tế khủng hoảng dẫn đến người laođộng mất việc, khủng bố, chiến tranh làm nhà cửa đổ nát, người dân bị chết chóc…

* Nguyên nhân chủ quan:

- Do lỗi bất cẩn của con người

- Do lỗi của người thứ ba

Bất kể nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khókhăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệquá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân….làm ảnh hưởngđời sống kinh tế xã hội nói chung

Trang 2

1.1.2 Phân loại rủi ro

Tùy theo mục đích của việc đánh giá và quản lý rủi ro, rủi ro được phân loại cụ thể

theo nhiều tiêu thức khác nhau Liên quan đến kỹ thuật bảo hiểm, rủi ro thường được xếpthành những cặp sau:

a Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính

Xét về tính chất hậu quả của biến cố có thể chia rủi ro thành hai loại: Loại thứ nhất

có thể tính toán và xác định được hậu quả bằng tiền - rủi ro tài chính Loại thứ hai khôngthể tính toán và xác định hậu quả bằng tiền - rủi ro phi tài chính Hỏa hoạn xảy ra đối vớicác tòa nhà hoàn toàn có thể xác định giá trị thiệt hại của tài sản bị cháy còn những cungbậc trạng thái tâm lý: khó chịu , chán chường, buồn bã mà những sự biến trong đời sốngcon người gây ra lại không phải là thước đo tài chính của việc đánh giá hậu quả

b Rủi ro động và rủi ro tĩnh

Rủi ro động là những rủi ro vừa có thể dẫn đến khả năng xảy ra tổn thất vừa có khảnăng kiếm lời Cũng vì khả năng kiếm lời đó mà người ta còn gọi những rủi ro này là rủi

ro suy tính hay rủi ro đầu cơ

Rủi ro tĩnh là những rủi ro chỉ có khả năng dẫn đến tổn thất hoặc không tổn thất chứkhông có khả năng kiếm lời Do nó luôn luôn và chỉ gắn liền với một khả năng xấu, khảnăng tổn thất nên người ta gọi là rủi ro thuần tuý (hay rủi ro thuần) Rủi ro tĩnh phát sinh

có thể làm tổn thất xảy ra đối với cả ba đối tượng:

- Tài sản;

- Con người;

- Trách nhiệm

Ba điểm khác nhau cơ bản giữa rủi ro động và rủi ro tĩnh là:

- Rủi ro tĩnh thường liên quan đến sự huỷ hoại vật chất, còn rủi ro động liên quanđến sự thay đổi giá cả, giá trị;

- Rủi ro tĩnh tồn tại với cả tổng thể nhưng chỉ phát động ảnh hưởng tới một vài phần tử,ngược lại, rủi ro động khi phát động sẽ ảnh hưởng đến tất cả các phần tử trong tổng thể đó;

- Xét về mặt thời gian, rủi ro tĩnh phổ biến hơn rủi ro động

c Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt

Rủi ro cơ bản là những rủi ro xuất phát từ sự tác động hỗ tương thuộc về mặt kinh tế,chính trị, xã hội và đôi lúc thuần tuý về mặt vật chất Những tổn thất hậu quả do rủi ro cơbản gây ra không chỉ do từng cá nhân và ảnh hưởng đến từng nhóm người nào đó trong

xã hội

Rủi ro riêng biệt là các rủi ro xuất phát từ từng cá nhân con người Tác động của cácrủi ro không ảnh hưởng tới toàn bộ xã hội mà chỉ có tác động đến một số ít con ngườiPhân loại theo các tiêu thức trên là những cơ sở cho việc xác định rủi ro có thể đượcbảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm được Thực tế, với các loại rủi ro phi tài chính vàrủi ro tài chính, rủi ro động và rủi ro tĩnh, rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt, vẫn xảy ra vớicon người nói chung cũng như hàng loạt các sự cố, tai nạn, bất trắc có thể tác động xấu tớimột đối tượng cụ thể (một con tàu, một lô hàng, một công trình xây dựng hoặc sinh mạngcủa một người chẳng hạn), người bảo hiểm chỉ bảo hiểm được một số trường hợp Rủi ro

có thể được bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro và theo một số tiêu chínhất định Xác định rủi ro có thể được bảo hiểm hoặc không thể bảo hiểm được liên quan

Trang 3

tới rất nhiều vấn đề như là: hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm bảo hiểm, soạn thảohợp đồng bảo hiểm mẫu, chấp nhận yêu cầu bảo hiểm…Vì thế, cách phân loại này có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm.

1.1.3 Một số phương thức xử lý rủi ro.

Rủi ro thường để lại những hậu quả thiệt hại hay những kết quả không mong đợi Vídụ: tàu bị nạn đắm ngoài khơi, hay lạm phát làm thu nhập thực tế giảm…Để đối phó vớicác rủi ro con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh, kiểm soát vàkhắc phục hậu quả của chúng Hiện nay, theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro, có haibiện pháp đối phó với rủi ro và hậu quả của rủi ro gây ra, đó là nhóm biện pháp kiểm soátrủi ro và nhóm biện pháp tài trợ rủi ro

1.1.3.1 Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro

Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các biện pháp tránh né rủi ro, ngăn ngừa

và giảm thiểu tổn thất Các biện pháp này thường dùng để ngăn chặn hay giảm thiểu khảnăng xảy ra rủi ro

a Tránh né rủi ro

- Tránh né rủi ro: Đây là biện pháp được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống.Mỗi người, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đều lựa chọn những biện pháp thích hợp để nétránh rủi ro có thể xảy ra, để loại trừ những nguy cơ dẫn đến tổn thất Theo các nhà nghiêncứu, tránh né rủi ro là việc thực hiện những lựa chọn tốt, lấy các quyết định thích nghitrong cuộc sống hàng ngày Ví dụ: sau vụ 11/09/2001 tại Mỹ, một số người không đi máybay để né tránh rủi ro khủng bố; một số người muốn tránh rủi ro nhiễm bệnh đường hôhấp do môi trường bị ô nhiễm bụi khói công nghiệp thì có thể chuyển về vùng nông thônhay vùng đồi núi để sinh sống…

Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều rủi ro bất ngờ mà con người không thể né tránhđược Ví dụ: ốm đau, bệnh tật, chết chóc…

Như vậy con người không thể lợi dụng phương pháp này vì bản thân cuộc sống củacon người đã hàm chứa sự chấp nhận và đương đầu với rủi ro

b Ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất

- Ngăn ngừa tổn thất: là hành động của con người đưa ra để làm giảm mức thiệt hại nếutổn thất gây ra Ví dụ: để ngăn ngừa xảy ra tai nạn lao động người ta tổ chức các khoá tậphuấn nâng cao trình độ người lao động hay nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn lao động; đểphòng ốm đau bệnh tật người ta thực hiện khám chữa bệnh định kỳ…Biện pháp này người tacòn gọi là biện pháp giảm thiểu nguy cơ gây ra tổn thất

- Giảm thiểu tổn thất: khi tổn thất xảy ra người ta có thể giảm thiểu tổn thất thôngqua các biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại Ví dụ: khi bị hoả hoạn người ta cố gắng cứunhững tài sản còn dùng được…

Ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất là hai biện pháp hai biện pháp có liên quan chặtchẽ với nhau Các cuộc khám bệnh không ngăn ngừa được bệnh mà chỉ phát hiện và chữatrị kịp thời cho người mắc bệnh, nhưng việc khám sức khỏe định kỳ đó lại có tác dụngnhắc nhở mọi người tuân thủ đúng nguyên tắc phòng bệnh dẫn đến số người mắc bệnh vìvậy sẽ ít đi

Mặc dù biện pháp kiểm soát rủi ro rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn hoặc giảm thiểurủi ro nhưng khi rủi ro đã xảy ra người ta không thể lường trước được hậu quả

Trang 4

1.1.3.2 Nhóm biện pháp tài trợ rủi ro

Nhóm biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm chấp nhận rủi ro và hoán chuyển rủi ro (trong

đó có bảo hiểm)

a) Chấp nhận rủi ro (Chấp nhận tự gánh chịu):

Đây là hình thức mà các cá nhân hoặc tổ chức tự gánh chịu trách nhiệm về hậu quảthiệt hại vật chất, tài chính mà rủi ro gây ra cho họ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyếtđịnh lựa chọn phương pháp này như:

+ Có đủ khả năng tài chính để bù đắp các thiệt hại về vật chất mà rủi ro gây ra Vídụ: trong sản xuất kinh doanh người ta lập quỹ dự phòng để tự bù đắp các tổn thất…+ Không còn phương pháp nào khác tốt hơn để giải quyết Ví dụ: chúng ta chấp nhậnrủi ro cháy nổ, rơi phương tiện khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà không thể tránh

né nó bằng cách đi bộ.…

+ Thiếu hiểu biết về quản lý rủi ro Ví dụ: một người có thể tránh rủi ro bị bệnhđường hô hấp đi về vùng đồi núi sinh sống, có thể lúc nào đó họ sẽ là nạn nhân của củamột vụ lở đất do vô tình xây cất nhà trên vùng địa chất phức tạp, không ổn định…

+ Chấp nhận gánh chịu một rủi ro suy tính, một rủi ro đầu cơ Điều này dễ thấy trongkinh doanh Mức độ rủi ro càng cao, khoản lời có thể mang lại càng lớn Ví dụ: một cascadeurchấp nhận đóng thế vai trong các pha nguy hiểm để được nhận tiền công hậu hĩnh…

Có rất nhiều cách thức khác nhau trong biện pháp chấp nhận rủi ro, tuy nhiên cóthể phân làm hai nhóm: chấp nhận rủi ro thụ động và chấp nhận rủi ro chủ động Trongchấp nhận rủi ro thụ động, người gặp tổn thất không có sự chuẩn bị trước và họ có thểvay mượn để khắc phục hậu quả tổn thất Trong chấp nhận rủi ro chủ động người ta lậpquỹ dự phòng, dự trữ tiết kiệm và quỹ này chỉ sử dụng để bù đắp tổn thất do rủi ro gây

ra Tuy nhiên việc lập quỹ dự phòng chưa đủ để chống đỡ với những rủi ro nguy hiểmvới khả năng xảy ra tổn thất lớn vì rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra với một cá nhân, mộtgia đình trước khi họ tiết kiệm đủ lượng vốn cần thiết để khắc phục hậu quả Quy môcủa dự phòng rủi ro không thể quá lớn và một doanh nghiệp không thể trông đợi vào quỹ

đó để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh khi xảy ra tai hoạ thiêu huỷ toàn bộ hoặcphần lớn tài sản hiện có của doanh nghiệp Mặt khác, việc lập quỹ dự phòng dẫn đếnnguồn vốn không được sử dụng một cách tối ưu hay nếu đi vay thì sẽ thụ động về vốn vàcòn gặp phải vấn đề gia tăng về lãi suất…

b) Hoán chuyển rủi ro

Sử dụng phương pháp này, hậu quả tài chính của rủi ro xảy ra cho cá nhân hay tổchức được chuyển giao cho các cá nhân hoặc tổ chức khác cùng gánh chịu Một số hìnhthức hoán chuyển rủi ro có thể kể đến như sau:

+ Hoán chuyển rủi ro một chiều Ví dụ: trong việc mua bán sản phẩm nông nghiệpcòn non với điều kiện giao hàng trong tương lai, trong trường hợp này rủi ro tăng và giảmgiá được chuyển từ người sản xuất (người bán nông sản non) sang người mua non hànghoá…

+ Hoán chuyển rủi ro theo nguyên tắc tương hỗ, số lớn bù số ít Với phương phápnày, rủi ro xảy ra cho một số ít thành viên trong một cộng đồng thì hậu quả tài chính sẽđược chia nhỏ và chuyển cho số lớn thành viên cộng đồng cùng gánh chịu Chuyển giaorủi ro trên cơ sở phân tán, tương hỗ số lớn bù số ít đã được vận dụng trong nhiều hoạtđộng, tổ chức mà điển hình là cứu trợ và bảo hiểm

Trang 5

* Cứu trợ bao gồm các biện pháp liên quan đến khắc phục hậu quả rủi ro có cơ sởcho việc thực thi là lòng từ thiện nhân đạo của con người, các hình thức quyên góp ủng

hộ, cứu tế…vẫn được tiến hành thường xuyên và mang ý nghĩa xã hội rất lớn

* Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro được thực hiện bởi các tổ chức chuyênnghiệp hoá việc chuyển giao rủi ro Ở Việt Nam hiện nay, các tổ chức đó chính là hệthống Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các tổ chức kinhdoanh bảo hiểm

1.2 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM

1.2.1 Khái niệm

Theo các nhà kinh tế bảo hiểm, một định nghĩa đầy đủ và thích hợp cho bảo hiểmphải bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm), sự hoán chuyển rủi ro vàphải bao gồm cả sự kết hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng lẻ và độc lập, chịu cùngmột rủi ro như nhau thành một nhóm tương tác

Tuy nhiên, bảo hiểm do đáp ứng nhu cầu an toàn của con người vốn rất phong phú

và biến động nên các định nghĩa về bảo hiểm cũng rất đa dạng và phong phú Các nhànghiên cứu kinh tế, xã hội, các học giả bảo hiểm đã lần lượt đưa ra những định nghĩa khácnhau Có thể ghi nhận một vài định nghĩa sau:

- Theo Dennis Kessler, Risque No 17, Jan-Mars 1994: “Bảo hiểm là sự đóng góp của

số đông vào sự bất hạnh của số ít”

- Theo Nguyễn Phong, Bài giảng bảo hiểm tại Đại học Tài chính, Tổng công ty bảohiểm Việt Nam – BAOVIET/HCM-1988, p.14: “Bảo hiểm có thể định nghĩa là mộtphương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng

để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự đoán được”

- Luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam, điều 3, chương I: “Kinh doanh bảohiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanhnghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểmđóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặcbồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”

Qua ba định nghĩa vừa nêu chúng ta thấy rằng các định nghĩa khác nhau xuất phát

từ việc nhìn nhận bảo hiểm ở các góc độ và cách thức tiếp cận khác nhau Xong ta thấycác định nghĩa đều đề cập đến hai vấn đề:

- Sự đóng góp của nhiều người

- Các khoản đóng góp của nhiều người cho phép bù đắp cho rủi ro của một số ítngười theo luật thống kê số lớn

Như vậy có thể kết luận: Bảo hiểm là một hoạt động được tổ chức hợp lý bởi tập hợpnhững người có chung rủi ro có thể xảy ra hay sự kiện bảo hiểm Các khoản đóng góp tàichính của họ cho phép bồi thường hay chi trả theo luật thống kê số lớn những thiệt hại màmột số ít người trong cộng đồng người tham gia hay người thứ ba phải gánh chịu khi tổnthất hay sự kiện bảo hiểm xảy ra

Trên phương diện lý thuyết cơ bản, bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi rođược thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảohiểm và tổ chức bảo hiểm hay doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiềnbảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

Trang 6

1.2.2 Đặc điểm của bảo hiểm

Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra một số đặc điểm của hình thức chuyển giao rủi

ro bằng bảo hiểm như sau:

- Phải thông qua hợp đồng bảo hiểm: việc chuyển giao rủi ro được thực hiện giữa haibên, bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm Việc bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra

và các quyền lợi và trách nhiệm của hai bên được ghi trong hợp đồng (là sự thoả thuậnbằng văn bản chứ không phải bằng miệng kể cả giao dịch bằng điện tử doanh nghiệp bảohiểm vẫn buộc phải soạn thảo, theo dõi và lưu trữ một khối lượng lớn các tài liệu liênquan đến hợp đồng bảo hiểm)

- Dựa trên nguyên tắc tương hỗ số lớn bù số ít

- Quy trình chuyển giao rủi ro không phải là một chiều

- Phạm vi chuyển giao rủi ro qua bảo hiểm rất rộng và phức tạp

- Lợi thế hay tác dụng đặc biệt của phương pháp chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm

so với các loại khác là có khả năng chống đỡ được những tổn thất lớn

- Hạn chế của phương pháp chuyển giao rủi ro này là kỹ thuật bảo hiểm truyền thốngchưa bảo hiểm được cho mọi rủi ro Ví dụ: tử hình, chán nản…

1.3 TÁC DỤNG VÀ PHÂN LOẠI BẢO HIỂM

1.3.1 Tác dụng của bảo hiểm

Bảo hiểm ra đời có tác dụng rất lớn

- Nhanh chóng góp phần ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất và làm cho sản xuấtkinh doanh của người tham gia bảo hiểm phát triển bình thường nếu đối tượng bảo hiểmcủa họ gặp rủi ro sự cố tổn thất Bởi vì thông qua quỹ bảo hiểm được lập từ trước mộtcách chủ động, có ý thức từ phí của những người tham gia bảo hiểm, tổn thất của một haymột số người sẽ được phân tán, dàn mỏng theo quy luật số lớn bù số ít và họ sẽ được trợcấp, bồi thường những thiệt hại thực tế do rủi ro gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm

- Bảo hiểm cùng với những người tham gia bảo hiểm phối hợp thực hiện các biệnpháp để phòng ngừa tai nạn rủi ro xảy ra nhằm giảm và hạn chế hậu quả thiệt hại Vấn đềnày không chỉ có ý nghĩa đối với người tham gia bảo hiểm mà còn có ý nghĩa rất lớn đốivới xã hội và thực chất là góp phần đảm bảo an toàn xã hội

- Do đặc điểm của bảo hiểm là cần phải có các quỹ dự trữ, dự phòng, quỹ bồi thườngchi trả….Khi các quỹ này chưa sử dụng đến, chúng sẽ là nguồn đầu tư đáng kể góp phầnphát triển và tăng trưởng kinh tế Cả bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại đều thựchiện theo “nguyên tắc ứng trước”, vì vậy các tổ chức bảo hiểm xã hội và các công ty bảohiểm thương mại thường nắm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn, nguồn quỹ nhàn rỗi này thực sựlàm cho họ trở thành những nhà đầu tư lớn, là trung gian tài chính quan trọng trong nềnkinh tế Mặt khác, bảo hiểm còn làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và nhất làbảo hiểm thương mại còn góp phần tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước

- Về phương diện tâm lý, bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức,giúp họ yên tâm trong cuộc sống, trong sinh hoạt sản xuất kinh doanh, bảo hiểm thể hiệntính cộng đồng, tương trợ và nhân văn sâu sắc

- Các tổ chức, các doanh nghiệp bảo hiểm còn thu hút một lượng lớn lao động và tạothêm công ăn việc làm cho họ Điều này làm giảm bớt tình trạng lao động bị thất nghiệpcho xã hội

Trang 7

Như vậy bảo hiểm có tác dụng rất lớn về cả kinh tế lẫn xã hội Vì vậy, ông WistonChurchill - một chính khách đã nói: “Nếu có thể tôi sẽ viết từ “Bảo hiểm” trong mỗi nhà

và lên trán mỗi người – càng ngày tôi càng tin chắc rằng, với một giá khiêm tốn, bảo hiểm

có thể giải phóng các gia đình ra khỏi thảm hoạ không lường trước được” Một nhân vậtnổi tiếng trong giới kỹ nghệ - Henry Ford đã quả quyết : " không phải các kiến trúc sư

mà là các nhà bảo hiểm đã xây dựng nên New York, chính là vì không một nhà đầu tư nàodám mạo hiểm bỏ ra hàng tỷ đô la cần thiết để xây dựng những toà nhà chọc trời ởManhattan mà không có bảo đảm được bồi thường nếu hỏa hoạn hoặc sai phạm về xâydựng xảy ra"

Do đòi hỏi về sự tự chủ và an toàn về tài chính cũng như các nhu cầu của con người,hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và không thể thiếu đối với cá nhân, doanhnghiệp và mỗi quốc gia Ngày nay, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia ngàycàng phát triển thì bảo hiểm cũng ngày càng phát triển và mở rộng Vì vậy khái niệm bảohiểm trở nên gần gũi gắn bó với con người, các đơn vị sản xuất kinh doanh Có được quan

hệ đó là vì bảo hiểm đã mang lại lợi ích kinh tế xã hội thiếu hụt cho mọi thành viên, mọiđơn vị có tham gia bảo hiểm

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại rủi ro đều được chấp nhận bảo hiểm Nhà bảohiểm hiện nay chỉ bảo hiểm cho những rủi ro thuần tuý và rủi ro tài chính Ví dụ mộtngười cảm thấy chán nản thất vọng vì chiếc xe mình mua thì không thể bảo hiểm trongtrường hợp này

1.3.2 Phân loại bảo hiểm

Trong hệ thống tài chính nói riêng, hệ thống kinh tế xã hội nói chung, bảo hiểm tồntại như là một bộ phận cấu thành với hai hình thức chính: bảo hiểm thương mại và cácloại bảo hiểm phi lợi nhuận

Bảo hiểm thương mại được thực hiện bởi các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mụcđích cung cấp cho xã hội một loại hàng hoá, dịch vụ “an toàn”, trên cơ sở đó nhà bảohiểm tìm kiếm một khoản lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm Bảo hiểm thương mại khôngchỉ đảm bảo cho các rủi ro về con người hay những khoản tiền gửi tại ngân hàng, các tổchức tín dụng mà còn đảm bảo cả và rủi ro về tài sản (nhà cửa, hàng hoá, phương tiệnsản xuất kinh doanh…) và trách nhiệm (trách nhiệm chủ tàu biển, trách nhiệm nghềnghiệp, trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm…) Bảo hiểm thương mại có mứcphí, mức bồi thường chi trả phụ thuộc vào thoả thuận theo nhu cầu và khả năng của bênmua bảo hiểm (trừ một số loại bảo hiểm bắt buộc theo luật kinh doanh bảo hiểm quyđịnh)

Các loại bảo hiểm phi lợi nhuận gồm ba loại: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảohiểm tiền gửi Bảo hiểm phi lợi nhuận được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước như cơquan bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế quốc gia trực thuộc cơ quan bảo hiểm xã hội,

tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận mà

là chính sách của nhà nước nhằm đảm bảo các chế độ phúc lợi xã hội và đảm bảo ổnđịnh tình hình kinh tế chính trị của quốc gia Bảo hiểm phi lợi nhuận đảm bảo rủi ro vềcon người và các khoản tiền gửi tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng Bảo hiểm philợi nhuận có mức phí và mức bồi thường chi trả theo luật định không phải trên sự thoảthuận của người bảo hiểm và người được bảo hiểm như đối với bảo hiểm thương mại

Trang 8

Chương 2 BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI2.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

2.1.1 Khái niệm về bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại còn được gọi là bảo hiểm kinh doanh

Theo điều 3, chương 1, luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam định nghĩa về kinh doanhbảo hiểm như sau:

“Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinhlợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sởbên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm chongười thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”

Ta có thể phân biệt điểm khác nhau giữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạtđộng của các loại bảo hiểm phi lợi nhuận như sau:

Kinh doanh bảo hiểm Hoạt động của các loại bảo

hiểm phi lợi nhuận

- Cơ quan thực hiện

Các doanh nghiệp bảohiểm: doanh nghiệp nhànước, công ty cổ phần,doanh nghiệp tư nhân…

Cơ quan quản lý nhà nước như

cơ quan bảo hiểm xã hội, quỹbảo hiểm y tế, tổ chức bảo hiểmtiền gửi Việt Nam

Phi lợi nhuận (quản lý nhànước, ổn định cuộc sống củanhân dân, an toàn xã hội)

Như vậy, bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm được thực hiện, triển khai bởicác doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời Theo đódoanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người mua bảo hiểm đóng phí để doanhnghiệp cam kết trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khixảy ra rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm đã thoả thuận trên hợp đồng bảo hiểm

Hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam tuân theo các quy định của luật kinhdoanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam

2.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm thương mại

Nhu cầu an toàn của cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu, lúc nào con ngườicũng tìm cách để bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những bất hạnh của sốphận và những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất kinh doanh Ngay từ thời cổ đại đãxuất hiện những tổ chức gần giống với bảo hiểm, chẳng hạn, Khoảng năm 4500 trướcCông nguyên, những người thợ đẽo đá ở Ai Cập đã lập ra các quỹ tương hỗ để giúp đỡ,chia sẻ rủi ro cho những người gặp hoạn nạn Những người Trung Hoa cổ đại, thời nhàChu vào khoảng những năm 500 trước Công nguyên cũng đã sử dụng kỹ thuật phân chiarủi ro đơn giản bằng cách tổ chức các đoàn thuyền vận chuyển hàng hóa và súc vật trêndòng sông Dương Tử, trong đó hàng hóa của mỗi chủ hàng được chia nhỏ cho mỗi thuyềnchuyên chở và nếu chiếc nào bị chìm thì các thương gia cùng nhau gánh chịu

Ở Babylone, vào khoảng năm 1700 trước Công nguyên và ở Athens (Hy Lạp) khoảngnăm 500 trước Công nguyên đã xuất hiện quan hệ tín dụng với lãi suất rất cao trong lĩnh

Trang 9

vực buôn bán, vận chuyển hàng hóa trên biển và qua sa mạc Điều đặc biệt trong quan hệ tíndụng này là nếu hàng hóa bị tổn thất thì người cho vay phải chịu rủi ro mất vốn và lãi TạiRôme - Italia, hệ thống cho vay với điều kiện tương tự cũng đã ra đời, lãi suất có thể lên đến50% Thực chất đó đã là một sự kết hợp giữa hoạt động tín dụng với ý đồ bảo hiểm và dođặc trưng bằng cơ chế lãi suất cao đi đôi với chấp nhận rủi ro nên được mệnh danh là "chovay mạo hiểm lớn" Lãi suất cao có thể hiểu như tiền thân của phí bảo hiểm.

Hoạt động cho vay mạo hiểm lớn tồn tại khá lâu và phố biến trên nhiều khu vực trênthế giới Tại Rôme - Italia, kéo dài đến tận thời kỳ Trung Cổ - thời kỳ thống trị của Nhàthờ Thiên chúa giáo “Cho vay mạo hiểm lớn” đã bị lạm dụng và vào năm 1234, Giáohoàng Grégoire IX đã ra sắc lệnh nghiêm cấm hoạt động cho vay nặng lãi Vấn đề đặt ra

là cần phải tìm ra một phương thức bảo đảm cho các khoản tín dụng mà chủ nhà băng đãcấp cho nhà buôn (con nợ có rủi ro cao) khi không còn sự bảo đảm bằng lãi suất "cắt cổ”.Trước sự đòi hỏi đó, đã hình thành một hệ thống bảo đảm mới - bảo hiểm hàng hải: cácnhà buôn chấp nhận một khoản tiền ấn định trước, để nhận được đảm bảo giá trị tàuthuyền và hàng hóa chuyên chở trong trường hợp tổn thất Những thỏa thuận bảo hiểmđầu tiên được gắn liền với hoạt động thương mại và vận chuyển hàng hóa bằng đườngbiển đã ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 14 Bút tích của bản hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất

mà người ta tìm thấy được ký kết tại Genoa, Italia năm 1347, và cũng chính tại Genoa,Italia năm 1424, công ty bảo hiểm hàng hải đầu tiên ra đời, đánh dấu sự phát triến củangành bảo hiểm và sự ra đời của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Có thể đã có những bảnhợp đồng cổ hơn mà người ta không tìm thấy do chúng đã bị hủy ngay sau khi con tàu cậpbến - đồng nghĩa với việc thực hiện xong bảo đảm

Sau bảo hiểm hàng hải, tiếp đến là sự ra đời của các loại bảo hiểm khác Tại London,ngày 2 tháng 9 năm 1666 hoả hoạn đã xảy ra và kéo dài trong nhiều ngày, thiêu cháykhoảng 13.200 nóc nhà, trong đó 87 nhà thờ Mức độ nghiêm trọng của thảm họa đó đãkhiến các nhà chức trách thành phố London mở văn phòng cháy đầu tiên vào năm 1667.Năm 1684, công ty bảo hiểm cháy đầu tiên ra đời, lấy tên là Friendly Society Fire Office.Công ty hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ với hệ thống phí bảo hiểm cố định, ngườiđược bảo hiểm phải chịu một phần thiệt hại xảy ra Sau đó, nhiều công ty bảo hiểm cháykhác tiếp tục ra đời ở nước Anh, như là: Amicable (1696); Sun (1710); Union (1714);London (1714); Westminister (1717) Tại Pháp, Văn phòng bảo hiểm hỏa hoạn mang tên

"La Royal Incendie" do CLAVER thành lập năm 1786 tại Paris Hợp đồng bảo hiểm nhânthọ cổ xưa nhất được lưu giữ đến ngày nay đã được ký năm 1583 tại London và vào năm

1762, công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên có tên là Equitable được thành lập tại nước Anh.Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển mạnh mẽ nhất từ cuối thế kỷ XVII và đếnnay nó đã trở thành lĩnh vực kinh doanh đặc biệt và phổ biến ở tất cả các nền kinh tế trênthế giới

2.1.3 Phân loại bảo hiểm thương mại

Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại bảo hiểm thương mại, tuỳ theo mục đích

và ý nghĩa nghiên cứu Hiện nay, một số tiêu thức thường được sử dụng là: tính chất pháp

lý, kỹ thuật bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, luật kinh doanh bảo hiểm và lịch sử ra đời củacác nghiệp vụ bảo hiểm

Trang 10

Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được giao kết dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc

và nhận thức của bên mua bảo hiểm Đây chính là tính chất vốn có của bảo hiểm thươngmại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt của conngười Đại bộ phận các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại bảo hiểm tự nguyện

Bảo hiểm bắt buộc

Loại bảo hiểm này được pháp luật áp dụng khi đối tượng cần mua bảo hiểm khôngchỉ cần thiết cho một số ít người mà là yêu cầu của toàn xã hội với mục đích bảo vệ lợi íchcho cộng đồng và an toàn xã hội Ví dụ: bảo hiểm hành khách, bảo hiểm trách nhiệm dân

sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba….Điểm đáng lưu ý là bắt buộc nhưng khônglàm mất đi tính tự nguyện và bình đẳng trong quan hệ hợp đồng khi các bên được tựnguyện lựa chọn đối tác và thoả thuận những vấn đề không phải tuân theo quy định thốngnhất của pháp luật Ở Việt Nam hiện nay có các loại bảo hiểm bắt buộc sau:

Theo quy định tại khoản 2, điều 8, chương I, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCNViệt Nam, bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự củangười vận chuyển hàng không đối với hành khách;

b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;

c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

d) Bảo hiểm cháy, nổ

Theo luật hàng hải CHXHCN Việt nam (chương XVI, điều 23 ), bắt buộc về bảohiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển đối với tàu biển chuyên dùng để vận chuyểndầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc hàng hoá nguy hiểm khác đối với ô nhiễm môi trườngkhi hoạt động tại vùng nước các cảng biển và khu vực hàng hải khác của Việt Nam.Trên thế giới, các loại bảo hiểm bắt buộc khá đa dạng tại một số nước, ví dụ: ở Pháp

có đến gần 100 loại bảo hiểm bắt buộc Quan hệ thị trường bảo hiểm càng phát triển thìcác loại bảo hiểm bắt buộc dường như càng phong phú hơn Điều đó tồn tại trong một lĩnhvực kinh doanh có vẻ giống như một nghịch lý, song nghịch lý đó vẫn được chấp nhận vìnhiều lý do Lý do cơ bản nhất liên quan tới chức năng bảo vệ trật tự xã hội của các Nhànước Nhằm bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn chung, Nhà nước buộc phải sử dụng công

cụ luật pháp để can thiệp vào việc bảo hiểm cho một số đối tượng nếu như vấn đề đốitượng đó có được bảo hiểm hay không sẽ can hệ đến lợi ích của nhiều thành viên xã hội,

ví dụ: trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

Thực tế ở nhiều nước, sự bắt buộc được áp dụng nhiều đối với loại bảo hiểm tráchnhiệm dân sự Những nghề nghiệp như là: tư vấn pháp luật, kiểm toán, môi giới chứngkhoán, cung cấp dịch vụ y tế, thiết kế xây dựng ,với yêu cầu chuyên môn cao và kỹ năngphức tạp nên vẫn tiềm ẩn khả năng xảy ra sai sót, gây tổn hại lớn cho người sử dụng dịch

vụ Trong trường hợp này, bảo hiểm bắt buộc là xuất phát từ mục đích bảo đảm nguồn tàichính để người cung cấp dịch vụ thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với khách hàng nếuchẳng may rủi ro phát sinh

Trên cơ sở quy định phân loại bảo hiểm bắt buộc hoặc tự nguyện, mỗi doanh nghiệpbảo hiểm có những biện pháp thích hợp để tổ chức hệ thống phân phối sản phẩm, khaithác dịch vụ bảo hiểm Tuyệt nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm không được lợi dụngbằng cách giải thích sai lệch tính chất bắt buộc trong giao kết hợp đồng bảo hiểm Cầnnhấn mạnh rằng bảo hiểm bắt buộc không trao bất kỳ đặc quyền nào cho doanh nghiệpbảo hiểm Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể có được bằng việc

Trang 11

hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm, cung cấp dịch vụ có chất lượng cho khách hàng ngay cảkhi đó là loại bảo hiểm bắt buộc.

2.1.3.2 Căn cứ vào kỹ thuật bảo hiểm

Theo cách phân loại này các loại hình bảo hiểm được chia làm hai loại: loại dựa trên

kỹ thuật phân bổ và loại dựa trên kỹ thuật dồn tích vốn

Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ

Là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định theo thời gian vàthường độc lập với tuổi thọ con người Hợp đồng loại này thường là ngắn hạn (nhỏ hơnhoặc bằng một năm) Như vậy, thời hạn của các hợp đồng bảo hiểm có thể sẽ nằm gọntrong 1 năm tài chính hoặc kéo dài qua 2 năm tài chính liên tiếp của doanh nghiệp bảohiểm Phí bảo hiểm được nộp một lần toàn bộ khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hoặc đượcchia ra nộp trong vài ba kỳ

Kỹ thuật phân bổ đòi hỏi việc xác định kết quả kinh doanh của từng năm tài chính vàothời điểm khoá sổ niên độ kế toán (31/12) phải tính đến các dự phòng nghiệp vụ đặc trưngcủa kỹ thuật phân chia, đó là: dự phòng phí và dự phòng bồi thường

- Việc trích lập dự phòng phí xuất phát từ sự so lệch giữa thời hạn của các hợp đồngbảo hiểm và năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm vẫn được kýkết liên tục trong nhiều thời điểm trong năm Không ít hợp đồng bảo hiểm có thời hạn kéodài sang năm tài chính tiếp theo Vì thế khi khoá sổ niên độ kế toán, phải trích một phầnphí bảo hiểm đã thu để lại, nhằm thực hiện cam kết bồi thường (hoặc trả tiền bảo hiểm)cho trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn hiệu lực còn lại của hợp đồng bảohiểm Việc trích lập dự phòng phí được minh hoạ trong sơ đồ 2.1

Thời hạn bảo hiểm

Sơ đồ 2.1: minh hoạ việc trích lập dự phòng phí bảo hiểm

Phí đã thu của các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn không trùng với năm tài chính củadoanh nghiệp bảo hiểm ( kéo dài từ 1/1 đến 31/12 ) sẽ được dành lại một phần theo chonăm sau Trường hợp trong sơ đồ trên, khoản phí bảo hiểm thu được trong năm n phải để lạicho năm sau (năm n +1) là 1/2 phí bảo hiểm (đã trừ đi chi phí ký kết hợp đồng bảo hiểm)

Dự phòng bồi thường Thực tế, vì nhiều lý do nên vẫn có những sự kiện bảo hiểm đãxảy ra trong năm nhưng cho đến 31/12 (thời điểm khoá sổ niên độ kế toán năm tài chínhcủa doanh nghiệp bảo hiểm) vẫn chưa được giải quyết thanh toán bồi thường (hoặc trảtiền bảo hiểm) Có những nghiệp vụ bảo hiểm mà trách nhiệm thanh toán bồi thường vẫncòn đeo đẳng doanh nghiệp bảo hiểm nhiều năm sau thời điểm kết thúc thời hạn bảo hiểm,

như là bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm cho rủi ro bệnh tật Dự phòng bồi thường được trích lập từ phí bảo hiểm nhằm thanh toán cho những vụ tổn thất, khiếu nại còn tồn

đọng, cụ thể là các dạng: tổn thất xảy ra chưa được thông báo; tổn thất đã được khai báonhưng chưa xác định được trách nhiệm bồi thường

Dự phòng nghiệp vụ được tính cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và như vậy, phần phíbảo hiểm phân bổ cho một năm tài chính sẽ bằng phí bảo hiểm thu được trong năm củanghiệp vụ xác định cộng hoàn nhập dự phòng nghiệp vụ đầu kỳ (số trích lập dự phòngcuối kỳ của năm tài chính trước) trừ đi số trích lập dự phòng cuối kỳ của năm

Phí bảo hiểm

Trang 12

Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật dồn tích vốn

Là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi theo thời gian vàđối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ của con người (nên gọi là bảo hiểm nhân thọ) Cáchợp đồng loại này thường là trung và dài hạn (5năm, 10 năm, 20 năm, trọn đời…)

Cũng dựa trên kỹ thuật, có thể phân loại bảo hiểm theo cách thức trả tiền, theo đó các loại hình bảo hiểm được chia làm hai loại

- Các loại bảo hiểm có tiền trả theo nguyên tắc bồi thường: theo nguyên tắc này, sốtiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm hoặc người được hưởng quyền lợibảo hiểm không bao giờ lớn hơn giá trị thiệt hại thực tế mà họ phải gánh chịu Các loạibảo hiểm này gồm có: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (gọi chung là bảohiểm thiệt hại)

- Các loại bảo hiểm có tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán: người được bảohiểm hoặc người được hưởng quyền lợi bảo hiểm sẽ được nhận số tiền khoán theo đúngmức mà họ đã thoả thuận trước trên hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm tuỳ thuộc vàphù hợp với nhu cầu cũng như khả năng đóng phí Đây chính là các loại bảo hiểm nhânthọ và một số trường hợp của bảo hiểm tai nạn, bệnh tật

2.1.3.3 Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm

Theo tiêu thức này, các loại bảo hiểm được xếp vào 3 nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo

hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người

Bảo hiểm tài sản

Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là các tài sản và nhữnglợi ích liên quan Sau đây là những loại bảo hiểm tài sản thông dụng nhất:

Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu; bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong nước Bảo hiểm thân tàu biển; bảo hiểm thân tàu, thuyền khác

Bảo hiểm thân máy bay và bảo hiểm tổn thất hệ quả

Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

Bảo hiểm công trình xây dựng, lắp đặt

Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt

Bảo hiểm máy móc thiết bị; bảo hiểm máy móc thiết bị điện tử

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Bảo hiểm vật nuôi, cây trồng

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Bảo hiểm tiền; bảo hiểm trộm cắp

Bảo hiểm công trình ngoài khơi, giàn khoan, đường ống trong thăm dò và khaithác dầu khí

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm bồithường của người được bảo hiểm phát sinh theo quy định về trách nhiệm dân sự của phápluật Phổ biến nhất là những loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự sau:

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển; bảo hiểm trách nhiệm dân sự củachủ tàu, thuyền khác

Trang 13

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không; bảo hiểm tráchnhiệm dân sự của người khai thác máy bay

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động

Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm

Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây dựng, lắp dặt

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động tư vấn đầu tư, xây dựng

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ vật nuôi

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số nghề nghiệp đặc biệt như là: môi giớibảo hiểm; môi giới chứng khoán; tư vấn pháp luật; tư vấn tài chính, kiểm toán; nghề y

Bảo hiểm con người

Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khoẻ,khả năng lao động và tuổi thọ con người Bảo hiểm con người được chia thành bảo hiểmnhân thọ và bảo hiểm con người phi nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ có các loại cơ bản sau:

Bảo hiểm cho sự kiện tử vong của người được bảo hiểm

Bảo hiểm cho sư kiện còn sống của người được bảo hiểm

Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp

Bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư

Bảo hiểm con người phi nhân thọ có các dạng chính sau:

Bảo hiểm tai nạn (tai nạn cá nhân; tai nạn hành khách; tai nạn thuyền viên; tai nạnlái xe, phụ xe và người ngồi trên xe cơ giới; tai nạn nhân viên tổ bay; tai nạn người đi dulịch; tai nạn thân thể học sinh )

Bảo hiểm sức khoẻ ( bảo hiểm cho rủi ro bệnh tật, ốm đau)

Bảo hiểm sinh mạng

Bảo hiểm kết hợp (bảo hiểm cho nhiều loại rủi ro: tai nạn, bệnh tật, tử vong trongmột hợp đồng bảo hiểm)

Phân loại theo đối tượng bảo hiểm được sử dụng rộng rãi và rất có ý nghĩa thực tiễn.Mỗi loại đối tượng bảo hiểm có những đặc tính riêng và vì thế cần có những nguyên tắc,phương pháp, biện pháp tương thích trong kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm

2.1.3.4 Căn cứ theo luật kinh doanh bảo hiểm

Theo Điều 7, chương I, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam, bảo hiểmthương mại được chia làm hai loại: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:

a) Bảo hiểm trọn đời;

b) Bảo hiểm sinh kỳ;

c) Bảo hiểm tử kỳ;

d) Bảo hiểm hỗn hợp;

Trang 14

đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;

e) Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định (bảo hiểm liên kếtđầu tư…)

Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:

a) Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người;

b) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;

c) Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt vàđường không;

d) Bảo hiểm hàng không;

đ) Bảo hiểm xe cơ giới;

e) Bảo hiểm cháy, nổ;

g) Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;

h) Bảo hiểm trách nhiệm chung;

i) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;

k) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;

l) Bảo hiểm nông nghiệp;

m) Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định

Căn cứ vào lịch sử ra đời của các nghiệp vụ bảo hiểm

Trong thực tế, có thể phân loại bảo hiểm thương mại để quản lý theo cơ sở lịch sử rađời của các nghiệp vụ bảo hiểm Ví dụ: bảo hiểm hàng hải được coi là ra đời sớm nhất và

là nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống của các công ty bảo hiểm Vì vậy thời kỳ đầu, cáccông ty bảo hiểm thường phân loại bảo hiểm thương mại thành bảo hiểm hàng hải (bảohiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và hội bảo hiểm P&I-hội bảo trợ và bồithường) và bảo hiểm phi hàng hải (tất cả các nghiệp vụ còn lại) Sau này, với sự phát triểncủa bảo hiểm thương mại, nhiều nghiệp vụ bảo hiểm mới ra đời như bảo hiểm cháy, bảohiểm con người, bảo hiểm xây dựng….và đặc biệt là sự ra đời của bảo hiểm nhân thọ với

kỹ thuật bảo hiểm riêng, bảo hiểm thương mại được chia thành hai nhóm lớn: bảo hiểmnhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ Hiện nay có những công ty chuyên kinh doanh bảohiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ hoặc nếu kinh doanh cả hai loại hình thì phải tổ chứchạch toán riêng biệt

2.1.4 Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thương mại

2.1.4.1 Nguyên tắc số đông

Về bản chất, hoạt động bảo hiểm thương mại là nhận một khoản tiền mà người ta gọi

là phí bảo hiểm để rồi có khả năng sẽ phải trả cho bên đã đóng góp khoản tiền phí đó một sốtiền (bồi thường, chi trả) lớn hơn gấp nhiều lần Để làm được điều này hoạt động bảo hiểmthương mại phải dựa trên nguyên tắc số đông Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thểthiếu được trong bất kỳ một nghiệp bảo hiểm thương mại nào, theo đó hậu quả của rủi roxảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bởi số tiền gom được từ rất nhiềungười có cùng khả năng gặp rủi ro như nhau

Thông qua việc huy động đủ số phí cần thiết để giải quyết chi bồi thường cho các tổnthất có thể xảy ra trong cộng đồng những người tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm đã thựchiện việc bù trừ rủi ro theo quy luật thống kê số lớn Nguyên tắc số đông bù số ít cho biết

Trang 15

rằng càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì quỹ bảo hiểm tích tụ càng lớn và việc chi trảtrở nên dễ dàng hơn, rủi ro được chia sẻ cho nhiều người hơn Thông thường, một nghiệp

vụ bảo hiểm chỉ có thể triển khai được khi có nhiều nhu cầu về cùng một loại bảo đảm đó

2.1.4.2 Nguyên tắc lựa chọn rủi ro

Hoạt động bảo hiểm thương mại cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho những cá nhân

và tổ chức có nhu cầu Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, người bảo hiểm đềuchấp nhận các yêu cầu bảo đảm Hiếm có nhà kinh doanh bảo hiểm nào lại dại dột hứa sẽbồi thường cho ông chủ một ngôi nhà trong trường hợp có cháy xảy ra khi ngôi nhà đóchứa đầy hoá chất, không hề trang bị phòng cháy chữa cháy, và nằm ngay cạnh mộtxưởng rèn

Nguyên tắc lựa chọn rủi ro là một nguyên tắc không thể thiếu được trong kinh doanhbảo hiểm Theo nguyên tắc này, các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽxảy ra thì sẽ bị từ chối bảo hiểm Ví dụ: hao mòn tự nhiên của vật chất, xe vi phạm luậtgiao thông…Nói cách khác, những rủi ro có thể được bảo hiểm phải là những rủi ro bấtngờ, không lường trước được

Để bảo đảm cho nguyên tắc này, trong đơn bảo hiểm luôn có các loại rủi ro loại trừtuỳ thuộc vào từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau; còn với các loại rủi ro được bảo hiểm lạiđược xem xét để phân loại, xắp xếp theo từng mức độ khác nhau (nếu cần thiết) và áp dụngcác mức phí thích hợp Đối với rủi ro có xác suất xảy ra lớn hơn thì mức phí phải nộp lớnhơn Chẳng hạn, cùng là người ở một độ tuổi tham gia bảo hiểm nhân thọ nhưng nhữngngười bị bệnh tim phải đóng mức phí khác với những người khoẻ mạnh bình thường Chính

vì vậy, một yêu cầu đối với người tham gia bảo hiểm là phải trung thực tuyệt đối khi khaibáo rủi ro để bên bảo hiểm có thể xác định được chính xác rằng rủi ro đó có thể chấp nhậnbảo hiểm hay không, nếu có thì với mức phí như thế nào

Nguyên tắc lựa chọn rủi ro nhằm tránh cho người bảo hiểm phải bồi thường chonhững tổn thất thấy trước mà nhiều trường hợp như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến phá sản,đồng thời cũng giúp cho các công ty bảo hiểm có thể tính được các mức phí chính xác,lập nên được một quỹ bảo hiểm đầy đủ để đảm bảo cho công tác bồi thường Không chỉđảm bảo cho quyền lợi của phía người bảo hiểm mà ngay chính những người tham giabảo hiểm cũng thấy công bằng hơn trong trường hợp có những rủi ro không thuần nhất(xác suất không bằng nhau) khi nguyên tắc này được áp dụng

2.1.4.3 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Nguyên tắc này được thể hiện ngay từ khi người bảo hiểm nghiên cứu để soạn thảomột hợp đồng bảo hiểm đến khi phát hành khai thác bảo hiểm và thực hiện giao dịch kinhdoanh với khách hàng (người tham gia bảo hiểm)

Trước hết, nguyên tắc trung thực tuyệt đối đòi hỏi người bảo hiểm phải có tráchnhiệm cân nhắc các điều khoản để soạn thảo hợp đồng bảo đảm cho quyền lợi của haibên Sản phẩm cung cấp của nhà bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ nên khi mua người thamgia bảo hiểm không thể nắm nó trong tay như các sản phẩm vật chất khác để đánh giáchất lượng và giá cả…mà chỉ có thể được một hợp đồng hứa sẽ đảm bảo Chất lượngcủa sản phẩm bảo hiểm có bảo đảm hay không, giá cả (phí bảo hiểm) có hợp lý haykhông, quyền lợi của người được bảo hiểm có được đảm bảo đầy đủ, công bằng haykhông…đều chủ yếu dựa vào sự trung thực của phía bên bảo hiểm

Đồng thời, nguyên tắc này cũng đặt ra một yêu cầu với người tham gia bảo hiểm làphải khai báo rủi ro một cách trung thực khi tham gia bảo hiểm để giúp cho người bảohiểm xác định mức phí phù hợp với rủi ro mà họ đảm nhận Thêm vào đó, các hành vi

Trang 16

Rủi ro được bảo hiểm(Người được bảo hiểm)

Người bảo hiểm A (25%)Người bảo hiểm B (25%)Người bảo hiểm C (25%)Người bảo hiểm D (25%)

gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm khi thông báo, khai báo các thiệt hại để đòi bồi thường(khai báo lớn hơn thiệt hại thực tế, sửa chữa ngày tháng của hợp đồng bảo hiểm…) sẽ bị

xử lý theo pháp luật

2.1.4.4 Nguyên tắc phân chia, phân tán rủi ro

Phân tán rủi ro

Ví dụ: Người bảo hiểm không thể đảm bảo cho tất cả các nông dân trong cùng một

vùng chống rủi ro lũ lụt, không thể khai thác bảo hiểm cháy cho một số lượng lớn đốitượng bảo hiểm có vị trí tập trung tại một thành phố đông đúc nào đó…Đó chính là hoạtđộng phân tán rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm

Phân tán rủi ro được thể hiện ở hai mặt: không gian và thời gian, mặt khác, sự phântán còn được là phân tán về mặt giá trị Sự phân tán về không gian cho phép doanhnghiệp bảo hiểm thực hiện được việc bù trừ rủi ro giữa vùng bị tổn thất với những vùngkhác Đa dạng hoá sản phẩm bảo hiểm - một giải pháp chiến lược mà doanh nghiệp bảohiểm vẫn quan tâm hàng đầu một phần cũng vì mục tiêu phân tán rủi ro

Phân chia rủi ro

Là người nhận rủi ro được chuyển từ người tham gia bảo hiểm, nhà bảo hiểm lúc này

sẽ là người phải đối mặt với những tổn thất lớn nếu rủi ro xảy ra Mặc dù quỹ bảo hiểm làmột quỹ tài chính lớn, được lập ra bởi sự đóng góp của nhiều người theo nguyên tắc sốđông và như vậy, với tư cách là người huy động và quản lý quỹ, các công ty bảo hiểm cókhả năng thực hiện các nhiệm vụ chi trả bảo hiểm Nhưng trên thực tế, không phải lúc nàocông ty bảo hiểm cũng luôn đảm bảo được khả năng này Điều này có thể thấy rõ nhất vớinhững trường hợp quỹ bảo hiểm huy động được còn chưa nhiều (công ty bảo hiểm mớithành lập hoặc công ty bảo hiểm có quy mô nhỏ) trong khi đó giá trị bảo hiểm lại rất lớnhoặc những trường hợp có rủi ro liên tiếp xảy ra gây tổn thất lớn

Một kinh nghiệm của các nhà kinh doanh bảo hiểm thương mại là không nhận nhữngđối tượng bảo hiểm có giá trị quá lớn, vượt quá khả năng tài chính của công ty nếu rủi rotổn thất xảy ra Tuy nhiên, để tránh được điều tối kỵ là phải từ chối hợp bảo hiểm đồngthời vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh, các công ty bảo hiểm thực hiện nguyên tắcphân chia rủi ro Có hai phương thức phân chia rủi ro là đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm

a) Đồng bảo hiểm

Đồng bảo hiểm là sự phân chia theo tỷ lệ đối với cùng một rủi ro giữa nhiều ngườibảo hiểm với nhau theo sơ đồ 2.2

Sơ đồ 2.2: Mối quan hệ trong đồng bảo hiểm

Như vậy mỗi nhà bảo hiểm chỉ chấp nhận một phần trăm nào đó của rủi ro, đổi lại cũngchỉ nhận một tỷ lệ tương ứng về phí và cũng phải chi trả một tỷ lệ bồi thường như thế

Trang 17

Tỷ lệ phần trăm rủi ro được chấp nhận bởi mỗi nhà đồng bảo hiểm tuỳ thuộc vào cácđặc điểm được xác định trước Nó bị chi phối bởi khả năng tài chính của mỗi người đồngbảo hiểm Vì thế mỗi người đồng bảo hiểm phải xác định cho mình một “mức chấp nhận”hay còn gọi là “mức ký kết” Mức chấp nhận là số tiền tối đa mà một nhà bảo hiểm có thểchấp nhận đảm bảo đối với một rủi ro nhất định.

Về mặt pháp lý, người tham gia bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm.Khi có tổn thất xảy ra, anh ta phải thực hiện việc khiếu nại đòi bồi thường đối với mỗingười bảo hiểm nói trên mỗi người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho phần của mình vàkhông phải chịu trách nhiệm cho nhau Như vậy, đồng bảo hiểm có thể coi là một rủi rođược bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng dưới giá trị

Tuy nhiên, trên thực tế, nếu đồng bảo hiểm được thể hiện bằng hàng loạt hợp đồngriêng lẻ thì rất bất lợi cho người được bảo hiểm Do đó, chỉ có một hợp đồng duy nhấtđược thiết lập mang tên tất cả các nhà đồng bảo hiểm và các phần rủi ro mà họ chấp nhậnđảm bảo Bản hợp đồng này sẽ do một trong các nhà đồng bảo hiểm đứng ra đại diện,quản lý trong mối quan hệ với khách hàng Người này được gọi là người bảo hiểm chủ trìhay tổ chức chủ trì

Ví dụ:

Một công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị 2.000.000 USD Có 3 tổ chứctham gia đồng bảo hiểm Khả năng của các tổ chức như sau:

- Tổ chức A chủ trì có mức nhận tối đa là 1.000.000 USD

- Tổ chức B có mức nhận tối đa là 800.000 USD

- Tổ chức C có mức nhận tối đa là 200.000 USD

Phí bảo hiểm (phí gộp hay phí thương mại) là 8.000 USD

Yêu cầu: Hãy phân chia phí bảo hiểm và bồi thường tổn thất giữa các tổ chức A, B,

C trong 2 trường hợp sau:

i) Xảy ra sự cố tổn thất bộ phận = 25% giá trị bảo hiểm

ii) Xảy ra tổn thất toàn bộ 100% giá trị bảo hiểm

b) Tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó một tổ chức bảo hiểm chuyển cho một tổ chứcbảo hiểm khác một phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận đảm bảo trên cơ sở nhượng lại chongười đó một phần phí bảo hiểm Hay nói một cách chung và dễ hiểu nhất là: “tái bảohiểm là bảo hiểm lại cho nhà bảo hiểm”

Hợp đồng bảo hiểm giữa người được bảo hiểm với người bảo hiểm trực tiếp đượcgọi là hợp đồng bảo hiểm gốc Hợp đồng bảo hiểm giữa người bảo hiểm chuyển nhượngdịch vụ bảo hiểm với những người bảo hiểm khác gọi là hợp đồng tái bảo hiểm Ngườibảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm gốc trở thành người nhượng tái bảo hiểm, người bảohiểm nhận lại một phần rủi ro của người nhượng tái bảo hiểm gọi là người nhận tái bảohiểm Người nhận tái bảo hiểm có thể là một doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinhdoanh cả bảo hiểm gốc lẫn tái bảo hiểm hoặc là doanh ngiệp chuyên kinh doanh tái bảohiểm Sau khi nhận tái bảo hiểm, người nhận tái có thể nhượng tái bảo hiểm cho nhữngngười nhận tái bảo hiểm khác, hoạt động nhượng tái có thể tiếp tục nhiều lần(Retrocession) với sự liên kết của các doanh nghiệp bảo hiểm trên phạm vi quốc tế

Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam – Vinare là doanh nghiệpchuyên kinh doanh tái bảo hiểm

Trang 18

Hợp đồng bảo hiểm

(người nhượng tái bảo hiểm)Hợp đồng tái bảo hiểm

Hợp đồng tái bảo hiểm

Người bảo hiểm B(Người nhận tái bảo hiểm)

Người bảo hiểm C(Người nhận chuyển nhượng

tái bảo hiểm)

Mối quan hệ trong tái bảo hiểm thể hiện trong sơ đồ 2.3

Sơ đồ 2.3: Mối quan hệ trong tái bảo hiểm

Ví dụ: Tổ chức bảo hiểm X trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các hợp đồng gốc với

số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm gốc và thiệt hại phải bồi thường như sau:

Hợp đồng gốc Số tiền bảo hiểm (USD) Phí bảo hiểm gốc (USD) Thiệt hại (USD)

Yêu cầu: Phân chia trách nhiệm về số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm và số tiền bồi

thường giữa người nhượng tái và người nhận tái trong trường hợp trên.

Về phương diện pháp lý, trong tái bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ cần biết nhàbảo hiểm gốc ban đầu và là người duy nhất chịu trách nhiệm đảm bảo rủi ro của mình chứngười được bảo hiểm không cần biết đến người nhận tái bảo hiểm

Trong thời kỳ đầu, các hợp đồng tái bảo hiểm thường ký kết dưới dạng tạm thời(facultative) cho từng dịch vụ đơn lẻ Sau này, bên cạnh hợp đồng tái bảo hiểm tự nguyệnxuất hiện hợp đồng tái bảo hiểm mở (open cover) và rất phổ biến là hợp đồng tái bảo hiểm

cố định (treaty) Với nhiều phương pháp tái bảo hiểm, nhiều dạng hợp đồng tái bảo hiểm,hoạt động tái bảo hiểm tạo nên sự gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trường bảohiểm các quốc gia trên thế giới và phạm vi chuyển giao rủi ro đã trở thành không biêngiới cho mục tiêu phân chia rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm

Việc sử dụng đồng bảo hiểm hay tái bảo hiểm là tuỳ thuộc phần lớn vào các đặc tínhcủa rủi ro, đối tượng bảo hiểm và không ít các trường hợp kết hợp cả đồng bảo hiểm , táibảo hiểm , đồng- tái bảo hiểm sẽ là phương án tối ưu cho việc chuyển giao rủi ro Sơ đồ2.4 minh hoạ khái quát sự kết hợp đó :

Sơ đồ 2.4: sự kết hợp trong đồng – tái bảo hiểm

Trang 19

Đồng tái

bảo hiểm

Rủi ro được bảo hiểm (người được bảo hiểm)

Người bảo hiểm B

Người bảo hiểm C (Người nhận tái bảo hiểm) Người bảo hiểm D

(Người nhận tái bảo

hiểm)

Người bảo hiểm E (Người nhận tái bảo

hiểm)

Người bảo hiểm A

Đồng bảo hiểm

Tái bảo hiểm

Có một nghịch lý là: nghề bảo hiểm bán sự an toàn và vì thế lại tiềm ẩn không ít rủi ro nguy hiểm Các phương pháp phân chia, phân tán rủi ro là sự cụ thể hóa phương châm

"không để mọi quả trứng vào trong một giỏ" mà người bảo hiểm cần phải sử dụng để giảm thiểu hậu quả bất lợi của những rủi ro đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, mỗi loại hình bảo hiểm thương mại sẽ có thêm các nguyên tắc khác phù hợp với đặc điểm của từng loại Ví dụ trong bảo hiểm tài sản có nguyên tắc bồi thường nhưng trong bảo hiểm con người lại có nguyên tắc khoán

2.2 HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

2.2.1 Khái niệm

Hợp đồng bảo hiểm quốc tế đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử ngành bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm hàng hải vào ngày 23/10/1347 tại Genoa, Italia Từ thời điểm đó đến nay, luật thương mại quốc tế và luật bảo hiểm của từng nước đã ban hành những quy định riêng áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm

Chiếu theo khoản 1, điều 12, mục 1, chương II, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được hưởng quyền lợi bảo hiểm hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”

Về hình thức, luật pháp các quốc gia đòi hỏi mọi hợp đồng bảo hiểm phải thể hiện dưới dạng văn bản (không phải bằng miệng) giữa hai bên: bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm Ngay cả khi giao dịch bằng thương mại điện tử doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải soạn thảo, theo dõi và lưu trữ một lượng lớn tài liệu liên quan đến hợp đồng bảo hiểm

Các hợp đồng bảo hiểm có thể được ký kết một cách trực tiếp giữa người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm hoặc ký kết gián tiếp thông qua môi giới, đại lý

2.2.2 Chủ thể và khách thể của hợp đồng bảo hiểm

2.2.2.1 Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm

Trước hết là các bên trong hợp đồng bảo hiểm: Bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) và bên được bảo hiểm (gồm có: người mua bảo hiểm (người tham gia bảo hiểm), người được bảo hiểm và người được hưởng quyền lợi bảo hiểm)

- Doanh nghiệp bảo hiểm (thường được gọi là người bảo hiểm): là người cam kết trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra Đổi lại, doanh

Trang 20

nghiệp sẽ nhận được khoản phí bảo hiểm Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan docác bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định Chẳng hạn, trong hợp đồng bảo hiểm nhânthọ hỗn hợp, khi các sự kiện xảy ra như: người được bảo hiểm bị chết hoặc thương tậttoàn bộ vĩnh viễn, hay hết hạn hợp đồng bảo hiểm người bảo hiểm vẫn còn sống thìdoanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trả tiền cho người thụ hưởng.

- Người mua bảo hiểm: chính là người đứng ra giao kết hợp đồng và có nghĩa vụphải trả phí bảo hiểm

- Người được bảo hiểm: là người có tính mạng hoặc tài sản, trách nhiệm dân sự bị đedoạ bởi rủi ro và được bảo đảm bởi nhà bảo hiểm

- Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm: là người hưởng tiền bảo hiểm trả hay bồithường trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm xảy ra Thông thường, người được hưởngquyền lợi bảo hiểm là người được bảo hiểm nhưng trong một số trường hợp người đượchưởng quyền lợi bảo hiểm lại là người khác Phức tạp nhất là khi có sự khác nhau giữangười tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người được hưởng quyền lợi bảo hiểmtrong hợp đồng bảo hiểm con người, đặc biệt là bảo hiểm cho sự cố chết của người đượcbảo hiểm Vấn đề ai là người được nhận tiền trả bảo hiểm trước hết được xác định cụ thểbằng việc chỉ định người được hưởng quyền lợi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bởingười tham gia bảo hiểm; sau đó là theo thoả thuận khác của hợp đồng bảo hiểm (ví dụ:trong phần quy định chung cho các sản phẩm của AIA Việt Nam có quy định: “ nếu bất

kỳ người được hưởng quyền lợi bảo hiểm nào chết trước người được bảo hiểm, phầnquyền lợi bảo hiểm của người đó sẽ được trả cho chủ hợp đồng hoặc người thừa kế hợppháp của chủ hợp đồng” ) hoặc theo quy định chung của pháp luật liên quan

Cũng cần nói đến trường hợp các nạn nhân (người thứ ba) trong sự kiện bảo hiểmcủa hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Một vài loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự,luật pháp có quy định yêu cầu người bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người thứ ba Vìvậy, cũng có thể coi những người thứ ba đó tham gia vào quan hệ hợp đồng với tư cáchngười được hưởng quyền lợi bảo hiểm

Ví dụ: Xác định người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người được hưởng

quyền lợi bảo hiểm trong các loại bảo hiểm sau:

Bảo hiểm học sinh

Bảo hiểm hàng hoá theo giá CIF

Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp khi người được bảo hiểm chết?

Liên quan đến việc giao kết hợp đồng còn có thể có trung gian bảo hiểm: đại lý hoặcmôi giới bảo hiểm (được giới thiệu trong chương IV - luật kinh doanh bảo hiểmCHXHCN Việt Nam)

- Đại lý bảo hiểm là cá nhân hoặc tổ chức có hoạt động giới thiệu, chào bán sảnphẩm bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằmthực hiện hợp đồng bảo hiểm theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm

Trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm, đại lý bảo hiểm là đại diện của doanh nghiệp bảohiểm Sự uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm phải được xác định cụ thể về phạm vi côngviệc, quyền hạn, thời hạn trong hợp đồng đại lý bảo hiểm Những sự việc mà đại lý bảohiểm đã biết (trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm với bên được bảo hiểm) đều coi nhưdoanh nghiệp bảo hiểm đã biết và doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về nhữnghoạt động của đại lý bảo hiểm (theo phạm vi uỷ quyền) trong trường hợp hoạt động đólàm tổn hại đến lợi ích của người khác Chẳng hạn: đại lý bảo hiểm thu phí bảo hiểm

Trang 21

nhưng không nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải đảm bảotất cả các quyền lợi theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm cho bên được bảo hiểm.

- Môi giới bảo hiểm cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm (hoặc bênnhượng tái bảo hiểm của hợp đồng tái bảo hiểm) về sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảohiểm và thực hiện các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợpđồng bảo hiểm (hoặc hợp đồng tái bảo hiểm) theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm (hoặcbên nhượng tái bảo hiểm)

Về nguyên tắc, môi giới bảo hiểm là đại diện của bên mua bảo hiểm hoặc bênnhượng tái bảo hiểm và hoạt động môi giới phải xuất phát từ lợi ích của bên mua bảohiểm (hoặc bên nhượng tái bảo hiểm), tuy nhiên hoa hồng môi giới lại do doanh nghiệpbảo hiểm (hoặc bên nhận tái bảo hiểm) trả cho môi giới và trong một số trường hợp,doanh nghiệp bảo hiểm có thể uỷ quyền cho môi giới thu phí bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm

Vì lẽ đó, giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm rất cần sự tôn trọng nguyên tắc trungthực, tín nhiệm tuyệt đối (utmost good faith) của các chủ thể cũng như đại diện của họtrong quan hệ hợp đồng bảo hiểm

2.2.2.2 Khách thể của hợp đồng bảo hiểm

Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm cho chiếc xe thì chiếc xe là đối tượng bảo hiểm chứ

không phải là khách thể của hợp đồng bảo hiểm

Khách thể của hợp đồng bảo hiểm là lợi ích kinh tế gắn liền với sự an toàn của đốitượng bảo hiểm mà bên được bảo hiểm được bảo vệ bởi hợp đồng bảo hiểm Gắn liền vớiviệc xác định khách thể của hợp đồng bảo hiểm là quy định về quyền lợi có thể được bảohiểm

Ví dụ: có một chiếc xe toyota 1 tỷ VNĐ, ai là người đứng ra ký hợp đồng cho chiếc

xe này? Nếu không có quy định rõ thì người nào đó sẽ tham gia và trả một khoản phí nhỏ(1,3% đến 1,5%/năm) rồi phá huỷ xe để nhận tiền bảo hiểm 1 tỷ đồng, như vậy dẫn đếngian lận trong bảo hiểm…

Quy định về quyền lợi bảo hiểm xét về bản chất: quyền lợi được bảo hiểm có thểđược tạo lập cho cá nhân, tổ chức, nếu cá nhân tổ chức đó có lợi ích kinh tế hợp pháp bịtổn hại khi đối tượng được bảo hiểm chịu ảnh hưởng bất lợi của rủi ro

Như vậy, người nào có lợi ích kinh tế hợp pháp bị tổn hại khi chiếc xe mất hay cháyđược ký hợp đồng bảo hiểm cho chiếc xe (đó là chủ xe, hay người được giao quyền quản

lý xe đó Còn tên ăn trộm chạy xe bị tai nạn thì lợi ích kinh tế đó không hợp pháp)

Có nhiều căn cứ hình thành quyền lợi có thể được bảo hiểm như quyền sở hữu,quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản, quyền về nhân thân, quan hệ huyết thống, nuôidưỡng, các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng

Ý nghĩa của việc quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm:

- Là điều kiện để hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực

Ví dụ: A là người thuê ngôi nhà có giá trị 2 tỷ đồng của B trong thời gian 2 năm.

Hỏi: Ai là người ký hợp đồng bảo hiểm cho ngôi nhà?

- Ngăn chặn rủi ro đạo đức, lợi dụng tham gia bảo hiểm để kiếm lợi (trục lợi bảo

hiểm) và tránh hiện tượng biến việc tham gia bảo hiểm thành trò cá cược với rủi ro nhất làkhi rủi ro liên quan đến sinh mạng của con người

Trang 22

Người bảo hiểm Bên mua bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm

Số tiền bồi thường Phí bảo hiểm

(Tiền trả bảo hiểm) (khoản đóng góp)

Rủi ro(Sự kiện bảo hiểm)

Ví dụ: Ông chủ xe mua bảo hiểm nhận bồi thường (không có vấn đề gì) nhưng một

người khác không có liên quan đến lợi ích của chiếc xe nếu tham gia bảo hiểm sẽ trục lợibảo hiểm

2.2.3 Các yếu tố cấu thành hợp đồng bảo hiểm

Bảo hiểm phải chứa đựng 3 yếu tố cơ bản: rủi ro, phí bảo hiểm, một khoản tiền bồithường (hoặc tiền trả bảo hiểm) Và đó cũng chính là 3 yếu tố cấu thành hợp đồng bảo hiểm Chúng ta có thể khái quát hoá một hợp đồng bảo hiểm bằng sơ đồ 3.1:

Sơ đồ 3.1: những yếu tố cấu thành hợp đồng bảo hiểm

2.2.3.1 Các yếu tố liên quan đến rủi ro

1 Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm là những đối tượng đặt trong tình trạng chịu hiểm hoạ mà vì nó,một người (người có quyền lợi có thể được bảo hiểm) phải tham gia vào một loại hình bảohiểm nào đó Đối tượng được bảo hiểm có thể là: con người (tính mạng, thân thể, sứckhỏe, khả năng lao động, tuổi thọ), tài sản và trách nhiệm dân sự phát sinh do quy địnhcủa pháp luật

Sự tồn tại của đối tượng bảo hiểm cũng chính là sự hiện diện của rủi ro bảo hiểm,một trong những điều kiện đảm bảo hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm được xác định cụ thể cho từng loại sản phẩm bảo hiểm và trongtừng hợp đồng bảo hiểm bằng điều khoản quy định về đối tượng bảo hiểm

Ví dụ: Chiếc xe ô tô có thể có đối tượng bảo hiểm như: thân xe, trách nhiệm dân sự

của chủ xe đối với hành khách, trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá và tráchnhiệm dân sự của chủ xe đối với người đi đường Và người tham gia bảo hiểm tráchnhiệm dân sự của chủ xe mà không tham gia bảo hiểm thân xe thì khi xe hỏng sẽ khôngđược bồi thường…

2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

- Giá trị bảo hiểm là giá trị bằng tiền của tài sản được bảo hiểm Gía trị bảo hiểm tuỳthuộc vào đơn bảo hiểm mà có thể được ghi hoặc không được ghi (bắt buộc phải ghi trongbảo hiểm tài sản)

- Số tiền bảo hiểm là một phần hay toàn bộ giá trị bảo hiểm (trong bảo hiểm tài sản).Trong mọi trường hợp, số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm bồi thường (hay trả tiền)tối đa của người bảo hiểm trong một vụ hoặc một năm tổn thất

Mối quan hệ giữa giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm: trên đơn bảo hiểm tài sảnthông thường đều có biểu hiện của số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm Mối quan hệ giữachúng có thể có những trường hợp sau:

Bảo hiểm đúng giá trị: số tiền bảo hiểm = giá trị bảo hiểm: đây là trường hợp lý

tưởng nhất

Trang 23

Bảo hiểm dưới giá trị: số tiền bảo hiểm < giá trị bảo hiểm

Bảo hiểm trên giá trị: số tiền bảo hiểm > giá trị bảo hiểm

Bảo hiểm trùng: Khi tài sản được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm và tổng

số tiền trên các hợp đồng đó lớn hơn nhiều lần so với giá trị bảo hiểm Nói chính xác hơnđây là trường hợp bảo hiểm trên giá trị do bảo hiểm trùng Về nguyên tắc, bên mua bảohiểm không được kiếm lời từ hợp đồng bảo hiểm, do đó, bảo hiểm trên giá trị hoặc bảohiểm trùng trong trường hợp cố ý đều bị cấm bởi luật pháp của các quốc gia Tuy nhiên,nếu do sơ xuất của người tham gia bảo hiểm thì sẽ có cách xử lý theo khoản 2, điều 44,luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam, sao cho người tham gia không thể kiếmlợi từ hợp đồng bảo hiểm (chúng ta sẽ học cách tính số tiền bồi thường cho bảo hiểmtrùng ở các phần sau)

3 Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm

- Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro, tổn thất hay chi phí xảy ra đối vớiđối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường (hoặc trả tiền bảo hiểm)

- Loại trừ bảo hiểm: chỉ ra các trường hợp được mô tả dưới dạng rủi ro, tổn thất haychi phí mà doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường (hay trả tiền bảohiểm) dù cho chúng có tác động xấu đến đối tượng bảo hiểm Có hai điều khoản loại trừ:loại trừ tuyệt đối (không bao giờ bảo hiểm) và loại trừ tương đối (có thể được bảo hiểmnhưng kèm theo những điều kiện nhất định, đó là sự linh hoạt cần thiết nhằm đáp ứng nhucầu bảo hiểm đa dạng của xã hội)

Ví dụ: rủi ro của đối tượng bảo hiểm xảy ra do sự cố ý của người tham gia bảo hiểm,

người được bảo hiểm hay người thụ hưởng thì sẽ bị loại trừ tuyệt đối hoặc tai nạn do sayrượu (loại trừ tuyệt đối) Còn loại trừ bảo hiểm hàng hoá do chiến tranh nhưng sẽ chấpnhận bảo hiểm nếu người tham gia chịu đóng mức phí cao hơn

Hai loại điều khoản phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm thường có trong mọi hợpđồng bảo hiểm: xuất phát từ rủi ro có thể xảy ra cho mọi đối tượng bảo hiểm nhưng ngườibảo hiểm chỉ có thể chấp nhận bảo hiểm được một số loại rủi ro do yêu cầu về kỹ thuật bảohiểm, về luật pháp và yêu cầu khác trong kinh doanh bảo hiểm

Một số tiêu chí xác định các rủi ro được bảo hiểm như sau:

+ Rủi ro phải xảy ra trong tương lai: có nghĩa là nó chưa xảy ra

+ Là biến cố ngẫu nhiên: xảy ra rủi ro và hậu quả không phụ thuộc vào sự mongmuốn của người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng, có thể tínhđược xác suất xảy ra rủi ro

Ví dụ: một người tham gia bảo hiểm bị tai nạn nếu là hành vi cố ý của bản thân (tức

là không ngẫu nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm không trả tiền), nếu là hành vi cố ý củangười khác (là ngẫu nhiên)

+ Các rủi ro có thể tập hợp được thành nhóm tương hỗ: rủi ro duy nhất hoặc sốlượng rủi ro ít mang tính cá cược sẽ không được bảo hiểm

+ Các rủi ro phải đánh giá và lượng hoá được hậu quả về mặt tài chính Ví dụ: hạnhphúc gia đình – không lượng hoá được về mặt tài chính là hao tổn bao nhiêu tiền – khôngbảo hiểm được

+ Các rủi ro không thuộc hành vi cấm của pháp luật và không trái với lợi ích côngcộng: các rủi ro thuộc phạm vi cấm của pháp luật thường liên quan đến mục đích phòngngừa tội phạm; quyền tự quyết của các cá nhân như các khoản tiền phạt của toà án tuyên

Trang 24

bố; tiền chuộc trong trường hợp bắt cóc; bảo hiểm tử vong cho những người bị quản thúchay tâm thần

Sự cấm đoán ở các nước không hẳn là giống nhau, nhưng nhìn chung đều dựa trênnguyên tắc cơ bản là hợp đồng bảo hiểm không được đi ngược lại luật pháp của nhà nước, lợiích chung của xã hội; không thể trái với những chuẩn mực về đạo đức và lẽ phải đã được xãhội công nhận Không một quốc gia nào lại cho phép một người tránh được trách nhiệm hình

sự bằng cách mua bảo hiểm hoặc cho phép bảo hiểm sự cố tử vong của người đang mắc bệnhtâm thần.Tuy nhiên, trong khi bảo hiểm cho số tiền chuộc trong trường hợp bị bắt cóc bị cấm

ở nước Pháp thì người Pháp lại có thể mua loại bảo hiểm này ở Anh Quốc

Như vậy, quan niệm về rủi ro có thể được bảo hiểm hoặc không thể được bảo hiểm

là không cố định Nhưng dù sao các tiêu chí nói trên vẫn là những cơ sở kỹ thuật, pháp lýnền móng cho việc soạn thảo điều khoản phạm vi bảo hiểm và điều khoản loại trừ tronghợp đồng bảo hiểm

Thông thường phí bảo hiểm là cố định và được thoả thuận khi giao kết hợp đồng bảohiểm Tuy nhiên, đối với một số tổ chức bảo hiểm đặc biệt - các Hội tương hỗ bảo hiểm, phíbảo hiểm được điều chỉnh theo tình hình các khoản chi (chi bồi thường, chi quản lý ) thực

tế phát sinh trong năm nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm

Phí bảo hiểm = tỷ lệ bảo hiểm x số tiền bảo hiểm

2.2.3.3 Bồi thường và trả tiền bảo hiểm

1 Điều khoản xác định giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm trong bồi thường và trả tiền bảo hiểm

Thuật ngữ bồi thường được sử dụng để chỉ việc bên bảo hiểm thực hiện cam kết đền

bù cho người được bảo hiểm những thiệt hại vật chất xảy ra trong sự kiện bảo hiểm - mộtphần hoặc toàn bộ Bồi thường được sử dụng chủ yếu trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểmtrách nhiệm dân sự còn trong bảo hiểm con người thường sử dụng thuật ngữ trả tiền bảohiểm Trả tiền bảo hiểm mang ý nghĩa của việc chi trả một khoản tiền nhất định theo thoảthuận trong hợp đồng bảo hiểm từ phía doanh nghiệp bảo hiểm Bên cạnh điểm tươngđồng: đều là việc thực hiện cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểmxảy ra, bồi thường và trả tiền bảo hiểm hàm chứa những ý nghĩa riêng biệt Bồi thường cómục tiêu là khôi phục tình hình tài chính của người được bảo hiểm, tối đa là bằng trạngthái ngay trước lúc xảy ra sự kiện bảo hiểm Bồi thường có thể thực hiện theo phươngpháp trả bằng tiền hoặc doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp thay thế, sửa chữa đối tượng bảohiểm Bồi thường không tạo ra cơ hội kiếm lời cho bên được bảo hiểm Trong khi đó,khoản tiền trả bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ hàm chứa cả yếu tố sinh lợi số phí bảohiểm nộp trước của bên mua bảo hiểm và được chi trả cả trong nhiều sự kiện bảo hiểmkhông hề phát sinh thiệt hại (ví dụ: sự kiện người được bảo hiểm sống đến một thời điểmnhất định trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ) Một số sự kiện bảo hiểm trong bảo

Trang 25

hiểm con người có phát sinh thiệt hại thì khoản tiền trả bảo hiểm có thể vẫn không mangtính bồi thường.

Kỹ thuật bảo hiểm đòi hỏi hầu hết các hợp đồng bảo hiểm (trừ một số hợp đồng bảohiểm cho đối tượng là các loại trách nhiệm dân sự theo phương thức không giới hạn) phảixác định rõ giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm - số tiền tối đa mà người bảo hiểm có thểphải trả trong một sự kiện bảo hiểm hoặc trong cả thời hạn bảo hiểm

Cách thức xác định giới hạn trách nhiệm bảo hiểm phụ thuộc trước hết vào loại đốitượng bảo hiểm

Những hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản, giới hạn trách nhiệmbảo hiểm được xác định bằng số tiền bảo hiểm hoặc hạn mức bồi thường của bảo hiểmtính cho mỗi sự cố hoặc cho cả thời hạn bảo hiểm Việc thoả thuận về số tiền bảo hiểmphải căn cứ vào nhiều yếu tố mà trước hết là giá trị của đối tượng bảo hiểm Giá trị củađối tượng bảo hiểm có thể tính theo giá thị trường của đối tượng bảo hiểm hoặc bằngnhững phương pháp ước lượng đối với các loại đối tượng đặc biệt, như là: công trình xâydựng, vật nuôi, sản lượng thu hoạch cây trồng, lợi nhuận trong gián đoạn kinh doanh Trường hợp đối tượng bảo hiểm là các loại trách nhiệm dân sự, giới hạn trách nhiệm

của bảo hiểm được xác định bằng các mức trách nhiệm Người bảo hiểm căn cứ vào việc

đánh giá, ước lượng về mức độ tổn thất, chi phí - hậu quả có thể phát sinh của sự kiện bảohiểm, năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp; khả năng trả phí của lượng kháchhàng tiềm năng gắn với từng loại nghiệp vụ bảo hiểm để đưa ra các mức trách nhiệm chobên mua bảo hiểm lựa chọn Giới hạn trách nhiệm thường được phân biệt đối với thiệt hại

về người và thiệt hại về tài sản của người thứ ba (nạn nhân trong sự kiện bảo hiểm)

Đối với thiệt hại về người, mức trách nhiệm được tính cho mỗi người /1 sự cố và cóthể đi kèm tổng mức trách nhiệm /1 sự cố Đối với thiệt hại về tài sản, mức trách nhiệmthường được tính cho mỗi cũng như mọi thiệt hại về tài sản của một cũng như nhiều ngườithứ ba trong một sự cố

Trường hợp bảo hiểm cho những loại trách nhiệm dân sự như là trách nhiệm sản phẩm,bệnh tật, ô nhiễm , trách nhiệm chi trả của người được bảo hiểm cho người thứ ba có thể kéodài qua nhiều năm Việc xác định tổng mức trách nhiệm cho cả thời hạn bảo hiểm là một biệnpháp cần thiết để ổn định trách nhiệm thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm

Trong thể loại bảo hiểm con người, giới hạn tiền trả bảo hiểm được biểu thị bằng sốtiền bảo hiểm hoặc mức trách nhiệm (tính cho mỗi sự cố hoặc cho cả thời hạn bảo hiểm)hoặc khoản tiền trả bảo hiểm định kỳ như là niên kim nhân thọ Bên cạnh những yếu tốtương tự như trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải chú ýđến một số đặc tính khác của bảo hiểm con người như là hợp đồng bảo hiểm có thể ký kếtdưới dạng “nhóm”; thời hạn bảo hiểm có thể rất dài, tính “tiết kiệm” của bảo hiểm nhânthọ, yêu cầu của việc ngăn ngừa rủi ro đạo đức để đưa ra các mức giới hạn trả tiền bảohiểm thích hợp và bên mua bảo hiểm sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu an toàn, khả năng trả phícủa mình để lựa chọn

Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm - một cam kết cơ bản từ phíadoanh nghiệp bảo hiểm sẽ liên quan trực tiếp tới một cam kết quan trọng của bên mua bảohiểm - về phí bảo hiểm

Ví dụ: Một hợp đồng bảo hiểm tài sản có giá trị bảo hiểm 5 tỷ đồng, thời hạn bảo

hiểm 1 năm (từ 1/4/2007 – 1/4/2008), số tiền bảo hiểm là 5 tỷ đồng Trong thời hạn bảohiểm phát sinh sự cố như sau:

1/9/2007 thiệt hại 200 triệu đồng

Trang 26

1/12/2007cháy toàn bộ

Hỏi: Nhà bảo hiểm sẽ bồi thường trong trường hợp trên như thế nào?

2 Một số điều khoản chi phối cách tính số tiền bồi thường, số tiền trả bảo hiểm

a Điều khoản về mức miễn thường và khấu trừ

Mức miễn thường là một phần số tiền tổn thất mà bên mua bảo hiểm phải tự gánhchịu Nói cách khác, nếu tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức miễn thường thoả thuận thìngười tham gia bảo hiểm tự gánh chịu còn người bảo hiểm không phải bồi thường haytrả tiền bảo hiểm) Trong trường hợp này coi như người được bảo hiểm tự bảo hiểm chochính mình Việc áp dụng mức miễn thường có thể tự nguyện hoặc bắt buộc Nếu tựnguyện, phí bảo hiểm sẽ được giảm tuỳ theo mức miễn thường cụ thể

- Cách thức quy định về mức miễn thường :

+ Quy định miễn thường bằng một số tiền nhất định/ 1 sự cố (1vụ)

+ Quy định mức miễn thường thông qua tỷ lệ % giá trị tổn thất

+ Tính theo một tỷ lệ % giá trị tổn thất (giá trị thiệt hại) của đối tượng bảo hiểmnhưng lại kèm theo mức khống chế tối thiểu bằng một số tiền nhất định

+ Trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, mức miễn thường lại có thể quy định bằngmột số ngày nhất định

Ví dụ 1: Một hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng có thời hạn bảo hiểm 1 năm

(từ 1/3/2007 đến 1/3/2008), thoả thuận mức miễn thường là 10% giá trị thiệt hại của côngtrình nhưng không thấp hơn 1.000USD/vụ

Xảy ra sự cố tổn thất như sau:

Yêu cầu: Tính mức miễn thường của sự cố tổn thất trên

Ví dụ 2: Việc gián đoạn kinh doanh của Việt Nam Airlines quy định mức miễn

thường trong 7 ngày thì khi ngừng bay trong vòng 7 ngày nhà bảo hiểm sẽ không phải trảtiền bảo hiểm

- Cách thức tính toán số tiền bồi thường, số tiền trả bảo hiểm khi áp dụng mức miễn thường: có hai loại miễn thường: miễn thường có khấu trừ và miễn thường không

khấu trừ

+ Miễn thường có khấu trừ (còn gọi là mức khấu trừ): là mức miễn thường mà khigiá trị tổn thất vượt mức miễn thường, khiếu nại sẽ được giải quyết nhưng trừ đi mứcmiễn thường

Số tiền bồi thường(số tiền trả bảo hiểm) = giá trị thiệt hại của đối tượng - mức khấu trừ

+ Miễn thường không khấu trừ: Là mức miễn thường mà khi giá trị tổn thất vượtmức miễn thường, khiếu nại sẽ được giải quyết bồi thường toàn bộ

Ví dụ 3: Theo ví dụ 1 trên, hãy điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây trong hai

trường hợp có áp dụng mức khấu trừ và không khấu trừ

Sự cố Tổn thất Mức miễn thường Số tiền bồi thường Số tiền bồi thường

Trang 27

Tỷ lệ bảo hiểm Số tiền bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm

Tỷ lệ bảo hiểm Số tiền phí đã thu

Số tiền phí lẽ ra phải thu

(USD) (mức khấu trừ) có khấu trừ (USD) không khấu trừ (USD)

* Mục đích của việc áp dụng mức miễn thường: Mức miễn thường có thể nhằm

loại những tổn thất dạng hao hụt tự nhiên, thương mại thông thường khỏi trách nhiệm bảohiểm hoặc mang dụng ý tránh việc bỏ ra các chi phí về giám định, thu thập hồ sơ, thủ tụcthanh toán một cách không có hiệu quả kinh tế đối với những tổn thất nhỏ Đặc biệt, sựlinh hoạt của mức miễn thường sẽ đáp ứng được nhu cầu tự gánh chịu một phần tổn thất

để giảm phí bảo hiểm của khách hàng bảo hiểm Hơn nữa, mức miễn thường cũng còn làmột biện pháp góp phần ngăn ngừa rủi ro đạo đức, giảm thiểu nguy cơ tinh thần trongkinh doanh bảo hiểm (khách hàng sẽ phải tự mình gánh chịu mức tổn thất cho bản thânnên phải có trách nhiệm áp dụng các biện pháp ngăn ngừa tổn thất)

b Bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ

Điều khoản này áp dụng trong trường hợp bảo hiểm dưới giá trị Khi áp dụng điềukhoản này người bảo hiểm chỉ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm theo một tỷ lệ nhất định

Có hai loại tỷ lệ như sau :

- Người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người bảo hiểm tổn thất phát sinh theo tỷ lệgiữa số tiền bảo hiểm mà hai bên thoả thuận khi giao kết hợp đồng và giá trị thực tế củatài sản được bảo hiểm Đây là tỷ lệ thông dụng nhất

Ví dụ: Một tài sản trị giá 100 triệu đồng, tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm

80triệu đồng, tổn thất phát sinh là 10triệu đồng, khi đó tỷ lệ bảo hiểm là 80/100=0,8 và sốtiền bồi thường là 0,8x10 = 8triệu đồng

- Trong một số trường hợp, người bảo hiểm còn giải quyết bồi thường theo tỷ lệ phíbảo hiểm thực tế đã thu so với tỷ lệ phí lẽ ra phải thu

Trường hợp này có sự cung cấp thông tin (kê khai rủi ro) không chính xác của bênmua bảo hiểm Sự cung cấp thông tin không chính xác có thể dẫn đến mức phí thoả thuậntrong hợp đồng thấp hơn mức phí tương ứng với mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểmtrong trường hợp sự sai sót là không cố ý

Ví dụ 1: Bảo hiểm cháy tài sản

Gía trị tài sản: 1tỷ đồng

Số tiền bảo hiểm: 0,8tỷ đồng

Tỷ lệ phí bảo hiểm: 0,15%

Thiệt hại của đối tượng bảo hiểm: 100triệu đồng

Khi giám định tổn thất thấy khách hàng kê khai không chính xác, nếu kê khai chínhxác thì tỷ lệ phí lẽ ra phải áp dụng là 0,2%

Hỏi: Số tiền bồi thường của người bảo hiểm trả cho người mua bảo hiểm trong

trường hợp này là bao nhiêu?

Trang 28

Ví dụ 2: Số tiền bảo hiểm cho bảo hiểm tử kỳ (bảo hiểm sinh mạng cho sự kiện chết

của người được bảo hiểm) là 10.000USD Xảy ra sự kiện bảo hiểm, phát hiện người đượcbảo hiểm đã nhầm lẫn tuổi khi kê khai Tuổi đúng của người được bảo hiểm là 50 tuổinhưng lại kê khai 48 tuổi Tỷ lệ phí bảo hiểm tử kỳ cho tuổi 48 là 1,116%, trong khi tuổi

50 là 1,288%

Hỏi: Trong trường hợp này số tiền trả bảo hiểm là bao nhiêu?

Bồi thường theo tỷ lệ còn áp dụng trong trường hợp đóng góp bồi thường của các nhàbảo hiểm trong trường hợp bảo hiểm trùng cho cùng một đối tượng bảo hiểm

2.2.4 Trình tự thiết lập, thực hiện hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, chấm dứt và tái tục hợp đồng bảo hiểm

2.2.4.1 Thiết lập hợp đồng bảo hiểm

Khi thiết lập một hợp đồng bảo hiểm cần tuân thủ các nguyên tắc công bằng đôi bêncùng có lợi, nguyên tắc bàn bạc thống nhất, tự nguyện và không làm tổn hại đến lợi íchchung của xã hội

Trình tự thiết lập hợp đồng như sau:

- Khai báo rủi ro: cơ sở đầu tiên của việc thiết lập hợp đồng là những yêu cầu, đề

nghị của người tham gia bảo hiểm Những yêu cầu, đề nghị này được thực hiện bởi ngườitham gia bảo hiểm khai báo rủi ro và cung cấp những thông tin cần thiết có liên quan chodoanh nghiệp bảo hiểm theo một phiếu in sẵn Mẫu này được gọi là giấy yêu cầu bảo hiểm

do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp Phần lớn các giấy yêu cầu bảo hiểm được thể hiệnqua việc trả lời các câu hỏi do doanh nghiệp bảo hiểm thiết kế Các câu trả lời phải đảmbảo trung thực chính xác, bởi vì trên cơ sở những thông tin này mới đánh giá được rủi ro

và định phí bảo hiểm phù hợp Việc cố ý trả lời không chính xác dẫn đến huỷ bỏ hợp đồnghoặc bị phạt khi xem xét bồi thường Giấy yêu cầu bảo hiểm có thể được bổ sung bởinhững chi tiết khác nhau như ảnh chụp, giấy xác nhận sức khỏe, các hoá đơn chứng từ…Đối với một số nghiệp vụ bảo hiểm phức tạp (như bảo hiểm cháy, bảo hiểm xây dựng lắpđặt), không chỉ dựa vào giấy yêu cầu bảo hiểm, các doanh nghiệp còn phải cử nhân viênđến tận nơi để thảo luận và đánh giá rủi ro cùng người yêu cầu bảo hiểm

- Chấp nhận bảo hiểm: sau khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận được giấy yêu cầu bảo

hiểm, xét duyệt phù hợp với điều kiện bảo hiểm, đồng ý chấp nhận bảo hiểm sẽ đóng dấu vàgiấy yêu cầu bảo hiểm đó chứng tỏ doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận cam kết Trongtrường hợp bình thường, bên cam kết là bên tham gia bảo hiểm, bên chấp nhận là bên bảohiểm, nhưng nếu doanh nghiệp bảo hiểm còn những điều khoản phụ thì doanh nghiệp bảohiểm trở thành bên cam kết và bên tham gia bảo hiểm trở thành bên chấp nhận cam kết Vídụ: trong bảo hiểm tàu biển, để ngăn chặn rủi ro đặc biệt của những vùng nào đó dễ gâythiệt hại cho con tàu, doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu người tham gia bảo hiểm phải báotrước cho họ biết khi tàu vào vùng đó, người tham gia bảo hiểm phải có sự đảm bảo nhưvậy mới được chấp nhận bảo hiểm Lúc này, doanh nghiệp bảo hiểm lại là bên cam kết.+ Những điều kiện chung của hợp đồng: để thuận lợi cho công việc chuyên môn và

có lợi cho việc phát triển ngành bảo hiểm thương mại, trước khi xác lập hợp đồng, doanhnghiệp bảo hiểm phải đặt ra những điều kiện chung Điều kiện chung bao gồm tất các quyđịnh chung áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng thuộc cùng một loại bảo hiểm, đặc biệtphải xác định rõ các nội dung sau:

Các rủi ro được bảo hiểm

Các rủi ro loại trừ

Trang 29

Quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan

Các điều quy định liên quan đến tổn thất

Quy định về thẩm quyền và thời hạn mất thẩm quyền trong trường hợp có tranh chấp.Điều kiện chung thường do từng doanh nghiệp soạn thảo và in ấn Tuy nhiên, cũng

có thể do nhà nước quy định như trong hợp đồng bảo hiểm nhân sự bắt buộc Điều kiệnchung phải được thực hiện bằng nhiều ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu Nếu khó thể hiện thìphải bổ sung bằng các bảng phụ lục, từ ngữ phải được giải thích rõ ràng, dễ hiểu và đầy

đủ thông tin

+ Những điều kiện đặc biệt (điều kiện bổ sung) của hợp đồng: những điều kiện nàyđược in ấn trước và dùng làm phụ lục cho những điều kiện chung của một số hợp đồng bảohiểm nhằm đảm bảo tính phù hợp với tính đặc thù của một số loại rủi ro cụ thể Ví dụ: bổsung điều kiện đặc biệt cho các điều kiện chung của bảo hiểm cháy đối với các cơ sở bệnhviện, nhà cao tầng và siêu thị là các điều kiện như tai nạn chết người do bỏng, nổ, nhà sập…khi áp dụng các điều kiện đặc biệt phải không được trái với các quy định của pháp luật.+ Những điều kiện riêng của hợp đồng: các điều kiện riêng do cả hai bên thoả thuậnthống nhất và là bằng chứng về sự hiện hữu của một hợp đồng bảo hiểm Các điều kiệnriêng thể hiện tính đặc thù của từng loại hợp đồng bao gồm:

Họ và tên, địa chỉ của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm

- Thoả thuận về việc nộp phí bảo hiểm: sau khi chấp nhận bảo hiểm, hai bên còn

phải thoả thuận với nhau về việc nộp phí bảo hiểm Trong bảo hiểm tài sản, nộp phíkhông phải là điều kiện do pháp luật quy định khi xác lập hợp đồng mà chỉ cần thoảthuận về biện pháp nộp phí là đủ Ví dụ: công ty A đã mua bảo hiểm cho tài sản của mìnhvào chiều ngày 01/06/2002, doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý cho công ty này được nộp phíbảo hiểm trong vòng 15 ngày sau ngày bắt đầu được bảo hiểm Vì hợp đồng bảo hiểm đãđược thiết lập và có hiệu lực rồi, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhịêm bồi thườngtổn thất Nếu tai nạn rủi ro xảy ra sau 15 ngày mà công ty A vẫn chưa đóng phí thì doanhnghiệp bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm bồi thường với lý do không phải là hợp đồngbảo hiểm chưa lập xong mà là do công ty A không thực hiện nghĩa vụ Nhưng trong bảohiểm con người thì khác hẳn, thông thường việc nộp phí là điều kiện để cho trách nhiệmbảo hiểm bắt đầu có hiệu lực Nếu phí bảo hiểm nộp nhiều lần thì lần nộp phí đầu tiên làđiều kiện làm cho hợp đồng bắt đầu có hiệu lực Do đó sẽ không có trường hợp doanhnghiệp bảo hiểm phải bồi thường trước khi người tham gia bảo hiểm nộp phí

- Cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm: sau khi doanh nghiệp bảo

hiểm ký tên, đóng dấu chấp nhận yêu cầu bảo hiểm tức là hợp đồng đã được lập xong.Dựa vào hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm phải kịp thời cấp cho người tham gia bảo hiểmđơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảohiểm là văn bản pháp lý, là bằng chứng giao kết hợp đồng (không phải là hợp đồng) vàchúng chỉ đề cập đến những thông tin vắn tắt trong hợp đồng bảo hiểm (như họ tên, địachỉ các bên tham gia hợp đồng, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm…).Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm được sử dụng phổ biến đối với các nghiệp

Trang 30

vụ bảo hiểm xe cơ giới, hàng hoá, bảo hiểm con người…Để tránh phải mang theo toàn bộhợp đồng (tất cả các tài liệu có liên quan, chủ xe được cấp một giấy chứng nhận bảo hiểmvới kích cỡ gọn nhẹ)

Luật pháp các nước quy định, khi doanh nghiệp bảo hiểm cấp đơn hoặc giấy chứngnhận bảo hiểm là bằng chứng hoàn thành toàn bộ trình tự thiết lập hợp đồng bảo hiểm

2.2.4.2 Thực hiện hợp đồng

Thực hiện hợp đồng bảo hiểm là quá trình mà hai bên thực hiện quyền và nghĩa vụ

đã cam kết

* Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

Điều 17, mục 1, chương III, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam quy địnhquyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

1 Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

a) Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đếnviệc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2Điều 19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật này; (bên thamgia bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng để được bồithường hoặc được trả tiền bảo hiểm Trong trường hợp phí đóng nhiều lần và người thamgia bảo hiểm đã đóng được một hoặc một số lần, nhưng sau đó không thể đóng phí tiếptục thì sau một thời gian nhất định doanh nghiệp bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm cũng

có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng….)

d) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho ngườiđược bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trườnghợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theoquy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồithường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệmdân sự;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật

2 Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:

a) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền,nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm; (sự giải thích ở đây có thể bằng lời nói hoặc bằng vănbản, thông thường các điều khoản được doanh nghiệp bảo hiểm giải thích bằng văn bản.Nội dung giải thích rõ ràng dễ hiểu thì thời hạn thiết lập hợp đồng càng nhanh chóng.Nghĩa vụ giải thích mặc dù không phải là nghĩa vụ thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểmnhưng lại rất quan trọng vì đây là một hành động chuẩn bị sẵn sàng thiết lập hợp đồng, là

cơ sở, là tiền đề để thiết lập hợp đồng hợp pháp, có hiệu quả Thêm vào đó, kỹ thuậtnghiệp vụ bảo hiểm rất phức tạp, thuật ngữ chuyên môn khó hiểu, trình độ hiểu biết củakhách hàng về bảo hiểm nói chung còn hạn chế thì giải thích, hướng dẫn mọi thủ tục giấy

tờ cho họ là hết sức cần thiết

Trang 31

b) Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khigiao kết hợp đồng bảo hiểm;

c) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người đượcbảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; (đây là nghĩa vụ chính của doanh nghiệp bảo hiểm,

nó thể hiện sự cam kết chặt chẽ giữa hai bên nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bêntham gia bảo hiểm Về thời hạn trả tiền hoặc bồi thường – chiếu theo điều 29, mục1,chương III luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam – Nếu như hợp đồng bảo hiểmkhông có sự thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền hoặc bồithường trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiềnbảo hiểm Trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ này thì doanh nghiệp bảo hiểm phảitrả cả lãi đối với khoản tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng quy định tạithời điểm trả tiền bảo hiểm tương ứng với thời gian chậm trả)

d) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;

đ) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường

về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

* Quyền và nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm

Điều 18, mục 1, chương III, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam quy địnhquyền và nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm) như sau:

1 Bên mua bảo hiểm có quyền:

a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;

c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật này; (doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tinsai sự thật để được ký kết hợp đồng, không chấp nhận giảm phí nếu rủi ro được bảo hiểmthay đổi theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm mà bên tham gia bảo hiểmyêu cầu giảm phí…)

d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồithường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sựkiện bảo hiểm;

đ) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểmhoặc theo quy định của pháp luật;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật

2 Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợpđồng bảo hiểm; (Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hay định kỳ Trong trường hợp nộp phíchậm thì doanh nghiệp bảo hiểm ấn định một thời hạn để người tham gia bảo hiểm đóngphí Nếu hết hạn đó mà người tham gia bảo hiểm không đóng phí thì hợp đồng bảo hiểmchấm dứt Trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thường xảy ra tình trạng nộp phí chậmkhông đúng hạn hoặc một thời gian ngắn trong toàn bộ thời hạn bảo hiểm người tham giabảo hiểm không có khả năng nộp phí thì doanh nghiệp bảo hiểm thường xử lý theo cáchtính toán số tiền bảo hiểm giảm đi

Trang 32

b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêucầu của doanh nghiệp bảo hiểm; (việc kê khai này được tiến hành vào lúc hợp đồng và trongsuốt quá trình thực hiện hợp đồng, chẳng hạn như sự thay đổi địa chỉ, trụ sở làm việc củangười tham gia bảo hiểm, mức độ tăng giảm rủi ro …Những thông tin này có liên quan đếnviệc quản lý hợp đồng, tăng phí hay giảm phí bảo hiểm…)

c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm tráchnhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêucầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoảthuận trong hợp đồng bảo hiểm; (việc thông báo phải được thực hiện nhanh chóng Cónhững quy định về thời hạn thông báo để ràng buộc trách nhiệm đối với bên tham gia bảohiểm, ví dụ: đối với bảo hiểm mất cắp là 48 giờ, bảo hiểm vật nuôi chết là 24 giờ, bảo hiểmxây dựng là 5 ngày Việc áp đặt thời hạn thông báo là để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệpbảo hiểm, giúp họ giải quyết hậu quả một cách nhanh chóng, chính xác, đặc biệt giúp bảo

vệ khả năng truy đòi người thứ 3 có liên đới Sau khi khai báo lần đầu về tổn thất xảy ra,bên tham gia bảo hiểm còn phải cung cấp tất cả các giấy tờ cần thiết và trả lời các câu hỏicủa doanh nghiệp bảo hiểm để làm rõ nguyên nhân và mức độ tổn thất giúp hoàn tất thủ tụcbồi thường)

đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật kinhdoanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan; (Chẳng hạn, người thamgia bảo hiểm gọi ngay cứu hoả trong trường hợp có hoả hoạn, gọi cảnh sát trong trườnghợp mất cắp, trông coi đối tượng bảo hiểm bị cháy để tránh mất cắp, …Khi ký kết hợpđồng, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thông báo, hướng dẫn cho người tham gia bảo hiểmnhững việc cần thiết để bảo vệ đối tượng bảo hiểm Trong một số trường hợp, những ýkiến đó thuộc dạng yêu cầu mà người tham gia bảo hiểm phải thực hiện nếu muốn đượcbảo hiểm Những trường hợp đề xuất, gợi ý của doanh nghiệp bảo hiểm thường liên quanđến điều chỉnh phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm Điều 574, mục 11, chương VIII, của Bộluật Dân sự CHXHCN Việt Nam 2005 quy định:

“1 Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện ghi trong hợp đồng, cácquy định có liên quan và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại

2 Trong trường hợp bên được bảo hiểm có lỗi không thực hiện các biện pháp phòngngừa thiệt hại đã ghi trong hợp đồng, thì bên bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn nếucác biện pháp phòng ngừa vẫn không thực hiện thì bên bảo hiểm có quyền đơn phươngđịnh chỉ hợp đồng hoặc không trả tiền bảo hiểm khi thiệt hại xảy ra do các biện phápphòng ngừa đã không thực hiện”)

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Nếu có sự kiện không rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm thì khi có sự kiện bảo hiểmxảy ra dẫn đến tranh chấp thì quan toà sẽ xử có lợi cho phía khách hàng bảo hiểm (ngườitham gia bảo hiểm)

2.2.4.3 Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được quy đinh tại điều 22, mục 1, chương II, luật kinhdoanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam như sau:

1 Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây:

a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;

Trang 33

c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảohiểm đã xảy ra;

d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kếthợp đồng bảo hiểm;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (các bên giao kết không đảmbảo hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự; người xác lập hợp đồng không nhận thứcđược hành vi của mình tại thời điểm giao kết; hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn)

2 Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luậtdân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên được bảo hiểm được coi

là không phát sinh ngay từ thời điểm xác lập hợp đồng Như vậy, các bên phải khôi phục

lại tình trạng ban đầu như trước khi giao kết hợp đồng Cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm trảlại phí bảo hiểm, bên được bảo hiểm trả lại số tiền bồi thường hoặc tiền trả bảo hiểm (nếucó) – toàn bộ hoặc tương ứng với phần bị vô hiệu; bên có lỗi đối với tình trạng vô hiệucủa hợp đồng bảo hiểm phải bồi thường cho bên thiệt hại liên quan

2.2.4.4 Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm tất yếu sẽ chấm dứt khi đã kết thúc thời hạn bảo hiểm, songnhững trường hợp đáng lưu ý là khi hợp đồng bảo hiểm bị chấm dứt trước thời điểm kếtthúc thời hạn bảo hiểm Bên cạnh những trường hợp chấm dứt theo quy định của luật dân

sự như là: khi các bên sử dụng quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo phápluật; các bên giao kết không còn đảm bảo quy định về năng lực hành vi dân sự, năng lựcpháp luật dân sự cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã cam kết Luật kinh doanhbảo hiểm cũng xác định những tình huống đặc thù đối với hợp đồng bảo hiểm, đó là: Sự kiện bảo hiểm đã xảy ra và doanh nghiệp bảo hiểm đã hoàn thành toàn bộ camkết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm

Không còn tồn tại khả năng đối tượng bảo hiểm chịu ảnh hưởng của rủi ro đượcbảo hiểm

Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểmtheo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểmtheo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm cũng có thể được chấm dứt theo thoả thuận riêng giữa 2 bên chonhững tình huống cụ thể thích ứng với mỗi loại nghiệp vụ bảo hiểm Chẳng hạn: khingười được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm con người thay đổi nơi cư trú - ra ngoài giớihạn lãnh thổ được bảo hiểm; tàu biển được bảo hiểm bị bán, thay đổi quốc tịch Tuynhiên, những thoả thuận riêng này phải trên cơ sở tôn trọng luật pháp Các quy định liênquan tới việc cho phép các bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời điểmkết thúc thời hạn bảo hiểm có thể có những điểm riêng ở các quốc gia khác nhau Ví dụ: ởPháp, trong bảo hiểm xe cơ giới, công ty bảo hiểm chỉ có quyền chấm dứt hợp đồng bảohiểm sau tổn thất khi người được bảo hiểm đã vi phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc là người

bị buộc tội đã lái xe trong tình trạng say rượu Luật bảo hiểm Trung Quốc quy định: đối vớihợp đồng bảo hiểm vận chuyển hàng hoá và hợp đồng bảo hiểm phương tiện vận chuyển,sau khi đã bắt đầu trách nhiệm bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm không được huỷ bỏ hợpđồng Những quy định đặc thù như vậy khá đa dạng, tuy nhiên, một vấn đề có thể được

Trang 34

coi như một nguyên tắc xử sự đối với việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời điểm kếtthúc hợp đồng bảo hiểm là có sự khác biệt giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhânthọ Trong bảo hiểm phi nhân thọ, các bên buộc phải thực hiện các cam kết đã thoả thuận,ngoại trừ những trường hợp phát sinh những sự thay đổi được xác định theo pháp luật.Trong bảo hiểm nhân thọ, sự ràng buộc nói trên chỉ áp dụng đối với phía doanh nghiệp bảohiểm còn người tham gia bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm vào bất cứ thờiđiểm nào mà không cần viện dẫn lý do.

Riêng đối với các trường hợp giải thể, thu hẹp phạm vi giấy phép kinh doanh, mấtkhả năng thanh toán, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp bảo hiểm, chấm dứt hợp đồng sẽđược áp dụng nếu bên mua bảo hiểm không chấp nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm

Đi đôi với việc xác định các trường hợp cho phép chấm dứt hợp đồng bảo hiểmtrước thời điểm kết thúc thời hạn bảo hiểm, pháp luật phải quy định về các hậu quả pháp

lý của từng trường hợp Đáng kể nhất là vấn đề hoàn phí bảo hiểm Nhìn chung, nếu việcchấm dứt hợp đồng bảo hiểm không phải là do dụng ý xấu của bên được bảo hiểm, phầnphí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của thời hạn bảo hiểm sẽ được hoàn lại saukhi đã khấu trừ các chi phí hợp lý liên quan mà doanh nghiệp bảo hiểm đã chi ra Trongtrường hợp chấm dứt hợp đồng do bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí hoặc không đóngphí theo thoả thuận cũng như trong thời gian gia hạn của hợp đồng thì bên mua bảo hiểmvẫn phải đóng phí đến thời điểm chấm dứt hợp đồng và doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phảichịu trách nhiệm bồi thường cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trongthời gian gia hạn đã thoả thuận, quy định này không áp dụng với bảo hiểm con người.Một vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nữa là quy định về thờihạn thông báo chấm dứt cũng như hình thức thông báo bằng văn bản Đây là những quyđịnh cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên và hạn chế những tác động bất lợi củaviệc chấm dứt giữa chừng hợp đồng bảo hiểm

2.2.4.5 Tái tục hợp đồng bảo hiểm

Tái tục là phương thức phổ biến nhất thường gặp trong bảo hiểm thiệt hại Hợp đồngbảo hiểm được ký với thời gian một năm, và thời điểm tròn năm, hợp đồng tự động đượctái tục, nếu trước đây không bên nào thể hiện ý muốn thay đổi Cách thức này sẽ tránhđược rủi ro trong khoảng thời gian không liên tục giữa hai năm, bởi vì hợp đồng một khiđược tự động tái tục sẽ không gây lỗ hổng giai đoạn trước và thời kỳ mới tiếp theo.Phương thức này cũng mang tính tiết kiệm vì công ty bảo hiểm không phải phát hành hợpđồng mới mà chỉ cần gửi thông báo đơn giản về kỳ hạn hợp đồng và số phí bảo hiểm cầnnộp trong năm tiếp theo Đây cũng là phương thức cho phép người tham gia bảo hiểm từchối tiếp tục hợp đồng vào thời điểm tròn năm hợp đồng với điều kiện phải tuân thủ một

số hình thức và thời gian theo luật định Nhìn chung, các bên tham gia hợp đồng phảithông báo cho nhau ý định không muốn tái tục qua thư bảo đảm gửi ít nhất một thángtrước ngày hợp đồng tròn năm Thời hạn này đôi khi nhiều hơn để làm sao cho ngườitham gia bảo hiểm có đủ thời gian để tìm được một người bảo hiểm mới

2.3 CÁC LOẠI BẢO HIỂM ÁP DỤNG ĐỂ GIẢM RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như các doanh nghiệp thương mạiluôn phải đối mặt với những rủi ro, các tổn thất mà không thể tránh khỏi do tội phạm,hỏa hoạn, lụt, thiết bị hư hỏng, thương tích hay một nhân viên chủ chốt qua đời

Chúng ta có thể kể ra một số tổn thất điển hình đối với các doanh nghiệp kinhdoanh sản xuất và thương mại cụ thể như sau:

Trang 35

- Tòa nhà – có thể đối mặt với rủi ro cháy nổ, hỏng hóc

- Sự tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp – sẽ gặp khó khăn khi một người sởhữu, người cộng tác, hoặc một cổ đông chủ chốt qua đời

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn có thể bị gián đoạn khi rủi rocháy nổ hoặc hỏng hóc các thiết bị sản xuất hoặc cháy nổ toà nhà

- Tiền bạc, đồ đạc, tài sản của tổ chức có nguy cơ đối mặt với rủi ro trộm cắp,cướp, nhân viên không thành thật

- Doanh nghiệp phải đối mặt với trách nhiệm phát sinh khi sản phẩm của doanhnghiệp không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hoặc gây tổn hại đến với kháchhàng bị khách hàng tố cáo

- Doanh nghiệp còn phải đối mặt với trách nhiệm phát sinh khi bảng hiệu haypano quảng cáo của doanh nghiệp vì lý do gì đó như gió bão, lốc xoáy hoặc sụt lúnđường gây thương tích cho người dân

- Sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nguy cơ gây hại của hànggiả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…

- Cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp có thể đối mặt với rủi ro ốm đau,bệnh tật, thai sản, tai nạn thương tích hay tuổi già mất sức lao động……

Như vậy, doanh nghiệp thương mại cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh cần phải đảm bảo an toàn cho cả ba đối tượng trong doanh nghiệp Đó là tài sản,trách nhiệm dân sự và con người

2.3.1 BẢO HIỂM TÀI SẢN

2.3.1.1 Khái niệm và các loại sản phẩm (các loại nghiệp vụ) bảo hiểm tài sản

Khái niệm

Theo điều 40, mục 3, chương II, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam: Đốitượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giáđược bằng tiền và các quyền tài sản

Như vậy, bảo hiểm tài sản là thể loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản vàcác quyền tài sản

Trong nền kinh tế, có nhiều loại tài sản, những tài sản này có thể phân loại theonhiều tiêu thức khác nhau Căn cứ vào hình thái biểu hiện, tài sản được phân ra làm tài sảnhữu hình và tài sản vô hình Nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoátrong kho, … là biểu hiện của tài sản hữu hình bằng phát minh sáng chế, lợi thế kinhdoanh, nhãn hiệu… là biểu hiện của tài sản vô hình Căn cứ vào loại hình sở hữu, tài sảnđược phân ra làm tài sản thuộc sở hữu của nhà nước, tài sản thuộc sở hữu của tư nhân.Những tài sản này có thể được phân ra nhiều nhóm khác nhau như tài sản đang trên đườngvận chuyển: hàng hoá, phương tiện vận tải, …; tài sản đang trong quá trình sử dụng: nhàxưởng, máy móc thiết bị, nhà ở tư nhân, đồ dùng cá nhân, ô tô…

Sự đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thái biểu hiện của tài sản là cơ sở choviệc hình thành và phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản tại các công ty bảo hiểm phinhân thọ trên thế giới và tại Việt Nam

Trang 36

Các loại sản phẩm (các loại nghiệp vụ) bảo hiểm tài sản

Hiện nay, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam triển khai rất nhiều nghiệp vụ bảohiểm cho cá nhân và cho doanh nghiệp Những nghiệp vụ này có thể liệt kê ra sau đây:

Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu; bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong nước Bảo hiểm thân tàu biển ; bảo hiểm thân tàu, thuyền khác

Bảo hiểm thân máy bay và bảo hiểm tổn thất hệ quả

Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

Bảo hiểm công trình xây dựng, lắp đặt

Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt

Bảo hiểm máy móc thiết bị; bảo hiểm máy móc thiết bị điện tử

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Bảo hiểm vật nuôi, cây trồng

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Bảo hiểm tiền; bảo hiểm trộm cắp

Bảo hiểm công trình ngoài khơi, giàn khoan, đường ống trong thăm dò và khaithác dầu khí

2.3.1.2 Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản

1 Quyền tham gia bảo hiểm tài sản

Bất kỳ tài sản nào cũng gắn với quyền sở hữu của chủ tài sản Theo bộ luật dân sựViệt Nam điều 164 thì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyềnđịnh đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Chủ sở hữu là cá nhân, phápnhân hay các chủ thể khác có đủ ba quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền dịnh đoạt tàisản Quyền định đoạt cho phép chủ sở hữu được quyền chuyển giao sở hữu tài sảncho ngườikhác thông qua việc bán, tặng, trao đổi, cho vay, để lại thừa kế hay từ bỏ quyền sở hữu tàisản của mình Ngoài ra, quyền định đoạt còn cho phép chủ sở hữu có thể uỷ quyền chongười khác định đoạt tài sản của mình

Để bảo vệ tài sản trước những rủi ro tổn thất, chủ sở hữu có thể thoả thuận với công

ty bảo hiểm đảm bảo cho các tài sản của mình Như vậy, việc tham gia bảo hiểm tài sản làcác chủ sở hữu hoặc người được uỷ quyền, trong trường hợp này các chủ sở hữu hayngười được uỷ quyền cũng chính là người được bảo hiểm

Trong trường hợp tài sản đang được bảo hiểm chuyển giao quyền sở hữu cho ngườikhác thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong hợp đồng bảo hiểm kể

từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải báocho chủ sở hữu mới về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản; nếu là bảo hiểm tựnguyện thì chủ sở hữu mới có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm

và người chủ cũ có quyền lấy lại số phí bảo hiểm đã đóng tương đương với số thời giancòn lại của hợp đồng cũ

2 Giới hạn trách nhiệm theo giá trị tài sản

Mục đích cuả bảo hiểm tài sản là nhằm giúp các chủ sở hữu khắc phục hậu quả tổnthất của tài sản bằng cách chi trả một khoản tiền đủ để chủ sở hữu khôi phục lại tình trạngcủa tài sản trước khi xảy ra tổn thất Như vậy, chủ sở hữu không được “kiếm lời” từ tổnthất của mình Cho nên khi tham gia bảo hiểm tài sản, các chủ sở hữu phải kê khai đúng

Trang 37

giá trị của tài sản Giá trị của tài sản đó là giá trị thực tế hay giá trị thị trường tại thời điểmtham gia bảo hiểm và các chủ sở hữu chỉ có quyền tham gia bảo hiểm tối đa bằng giá trịtài sản Nhìn chung, tài sản chỉ có thể được bảo hiểm khi xác định được giá trị của tài sản.Trường hợp giá trị đối tượng bảo hiểm không thể xác định trực tiếp bằng thước đo giá cảthị trường thông thường, giá trị sẽ được ước tính bằng các phương pháp thoả thuận thíchhợp với từng loại đối tượng bảo hiểm Ví dụ: lợi nhuận trong bảo hiểm gián đoạn kinhdoanh, giá trị sản lượng thu hoạch trong bảo hiểm cây trồng hàng năm

Giá trị của đối tượng bảo hiểm là một yếu tố cơ bản quyết định đến việc thoả thuận

về số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm Về nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm chỉchấp nhận giao kết hợp đồng bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối đa là bằng giá trị đốitượng bảo hiểm Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xuất hiện các hiện tượng bảo hiểm trên giá trịbên cạnh bảo hiểm đúng giá trị và bảo hiểm dưới giá trị Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị

có số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm Lý do của bảo hiểm dưới giátrị có thể từ chủ ý của các bên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hoặc từ các yếu tố kháchquan như là giá cả của đối tượng bảo hiểm biến động trong thời hạn bảo hiểm Tuỳ vàotừng trường hợp cụ thể, các bên cần có cách xử lý thích hợp và nói chung nếu xảy ra sựkiện bảo hiểm, việc bồi thường của bảo hiểm sẽ áp dụng theo tỷ lệ tham gia bảo hiểmdưới giá trị của tài sản

Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị có số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị của đối tượngbảo hiểm Mặc dù luật kinh doanh bảo hiểm và nguyên tắc bảo hiểm không cho phép giaokết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị nhưng có nhiều lý do chủ quan và khách quan dẫn đếntình trạng trên Việc định giá đối tượng bảo hiểm không chính xác; giá cả đối tượng bảohiểm biến động và cả ý đồ trục lợi vẫn được xem là những lý do cơ bản dẫn đến bảohiểm trên giá trị Cách xử lý bảo hiểm trên giá trị sẽ tuỳ vào từng trường hợp cụ thể,chẳng hạn bảo hiểm trên giá trị có lý do là lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm thì theo điều 42,mục 3, chương II, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểmphải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảohiểm vượt quá giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm sau khi trừ các chi phí hợp lý

có liên quan; nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản

3 Số tiền chi trả bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản được thực hiện theo nguyên tắc bồi thường.

Theo nguyên tắc bồi thường, số tiền mà bên được bảo hiểm nhận được không baogiờ lớn hơn thiệt hại thực tế mà bên được bảo hiểm gánh chịu Nguyên tắc bồi thườngđược áp dụng trong việc chi trả tiền cho bên được bảo hiểm nhằm ngăn chặn những hành

vi trục lợi, làm giàu bất chính từ các hợp đồng bảo hiểm tài sản

Vận dụng nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản

Để đảm bảo nguyên tắc bồi thường, đặc biệt trong trường hợp tổn thất của tài sản cóliên quan đến người thứ ba, quy định của pháp luật đưa ra một nguyên tắc thứ hai lànguyên tắc thế quyền Theo nguyên tắc này, công ty bảo hiểm sau khi trả tiền cho ngườiđược bảo hiểm sẽ được phép thế quyền bên được bảo hiểm để yêu cầu người thứ ba cótrách nhiệm trong tổn thất tài sản, chi trả lại phần tổn thất của tài sản thuộc trách nhiệmcủa người thứ ba đó

Nguyên tắc thế quyền được xem là hệ quả trực tiếp của nguyên tắc bồi thường.Nguyên tắc này có thể thấy dưới một tên gọi khác trong bộ luật dân sự 2005 của Việt Nam

là Chuyển yêu cầu hoàn trả, được quy định tại điều 577

Trang 38

“1 Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm vàbên bảo hiểm đã trả tiền cho bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu ngườithứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả Bên được bảo hiểm phải có nghĩa vụ cung cấpcho bên bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểmthực hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba.

2 Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận đủ số tiền bồi thường thiệt hại do ngườithứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả, thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phầnchênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thoảthuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại dongười thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường phầnchênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại

Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả chobên được bảo hiểm”

Theo khoản 2, điều 49, mục 3, chương II, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN ViệtNam: Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệpbảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanhnghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người đượcbảo hiểm

Ví dụ:

Chủ xe Toyota tham gia bảo hiểm thân xe tại công ty bảo hiểm X

Số tiền bảo hiểm = giá trị bảo hiểm = 1tỷ đồng

Xảy ra sự cố đam va thiệt hại cho thân xe toyota 100 triệu đồng

Trong sự cố này có lỗi 100% thuộc về xe tải IFA (người thứ ba)

Theo hợp đồng bảo hiểm: nhà bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe Toyota 100 triệu đồng.Theo luật dân sự: chủ xe IFA cũng phải đền cho chủ xe Toyota 100triệu đồng

Vì vậy luật pháp yêu cầu nhà bảo hiểm mặc nhiên áp dụng phương pháp thế quyền

Cách tính số tiền bồi thường như sau:

+ Hợp đồng bảo hiểm đúng giá trị: nhà bảo hiểm trả đủ cho chủ xe Toyota và thayquyền người chủ xe toyota đòi người thứ ba (trường hợp này người thứ ba có lỗi 100%)

Trang 39

của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đó trả cho ngườiđược bảo hiểm trừ trường hợp người này cố ý gõy ra tổn thất.

Một số hợp đồng bảo hiểm cú thoả thuận về điều khoản từ bỏ thế quyền, điều khoảnnày xuất phỏt từ sự ràng buộc lợi ớch giữa cỏc bờn liờn quan trong những trường hợp đặcbiệt khiến bờn mua bảo hiểm thấy cần thiết phải đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm khụngvận dụng thế quyền

Vớ dụ: người thợ hàn gõy thiệt hại cho ụng chủ thỡ nhà bảo hiểm khụng thể thế

quyền ụng chủ đũi người thợ hàn được Trừ trường hợp người thợ hàn cố ý phỏ hoại sẽ bị

xử lý theo phỏp luật

Về nguyờn tắc, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phộp vận dụng thế quyền sau khi đógiải quyết bồi thường cho người được bảo hiểm Tuy nhiờn vẫn cú thể cú trường hợpdoanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đũi người thứ ba trước khi bồi thường cho người đượcbảo hiểm Điều này xuất phỏt từ một thực tế là vẫn phỏt sinh những tỡnh huống phải trỡhoón việc thanh toỏn bồi thường vỡ những lý do chớnh đỏng và việc chậm trễ trong thựchiện quyền đũi người thứ ba sẽ cú hại cho lợi ớch của doanh nghiệp bảo hiểm

Vận dụng nguyờn tắc bồi thường đối với bảo hiểm trựng

Bảo hiểm trựng là trường hợp cựng một tài sản tham gia bảo hiểm với cựng điều kiện

và sự kiện bảo hiểm tại nhiều cụng ty bảo hiểm khỏc nhau Như vậy, khi bảo hiểm trựngxảy ra, tổng số tiền bảo hiểm của cỏc hợp đồng cho cựng một tài sản sẽ lớn hơn giỏ trị bảohiểm Việc tham gia bảo hiểm trựng khụng ngoài mục đớch trục lợi của phớa bờn được bảohiểm Vỡ vậy, theo mục 3, điều 44, khoản 2, luật kinh doanh bảo hiểm nước CHXHCN ViệtNam quy định: “Trong trường hợp cỏc bờn giao kết hợp đồng bảo hiểm trựng, khi xảy ra sựkiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trỏch nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa

số tiền bảo hiểm đó thoả thuận trờn tổng số tiền bảo hiểm của tất cả cỏc hợp đồng mà bờnmua bảo hiểm đó giao kết Tổng số tiền bồi thường của cỏc doanh nghiệp bảo hiểm khụngvượt quỏ giỏ trị thiệt hại thực tế của tài sản”

Cú nhiều phương phỏp chia sẻ trỏch nhiệm bồi thường Phương phỏp đú cú thể đượcquy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm bằng điều khoản “đúng gúp bồi thường”

Theo một phương phỏp được coi là bao quỏt được mọi tỡnh huống cú thể xảy ratrong thực tế, cỏch tớnh số tiền bồi thường của từng hợp đồng bảo hiểm sẽ được thực hiệnnhư sau:

Xỏc định trỏch nhiệm bồi thường độc lập của từng hợp đồng bảo hiểm (independentliability) Đú là số tiền bồi thường mà từng hợp đồng đó phải chi trả nếu như khụng tồn tạicỏc hợp đồng bảo hiểm khỏc

Xỏc định tổng trỏch nhiệm bồi thường độc lập của cỏc hợp đồng bảo hiểm (A)

So sỏnh tổng trỏch nhiệm bồi thường độc lập (A) và giỏ trị thiệt hại của đối tượng bảohiểm (B) Sẽ phỏt sinh cỏc trường hợp với cỏc cỏch tớnh toỏn số tiền bồi thường sau:

-> Trường hợp A  B : thỡ số tiền bồi thường của từng hợp đồng bảo hiểm bằngtrỏch nhiệm bồi thường độc lập của hợp đồng đú

-> Trường hợp A > B : thực hiện việc chia sẻ trỏch nhiệm bồi thường Việc thựchiện chia sẻ bồi thường được ỏp dụng theo cụng thức 4.2

Số tiền bồi th ờng

của từng hợp đồng

bảo hiểm

Giá trị thiệt hại của

đối t ợng bảo hiểm

Trách nhiệm bồi th ờng độc lập

của hợp đồng đóTổng trách nhiệm bồi th ờng độc lập của các hợp đồng

Trang 40

Công thức 4.2: Chia sẻ bồi thường đối với bảo hiểm trùng (công thức tổng quát)

Ví dụ: Một chiếc xe ôtô có giá trị 300 triệu VNĐ được bảo hiểm bởi hai hợp đồng

bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới với cùng điều kiện bảo hiểm:

+ Hợp đồng 1, với doanh nghiệp bảo hiểm A, số tiền bảo hiểm: 200 triệu VNĐ+ Hợp đồng 2, với doanh nghiệp bảo hiểm B, số tiền bảo hiểm: 300 triệu VNĐTrong một vụ tai nạn, thiệt hại xảy ra với chiếc xe ôtô đó là 50 triệu VNĐ, thuộctrách nhiệm bồi thường của cả hai hợp đồng bảo hiểm

Yêu cầu: Điền vào chỗ trống trong các bảng cho dưới đây.

Nếu không áp dụng nguyên tắc bồi thường thì số tiền bồi thường mà mỗi hợp đồngphải trả nếu không tồn tại hợp đồng khác (trách nhiệm bồi thường độc lập) là:

Tổng trách nhiệm bồi thường độc lập ?

N u có th k t lu n r ng đây là tr ng h p b o hi m trùng thì s ti n b i th ng b oằng đây là trường hợp bảo hiểm trùng thì số tiền bồi thường bảo ường hợp bảo hiểm trùng thì số tiền bồi thường bảo ợp bảo hiểm trùng thì số tiền bồi thường bảo ảo hiểm trùng thì số tiền bồi thường bảo ố tiền bồi thường bảo ền bồi thường bảo ồi thường bảo ường hợp bảo hiểm trùng thì số tiền bồi thường bảo ảo hiểm trùng thì số tiền bồi thường bảo

hi m c a các h p đ ng là:ủa các hợp đồng là: ợp bảo hiểm trùng thì số tiền bồi thường bảo ồi thường bảo

Hợp đồng Số tiền bồi thường của từng hợp đồng phải trả theo nguyên tắc bồi thường

Tổng số tiền bồi thường của cả hai hợp đồng ?

2.3.1.3 Giới thiệu nội dung cơ bản của một số hợp đồng bảo hiểm tài sản cụ thể

1 Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển

Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển có đối tượng bảo hiểm là hàng hoá trong quá trìnhvận chuyển và được tách thành 2 loại: bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và hàng hoá vậnchuyển nội địa (tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, vì bảo hiểm hàngxuất nhập khẩu có thể bảo hiểm luôn cho hàng trong quá trình vận chuyển nội địa cho đếnkho của người nhận hàng)

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một trong nhữngnghiệp vụ bảo hiểm ra đời sớm nhất Vì nhiều lý do khác nhau mà vận chuyển hàng hoábằng tàu biển là phương thức vận tải chủ yếu trong giao lưu thương mại giữa các quốcgia Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm này gắn

liền với sự ra đời và phát triển của thương mại quốc tế và đối tượng bảo hiểm của nghiệp

vụ bảo hiểm này chủ yếu là hàng hoá xuất nhập khẩu Ban đầu, đối tượng bảo hiểm trongcác hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển chỉ là hàng hoá được vậnchuyển bằng tàu biển Ngày nay, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đườngbiển được mở rộng để bảo hiểm cho cả những hàng hoá vận chuyển đa phương thức Người đứng ra mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu có thể là người bán hoặcngười mua, tùy thuộc vào điều kiện thương mại áp dụng trong hợp đồng mua bán hànghoá Theo Incoterms 2000, hợp đồng mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu có thể áp dụng 1trong số 13 điều kiện thương mại được xếp thành 4 nhóm (Nhóm E; Nhóm F; Nhóm C;Nhóm D)

Ngày đăng: 30/07/2014, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ luật dân sự năm 2005, Nhà xuất bản Lao động - xã hội Khác
2. Đinh Thị Mỹ Loan, Hỏi đáp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nhà xất bản Lao động – Xã hội, 2007 Khác
3. Giáo trình kinh tế bảo hiểm, Nàh xuất bản Lao động, 2006 4. Gorden Taylor, Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, ANZIIF, 2008 Khác
9. Quốc Cường, Thanh Thảo (sưu tầm và hệ thống hoá), Luật bảo hiểm xã hội và bộ luật lao động, Nhà xuất bản Lo động – Xã hội, 2007 Khác
10. Quy định mới hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2007 Khác
11. Trương Mộc Lâm, Đoàn Minh Phụng, Giáo trình Nghiệp vụ bảo hiểm, Học viện Tài chính Hà Nội, 2005 Khác
12. Võ Thị Pha (chủ biên), Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội, 2005 Khác
13. Võ Thị Pha (chủ biên), Tài liệu học tập môn học bảo hiểm, Đại học dân lập Phương Đông, 2006 Khác
14. Trang web www.Thuvienphapluat.com www.baohiem.pro.vn www.webbaohiem.net www.div.gov.vnwww.doisongphapluat.com.vn/Story/Nguoinoitieng/2008/1/7603.htmlwww.vinare.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ  2.1: minh hoạ việc trích lập dự phòng phí bảo hiểm - Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM pps
2.1 minh hoạ việc trích lập dự phòng phí bảo hiểm (Trang 11)
Sơ đồ 2.3: Mối quan hệ trong tái bảo hiểm - Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM pps
Sơ đồ 2.3 Mối quan hệ trong tái bảo hiểm (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w