1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

TÍNH CẢM ỨNG CỦA SINH VẬT potx

7 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 133,39 KB

Nội dung

Tính cảm ứng của thực vật và động vật đơn bào a Khái niệm: Khả năng nhận biết các đổi thay của môi trường để phản ứng kịp thời, gọi là tính cảm ứng.. - Cảm ứng đối với sự va chạm mạnh

Trang 1

TÍNH CẢM ỨNG CỦA SINH VẬT

1 Tính cảm ứng của thực vật và động vật đơn bào

a) Khái niệm: Khả năng nhận biết các đổi thay của môi trường để phản ứng

kịp thời, gọi là tính cảm ứng Các đổi thay gây được phản ứng ở sinh vật gọi

là các kích thích

Hiện tượng cảm ứng gồm 3 khâu chủ yếu:

- Tiếp nhận kích thích

- Phân tích_tổng hợp kích thích để quyết định hình thức và mức độ phản ứng

- Thực hiện phản ứng

Hiệu quả của phản ứng phụ thuộc vào mức tiến hoá của sinh vật Sinh vật càng có tổ chức cao, phản ứng càng chính xác, mau lẹ và tinh tế

b) Tính cảm ứng của thực vật

* Tính cảm ứng của thực vật có 2 đặc điểm:

Trang 2

- Phản ứng khó nhận thấy, phải qua nghiên cứu mới phát hiện được

- Phản ứng chậm, có khi phải mất hàng ngày, hàng tháng hoặc hàng năm mới phát hiện được

* Một số dạng cảm ứng của thực vật

- Tính hướng sáng (hướng sáng dương hoặc hướng sáng âm)

- Tính hướng đất (hướng đất dương hoặc hướng đất âm)

- Cảm ứng đối với sự va chạm mạnh

- Cảm ứng theo nhịp ngày, đêm

c) Tính cảm ứng của động vật đơn bào

Mọi động vật đơn bào đều có khả năng nhận biết và trả lời các kích thích

từ môi trường sống Ví dụ, amip biết tránh ánh sáng chói chiếu thẳng; trùng roi (Euglena) biết bơi tới chỗ sáng để quang hợp tốt hơn; trùng đế giày (Paramecium) bơi tới chỗ có nhiều ôxi

2 Tính cảm ứng của động vật đa bào

Trang 3

a) Đặc điểm

Tính cảm ứng của động vật đa bào thể hiện rõ nét và mau lẹ hơn ở thực vật Các hình thức phản ứng của động vật cũng đa dạng hơn Có thể phân biệt 2 dạng tiêu biểu nhất là dạng vận động và dạng tiết

b) Các mức độ cảm ứng

Trong quá trình tiến hoá, các động vật đã hình thành những cơ quan cảm ứng chuyên tiếp nhận kích thích và trả lời Ta có thể phân biệt 4 mức độ thể hiện của tính cảm ứng, qua sự tiến hoá của hệ thần kinh

* Hệ thần kinh lưới:

Các động vật đa bào bậc thấp có hệ thần kinh còn thô sơ (hệ thần kinh lưới), nên chúng thu nhận kích thích cũng như phản ứng ở khắp bề mặt cơ thể Như vậy, chỉ cần có 1 kích thích là toàn thân phản ứng (lan toả), không

có khu vực phản ứng rõ rệt, do đó trả lời không chính xác Ví dụ, ở thuỷ tức,

hệ thần kinh chỉ gồm 1 tế bào cảm giác phân bố trên khắp bề mặt cơ thể, cho nên khi bị kích thích là thuỷ tức co rúm toàn thân

* Hệ thần kinh chuỗi:

Trang 4

Ở động vật cao hơn như giun đốt, các tế bào thần kinh đã sắp xếp thành 2 chuỗi hạch chạy dọc theo chiều dài thành bụng (hệ thần kinh chuỗi) nên sự cảm ứng đã bước đầu được định khu trên chuỗi hạch Ví dụ, ở giun đốt, sự cảm ứng được định khu ở từng đốt

* Hệ thần kinh hạch:

Ở mức tiến hoá cao hơn như sâu bọ, đã có sự kết hợp các đốt của cơ thể thành 3 phần: đầu, ngực và bụng nên các yếu tố thần kinh cũng tập trung thành 3 khối và hoạt động cảm ứng cũng phức tạp và chính xác hơn

* Hệ thần kinh ống:

Ở động vật có xương sống, tế bào thần kinh đã kết hợp thành ống Từ cá đến thú, thành ống dày dần do số tế bào thần kinh tăng, đi kèm với hiện tượng tập trung cao độ tế bào thần kinh ở não (sự đầu hoá) Ở các động vật

có xương sống bậc cao, hệ thần kinh nói chung gồm 3 phần rõ rệt:

- Phần ngoại biên: gồm các cơ quan chuyên làm nhiệm vụ thu nhận kích

thích từ môi trường ngoài cũng như từ môi trường trong Đó là các cơ quan thụ cảm

Trang 5

- Phần trung ương: Đây là nơi làm nhiệm vụ xử lý thông tin đưa về, gồm

não và tuỷ sống

- Phần liên lạc: Bộ phận này làm nhiệm vụ truyền các thông tin về não và

tuỷ sống (đường cảm giác), rồi từ não và tuỷ sống đi các bộ phận của cơ thể (đường vận động) Đó là các dây thần kinh

Tóm lại, ở dạng thần kinh hình ống, nhờ có hiện tượng “đầu hoá” nên thông tin về các kích thích từ khắp nơi trên cơ thể đều được não tổng hợp, phân tích và lựa chọn cách phản ứng thích hợp Do đó, mọi phản ứng của cơ thể đều là kết quả của sự xử lý thông tin ở trung ương thần kinh, nhằm bảo đảm sự thống nhất trong nội bộ cơ thể và giữa cơ thể với môi trường một cách chặt chẽ hơn

3 Hiện tượng phản xạ

a) Khái niệm:

Phản xạ là sự trả lời của động vật đối với kích thích của môi trường Trả lời đó có thể là một sự vận động hay một hiện tượng tiết

Trang 6

b) Cơ chế phản xạ: có 2 cơ chế chủ yếu, tuỳ theo phương tiện thông tin được

sử dụng

* Cơ chế thể dịch

Thực hiện qua đường máu, nhờ các chất môi giới hoá học hoặc các hoocmôn Ví dụ, axêtincôlin làm tim đập chậm và yếu, ngược lại, ađrênalin làm tim đập nhanh và mạnh

* Cơ chế thần kinh

Thực hiện qua hệ thần kinh, nhờ các xung thần kinh Về bản chất đó là những xung điện, lan truyền trên các nơron Ví dụ, ta có thể dùng điện kế cực nhạy ghi các dòng điện chạy trên dây thần kinh hoặc các sóng điện trên não

c) Các dạng phản xạ: có 2 dạng phản xạ chủ yếu ở động vật

* Phản xạ không điều kiện

Phản xạ này vốn bẩm sinh, di truyền, chung cho loài và có tính bền vững, không đòi hỏi phải học tập, rèn luyện trong đời sống Ví dụ, nóng làm toát

mồ hôi, lạnh gây run và nổi da gà

* Phản xạ có điều kiện

Trang 7

Khác với phản xạ không điều kiện, các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể, vốn học được, không di truyền, không bền vững, chỉ gặp ở những cá thể đã học những phản xạ đó và dễ thay đổi khi hoàn cảnh sống thay đổi Ví dụ, con người dạy động vật làm xiếc, dạy chó trinh sát, dạy voi vận tải

d) Cách thành lập một phản xạ có điều kiện

Muốn thành lập một phản xạ có điều kiện, ta cần thực hiện lần lượt 3 bước sau:

- Xác định mục tiêu của phản xạ muốn thành lập

- Tìm kích thích đặc trưng có hiệu quả cao

- Kết hợp nhiều lần các kích thích không điều kiện và có điều kiện

Ngày đăng: 30/07/2014, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w