Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm pdf

41 1.8K 33
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1586) Người được dân gian truyền tụng và suy tôn là "Nhà tiên tri" số một của nước ta là Trạng Trình, vì ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình". Một điều khá lý thú là cách đây ngót 500 năm, ngay trang đầu của tập "Trình tiên sinh quốc ngữ" của Trạng Trình có ghi: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Ông đã khẳng định nước ta tên là Việt Nam. Một sự tiên đoán vô cùng chính xác. Trạng Trình mà nhân dân thường gọi chính là Nguyễn Bỉnh Khiêm, tên huý là Văn Đạt, vì ông đỗ Trạng nguyên, sau được phong là Trình quốc công. Nguyễn Bỉnh Khiêm người làng Trình Tuyền (Trung Am) huyện Vĩnh Lại (nay là Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm quận công Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491) đời vua Lê Thánh Tông, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, tư chất khác thường, một tuổi ông đã nói sõi, lên năm tuổi được mẹ dạy cho kinh sách, truyền miệng cho thơ văn chữ Nôm, ông học đâu nhớ đấy, không quên chữ nào. Lớn lên được theo học cụ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá). Ông đã sáng dạ, thông minh lại nết na, chăm chỉ học hành nên được thầy rất khen ngợi. Vì tình hình đất nước không ổn định nên mãi đến năm Giáp Ngọ (1534), khi 43 tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đi thi, đỗ ngay giải Nguyên, năm sau đi thi Hội, lại đỗ Hội nguyên, đi thi Đình, đỗ ngay Trạng nguyên. Ông làm quan cho nhà Mạc được tám năm, đến đời Mạc Phúc Hải, thấy triều đình lắm kẻ gian thần, lộng quyền, đục khoét, ông dâng sớ chém mười tám lộng thần đều là những kẻ quyền quý cả. Vua Mạc không nghe. Ông trả lại mũ áo, cáo quan về mở trường dạy học. Ông dựng một cái am nhỏ bên hồ đặt tên là am Bạch Vân và lấy tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Ông vốn là người tha thiết với việc dân, việc nước, song vì triều đình đổ nát, trăm quan hư hỏng, ông không muốn đem thân vào chốn đua chen nịnh hót, dấn mình vào đám bùn nhơ ô uế. Bởi thế phải xa lánh công danh vê quê ẩn dật, ông vẫn đem hết tài trí và tâm huyết truyền cho đám học trò, ngầm mong họ sẽ thay ông giúp đời cứu nước. Nhiều học trò danh tiếng của ông như Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Trương Thời Cử, sau này quả đã nối được chí thầy. Dân gian truyền tụng nhiều về những câu nói có tính chiến lược của Trạng Trình đã giúp cho các vua chúa thời ông sống được vẹn toàn. Trước là với vua Lê - chúa Trịnh Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, đã diệt hầu hết tôn tộc nhà Lê. Sau có cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim khởi binh ở Sầm Nưa (Lào) chống lại nhà Mạc. Nguyễn Kim tìm được một người cháu (hậu duệ của vua Lê Thái Tổ) đem về lập làm vua tức là Lê Trang Tông. Năm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc đánh thuốc độc chết, binh quyền nằm cả vào tay con rể là Trịnh Kiểm. Năm 1556, Lê Trung Tông (con Lê Trang Tông) mất lại không có con nối ngôi, Trịnh Kiểm trù trừ tìm người dòng dõi nhà Lê nối ngôi, muốn tự mình lên ngôi vua. Không biết nên thế nào cho phải, Trịnh Kiểm bèn bàn với Phùng Khắc Khoan. Phùng Khắc Khoan cũng phân vân, mới sai người đi Vĩnh Lại hỏi thầy mình là Trạng Trình. Nghe người đó trình bày xong, Trạng Trình không nói gì cả, chỉ ngoảnh lại bảo người nhà rằng: - Năm nay lúa không tốt, vì thóc giống không chắc. Chúng bay nên tìm thóc cũ gieo thì tốt. Nói xong, Trạng chống gậy đi chơi chùa. Khách đi theo, Trạng nói với nhà sư chứ không nói với khách: - Nhà sư chăm cúng Phật mà ăn oản nhé. Khách về nói lại với Phùng Khắc Khoan. Phùng Khắc Khoan trình bày với Thái sư Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm hiểu thâm ý của Trạng Trình khuyên là hãy tôn phò nhà Lê lên làm vua cho thuận lòng dân, bèn sai người đến làng Bố Vệ rước Lê Duy Bang là cháu 6 đời của Lê Trừ (anh thứ hai của Lê Lợi) về lập làm vua, tức là Lê Anh Tông. Sau là với chúa Nguyễn Từ khi thay bố vợ là Nguyễn Kim cầm binh quyền, Trịnh Kiểm sợ hai em vợ là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng tranh giành quyền bính, nên đã giết Nguyễn Uông và ngấm ngầm định giết nốt Nguyễn Hoàng. Nguyễn Hoàng sợ hãi, sai người tìm đến hỏi Trạng Trình xem nên làm thế nào để thoát khỏi âm mưu của Trịnh Kiểm. Được hỏi nhưng Trạng Trình không trả lời ngay, chỉ chống gậy ra sân, ngắm hòn non bộ, nhìn đàn kiến đang "leo núi" mà nói bâng quơ rằng: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải núi Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời). Nguyễn Hoàng hiểu ý mới về nói với chị gái (vợ Trịnh Kiểm) xin cho mình vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Trịnh Kiểm nghĩ Thuận Hoá là nơi biên cương cùng đường, tuyệt lộ, đất cằn, người thưa, dẫu Nguyễn Hoàng có phản nghịch thì chẹn đường, sai tướng đánh dẹp là xong, còn hơn giết đi thì sợ thất nhân tâm, mà giữ ở lại thì lo ngay ngáy ngày đêm, nên đã đồng ý cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá vào năm Mậu Ngọ (1558). Không ngờ Nguyễn Hoàng tự nhún mình, khai khẩn đất hoang, mở mang bờ cõi về phía Nam, một mặt thần phục họ Trịnh, thỉnh thoảng còn cho người ra Thanh Hoá xin viện binh đánh Chiêm Thành nữa. Đến khi đủ lực lượng, họ Nguyễn mới ra mặt tuyên chiến với họ Trịnh từ năm 1627, gây dựng nên cơ nghiệp các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Rồi với nhà Mạc Mùa đông năm Ất Dậu (1585), nghe tin Nguyễn Bỉnh Khiêm lâm bệnh nặng, vua Mạc Mậu Hợp cử quan khâm sai về hỏi xin ý kiến Trạng về tương lai. Trạng Trình nói: "Cao Bằng tuy tiểu, khả dung sổ thế" (Cao Bằng tuy nhỏ cũng được vài đời). Quả nhiên sau này bị thất bại, nhà Mạc đã chạy lên Cao Bằng, và còn tồn tại ở đấy được đến năm 1677 mới mất hẳn. Ngày nay ở Cao Bằng có nhiều người dân tộc thiểu số mang họ Mạc, chính là con cháu của nhà Mạc xưa. *** Trạng Trình mất, thọ 95 tuổi. Lễ tang ông có quan phụ chính triều đình là ứng vương Mạc Đôn Nhượng dẫn đầu các quan đại thần về dự. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang nói lên sự trân trọng rất lớn của nhà Mạc với Trạng Trình. Trong buổi lễ tang ấy, ứng vương đã thay mặt vua truy tặng Nguyễn Bỉnh Khiêm từ tước Trình tuyền hầu lên tước Thái phó Trình quốc công. Nói về trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm,cũng nên nói về truyền thuyết ông gặp Đức Liễu Hạnh, và bài sấm truyền của ông: Sấm Trạng Trình: Vận lành mừng gặp tiết lành Thấy trong quốc ngữ lập thành nên câu Một câu là một nhiệm màu Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao Trải vì sao mây che Thái Ất Thủa cung tay xe nhật phù lên Việt Nam khởi tổ xây nên Lạc Long ra trị đương quyền một phương Thịnh suy bỉ thới lẽ thường Một thời lại một nhiễu nhương nên lề Ðến Ðinh Hoàng nối ngôi cửu ngủ Mở bản đồ rủ áo chấp tay Ngự đao phút chốc đổi thay Thập bát tử rày quyền đã nổi lên Ðông a âm vị nhi thuyền Nam phương kỳ mộc bỗng liền lại sinh Chấn cung hiện nhật quang minh Sóng lay khôn chống trường thành bền cho Ðoài cung vẻ rạng trăng thu Ra tay mở lấy đế đô vạn toàn Sang cửu thiên ám vầng hồng nhật Dưới lẫn trên năng vẫn uống quen Sửa sang muôn việc cầm quyền Ngồi không ai dể khẳng nhìn giúp cho Kìa liệt vương khí hư đồ ủng Mặc cường hầu ong ỏng tranh khôn Trời sinh ra những kẻ gian Mặt khôn đổi phép, mặc ngoan tham tài Áo vàng ấm áp đà hay Khi sui đấp núi khi say xây thành Lấy đạt điền làm công thiên hạ Ðược mấy năm đất lở giếng mòn Con yết ạch ạch tranh khôn Vô già mở hội mộng tôn làm chùa Cơ trời xem đã mê đồ Ðã đô lại muốn mở đô cho người Ấy lòng trời xuôi lòng bất nhẫn Suốt vạn dân cừu giận oán than Dưới trên dốc chí lo toan Những đua bán nước bán quan làm giàu Thống rủ nhau làm mồi phú quí Mấy trung thần có chí an dân Ðua nhau làm sự bất nhân Ðã tuần bốn bể lại tuần đầu non Dư đồ chia xẻ càn khôn Mối giềng man mác khiếp mòn lòng nhau Vội sang giàu giết người lấy của Sự có chăng mặc nọ ai đôi Việc làm thất chính tơi bời Minh ra bổng lại thất thôi bấy giờ Xem tượng trời đã giơ ra trước Còn hung hăng bạc ngược quá xưa Cuồn phong cả sớm liền trưa Ðã đờn cửu khúc còn thơ thi đề Ấy Tần Vương ngu mê chẳng biết Ðể vạn dân dê lại giết dê [...]... xoe những rắp cậy quân Chẳng ngờ thiên đạo xây dần đã công Máy hoá công nắm tay dễ ngỏ Lòng báo thù ai dễ đã nguôi Thung thăng tưởng thấy đạo trời Phù Lê diệt Mạc nghỉ dời quân ra Cát lầm bốn bể can qua Nguyễn thì chẳng được sẽ ra lại về Quân hùng binh nhuệ đầy khe Kẻ xưng cứu nước kẻ khoe trị đời Bấy giờ càng khốn than ôi Quỉ ma trật vật biết trời là đâu ? Thương những kẻ ăn rau ăn giới Gặp nước bung... Bắc phương chính khí sinh ra Có ông Bạch sĩ điều hoà hôm mai Song thiên nhật rạng sáng soi Thánh nhân chẳng biết thì coi cho tường Ðời này thánh kế vị vương Ðủ no đạo đức văn chương trong mình Uy nghi trạng mạo khác hình Thác cư một gốc kim tinh phương đoài Cùng nhau khuya sớm dưỡng nuôi Chờ cơ sẽ mới ra tài cứu dân Binh thơ mấy quyển kinh luân Thiên văn địa lý nhân luân càng mầu Ở đâu đó anh hùng hẳn... đặng chúa ấy là ngôi chẳng cầu Ðến đời thịnh vượng còn lâu Ðành đến tam hợp chia nhau sẽ làm Khuyên cho Ðông Bắc Tây Nam Muốn làm tướng súy thì xem trông này Thiên sinh thiên tử ư hỏa thôn Một nhà họ Nguyễn phúc sinh tôn Tiền sinh cha mẹ đà cách trở Hậu sinh thiên tử Bảo Giang môn Kìa cơn gió thổi lá rung cây Rung Bắc sang Nam Ðông tới Tây Tan tác kiến kiều an đất nước Xác xơ cổ thụ sạch am mây Sơn... tàn Trực đáo dương đầu mã vĩ Hồ binh bát vạn nhập trường an Bảo Giang thiên tử xuất Bất chiến tự nhiên thành Lê dân bảo bảo noản Tứ hải lạc âu ca Dục đức thánh nhân hương Qua kiều cư Bắc phương Danh vi Nguyễn gia tử . với Trạng Trình. Trong buổi lễ tang ấy, ứng vương đã thay mặt vua truy tặng Nguyễn Bỉnh Khiêm từ tước Trình tuyền hầu lên tước Thái phó Trình quốc công. Nói về trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng. chính xác. Trạng Trình mà nhân dân thường gọi chính là Nguyễn Bỉnh Khiêm, tên huý là Văn Đạt, vì ông đỗ Trạng nguyên, sau được phong là Trình quốc công. Nguyễn Bỉnh Khiêm người làng Trình Tuyền. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1586) Người được dân gian truyền tụng và suy tôn là "Nhà tiên tri" số một của nước ta là Trạng Trình, vì ông

Ngày đăng: 30/07/2014, 08:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan