1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quốc Tử Giám ppt

31 1,5K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 342,4 KB

Nội dung

Quốc tử giám thoạt đầu là chỗ dậy các Hoàng tử sau mở rộng cho con các quan đại thần rồi con nhà bình dân ai thông tuệ cũng được vào học 1.. Minh Thái Tổ đặt ra Quốc tử học, ngoài học vă

Trang 1

Quốc Tử Giám

Trang 2

Văn miếu là nơi thờ cúng Khổng Tử cùng môn đệ và các danh nho đời sau (như Chu văn An) có công truyền bá, giữ gìn Chính đạo (đạo Nho) để tỏ đạo học có nguồn gốc, Xuân Thu nhị kỳ vua thân đến tế

Quốc tử giám thoạt đầu là chỗ dậy các Hoàng tử sau mở rộng cho con các quan đại thần rồi con nhà bình dân ai thông tuệ cũng được vào học (1)

Quốc Tử Giám ở Thăng-long dựng ngay sau Văn Miếu Năm 1802 vua Gia-Long bãi Quốc Tử Giám Thăng-long, đem lập lại ở Phú-xuân Và để đền bù cho dân Hà-thành đã dựng Khuê văn các (2) trong Văn Miếu, trước hồ Thiền-quang, kế bên những tấm bia đề danh Tiến sĩ các khoa nhà Lê và Nguyễn sơ Hà-nội ngày nay tuy không còn Quốc Tử Giám nhưng vẫn giữ cái tên "nhà Giám" để trỏ Văn Miếu

Quốc Tử Giám cũng như Văn Miếu và Khoa cử đều xuất phát từ Trung quốc Nhà Đường đặt ra Quốc Tử Giám coi việc học chính, quản lĩnh sáu học quán là : Quốc

Tử Giám, Thái học, Tứ môn học, Luật học, Thư học, Toán học Đứng đầu Quốc

Tử Giám là Tế tửu, Tư nghiệp làm Phó Con quan, tùy phẩm trật của cha, và con nhà bình dân học ở học quán khác nhau Lại có hai văn quán riêng cho con các hoàng thân quốc thích

Đời Minh ở Nam kinh, Bắc kinh đều có Quốc Tử Giám, các quan Tế tửu, Tư nghiệp, Bác sĩ lo việc giáo tập Minh Thái Tổ đặt ra Quốc tử học, ngoài học văn chương còn tập luyện chính trị, hàng năm lấy nhiều sinh viên ra làm quan (3)

Trang 3

I- Quốc Tử Giám Thăng Long

1070 Dựng Văn Miếu ở Thăng long

1076 Xây Quốc Tử Giám ở phía sau Văn Miếu làm nơi học tập cho Hoàng Thái

tử

1087 Dựng gác Bí thư chứa sách vở hiếm

1253 Trần Thái Tông lập Quốc học viện ở kinh đô cho con nhà quyền quý vào

học, sau mở rộng cho con nhà bình dân người nào tuấn tú cũng được học Lập Giảng vũ đường, xuống chiếu gọi học giả vào giảng Tứ Thư, Ngũ Kinh (4)

1434 Thi học sinh trong nước, lấy đỗ trên 1000 người, chia làm ba hạng : hạng

nhất và nhì đưa vào Quốc Tử Giám, hạng ba cho về nhà lộ học Đều miễn dao dịch

Cho các Giám sinh và Sinh đồ ở huyện được mang mũ áo và cho Giáo thụ Quốc

Tử Giám cùng giáo chức ở các lộ được đội mũ cao sơn, trước đây đội mũ thái cổ (5)

1483 Đầu triều Lê, nhà Thái học vẫn theo nếp cũ nhà Trần, quy chế phần nhiều

còn thiếu sót Nay hạ lệnh sửa rộng ra, xung quanh có tường bao Đằng trước nhà Thái học dựng Văn Miếu, có điện Đạt thành thờ Khổng Tử, đông, tây giải vủ thờ

Trang 4

Tiên hiền và Tiên nho, điện Cảnh-phục làm nơi túc yết (các quan dự tế túc trực trước ngày chính tế) Đằng sau nhà Thái học dựng cửa Thái học, nhà Minh Luân (làm sáng tỏ luân lý), Giảng đường phía đông và tây, đặt thêm kho Bí thư chứa ván gỗ khắc thành sách Bên đông và tây nhà Thái học làm nhà có tường bao cho học sinh ba xá, mỗi bên ba dẫy, mỗi dẫy 25 gian làm chỗ nghỉ ngơi cho học sinh

1484 Bắt đầu dựng bia Tiến sĩ ở Văn miếu, dựng ngược lại từ khoa 1442 (6)

1645 Định hàng năm tu bổ hay xây dựng thêm ở Quốc Tử Giám, lát gạch, dọn cỏ

v.v Lệ cũ, hạng binh ở các huyện xã, các phường hai huyện Thọ-xương và Quảng-đức (7) phải làm những công tác này Nay cấp thêm dân xã để trông nom, phụng sự Chuẩn cho các huyện xã phụ trách cùng hai huyện Thọ-xương, Quảng-đức dự để tiền về công tác này chứ không bắt dân chịu (8)

1723 Cấp 60 mẫu ruộng cho trường Quốc học, các trường Hương học tùy lớn nhỏ

cấp từ 16 đến 20 mẫu để lấy hoa lợi chi việc dầu đèn

1803 Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích tuân theo chỉ dụ của vua Gia-Long ra thú

thì sẽ được tha tội nhưng vẫn bị đem ra Văn Miếu kể tội (làm tôi nhà Lê mà sau lại theo vua Quang-Trung) rồi đánh đòn, Ngô Thì Nhậm bị đánh đến chết (9)

Quốc Tử Giám bị vua Gia-Long bãi, đem lập lại ở Kinh Cơ sở nhà học cũ biến thành đền Khải thánh thờ cha mẹ Khổng Tử

1805 Xây Khuê văn các

Trang 5

1827 Vua Minh-Mệnh sai quan ở Bắc thành (Thăng-long) kiểm điểm sách vở ở

Văn Miếu như Tứ Thư, Ngũ Kinh, Đại Toàn, Chính sử, Tứ trường văn thể đưa vào kinh, để ở Quốc Tử Giám

* Vị trí - Phong cảnh

Thời Lý, Trần, Văn Miếu dựng ở thôn Minh-giám, huyện Thọ-xương, phía tây nam phủ Phụng-thiên, trong kinh thành Văn Miếu nằm cạnh Thái hồ Hồ này rộng mênh mông, sau bị lấp chỉ còn phần phía nam trước cổng Văn Miếu, gọi là Văn

hồ Khu này còn có làng Văn chương vì thời Lê nho sĩ tụ tập ở Quốc Tử Giám để nghe bình văn một tháng hai lần

Khoảng 1771 cái hồ to ở trước mặt nhà Thái học gọi là ao Bích-thủy Trước kia dân phố phần nhiều dựa lưng vào ao mà làm nhà Học quan xây bức tường bình phong để che xe ngựa Khi ấy Nguyễn Hoãn bổ chức Tri Quốc Tử Giám đuổi phố

xá đi mà mở rộng ra, trồng cây, lát đường, lập bia Hạ mã ở trước cửa, làm cho quang cảnh nhà Thái học nghiêm trang (10)

Khoảng đầu đời Tự-Đức, phía đông Văn hồ có Nho sinh quán do một Hương quan làng Minh-giám lập ra cho học trò nghèo các tỉnh tới trọ Tương truyền chủ quán

ra một vế đối, treo giải thưởng nhưng không ai đối được :

Nước Văn hồ tha hồ tắm mát,

Trang 6

Rượu Hồ đình thơm ngát đón làng Văn

(Hồ đình là cái đình hóng mát hình hồ rượu dựng trên một đảo nhỏ của Văn hồ) (11)

1865 Văn hồ đình bi ký :"Trước Văn Miếu có hồ lớn, giữa hồ có bãi Kim-châu Khoảng năm Cảnh-trị (1663-71) Tham tụng Phạm tiên sinh (Phạm Công Trứ) từng sáng tác chùm thơ "Phân thủy thập vịnh" tả cảnh đẹp nơi đây Thời gian lâu xa, cỏ mọc um tùm quanh hồ, lòng hồ tắc ứ ngày một cạn Năm 1863, Bố chính Lê Hữu Thanh và Án sát Đặng Tá dựng Bi đình Năm 1865, Đặng Án sát mua ngói lợp đình, đặt tên là Văn hồ đình Trong đình khắc mười bài thơ "Phân thủy" của Phạm Công Trứ" (12)

Đầu thế kỷ XX Pháp xây lại Hà nội, phá hủy làng Văn hồ để mở đường, xây nhà

II- Quốc Tử Giám thời Nguyễn (Huế)

Năm 1803 Gia-Long bãi Quốc Tử Giám ở Thăng-long, về lập lại ở Phú-xuân

Buổi quốc sơ, dựng Văn Miếu ở xã Triều-sơn, huyện Hương-trà, ngoài kinh thành

1759 Dời Văn Miếu qua Long-hồ, tả ngạn sông Hương, địa thế nhỏ hẹp

Trang 7

1803 Dựng Đốc Học đường (cũng gọi là Quốc học đường) gồm : Đốc học Chánh

đường và hai tòa nhà hai bên, do Đốc học và Phó Đốc học giảng dậy

1808 Vì Văn Miếu ở Long-hồ nhỏ hẹp, chọn đất ở An ninh-dựng Văn Miếu mới

quy chế rộng rãi, phía tây ngoài kinh thành, gần chùa Thiên-mụ, tức là Văn Miếu ngày nay

1820 Ngoài cửa Đại-thành đặt hai nhà : nhà bên tả là Sùng Văn, bên hữu là Duy

Lễ (13)

Bắt đầu xây Quốc Tử Giám ở xã An-ninh phía tây ngoài kinh thành (Văn Miếu ở phía tả Quốc Tử Giám)

1821 Làm xong Quốc Tử Giám Phía trước là Di Luân đường nơi dậy các Tôn

sinh, phía sau là Giảng đường nơi dậy các Giám sinh, hai bên tả hữu là phòng ốc cho học trò ở, bên phải cho các Tôn sinh gồm 3 gian, bên hữu cho Giám sinh gồm

16 gian (14)

Bộ Lễ tâu xin đặt vị vọng bái Tiên thánh ở nhà Di Luân, Giám thần và học sinh đến bái yết rồi hàng ngày ngồi ở Giảng đường dậy để mở con đường Sùng nho thịnh vượng cho muôn đởi

Bắt đầu đặt các chức Tế tửu (hàng chánh tứ phẩm), Tư nghiệp (hàng tùng tứ phẩm), Học chính (sau cải là Trợ giáo) và Giám thừa, Điển tịch, Điển bộ (15)

Trang 8

Sai Vũ Xuân Biều hàm chánh tam phẩm, sung chức Tế tửu, Giáp Phó Đốc học Quốc Tử Giám Ngô Trọng Vân bổ làm Tư nghiệp Vua bảo Điều :"Nhà Quốc Tử Giám là nơi giáo dục nhân tài, ngươi nên mỗi tháng một lần tâu lên ai có tài hạnh thì cấp lương tiền để nên học nghiệp, không thì cách cho về

Lấy Hương cống triều Lê Thái Doãn Tá làm Tư nghiệp

1822 Nhà Di Luân bị sét đánh, bộ Công phải sửa chữa Dựng nhà cho Giám thần

Nhà Di Luân cùng phòng Giám sinh thì cấm đàn bà con gái không được qua lại

* Lệ cấm này cũng đã được Phạm Đình Hổ nhắc tới trong Vũ Trung Tùy Bút :

"Khoảng năm Giáp Thìn, Ất Tỵ đời Cảnh hưng (1784-85), nhà Giám khi trước gập

ngày mồng một, ngày rầm thường họp học trò lại bình văn, các quan đều đến hội họp, người đến nghe bình văn vòng trong vòng ngoài, đông nhu kiến Khi ấy có một người đàn bà đến trước cửa nhà Giám muốn xin vào xem, lính canh đuổi không cho vào Bà ta đứng trông vào trước cửa nhà Giám vái lạy mà rằng :"Chẳng hay khi xưa thánh nhân lập giáo thế nào mà nay các quan hễ hạ ngòi bút xuống phán xét một lời là không còn kêu ca vào đâu được nữa ?" Người đàn bà

ấy vừa lạy vừa khóc mà đi Ôi ! người đàn bà quê mùa ấy chẳng trách làm chi, nhưng các ngài là bậc văn học, làm nên quan mà để cho dân đến nỗi thế thì nỡ lòng nào ?" (16)

Trang 9

1825 Sửa nhà Di Luân, Giảng đường, nhà học Tôn sinh, dựng lại phòng ốc các

Giám sinh : nhà ngói ở hai bên tả hữu đều 20 gian Phía trước nhà Di Luân năm trước xây tường gạch, nay xây thêm tường gạch ở ba mặt tả, hữu và hậu

1850 Dựng nhà cho Học quan phía hữu 15 gian, dựng thêm phòng ốc cho Ấm

sinh, Giám sinh ở phía tả là 19 gian

1896 Xây trường Quốc học Dựng nơi công thổ tả doanh Thủy sư một tòa Đốc

giáo đường 3 gian, 2 chái, nơi cư trú của các Trợ giáo

1898 Thêm hai dẫy trường ốc để làm chỗ dậy học, dẫy trước 30 gian Sau Đốc

giáo đường làm nhà vuông (Di Luân), xung quanh xây la thành (tường bao) Mặt trước xây môn lâu hai từng, từng trên treo bảng khắc chữ Quốc học bằng Pháp văn, sơn đỏ thếp vàng, dựng năm 1918 (17)

1917 Xây Quốc Tử Giám mới : Cổng vào có 4 cột đá trên treo biển gỗ "Quốc Tử

Giám" Có hai phần cách nhau một lối đi chạy hết chiều ngang 176 mét 50, từ cửa

Cơ mật viện đến hào của Hoàng thành Xung quanh có tường bao vây Chính giữa

là nhà Di Luân hình vuông, chu vi 85 mét, từng dưới treo bức hoành "Di Luân Đường" chữ vàng, phía sau, bên phải đặt chuông, bên trái đặt trống to (ở kinh thành cấm đánh trống nên chỉ có chuônt báo hiệu giờ học) Từng trên treo biển

"Minh Trưng Các" và "Đạo Tâm Hiên", chữ vàng Các cửa ra vào đều lắp kính sáng sủa Phòng rộng rãi, là nơi giảng dậy hay để các Học quan hội đồng Phòng

Trang 10

học ở hai bên nhà Di Luân, 4 tòa : 2 trước 2 sau Hành lang rộng nhưng hướng đông và tây nên có nắng suốt ngày nóng nực Xung quanh trồng cây

Khu thứ hai chia làm ba, ngăn bằng tường gạch, gồm "Tân Thơ Viện" ở giữa, có

tủ sách sơn son đựng các sách chép tay của Nội các hay sách của tòa Khâm sứ Hai bên là hai tòa nhà cho Đốc học và Phó Đốc học ở

Cách Quốc Tử Giám không xa, gần cửa đông nam, ở chân thành có hai dẫy nhà mỗi dẫy 9 phòng, mỗi phòng cho 4 người, và nhà vệ sinh cùng bếp nước Học sinh phải tự lo liệu việc ăn uống Khá bừa bãi, bẩn thỉu (18)

III- Học Quan

Đầu đời Hậu Lê có các chức Tế tửu (dùng đại thần kiêm lĩnh) và các chức Tư nghiệp, Trực giảng, Bác sĩ, Giáo thụ, Trợ giáo Chức Đề điệu thì dùng đại thần không cứ văn hay võ Đời Trung hưng bãi bỏ chỉ còn Tế tửu (đại thần đứng đầu Quốc Tử Giám), và Tư nghiệp (quan giảng dậy)

1647 Bắt đầu đặt chức Ngũ kinh Bác sĩ Bấy giờ Giám sinh học Thi, Thư thì nhiều, Lễ ký, Chu Dịch, Xuân Thu thì ít nên đặt chức này để mỗi người chuyên trị một kinh dậy

Trang 11

Đời Bảo-thái (1720-8) Quốc Tử Giám có Giáo thụ hàm Chánh bát phẩm, Học chính hàm Tùng bát phẩm

1767 Nguyễn Nghiễm làm Tri Quốc Tử Giám, Vũ Miên kiêm Tế tửu, Lê Quý Đôn, Phan Lê Phiên làm Tư nghiệp hàng ngày giảng dậy ở Quốc Tử Giám (19)

1803 Gia-Long đặt 1 Đốc học, 2 Phó Đốc học để dậy ở Đốc học đường (cũng gọi

1821 Vua Minh-Mệnh bỏ các chức Đốc học, bắt đầu đặt 1 Tế tửu (chánh tứ phẩm),

2 Tư nghiệp (tùng tứ phẩm) và các chức phụ tá : Giám thừa, Điển tịch, Điển bộ v.v Dụ cho Tế tửu một tháng một lần tâu, ai có tài hạnh thì cấp lương tiền học nghiệp, không thì cách cho về

Trang 12

1822 Đặt hai chức Học chính ở Quốc Tử Giám (tùng lục phẩm) chuyên dậy các Tôn sinh, sai Tế tửu, Tư nghiệp chọn hai, ba người có học hạnh bổ vào

1823 Vua triệu Đốc học Gia-định Nguyễn Đăng Sở vào bệ kiến, hỏi :"Năm ngoái

có chiếu phải tiến cử Học sinh mà Gia-định không cử người nào là tại sao ?" Sở tâu :"Chiếu gửi từ thành đến trấn, từ trấn đến phủ huyện, chưa từng hỏi đến Học thần nên tuy có biết cũng không dám vượt quyền mà cử" Vua phán :"Muốn biết sĩ

tử mà không hỏi Học thần thì hỏi ai ?" Lập tức hạ lệnh cho quan tỉnh chuyển sang hỏi Học thần chọn người có thể cống cử

1880 Quan ở Giám nếu có học trò đi thi hỏng 1 tên thì giáng 1 cấp, hỏng 2 tên thì giáng 2 cấp, hỏng 3 tên thì giáng 3 cấp, được lưu lại làm việc, hỏng 4 tên, giáng 4 cấp, điều đi nơi khác, hỏng 5 tên thì cách chức (21)

IV - Học Trò

Danh hiệu - Học trò ở Giám có nhiều loại :

a- Tôn sinh là con em trong Hoàng phái, do Tôn nhân phủ tiến cử

1804 Chọn con em Tôn thất từ 10 đến 15 tuổi cho vào Quốc Tử Giám học

b- Ấm sinh là con các quan đại thần

Trang 13

1829 Vua dụ bộ Lễ :"Đường lối thịnh trị tất phải thành tựu nhân tài mà phương

pháp thành tựu là phải bồi dưỡng từ trước Đời xưa con trưởng các công khanh đại phu và những người tuấn tú con nhà thường dân đến 15 tuổi thì vào Đại học, phép giáo dục đầy đủ Năm trước từng cho quan văn võ tam phẩm mỗi viên được một người con vào nhà Giám học tập cùng với Giám sinh, nay chuẩn cho các con quan Kinh văn từ tứ phẩm, ngũ phẩm, thì người con trưởng được bổ làm học sinh Quốc

Tử Giám Lương bổng và quy trình giảng tập chuẩn cho các bộ bàn định, thi hành, thành tài sẽ bổ dụng

1830 Con các quan văn học ở Quốc Tử Giám nếu cha có lỗi bị cách thì con xóa sổ

; cha bị giáng đổi thì con được lưu học nhưng chỉ cho nửa lương

c- Học sinh là học trò tuấn tú của lớp bình dân cống từ mỗi huyện phủ, khảo sát

lại, có khá mới cho vào Quốc Tử Giám

1822 Năm nay mỗi huyện cống một người Học sinh, từ sau hàng năm mỗi phủ

cống một người, do quan ở Giám phúc hạch, trúng bốn kỳ thì làm danh sách tâu lên để cấp lương ăn học ở Quốc Tử Giám Gập khoa thi Hội, quan ở Giám lại sát hạch rồi nếu đỗ thì tâu xin cho cùng với Hương cống vào thi Người nào văn học không thông thì cho về, bắt phủ huyện cử người khác điền vào

Những người nộp quyển dự sát hạch vào lớp cao đẳng ở Quốc Tử Giám từ 1821

về trước thì các Tế tửu, Tư nghiệp gọi đến ra bài thi ở trước mặt, lấy đỗ 100 tên, chia làm ba hạng, làm danh sách do bộ Lễ đề đặt để cho làm Giám sinh, cấp tiền

Trang 14

gạo theo thứ bực khác nhau Lại cấp thêm cho áo lam, khi có tiết Đại khánh đều được đi chiêm bái

d- Cống sinh là Nho sĩ được chọn lọc từ mỗi tỉnh, do Tế tửu và Tư nghiệp sát

hạch lại, có thực tài mới cho vào Quốc Tử Giám học

e- Hương cống / Cử nhân thi Hội hỏng, tình nguyện xin vào Giám học thì bổ làm

Giám sinh, cấp mỗi tháng ba quan, hai phương gạo , 5 cân dầu

g- Giám sinh là tên gọi chung các Hương cống / Cử nhân và các Học sinh được

cống cử từ địa phương, đã sát hạch lại, được theo học lớp cao đẳng

1829 Giám sinh tọa Giám mà ốm chết thì cấp tiền tuất

A- Học quy

a- Trước thời Nguyễn

1429 Định chương trình học cho Tôn sinh Bộ Lễ thấy Tôn sinh tọa Giám nhiều người tạ sự cáo nghỉ, tâu :"Từ trước đến nay phép dậy chưa có chuẩn tắc, nên định

rõ quy thức :

1) Học sinh Tôn học mỗi quý (tháng cuối mỗi mùa) xét số người học nhiều hay ít cùng nghĩa lý học thuộc hay không, văn nghệ tập tành thông hay không, chia hạng

Trang 15

ưu, bình, thứ, liệt, do quan Học chính làm danh sách tâu lên Hạng ưu thì tăng một nửa nguyên bổng, hạng bình như thường, hạng thứ giảm một phần ba, hạng liệt giảm một nửa

2) Định lại lệ xin nghỉ : Phàm gập ngày húy (giỗ) cha mẹ cho nghỉ 5 ngày, cha còn hay mẹ còn thì cho 3 ngày ; gập ngày húy ông bà, cụ kỵ mà cha mẹ mình đều mất cho nghỉ 3 ngày ; đau ốm nhẹ thì điều dưỡng trong phòng, nặng thì cho nghỉ 10 ngày, chưa khỏi lại gia một hạn Nếu vô cớ thác bệnh không ở tại phòng thì bị đánh roi

1483 Theo chế độ cũ, con cháu quan viên người nào thi Hương trúng ba kỳ được

sung vào Hiệu sinh trường học trong phủ mình, trúng bốn kỳ sung Giám sinh trường Quốc học, còn quân và dân nếu ứng thi có trúng tuyển cũng không được

dự

Nay ra sắc dụ : Quân và dân thi Hương trúng ba kỳ được sung vào Sinh đồ trong phủ mình, trúng bốn kỳ được sung Học sinh trong Tăng Quảng Đường ở Quốc Tử Giám Giám sinh thi Hội trúng ba trường thì cho sung vào Thượng xá sinh, trúng hai trường thì sung Trung xá sinh, trúng một trường thì sung Hạ xá sinh Mỗi xá là

100 người, cấp cho tiền lương ba xá mỗi người 9 tiền Khi bổ dùng bộ Lại và quan

ở Quốc Tử Giám bảo cử, chọn bổ ba xá không phân biệt

Bọn Phó Đô Ngự sử đài Quách Hữu Nghiêm tâu :"Tiền lương ba xá xin đổi : Thượng xá thêm một tiền cho đủ một quan, Trung xá giữ nguyên 9 tiền, Hạ xá

Ngày đăng: 30/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w