Văn MiếuQuốcTửGiám
Nhân sự kiện KHUÊ VĂN CÁC của VănMiếuQUốcTửGiám được chọn là biểu tượng
của Thủ Đô, Tâm Học Blog xin giới thiệu với các bạn chùm bài tìm hiểu về địa điểm văn
hóa lịch sử, niềm tự hào của Việt Nam tại đây.
Văn MiếuQuốcTửGiám được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các
bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp QuốcTửGiám Chu Văn An, người thầy
tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà QuốcTử
Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng
thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.
Văn Miếu – QuốcTửGiám nằm trên đường QuốcTử Giám, Đống Đa, Hà Nội
Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những lớp tường ngăn ra
làm 5 khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn Miếu, dưới cổng
là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ (thế kỷ 15). Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Ðại
Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến
Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, chủ đề văn học). Hai bên gác cũng có hai cổng
nhỏ. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông
gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh.
Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ
(năm 1993 với sự tài trợ một phần của tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban Quản lý VănMiếu
đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kỳ thi
Ðình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương
tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa. Ðạt điểm cao của kỳ thi này đạt
học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm
chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi).
Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có
82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Ðó là
những di vật quý nhất của khu di tích. Bước qua cửa Ðại thành là tới khu thứ tư. Một cái
sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối
sân là nhà Ðại bái và Hậu cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây có một số hiện vật
quý: bên trái có chuông đúc năm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có khắc
bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí này.
Bia tiến sỹ tại VănMiếu – QuốcTửGiám
Bố cục của toàn thể VănMiếuQuốcTửGiám như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê
(thế kỷ 15 – thế kỷ 18). Riêng Khuê Văn Các mới được dựng khoảng đầu thế kỷ 19,
nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của những VănMiếu (như VănMiếu ở
Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Ðại Trung Môn, Khuê Văn Các,
Ðại Thành Môn, Ðại Thành Ðiện, bia tiến sĩ…). Khuê Văn Các ở VănMiếu Hà Nội
thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử.
Sau khu Ðại Bái vốn là trường QuốcTửGiám đời Lê, một loại trường đại học đương
thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nới đây chuyển làm đền Khải Thánh
thờ cha và mẹ Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. VănMiếu là
quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.
Văn Miếu và QuốcTửGiám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thủ
đô Hà Nội.
Văn Miếu – QuốcTử Giám, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long (thời nhà Lý), là tổ
hợp gồm hai di tích: – VănMiếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết Nho giáo và Tư nghiệp
Quốc TửGiám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục
Việt Nam; – QuốcTửGiám – Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. VănMiếu – Quốc
Tử Giám đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích
Lịch sử Văn hóa ngày 28/4/1962.
Lịch sử VănMiếu – QuốcTửGiám
- VănMiếu được xây dựng từ năm 1070 dưới thời Vua Lý Thánh Tông (1054-1072), có
tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và
hình vẽ các hiền nho để thờ cúng, bốn mùa tế lễ.
- Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho xây nhà QuốcTửGiám kề sau Văn Miếu. Khi mới
xây dựng, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là
Quốc Tử).
- Từ năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho mở rộng QuốcTửGiám và thu nhận cả con cái
thường dân có học lực xuất sắc. – Đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm
quan QuốcTửGiámTư nghiệp (Hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử.
Đến năm 1370 Chu Văn An qua đời được Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở VănMiếu bên
cạnh Khổng Tử.
- Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông cho
dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ Tiến sĩ từ khóa thi năm 1442 trở đi. Nay chỉ còn lại
82 tấm bia tiến sĩ.
- Năm 1762, vua Lê Hiển Tông cho sửa lại QuốcTửgiám làm Cơ sở đào tạo và giáo dục
cao cấp của triều đình. – Năm 1785 QuốcTửGiám được đổi thành nhà Thái học.
- Đến đầu thời Nguyễn, năm 1802, Gia Long bãi bỏ trường QuốcTửGiám ở Hà Nội, đổi
nhà Thái Học làm nhà Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử và xây dựng Khuê Văn Các
ở trước Văn Miếu. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn
cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá.
- Ngày 13/7/1999, thành phố Hà Nội khởi công xây dựng công trình nhà Thái Học trong
khu VănMiếu – QuốcTử Giám. Khu nhà Thái Học rộng 1.530 m
2
trên nền đất cũ của
Quốc TửGiám sau Văn Miếu, với tổng kinh phí khoảng 20 tỷ đồng. Đến ngày 8/10/2000,
công trình nhà Thái Học được khánh thành giai đoạn 1. Kiến trúc nhà Thái Học mô
phỏng kiến trúc dân tộc gồm nhà tả vu, hữu vu, tiền đường, hậu đường, nhà để chuông,
trống và các công trình phụ trợ, sử dụng vật liệu truyền thống hài hoà với Tòan bộ tổng
thể di tích VănMiếu – QuốcTử Giám.
- Ngày 11/3/2003, thành phố Hà Nội đã khởi công đúc tượng đồng 4 danh nhân văn hóa
là: Vua Lý Thánh Tông, Vua Lý Nhân Tông, Vua Lê Thánh Tông và Tư nghiệp QuốcTử
Giám Chu Văn An để thờ tự trong nhà Thái Học là những người có công sáng lập Văn
Miếu-Quốc TửGiám và phát triển nền giáo dục Việt Nam.
Kiến trúc VănMiếu – QuốcTửGiám
Quần thể kiến trúc VănMiếu – QuốcTửGiám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp
theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu VănMiếu thờ Khổng Tử.
Tuy nhiên, quy mô và kiến trúc ở đây đơn giản hơn. Bốn mặt đều là phố, cổng chính phía
Nam là phố QuốcTử Giám, phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức
Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện thích rộng
54.331 m
2
. Trước mặt VănMiếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là
Thái Hồ.
Giữa hồ có gò Kim Châu, là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa.
Cổng chính VănMiếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán
cổ xưa. VănMiếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong cũng có những bức
tường ngăn ra làm 5 khu, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng qua lại nhau: +
Khu thứ nhất: Bắt đầu với cổng chính VănMiếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai
bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.
+ Khu thứ hai: Từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn các. Khuê Văn các là công trình
kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông
(85cm x 85cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có
4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc.
Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một
lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời tỏa tia sáng. Hai bên
phải trái Khuê Văn các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sĩ.
Khuê Văn các ở VănMiếu – QuốcTửGiám đã được công nhận là biểu tượng của thành
phố Hà Nội.
+ Khu thứ ba: Gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình
vuông. Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị
thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng rùa
đá. Hiện còn 82 tấm bia về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đó là những di vật
quý nhất của khu di tích.
+ Khu thứ tư: Là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình
lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Tòa nhà ngoài là Bái đường, Tòa trong là Thượng
cung.
+ Khu thứ năm: Là khu Thái Học. Trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải
thánh, thờ thân phụ, thân mẫu của Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học
mới được thành phố Hà Nội xây dựng lại năm 1999. VănMiếu – QuốcTửGiám là một
khu di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình phát triển văn hóa của Việt
Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo trong
khu vực và nền văn hóa mang ý nghĩa nhân văn của Tòan Thế giới./.
. Văn Miếu Quốc Tử Giám
Nhân sự kiện KHUÊ VĂN CÁC của Văn Miếu QUốc Tử Giám được chọn là biểu tượng
của Thủ Đô,. hoàng tử, sau mở rộng
thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm trên đường Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
Văn Miếu có