1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Ý NGHĨA BỨC PHÙ ĐIÊU CÁ HÓA RỒNG Ở VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM potx

5 781 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 135,41 KB

Nội dung

Ý NGHĨA BỨC PHÙ ĐIÊU HÓA RỒNG VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Phía trái mặt trước của tam quan Văn Miếu có đắp bức phù điêu hóa rồng. Đây vốn là sự tích dân gian đã được Nho học hóa để trở thành một biểu tượng cho việc các nho sinh đỗ đạt đăng quang. Dân gian có câu ca: “Mồng bốn đi ăn thề - Mồng tám về vượt Vũ Môn”. Sách xưa ghi rằng Vũ Môn là thác nước tại núi Giăng Màn huyện Hương Sơn Hà Tĩnh. Sự tích loài kéo nhau về tụ hội thi tài thác Vũ Môn để hóa thành rồng cũng có Trung Quốc. Đồ án vượt Vũ môn cũng rất phổ biến Trung Hoa mang màu sắc của mỹ thuật dân gian. Hình hóa rồng, vượt Vũ môn xuất hiện trong mỹ thuật người Việt đã thấy từ thời Trần. Đặc biệt sang đến thời Lê, trên thành bậc cửa đàn Nam Giao (Thăng Long) đã xuất hiện hình ảnh hóa rồng. Như vậy, đồ án trang trí này đã mang tính cung đình và chính thống. Hoạt cảnh hóa rồng là hoạt cảnh náo nhiệt, vui tươi trong mỹ thuật cổ truyền. Bức phù điêu hóa rồng Văn Miếu có thêm hình rồng đang phun nước xuống hạ giới. Đây cũng là câu chuyện rất dân gian được liên tưởng đến các kỳ thi của triều đình. Chuyện kể rằng Vũ Môn cao quá, không tài nào nhảy qua được. Cảm động trước ý chí vươn lên của cá, rồng từ trên thiên giới hiện ra giáng vũ xuống cho nước dâng cao giúp vượt Vũ Môn. Kẻ sỹ chốn lều tranh ngõ hẻm, ngày đêm đèn sách chính là đang khổ luyện để vượt Vũ Môn. Nhà vua khuyến khích đạo học, giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sỹ thì khác nào rồng ban mưa xuống hạ giới để có thể hóa được rồng. Cổng tam quan theo quy định trước đây, chỉ kẻ sỹ khi đã hiển đạt mới được bước qua cửa này. Mỗi lần ngang qua đây, khi nhìn thấy tấm phù điêu lòng thêm phấn chấn và cảm kích trước thái độ trọng dụng kẻ sỹ, nương đỡ người tài của hoàng triều. Trên bức chạm đền vua Đinh ( Hoa Lư -Ninh Bình, khắc năm Thành Thái thứ 10 -1898) cũng có bức chạm giống hệt bức phù điêu hóa rồng Văn Miếu Hà Nội. Ngoại trừ một số chi tiết khác biệt nhỏ như Văn Miếu (Hà Nội), có ba con cá, hai con trong đó đã mọc cánh, còn đền vua Đinh chỉ có hai con đều đã mọc cánh. Con rồng đền vua Đinh là rồng năm móng còn rồng Văn Miếu chỉ có bốn móng (có thể sang đến đời Nguyễn, kinh đô chuyển vào Huế nên ta không còn được thấy những con rồng năm móng biểu hiện cho hoàng triều Hà Nội nữa). hai bức hóa rồng này đều khắc họa hình ảnh rồng uốn lượn trong mây rồi sà xuống nghênh đón cá. Thậm chí bức chạm đền vua Đinh rồng còn phun nước để vượt qua Vũ Môn. Thực ra ngay trên trụ biểu cũng đã đắp hình rồng phun nước cho vượt Vũ môn, nhưng vì trên cao nên cũng ít người chú ý. Hơn nữa hiện nay các trụ biểu quét màu ghi xám của nước xi măng trông xa chỉ thấy đen xì một cục. Với cách tô màu ghi xám như đang làm phổ biến hiện nay với hết thảy các tam quan, nghi môn thì sẽ làm hỏng đi tinh thần và ý nghĩa của bức phù điêu này. Một điều nhỏ nữa cũng xin được trao đổi là không nên gọi bức này là “long ngư tụ hội” như trong cuốn sách Văn Miếu - Quốc tử giám Thăng Long - Hà Nội của hai tác giả Nguyễn Quang Lộc và Phạm Thúy Hằng (trong tiếng Hán thành ngữ long ngư tạp giao có ý cái xấu và cái tốt lẫn lộn, cũng gần với câu mè một lứa của người Việt) Trên cột trụ có lời ghi rằng: Cương thường đống cán tồn thiên địa Đạo đức cung tường tự cổ kim (Rường cột cương thường tồn tại cùng trời đất Đạo đức trường học có từ xưa đến nay) Ngoại trừ tích vượt Vũ Môn, liên quan đến giáo dục và Nho học, trên trụ biểu còn đắp hình Kỳ Lân dạy con ( còn gọi là Kỳ lân giáo tử), Phượng hoàng dạy con. Nghệ thuật vữa đắp rất mực khéo léo trong việc mô tả các động tác vờn nhảy của cha con kỳ lân, bay lượn của phượng hoàng. Nhưng cái khéo léo tài tình của hình khối còn phải nhờ đến màu sắc trang điểm thêm. Đặc biệt của nghệ thuật truyền thống Bắc Bộ kể từ thời Lê - Mạc trở đi ngày càng mang tính Ba-rốc rất náo hoạt, rực rỡ. Nhìn những trụ biểu đắp hình bốn con phượng quét vôi màu sáng dưới nắng như những bông hoa lấp lánh. Cách xử lý màu sắc trên Văn Miếu sau trùng tu hiện nay cố tạo ra vẻ thời gian cho di tích. Cùng với bức tường gạch đỏ, vẻ rêu phong tự nhiên của chất liệu vôi nề truyền thống tạo nên sự ấm ấp, gần gũi với lòng người, hài hòa hơn. Cách làm giả đá hiện nay đang thịnh hành là đi ngược lại với nguyên tắc trùng tu được thể hiện trong luật Di sản, hơn thế, nó đang biến Văn Miếu thành lăng miếu. Tối tối khi ngang qua Văn Miếu - Quốc tử giám tôi thấy rờn rợn bởi sự ảm đạm thê lương của sắc màu đèn đường hắt lên các hình khối xám ngắt. Màu sắc trong quan niệm của Phương Đông luôn có giá trị tâm linh và triết học. ở Trung Quốc, đồ án hóa rồng hay vượt Vũ môn thuộc về đồ án mỹ thuật dân gian. Nhưng khi sang Việt Nam, đồ án này thể hiện sâu sắc truyền thống hiếu học, mơ ước đỗ đạt đăng khoa được xuất hiện những nơi trang nghiêm và tôn quý. Đồ án này không chỉ tượng trưng cho Nho học, cho đến thế kỷ 21 này, nó vẫn còn mang một thông điệp tích cực: tri thức giúp chúng ta bay lên. . Ý NGHĨA BỨC PHÙ ĐIÊU CÁ HÓA RỒNG Ở VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM Phía trái mặt trước của tam quan Văn Miếu có đắp bức phù điêu cá hóa rồng. Đây. cũng có bức chạm giống hệt bức phù điêu Cá hóa rồng ở Văn Miếu Hà Nội. Ngoại trừ một số chi tiết khác biệt nhỏ như ở Văn Miếu (Hà Nội), có ba con cá, hai

Ngày đăng: 20/03/2014, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w