12 điều ít biết về “bảo vật thế giới” tại Văn Miếu Vừa được công nhận là di sản tư liệu thế giới, một pho sử khổng lồ trong lịch sử khoa cử Việt Nam, Văn bia Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) còn ẩn chứa những câu chuyện ít ai biết. >> Bia Tiến sĩ Văn Miếu được công nhận Di sản tư liệu thế giới >> Báu vật quốc gia - Ký ức thế giới 1. Thư pháp gia Tô Ngại là người đầu tiên viết trán bia kiểu chữ triện trên 7 tấm bia đầu tiên trong lịch sử dựng bia tiến sĩ ở Việt Nam. Vào ngày 15 tháng Tám năm 1484, niên hiệu Hồng Đức thứ 15, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng 7 tấm bia đề danh tiến sỹ tại Văn Miếu. Đây là đợt dựng bia tiến sỹ đầu tiên. Các tấm bia ghi rõ các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1481. Việc này đã tạo tiền lệ, và việc dựng bia tiến sỹ kéo dài cho đến triều Nguyễn. Việc soạn văn cho những tấm bia được thực hiện bởi các từ thần trong Viện Hàn lâm trong khoảng niên hiệu Hồng Đức, việc viết chữ cũng do các Trung thư giám chính. Nhưng trong đợt dựng bia đầu tiên này, tất cả các trán bia đều do “Kim quang môn đãi chiếu Tô Ngại vâng sắc chỉ viết chữ triện”. Trong các tấm bia còn ghi thêm hàm tản quan Mậu lâm lang cho Tô Ngại. Một tấm ảnh cổ về Văn bia Văn Miếu cùng Khuê Văn Các và Hồ Thiên Quang Tỉnh. 2. Câu văn nổi tiếng nhất được khắc trên văn bia văn miếu là “Hiền tài quốc gia chi nguyên khí” của Thân Nhân Trung viết trên bia của khoa thi 1442, dựng năm 1484. Đây là bia của khoa thi đầu tiên của triều Lê niên hiệu Bảo Đại thứ 3. Hiện tại, chiếc bia này nằm ở chính giữa khu bia phía Đông Văn Miếu. Nguyên văn toàn bộ đoạn văn bia này dịch ra tiếng Việt là “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và lên cao. Nguyên khí suy thì thế nước xuống thấp. Bởi vậy, các bậc thánh đế minh vương không ai là không lấy việc sử dụng và tuyển chọn nhân tài là việc đầu tiên”. Câu này được khắc lặp đi lặp lại trong các khoa thi tiếp theo. Trong khoa thi đầu tiên được khắc bia (1442) cũng lấy đỗ tiến sỹ Ngô Sỹ Liên, sử gia rất nổi tiếng tại Việt Nam. 3. Chữ Thọ lớn nhất được khắc trên văn bia Văn Miếu được viết theo kiểu chữ Thảo Phong - Cách viết của Hy Di Trần Đoàn, người sáng lập ra môn Tử Vi học và cũng là một thư pháp gia nổi tiếng thời Tống. Bia này được khắc năm 1731, có Nguyễn Nghiễm (1708-1775) là quan nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam đỗ. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân. Ông là thân phụ của Nguyễn Du, tự Hy Tư, tôn huý Thiều, hiệu Nghi Hiên, bút hiệu Hồng Ngư cư sĩ. Nguyễn Nghiễm cũng từng là tư đồ của Quốc Tử Giám. 4. Từ trước đến nay, người ta vẫn quan niệm rằng rùa chính là linh vật đội những tấm bia thể hiện cho sự trường tồn. Cũng tương tự như vậy, rùa đội những tấm bia tiến sỹ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, có một giả định cho rằng, con vật đội bia Văn Miếu có hình dáng của rùa mang tên là Bí Hý (hay còn gọi là Bá Hạ). Xuất phát điểm của giả thiết này là truyền thuyết “Long sinh cửu tử” trong sách Vũ Trung tùy bút của Vũ Phương Đồ. Theo truyền thuyết này thì rồng sinh ra 9 con nhưng đều không mang hình dáng của mẹ. Trong số đó có 1 con vật tên là Bí Hý, trông như con rùa, tính ưa chở nặng và sống trường thọ. 5. Những tấm bia tiến sỹ lớn nhất tại Văn Miếu Quốc Tử Giám thuộc về các bia của các khoa thi cuối thế kỷ 18, thuộc thời nhà Lê - Trịnh. Trong đó, có hơn 10 bia thuộc dạng này. Việc lớn nhỏ của các bia trong những niên đại khác nhau do nhiều yếu tố quyết định, mà một trong số các yếu tố này là quan niệm thẩm mỹ của từng niên đại khác nhau. 82 chiếc bia tại Văn Miếu đã được bảo quản cẩn trọng bằng mái che và bây giờ là xích sắt. 6. Toàn bộ những dòng mỹ hiệu, mỹ tự viết về chúa Trịnh trên các bia Tiến sỹ trong Văn Miếu đều bị đục, xóa chữ. Theo GS Đỗ Văn Ninh, đó là sản phẩm từ thời nhà Nguyễn, khi năm 1840, vua Minh Mạng yêu cầu đục bỏ những đoạn ca ngợi công đức họ Trịnh trên một số bia tiến sĩ thời Lê Trung Hưng tại Quốc Tử Giám. Một số khác thì cho rằng, các triều này sau này không muốn chúa Trịnh đứng ngang với các vua Lê nên đã ra lệnh xóa chữ đi. 7. Ngô Thì Nhậm và Lê Quý Đôn cũng là hai nhân vật lịch sử bị xóa tên trên bia. Lý do hai vị này bị đục tên còn đang tiếp tục được nghiên cứu. 8. Trong khi các tấm bia đều được trang trí hoa cúc, long, ly, qui, phượng, thì riêng tấm văn bia năm 1643 lại độc đáo với hình những người nông dân bên chú trâu đồng. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cho rằng: Đây là điều rất quý, khi trên tấm bia tiến sĩ lại có hình ảnh nông dân, thể hiện tư tưởng khuyến nông, trọng sĩ của thời ấy. 9. Dựa vào bài sớ của nông dân Trại Văn Chương, người ta nói rằng quân Quang Trung tiến ra Bắc Thành đại phá quân Thanh thấy bia ở Văn Miếu ngổn ngang nên Trại Văn Chương dâng sớ lên vua Quang Trung sắp xếp lại những chiếc bia này cho nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, việc có hay không sắp xếp lại những tấm bia này như bài sớ vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Bài sớ này không tìm được nguyên bản chữ Hán, chỉ có trong một số tài liệu tiếng Việt. Ảnh cổ: Đồ sinh xem bia Văn Miếu. 10. Chính khách sờ đầu rùa văn bia Văn Miếu nổi tiếng nhất là cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton. Việc sờ đầu rùa cho thấy, Bill Clinton rất trân trọng giá trị văn hóa cũng như tri thức Việt. Tuy nhiên, cho đến nay cũng khó có thể biết được chính khách nào đầu tiên sờ đầu rùa. Chuyến thăm Việt Nam trong tháng 11/2000 của Bill là lần đầu tiên các chính khách Mỹ thăm Việt Nam sau năm 1975. 11. Cuốn sách dày nhất về văn bia Văn Miếu là cuốn Văn bia đề danh tiến sỹ Việt Nam dầy 1000 trang của PGS Trịnh Khắc Mạnh do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2006. Khổ cuốn sách là 16 cm x 24 cm, trọng lượng là 2000 gram, thuộc loại sách tham khảo đặc biệt. Đây được đánh giá là “bộ sách tham khảo lớn, có giá trị khoa học và thực tiễn cao, mang ý nghĩa chính trị, văn hóa, giáo dục sâu sắc, được trình bày in ấn đẹp”. Cuốn sách này đã được Giải Đồng Sách hay của ngành xuất bản năm 2007. 12. Luận án tiến sỹ đầu tiên nghiên cứu tổng thể về văn bia mang tên là Văn bia khuyến học trong đó phần nghiên cứu về các bia tiến sỹ tại Văn Miếu Hà Nội là quan trọng nhất là của Luận án Tiến sĩ này. Luận án này do Nghiên cứu sinh Nguyễn Hữu Mùi thực hiện vào năm 2006. Theo Gia Vũ Tác giả: Nguyễn Tấn Ái Lục tìm trong thư tịch xưa, ta gặp nhiều ứng xử khiến ta phải băn khoăn suy nghĩ. Cổ nhân khóc, cổ nhân cười, cổ nhân xuất xử lắm lúc lạ lùng. Đây là tiếng khóc của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ. Cụ Nguyễn mất vợ, không khóc, chỉ phảng phất nét côi cút tội nghiệp: “Bà bỏ đi đâu vội bấy, để cho lão thất thơ thất thưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm” Cụ Nguyễn mất con, khóc ít: “Bảng vàng bia đá nghìn thu, tiếc con người ấy Tóc bạc da mồi trăm tuổi, tội lắm con ơi!” Có khóc, nhưng vẫn là giọng điệu vững vàng của một bậc nghiêm phụ. Cụ Nguyễn mất bạn, khóc òa. Dương Khuê, ông tiến sĩ làng Vân Đình, bạn cụ Nguyễn, mất năm 1902, thương bạn, cụ để lại cả một chuỗi tiếng khóc dài tấm tức thành bài “Khóc Dương Khuê” nổi tiếng. Ngẫm nghĩ đến là vô lí. Một ứng xử không theo lẽ thường tình. Trong tiếng khóc dài bi ai ấy, có thể tưởng tượng một cụ già tuổi cao vóc hạc lần về với kí ức, đếm từng kỉ niệm thưở tôi bác đề huề. Mà kỉ niệm ấy có gì? Đếm đi ngẫm lại cũng chỉ là cầm- kì- thi- tửu, là ngoạn thủy, du sơn. Vậy mà cái lí mới thật là sâu sắc đấy. Nào chỉ là những thú vui; là thức chơi cao nhã, là phép di dưỡng tinh thần của những thức giả chân nho. Mượn giai âm để gửi lòng người quân tử. Đặt quân cờ như xuất xử tùy thời. Câu thơ tải nặng lòng đạo lí. Chén rượu để chí ở cao xanh. Cổ nhân quí nhau nâng rượu. Cổ nhân thương nhau dạo cờ. “Băng tâm ngọc hồ” đãi người bằng hữu. Tri kỉ khát tình nghẹn đứt câu thơ. Trượng phu xưa đặt mình trong tọa độ xã hội, đo giá mình bằng tầm vóc xã hội nên nặng nghĩa lớn nhẹ tình riêng, trọng bằng hữu nhẹ gia đình. Người xưa qua giao du mà kết bạn, qua giao du mà trọng bạn, qua giao du mà yêu người như mình (tri kỉ), mà biết được âm hao (tri âm). Cầm-kì- thi- tửu, những thú vui cao nhã của những bậc thức giả chân nho mà hạng phàm phu tục tử dễ gì đạt đến. Kẻ phàm này cũng có thuở theo thầy thọ giáo kì lí, đến giờ đã vào cái ngưỡng “ tứ thập nhi bất hoặc”, vẫn khôn nguôi một nét khuyên buồn của sư phụ ngày xưa “Cầm cờ gặp cao thủ mà sợ, gặp kẻ yếu mà khinh, gặp người lạ mà kính, gặp kẻ thất phu mà chán, con chưa lạnh được cái lòng của kẻ cầm cờ”. Vậy mới hay quí những thú vui cao nhã cũng là quí cái tâm sáng, cái tầm cao, cái nhân, cái phẩm của người tri kỉ. Mới hay cổ nhân kén bạn. Mà kén bạn thì quí bạn. Một bài học đẹp về ứng xử. “Ôn cố tri tân”, cứ mỗi lần nhìn vào cái nghĩa bạn ngày nay tôi vẫn sẵn một cái lòng ngài ngại. Nhìn vào một đám cưới, khách mời vẫn thường đông hơn khách viếng một đám tang. Mâm tiệc nhà mới vẫn đông đúc hơn, sang trọng hơn mâm cỗ của một hội đồng gia tộc. Sau những cuộc ngao du bè bạn với bốn phương trời, cụng ly ồn ào náo nhiệt, liệu rồi có phải bấy nhiêu linh hồn lại trở về làm nhánh rong biển nằm vắt mình cô đơn trên ghềnh đá? Ừ, nhịp sống hiện đại cần như thế, cần hội nhập, cần đi bằng tốc độ ánh sáng để đến được sao Hỏa, sao Kim, cần nhiều những vụ nổ big bang để làm nên tân vũ trụ, cái chỉ pháp “ quán nhật xuyên nguyệt” mà người xưa chỉ có trong mơ giờ đã là hiện thực. Thời đại quả diệu kì. Nhưng phải chăng để thật vững vàng, cũng có lúc cần chầm chậm đến mình, cần sâu với mình hơn, cần kĩ với mình hơn? Phải chăng cũng rất cần lọc mình cho chín, cho thanh trước khi đem mình làm quà tặng bạn? Phải chăng trước một mối quan hệ mới, lòng nhớ dặn lòng “chớ mở cửa ra nếu bạn chưa biết cách khép cửa lại”? Phải chăng…để rồi còn giành được cho mình cái quyền thanh thản nâng chén mời nhau! Quế Sơn mùa hạ Nguyễn Tấn Ái . 12 điều ít biết về “bảo vật thế giới” tại Văn Miếu Vừa được công nhận là di sản tư liệu thế giới, một pho sử khổng lồ trong lịch sử khoa cử Việt Nam, Văn bia Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà. tính ưa chở nặng và sống trường thọ. 5. Những tấm bia tiến sỹ lớn nhất tại Văn Miếu Quốc Tử Giám thuộc về các bia của các khoa thi cuối thế kỷ 18, thuộc thời nhà Lê - Trịnh. Trong đó, có hơn. tôn huý Thiều, hiệu Nghi Hiên, bút hiệu Hồng Ngư cư sĩ. Nguyễn Nghiễm cũng từng là tư đồ của Quốc Tử Giám. 4. Từ trước đến nay, người ta vẫn quan niệm rằng rùa chính là linh vật đội những tấm