1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys

69 850 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 3,59 MB

Nội dung

Mối liên hệ giữa hình dạng ban đầu và cuối cùng của tấm tôn được làm rõ thông qua quá trình tính toán và mô phỏng bằng cách sử dụng phần mềm Ansys dựa trên Phương Pháp Phần Tử Hữu Hạn..

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Họ và tên Sinh viên: PHAN THANH DŨNG Lớp: 48 ĐT – 1 Ngành: Đóng tàu thủy

Tên đề tài: Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần

mềm Ansys

Số trang: 61 Số chương: 05 Số tài liệu tham khảo: 09 Hiện vật: - 03 bộ đề tài và 03 đĩa CD

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Kết luận:

Nha Trang, ngày……tháng.… năm 2011

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS TS TRẦN GIA THÁI

Trang 2

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên Sinh viên: PHAN THANH DŨNG Lớp: 48 ĐT – 1 Ngành: Đóng tàu thủy

Tên đề tài: Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần

mềm Ansys

Số trang: 61 Số chương: 05 Số tài liệu tham khảo: 09 Hiện vật: - 03 bộ đề tài và 03 đĩa CD

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

Điểm phản biện:

Nha Trang, ngày……tháng……năm 2011

CÁN BỘ PHẢN BIỆN

(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐIỂM CHUNG

Bằng số Bằng chữ

Nha Trang, ngày……tháng……năm 2011

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau hơn 03 tháng tích cực tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng đồ án tốt nghiệp:

“Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm

Ansys”, đến nay tôi đã hoàn thành đồ án Đồ án không chỉ có sự cố gắng của bản

thân mà còn được sự giúp đỡ động viên rất lớn của gia đình, quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè…

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến: Ban Chủ Nhiệm Khoa Kỹ Thuật Tàu Thủy – Trường Đại Học Nha Trang, quý Thầy cô trong Bộ Môn Đóng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt đồ án

Chân thành cảm ơn Thầy PGS TS Trần Gia Thái, anh Kỹ sư Trần Ngọc Anh và Thầy Thạc sĩ Bùi Văn Nghiệp – người đã hướng dẫn cho tôi trong suốt quá

trình thực hiện đồ án

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, anh chị em, bạn bè, các bạn đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu trong suốt khóa học và trong quá trình thực hiện đồ án

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: PHAN THANH DŨNG Lớp: 48ĐT-1

Địa chỉ liên hệ: 39/32 Đoàn Trần Nghiệp - TP Nha Trang - Khánh hoà

Cán bộ hướng dẫn: PGS TS TRẦN GIA THÁI

− Nội dung thực hiện:

I ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

1 Đối tượng đề tài:

Phần mềm Ansys

2 Phạm vi đề tài:

Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu

3 Mục tiêu đề tài:

Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm Ansys

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tổng quan đề tài

1.2 Thực trạng của vấn đề đặt ra

1.3 Phương pháp và nội dung nghiên cứu của đề tài

1.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Trang 5

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tính toán chế độ gia công nhiệt

2.1.1 Nhiệt độ

2.1.2 Tốc độ di chuyển đèn hỏa công

2.1.3 Vị trí gia công nhiệt

2.1.4 Kích thước đường gia công nhiệt

2.2 Bài toán phân tích nhiệt trong Ansys

2.2.1 Giới thiệu phần mềm Ansys

2.2.2 Bài toán phân tích nhiệt trong Ansys

1 Tạo mô hình (Modeling)

2 Chia lưới (Meshing)

3 Các điều kiện tải nhiệt (Loads)

4.2 Báo cáo kết quả chế tạo

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

5.2 Kiến nghị

III KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Từ 15/10/2010 đến 30/11/2010: Tìm hiểu phần mềm Ansys

Từ 01/12/2010 đến 05/12/2010: Lập đề cương chi tiết

Từ 06/12/2010 đến 15/12/2010: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết

Trang 6

Từ 16/12/2010 đến 24/12/2010: Tính toán và mô phỏng

Từ 27/12/2010 đến 29/12/2010: Tham gia chế tạo thử nghiệm

Nha Trang, ngày 05 tháng 12 năm 2010

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 3

1.1 Tổng quan đề tài 3

1.2 Thực trạng của vấn đề đặt ra 3

1.3. Phương pháp và nội dung nghiên cứu của đề tài 4

1.3.1 Phương pháp nghiên cứu 4

1.3.2 Nội dung nghiên cứu 4

1.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

2.1 Tính toán chế độ gia công nhiệt 6

2.1.1 Nhiệt độ 6

2.1.2 Tốc độ di chuyển đèn hỏa công (V) 7

2.1.3 Vị trí gia công nhiệt 9

2.1.4 Kích thước của đường gia nhiệt 9

2.2 Bài toán phân tích nhiệt trong Ansys 9

2.2.1 Giới thiệu phần mềm Ansys 9

2.2.2 Bài toán phân tích nhiệt trong Ansys 11

1 Tạo mô hình (Modeling) 11

2 Chia lưới (Meshing) 11

3 Giải (Slove) 13

4 Xử lí kết quả - 17 -17 2.3. Mô tả phần tử SOLID187 sử dụng trong mô hình tính 18

Trang 8

CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN VÀ MÔ PHỎNG 22

3.1. Tấm cong hai chiều U17HU-K#01 23

3.1.1. Lựa chọn bài toán và phương pháp giải cho mô hình tính 26

3.1.2. Chọn kiểu phần tử cho mô hình tính 28

3.1.3. Nhập các thông số vật liệu cho mô hình 28

3.1.4. Dựng mô hình tính tấm 31

3.1.5. Chia lưới cho tấm 39

3.1.6. Đặt điều kiện biên cho mô hình 40

3.1.7 Tiến hành giải 43

3.1.8. Xuất kết quả từ mô hình tính 43

3.2 Tấm cong một chiều U17HU-K#10 48

Nhận xét chung kết quả 52

CHƯƠNG 4 CHẾ TẠO THỬ NGIỆM 54

4.1. Bảng vẽ chế tạo 54

4.2. Báo cáo kết quả chế tạo 56

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

5.1 Kết luận 59

5.2. Kiến nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng vẽ các trường hợp mô phỏng tấm cong hai chiều

Phụ lục 2: Bảng vẽ các trường hợp mô phỏng tấm cong một chiều

Trang 9

MỞ ĐẦU

Máy tính từ khi ra đời đã tạo điều kiện và hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và ngày càng được coi như là công cụ không thể thiếu trong học tập cũng như trong nghiên cứu

Chính vì vậy, việc nâng cao và phát triển khả năng tính toán xử lý của máy tính ngày càng được các nhà khoa học, kỹ sư các ngành quan tâm đến Tuy nhiên để viết được một chương trình bằng ngôn ngữ lập trình cao cấp phục vụ tốt cho một lĩnh vực khoa học kỹ thuật đòi hỏi không những phải giỏi về toán học, các kiến thức

về lập trình máy tính… mà còn phải nắm rất vững về các kiến thức chuyên môn của chuyên ngành đó Người lập trình để đạt được những yêu cầu này phải mất rất nhiều thời gian và tốn rất nhiều công sức

Để tạo điều kiện cho các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác, người ta

đã xây dựng nên những phần mềm xử lý dữ liệu đơn giản, tiện lợi Ansys là một trong những phần mềm như vậy và hiện nay đang được sử dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới Nó không chỉ cho phép tính toán, mà còn cung cấp cho ta những công

cụ cực mạnh để biểu diễn, mô phỏng, xử lí các dữ liệu, thông tin bằng đồ họa

Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa Ngành công nghiệp cơ khí nói chung và ngành công nghiệp tàu thủy nói riêng vẫn còn đang trên đà phát triển và đang rất cần áp dụng những phần mềm để mô phỏng và tính toán Ứng dụng phần mềm tin học trong tính toán và mô phỏng đã đang và sẽ là một trong những ngành mũi nhọn cần được đầu tư nhờ những thiết thực của nó Hiện nay, việc thúc đẩy năng suất là một chủ đề quan trọng trong ngành đóng tàu Các đường đốt nóng, được sử dụng để tạo thành các tấm cong phức tạp, và được thực hiện bởi công nhân lành nghề Độ chính xác của hình dạng cuối cùng và thời gian sản xuất chỉ dựa vào kinh nghiệm và trực giác của người lao động Vì vậy

mà việc chế tạo các chi tiết cong phức tạp gặp nhiều khó khăn

Với mục đích nghiên cứu và đề xuất phương pháp xác định vị trí đường đốt nóng, nguồn nhiệt có thể đạt được v v… phục vụ cho gia công nhiệt trong điều kiện hiện nay tại các nhà máy đóng tàu ở khu vực khác nhau Nên việc thực hiện

Trang 10

nghiên cứu đề tài: “Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm Ansys”, là rất cần thiết

Do thời gian còn ngắn để có thể đi sâu và do trình độ có hạn Nên trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Đề tài rất mong được sự góp ý

của quý thầy, các bạn đồng nghiệp

Chân thành cảm ơn Thầy PGS TS Trần Gia Thái, anh Trần Ngọc Anh và Thầy Thạc Sĩ Bùi Văn Nghiệp – đã hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực

hiện đề tài và quý Thầy cô trong Bộ Môn Đóng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt đề tài tốt nghiệp này

Nha Trang, ngày 02 tháng 01 năm 2011

Sinh viên thực hiện

PHAN THANH DŨNG

Trang 11

Trong quá trình đóng mới, để tạo hình cho những chi tiết và tấm cong có biên dạng phức tạp, đặc biệt là tấm tôn bao vỏ tàu thì đòi hỏi phải có một phương pháp gia công rõ ràng Hiện nay phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong ngành tàu là uốn bằng ngọn lửa Tuy nhiên để uốn tấm tôn bao theo biên dạng các đường sườn là một vấn đề khó khăn trong khi vật liệu gia công chỉ ở dạng phẳng Vậy thì làm thế nào để xác định được vị trí các đường cần gia nhiệt và nhiệt độ hỏa công để phục vụ cho quá trình chế tạo?

Nghiên cứu này đề cập đến vấn đề nêu trên và đề xuất một giải pháp để khắc phục chúng Mối liên hệ giữa hình dạng ban đầu và cuối cùng của tấm tôn được làm

rõ thông qua quá trình tính toán và mô phỏng bằng cách sử dụng phần mềm Ansys dựa trên Phương Pháp Phần Tử Hữu Hạn Căn cứ trên những kiến thức thu được qua phân tích FEM (Finite Element Method), ta xác định được vị trí của các đường đốt nóng và số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình chế tạo chi tiết

1.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Ở nước ta hiện nay khá ít chủ đề nghiên cứu về quá trình uốn tấm bằng những đường đốt nóng với sự hỗ trợ của phần mềm Trong các nhà máy đóng tàu Việt Nam hiện nay để tạo những tấm có biên dạng cong phức tạp chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của những công nhân lành nghề và thực hiện theo phương pháp đúng dần Do đó số lượng phế phẩm sẽ tăng, mất rất nhiều thời gian cho công việc, sản phẩm tạo thành khó đảm bảo về mặt cơ tính v v…

Hiện nay cũng chưa có cơ sở lý thuyết phù hợp để dự đoán kết quả hình dạng

và cơ tính của vật liệu cuối cùng sau khi gia công nhiệt đạt được yêu cầu chưa

Trang 12

Có nhiều lựa chọn để giải quyết những vấn đề này, chẳng hạn như phương pháp gia công tự động đòi hỏi nhiều lợi thế của máy tính, tính toán và mô phỏng để

có một số liệu tương đối chính xác phục vụ cho quá trình chế tạo.v v…

Trong đề tài này tôi sử dụng phần mềm Ansys tính toán và mô phỏng cho hai trường hợp, tấm cong hai chiều và tấm cong một chiều

Kết quả tính toán và so sánh được thể hiện ở toàn bộ chương 3 và kết quả chế tạo thử nghiệm được thể hiện ở chương 4

1.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1 Phương pháp nghiên cứu

 Chọn tấm tôn của một con tàu cụ thể đã có hình dạng ban đầu và hình

 Nhận xét kết quả chế tạo thử nghiệm

1.3.2 Nội dung nghiên cứu

Với đề tài nghiên cứu và hướng giải quyết đã được nêu trong mục tổng quan,

đề tài thực hiện theo những nội dung như sau:

1 Chương 1: Đặt vấn đề

2 Chương 2: Cơ sở lý thuyết

3 Chương 3: Tính toán, mô phỏng

4 Chương 4: Chế tạo thử nghiệm

5 Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 13

1.4 GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chúng ta biết rằng vỏ tàu thủy luôn có những đoạn cong từ đơn giản đến phức tạp Vì vậy việc chế tạo chi tiết cong phức tạp đòi hỏi có quy trình rõ ràng, có đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề, bên cạnh đó đòi hỏi hệ thống máy móc thiết bị hiện đại Hơn nữa những chi tiết đó thường là ở những vị trí mũi và đuôi tàu, nơi

mà con tàu làm việc chịu nhiều tác động khắc nghiệt nhất, ngoài việc có được thẩm

mỹ cho con tàu thì yếu tố độ bền đảm bảo an toàn cho con người cũng như con tàu đóng vai trò cực kỳ quan trọng

Mặc dù có thể chế tạo các chi tiết bằng các phương pháp khác nhau như dập, uốn, v v Nhưng là đối với chi tiết cong một chiều, còn tấm cong hai hay ba chiều thì các phương pháp đó chỉ giúp phần nhỏ công việc mà thôi

Do đó nghiên cứu phương pháp gia công nhiệt mới có thể giải quyết được các bài toán khó trong việc chế tạo các chi tiết cong phức tạp Vì vậy trong giới hạn nội

dung, đề tài chỉ đề cập đến bài toán uốn tấm bằng phương pháp nhiệt với sự hỗ trợ

của phần mềm ansys

Trang 14

6000C thì độ dẻo tăng rất nhanh, nên thông thường người ta chỉ hỏa công ở khoảng nhiệt độ 550÷8000C Và cũng để hỏa công đảm bảo an toàn cho vật liệu vì nhiệt độ nóng chảy của thép tương đối cao (trên 10000C), nhưng thép là vật liệu dễ bị oxy hóa và phản ứng oxy hóa khử bắt đầu xảy ra ở nhiệt độ khoảng 8500C Nếu nhiệt độ thấp quá thì hỏa công sẽ không đạt hiệu quả

Hình 2.1 Cản trở biến dạng phụ thuộc vào nhiệt độ

Từ hình trên cho ta thấy ở khoảng gần 3000C thì cản trở biến dạng sẽ lớn nhất, nhiệt độ lớn dần thì cản trở giảm đi Khi nhiệt độ lên đến 6000C÷7000C vật liệu có màu đỏ thẫm Lúc này thuận lợi cho quá trình tạo hình chi tiết vì cản trở bé Tuy nhiên lên các khoảng nhiệt độ cao hơn cản trở biến dạng còn giảm nhưng chi tiết lại

bị oxy hóa và thoát cacbon ở bề mặt đồng thời xảy ra nhiều vấn đề ảnh hưởng xấu đến cơ tính của chi tiết

Trang 15

Hình 2.2 Phạm vi nhiệt độ gia công nhiệt.

Chú ý rằng đối với một số loại thép đóng tàu độ bền cao tức hàm lượng cacbon lớn thì khoảng nhiệt độ phù hợp cho gia nhiệt rộng hơn và có thể lên đến

9000C, vì nhiệt độ nóng chảy của nó cao hơn (thể hiện ở Hình 2.2)

 Đối với thép thường thì hỏa công ở khoảng nhiệt độ 5500÷8000C

 Đối với thép có độ bền cao thì hỏa công ở khoảng nhiệt độ 6000÷9000C Với dao động nhiệt độ này thì theo giản đồ pha vật liệu không thể biến đổi cơ tính, đồng thời khi tấm biến dạng thì việc kiểm tra sẽ bằng dưỡng

2.1.2 Tốc độ di chuyển đèn hỏa công (V)

Tốc độ di chuyển đèn phụ thuộc vào loại mỏ đốt (lớn hay nhỏ, một vòi hay nhiều vòi), độ dày của chi tiết và nhiệt độ cần gia công v v…

Trong thực tế các nhà máy đóng tàu đều sử dụng đèn hỏa công một vòi để chế tạo chi tiết cong và tốc độ di chuyển đèn được đo đạc nằm trong khoảng 4÷7 mm/s Yếu tố cần quan tâm lớn nhất ảnh hưởng tới tốc độ di chuyển đèn hỏa công là chiều dày chi tiết: Với chi tiết càng dày thì tốc độ di chuyển càng nhỏ và ngược lại

 Với những chi tiết (tấm) dày 8÷16 mm thì V=6÷7 mm/s

 Còn các chi tiết có chiều dày trên 16 mm thì V=4÷5 mm/s

Trang 16

Phải lưu ý rằng để đảm bảo tốc độ di chuyển đều còn phụ thuộc vào tay nghề thợ hỏa công, khi chuyển mỏ đốt trên mặt tôn cần lưu ý đảm bảo khoảng cách của nhân ngọn lửa đến mặt thép phải chuẩn và không đổi Góc lệch của mỏ đốt so với mặt tôn là 60÷800 Khoảng cách điểm nhiệt độ cao nhất của ngọn lửa cách nhân khoảng 3÷5 mm

Hình 2.3 Cách đặt mỏ đốt

Hình 2.4. Khoảng cách điểm nhiệt độ và các thành phần trong ngọn lửa đốt

Trang 17

2.1.3 Vị trí gia công nhiệt

Trên mỗi chi tiết cần gia công thì tuỳ vào kiểu cong và độ cong mà có các vị trí cần đốt khác nhau

Vị trí đốt tuân theo hai quy luật chính:

 Hướng biến dạng chính nằm trong mặt phẳng vuông góc với các đường gia nhiệt Còn một phần nhỏ biến dạng theo hướng dọc theo các đường gia nhiệt

 Khoảng cách giữa các đường gia nhiệt tỷ lệ nghịch với độ cong (biến dạng) của chi tiết Tức là biến dạng càng lớn thì khoảng cách giữa các đường gia nhiệt càng bé và ngược lại

2.1.4 Kích thước của đường gia nhiệt

 Bề rộng: b=1÷2cm

 Chiều dày tuỳ thuộc vào kích thước và độ cong của tấm tôn

2.2 BÀI TOÁN PHÂN TÍCH NHIỆT TRONG ANSYS

2.2.1 Giới thiệu phần mềm Ansys

Giải bài toán cơ học là một viêc vô cùng cần thiết nhưng khó khăn Nhiều bài toán lớn, giải với mô hình đồ sộ, cần sử dụng rất nhiều biến và các điều kiện phức tạp, với không gian nhiều chiều, việc giải bằng tay là một việc không thể thực hiện được

Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của các công cụ toán với sự phát triển của máy tính điện tử, đã thiết lập và dần hoàn thiện các phần mềm công nghiệp, sử dụng để giải các bài toán cơ học vật rắn, cơ học thủy khí và các bài toán dao động, bài toán tường minh và không tường minh, các bài toán tuyến tính và phi tuyến… ANSYS là một phần mềm được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới,

có thể đáp ứng các yêu cầu nói trên của cơ học

Trong bài toán thiết kế cơ khí, phần mềm Ansys có thể liên kết với các phần mềm thiết kế mô hình hình học 2D và 3D để phân tích trường ứng suất, biến dạng, trường nhiệt độ, tốc độ dòng chảy, có thể xác định được độ mòn, mỏi và phá hủy của chi tiết Nhờ việc xác định đó, có thể tìm các thông số tối ưu cho công việc chế tạo Ansys còn cung cấp các phương pháp giải các bài toán với nhiều dạng mô hình

Trang 18

vật liệu khác nhau: đàn hồi tuyến tính, đàn hồi phi tuyến, đàn dẻo, đàn nhớt, chảy dẻo, vật liệu siêu đàn hồi, siêu dẻo, các chất lỏng và chất khí…

Ansys là một trong nhiều chương trình phần mềm công nghiệp, sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích các bài toán vật lý - cơ học, chuyển các phương trình vi phân, phương trình đạo hàm riêng từ giải tích về dạng số, với việc

sử dụng phương pháp rời rạt hóa và gần đúng để giải

Nhờ ứng dụng phương pháp PTHH, các bài toán kỹ thuật về cơ, nhiệt, thủy khí, điện từ, sau khi mô hình hóa và xây dụng mô hình toán học, cho phép giải chúng với các điều kiện biên cụ thể với số bậc tự do lớn

Trong bài toán kết cấu (structural), phần mềm Ansys dùng để giải các bài toán trường ứng suất – biến dạng, trường nhiệt cho các kết cấu Giải các bài toán dạng tĩnh, dao động, cộng hưởng, bài toán ổn định, bài toán va đập, bài toán tiếp xúc Các bài toán được giải cho các dạng phần tử kết cấu thanh, dầm, 2D và 3D, giải các bài toán với vật liệu đàn hồi, đàn hồi phi tuyến, đàn dẻo lý tưởng, dẻo nhớt, đàn nhớt…Trước hết, cần chọn được kiểu phần tử phù hợp với bài toán cần giải Ansys cung cấp trên 200 kiểu phần tử khác nhau Mỗi kiểu phần tử, tương ứng với một dạng bài toán Khi chọn một phần tử, bộ lọc sẽ chọn các mô đun tính toán phù hợp, và đưa ra các yêu cầu về việc nhập các tham số tương ứng để giải Đồng thời việc chọn phần tử, Ansys yêu cầu chọn dạng bài toán riêng cho từng phân tử Việc tính toán còn phụ thuộc vào vật liệu Mỗi bài toán cần đưa mô hình vật liệu, cần xác định rõ là vật liệu đàn hồi hay dẻo, là vật liệu tuyến tính hay phi tuyến, với mỗi vật liệu, cần nhập đầy đủ các thông số vật lý của vật liệu Ansys là phần mềm giải các bài toán bằng phương pháp số, chúng giải trên mô hình hình học thực Vì vậy cần đưa vào mô hình hình học đúng Ansys cho phép xây dựng các mô hình hình học 2D và 3D, với các kích thước thực, hình dáng đơn giản hóa hoặc mô hình như vật thật Ansys có khả năng mô phỏng theo mô hình hình học với các điểm, đường, diện tích, và mô hình phần tử hữu hạn với các nút và các phần tử Hai dạng

mô hình được trao đổi và thống nhất với nhau để tính toán Ansys là phần mềm giải

Trang 19

bài toán bằng phương pháp PTHH, nên sau khi dựng mô hình hình học, Ansys cho phép chia lưới phần tử do người sử dụng chọn hoặc tự động chia lưới

Số lượng nút và phần tử quyết định độ chính xác bài toán, nên chia lưới càng nhỏ càng chính xác

Để giải một bài toán bằng phần mềm Ansys, cần đưa vào điều kiện ban đầu và điều kiện biên cho mô hình hình học Các rạng buộc và các nội lực và ngoại lực (lực, chuyển vị, nhiệt độ, mật độ) được đưa vào tại từng nút, từng phần tử trong mô hình hình học

Sau khi xác lập các điều kiện bài toán, để giải chúng, Ansys cho phép chọn các dạng bài toán Khi giải các bài toán phi tuyến, vấn đề đặt ra là sự hội tụ của bài toán Ansys cho phép xác lập các bước để giải bài toán lặp với độ chính xác cao Ansys có hệ hậu xử lý mạnh, đã đem lại một thế mạnh để các phần mềm khác

sử dụng Ansys là một phần mềm xử lý phân tích trường ứng suất – biến dạng và các thông số vật lý khác

2.2.2 Bài toán phân tích nhiệt trong Ansys

1 Tạo mô hình (Modeling)

 Có thể được tạo trên Ansys hoặc nhập vào

 Bao gồm các chi tiết để cải thiện các kết quả:

 Mục tiêu là để mô hình hóa thoả đáng khối lượng nhiệt của kết cấu

 Các tải đối lưu đòi hỏi các diện tích được mô hình hóa hợp lý

 Các tải do sinh nhiệt đòi hỏi các thể tích mô hình hóa hợp lý

2 Chia lưới (Meshing)

 Kiểu phần tử

 Các kiểu phần tử nhiệt thông dụng nằm trong bảng dưới đây

 DOF nút là: TEMP (nhiệt độ)

Trang 20

Các kiểu phần tử nhiệt thường được sử dụng

Tuyến tính PLANE55 SOLID70 SHELL57 LINK31, 32, 33, 34

 Yêu cầu tối thiểu là KX, độ dẫn nhiệt cho phân tích trạng thái ổn định

 Nhiệt dung riêng (C) sẽ là cần thiết nếu áp đặt sinh nội nhiệt

 Đặt lựa chọn ban đầu là “Thermal” để giới hạn Material Model GUI

 Các hằng số đặc trưng

Các điều kiện tải nhiệt (Loads)

Temperatures (Nhiệt độ) Các miền của mô hình đã biết nhiệt độ

Heat flow (Dòng nhiệt) Các điểm của mô hình đã biết tốc độ dòng

nhiệt

Heat flux (Thông lượng nhiệt) Các mặt của mô hình đã biết tốc độ dòng nhiệt

trên một đơn vị diện tích

Convections (Đối lưu)

Các mặt ở đó nhiệt được truyền sang vùng lân cận nhờ đối lưu Đầu vào bao gồm hệ số màng

h (film coefficient) và nhiệt độ khối (bulk temperature) của vùng lân cận T

Trang 21

3 Giải (Slove)

a Hệ tọa độ nút

Không giống như các điều kiện biên về chuyển vị và lực trong phân tích kết cấu, các điều kiện biên về nhiệt độ và dòng nhiệt trong các phân tích nhiệt không phụ thuộc vào hệ toạ độ nút

b Các ràng buộc về nhiệt độ

 Dùng để xác định nhiệt độ đã biết trong mô hình

 Để áp đặt các ràng buộc chuyển vị:

 Solution  Loads  Apply  Temperature

 Chọn vị trí muốn đặt điều kiện ràng buộc

 Chọn các thực thể liên quan trên màn hình đồ họa

 Sau đó nhập giá trị nhiệt độ Giá trị mặc định là 0

Hình 2.5 Cửa sổ nhập giá trị nhiệt độ trên mặt lựa chọn

 Hoặc sử dụng họ lệnh D: DK, DL, DA, D

Trang 22

c Dòng nhiệt tập trung (Concentrated Heat Flow)

 Để áp đặt dòng nhiệt, cần có các thông tin sau:

 Chỉ số nút hoặc điểm (có thể xác định bằng cách nhắp chuột)

 Độ lớn của dòng nhiệt (giá trị này phải

phù hợp với hệ đơn vị đang sử dụng)

 Sử dụng:

 Solution  Loads  Apply Heat Flow

 Hoặc các lệnh FK hoặc F

d Thông lượng nhiệt (Heat Flux)

Để áp đặt thông lượng nhiệt:

 Solution  Loads  Apply  Heat flux

 Chọn lựa vị trí muốn đặt thông lượng nhiệt, thông

thường trên các mặt đối với các mô hình 2D, trên các thể tích

đối với các mô hình 3D

 Chọn các thực thể liên quan trong màn hình đồ hoạ

 Sau đó nhập các giá trị thông lượng nhiệt

 Hoặc sử dụng họ các lệnh SF: SFL, SFA, SFE, SF

Hình 2.6 Cửa sổ nhập giá trị thông lượng nhiệt

Trang 23

e Đối lưu (Convection)

Đặt tải đối lưu:

 Solution  Loads  Apply  Convection

 Chọn vị trí cần đặt tải đối lưu, thông thường trên

các đường đối với các mô hình 2D, trên các mặt đối với các

mô hình 3D

 Chọn các thực thể liên quan trong màn hình đồ hoạ

 Sau đó nhập giá trị hệ số màng và nhiệt độ khối

 Hoặc sử dụng họ các lệnh SF: SFL, SFA, SFE, SF

Hình 2.7 Cửa sổ đặt tải đối lưu

Trang 24

f Sinh nhiệt (Heat Generation)

Để áp đặt tải do sinh nhiệt:

 Solution  Loads  Apply  Heat Generation

 Hoặc sử dụng họ các lệnh BF: BFL, BFA, BFE,

BF

 Chọn vị trí cần áp đặt tải do sinh nhiệt, thông

thường trên các mặt đối với các mô hình 2D, trên các thể

tích đối với các mô hình 3D

 Chọn các thực thể liên quan trên màn hình đồ

hoạ

 Sau đó nhập các giá trị tải do sinh nhiệt

Hình 2.8 Cửa sổ đặt tải sinh nhiệt.

g Các bề mặt đoạn nhiệt

 Các bề mặt “cách ly hoàn toàn”: không có sự truyền nhiệt qua chúng

 Đây là điều kiện mặc định, tức là bất kỳ mặt nào không có các điều kiện biên xác định sẽ được tự động là bề mặt đoạn nhiệt

h Thay đổi và xóa các tải trọng

 Để thay đổi giá trị tải trọng, chỉ cần đặt lại tải với giá trị mới

 Để xoá các tải trọng:

Trang 25

 Solution  Loads Delete

 Khi chúng ta xoá các tải trong mô hình hình

học, Ansys cũng tự động xoá tất cả các tải phần tử hữu

hạn tương ứng

i Các tùy chọn lời giải

Phân tích ở trạng thái bình ổn (Steady State) và phân tích tức thời (Transient)

 Phân tích trạng thái bình ổn giả thiết rằng các điều kiện tải “bình ổn dần” (settled down) tới mức bình ổn, ít phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào thời gian

 Phân tích tức thời: các điều kiện thay đổi theo thời gian

Hình 2.9 Cửa sổ tùy chọn lời giải

Trang 26

Để vẽ các đường đồng mức gradient nhiệt

 General Postproc>Plot Results>Nodal Solu…hoặc lệnh PLNSOL

 General Postproc>Plot Results>Element Sol…hoặc lệnh PLNSOL

c Dòng nhiệt

Để vẽ các đường đồng mức dòng nhiệt

 General Postproc>Plot Results>Nodal Solu…hoặc lệnh PLNSOL

 General Postproc>Plot Results>Element Sol…hoặc lệnh PLNSOL

d Các phản lực

 Tổng của các dòng nhiệt “phản lực” phải cân bằng với tổng các dòng nhiệt đặt vào

 Cách tốt nhất để xem là liệt kê:

General Postprocessor > List Results > Reaction Solution…hoặc lệnh PRRSOL

e Kiểm tra kết quả

 Luôn cần tiến hành “kiểm tra bản chất vật lý” để đảm bảo rằng lời giải là khả dĩ

 Những thông số cần kiểm tra phụ thuộc vào kiểu bài toán

 Kết quả càng chính xác khi chia lưới càng mịn

2.3 MÔ TẢ PHẦN TỬ SOLID187 SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH TÍNH

Phần tử SOLID187 là phần tử bậc cao 3D, phần tử 10 nút SOLID187 có thuộc tính chuyển vị của tứ diện và cũng là phù hợp với mô hình chia lưới không đều

Trang 27

Phần tử được định nghĩa bởi 10 nút có ba bậc tự do tại mỗi nút có 3 chuyển

vị x, y, và z Phần tử này sử dụng cho các vật liệu có thuộc tính: tính dẻo, siêu đàn hồi, dão, biến cứng ứng suất, uốn lớn, và biến dạng lớn Chúng có công thức dạng hỗn hợp, có thể dùng cho mô phỏng biến dạng của vật liệu đàn dẻo không nén được

và vật liệu siêu đàn hồi không nén được

EX, EY, EZ,

ALPX, ALPY, ALPZ

Mô đun đàn hồi theo hướng x, y, z

Hệ số dãn nở nhiệt theo hướng x, y, z

Hệ số Poisson lớn trên mặt XY, YZ, XZ

Hệ số Poisson nhỏ trên mặt XY, YZ,

XZ Mật độ khối

Mô đun trượt trên mặt XY, YZ, XZ,

Ma trận hãm

 Các tải bề mặt

Áp lực

Trang 28

Face 1 (J-I-K), face 2 (I-J-L), face 3

Hyperelasticity (AHYPER, HYPER)

Viscoelasticity (PRONY, SHIFT)

Automatic selection of element Tech

Birth and death

Mặt 1 (J-I-K), mặt 2 (I-J-L), mặt 3 (J-K-L), mặt 4 (K-I-L)

 Tải khối Nhiệt độ

T(I), T(J), T(K), T(L), T(M), T(N),T(O), T(P), T(Q), T(R)

 Các đặc điểm đặc biệt

Thuộc tính dẻo vật liệu: Dẻo lý thưởng, dẻo biến cứng tuyến tính 1 đoạn, nhiều đoạn, phi tuyến, dị hướng, v.v

Siêu đàn hồi (AHYPER, HYPER) Đàn nhớt (PRONY, SHIFT) Dẻo nhớt (CREEP, RATE) Đàn hồi (ELASTIC, ANEL) Biến cứng

Uốn lớn Biến dạng lớn Trạng thái ban đầu

Ổn định phi tuyến

Tự động chọn phần tử Chọn lặp

Table SOLID187 Element Output Definitions

Trang 29

XC, YC, ZC In kết quả cục bộ tại các mặt phẳng

PRES Áp lực P1 tại nút J, I, K; P2 tại I, J, L; P3 tại J, K, L; P4

tại K, I, L

TEMP Nhiệt độ tại các nút T(I), T(J), T(K), T(L)

EPTH: EQV Biến dạng nhiệt tương đương

EPPL:EQV Biến dạng đàn hồi tương đương

EPTH:X, Y, Z, XY, YZ,

Trang 30

CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN VÀ MÔ PHỎNG

Các tấm tôn bao được sử dụng trong mô hình tính dưới đây được chọn từ tàu 20.000DWT ở vị trí mũi tàu Hai dạng tấm điển hình của bề mặt vỏ tàu là tấm cong hai chiều và tấm cong một chiều

Hình 3.1 Bản vẽ rải tôn tàu 20.000DWT ở vị trí mũi

Trang 31

Cấu trúc tổng quát để giải một bài toán trong Ansys

 Lựa chọn bài toán và phương pháp tính

 Chọn kiểu phần tử cho mô hình

 Nhập các thuộc tính vật liệu

 Dựng mô hình

 Chia lưới cho mô hình

 Đặt điều kiện biên cho mô hình

 Tiến hành giải

 Xuất kết quả tính

3.1 Tấm cong hai chiều U17HU-K#01

Để xác định vị trí của các đường gia nhiệt cũng như nhiệt độ phục vụ cho quá trình gia công uốn tấm Trong bài toán này tiến hành tính toán và mô phỏng cho nhiều trường hợp khác nhau trên cơ sở tất cả các đường nhiệt ban đầu, khoảng nhiệt

độ đốt nóng từ 5509000C, bề rộng đường gia nhiệt 12cm Từ đó chọn ra trường hợp tấm có biến dạng gần đúng với biến dạng của tấm mong muốn (Các trường hợp tính toán và mô phỏng được thể hiện ở phần phụ lục)

Để xác định được biến dạng của tấm trong tính toán bằng phần mềm Ansys ta dựa vào chuyển vị của các điểm nút tại các mẫu dưỡng tương ứng Sau khi chọn được trường hợp tấm có biến dạng gần đúng với biến dạng của tấm mong muốn, ta suy ra được số lượng các đường cần gia nhiệt, nhiệt độ phục vụ cho quá trình gia công

Trong phần tính toán và mô phỏng được trình bày dưới đây là cho trường hợp tấm có biến dạng gần đúng với biến dạng của tấm mong muốn

Trang 32

Hình 3.2 Bản vẽ tấm tôn phẳng ban đầu và các mẫu dưỡng U17HU-K#01v

Trang 33

 Thông số hình học tấm tôn bao U17HU-K#01v

Hình 3.3 Hình dạng phẳng tấm tôn cong hai chiều

 Thông số vật việu của thép

Thermal Expansion (10-61/oC)

Poisson’s Ratio

Density (kg/m3)

Trang 34

 Nhiệt tác dụng và điều kiện biên

Hình 3.4 Mô hình tải và điều kiện biên cuối cùng của mô hình

3.1.1 Lựa chọn bài toán và phương pháp giải cho mô hình tính

 Khởi động Ansys

Double_Click biểu tượng trên màn hình Desktop

Hình 3.5 Biểu tượng khởi động phần mềm Ansys

Ngày đăng: 30/07/2014, 01:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đức Ân (chủ biên), Võ Trọng Cang (2003), Công nghệ đóng và sữa chữa tàu thủy, NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: (chủ biên)
Tác giả: Nguyễn Đức Ân (chủ biên), Võ Trọng Cang
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm: 2003
2. Trương Đắc Dũng, “Nghiên cứu phương pháp gia công nhiệt trong chế tạo chi tiết kết cấu tàu vỏ thép”, Đề tài tốt nghiệp tháng 11 năm 2008, Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu phương pháp gia công nhiệt trong chế tạo chi tiết kết cấu tàu vỏ thép”
5. Nguyễn Văn Thiện, “Ứng dụng phần mềm Ansys để giải một số bài toán phân tích độ bền cục bộ kết cấu thân tàu composite”, Đề tài tốt nghiệp tháng 05 năm 2005, Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ứng dụng phần mềm Ansys để giải một số bài toán phân tích độ bền cục bộ kết cấu thân tàu composite”
8. Guoxin Yu, “Modeling of shell forming by line heating”, Shanghai Jiao Tong University, China Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Modeling of shell forming by line heating”
9. Henritk Bisgaard Clausen, “Plate forming by line heating”, University of Denmark Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Plate forming by line heating”
3. Đinh Bá Trụ, Hoàng Văn Lợi (2003), Hướng dẫn sử dụng Ansys - phần I, NXB Hà nội Khác
4. Đinh Bá Trụ, Hoàng Văn Lợi, Hướng dẫn sử dụng Ansys - phần II, NXB Hà Nội Khác
6. Trần Ích Thịnh, Ngô Như Khoa (2007), Phương pháp phần tử hữu hạn, NXB Hà Nội.7. ANSYS Help Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2. Phạm vi nhiệt độ gia công nhiệt. - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 2.2. Phạm vi nhiệt độ gia công nhiệt (Trang 15)
Hình 2.3. Cách đặt mỏ đốt. - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 2.3. Cách đặt mỏ đốt (Trang 16)
Hình 3.1.  Bản vẽ rải tôn tàu 20.000DWT ở vị trí mũi. - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 3.1. Bản vẽ rải tôn tàu 20.000DWT ở vị trí mũi (Trang 30)
Hình 3.2.  Bản vẽ tấm tôn phẳng ban đầu và các mẫu dưỡng U17HU-K#01v. - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 3.2. Bản vẽ tấm tôn phẳng ban đầu và các mẫu dưỡng U17HU-K#01v (Trang 32)
Hình 3.3.   Hình dạng phẳng tấm tôn cong hai chiều. - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 3.3. Hình dạng phẳng tấm tôn cong hai chiều (Trang 33)
Hình 3.4.  Mô hình tải và điều kiện biên cuối cùng của mô hình. - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 3.4. Mô hình tải và điều kiện biên cuối cùng của mô hình (Trang 34)
Hình 3.6.  Giao diện phần mềm Ansys. - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 3.6. Giao diện phần mềm Ansys (Trang 35)
Hình 3.10.  Hộp thoại nhập Young’s modlus E và Poisson’s Ratio. - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 3.10. Hộp thoại nhập Young’s modlus E và Poisson’s Ratio (Trang 37)
Hình 3.13.  Hộp thoại nhập Thermal Conductivity. - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 3.13. Hộp thoại nhập Thermal Conductivity (Trang 38)
Hình 3.22. Hộp thoại các tùy chọn thao tác xóa mặt. - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 3.22. Hộp thoại các tùy chọn thao tác xóa mặt (Trang 44)
Hình 3.23. Cửa sổ chọn các thành phần cục bộ trong mô hình. - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 3.23. Cửa sổ chọn các thành phần cục bộ trong mô hình (Trang 45)
Hình 3.24. Mặt của tấm tôn nằm trong mặt phẳng XY (Z=0). - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 3.24. Mặt của tấm tôn nằm trong mặt phẳng XY (Z=0) (Trang 46)
Hình 3.27. Chia lưới cho tấm tôn. - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 3.27. Chia lưới cho tấm tôn (Trang 47)
Hình 3.26.  Các đường nhiệt trên mặt tấm tôn. - Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm ansys
Hình 3.26. Các đường nhiệt trên mặt tấm tôn (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w