Theo xu hướng đó, việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công máyCNC là một việc vô cùng cấp thiết, để từ đó có thể thực hiện cải tiến các máycông cụ truyền thống vẫn còn đang tồn tạ
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới đất nước, với mục tiêu chiến lược Công nghiệphóa - hiện đại hóa đất nước, nhằm đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ cao nhằmsánh vai cùng với các quốc gia phát triển trên thế giới, trong đó lĩnh vực tự độnghóa đóng vai trò rất quan trọng
Cơ - Điện tử là ngành khoa học tổng hợp liên ngành của cơ khí chính xác,điện tử, điều khiển và tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm Đây
là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹthuật hiện đại
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ điều khiển kỹ thuật số và điều khiểnbằng máy tính vào trong các lĩnh vực công nghiệp đang trở nên ngày càng phổbiến đặc biệt là việc ứng dụng các máy CNC Điều này dẫn đến việc nghiên cứu,thiết kế và chế tạo các máy điều khiển số là một điều tất yếu trong công cuộccông nghệp hóa hiện đại hóa đất nước
Theo xu hướng đó, việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công máyCNC là một việc vô cùng cấp thiết, để từ đó có thể thực hiện cải tiến các máycông cụ truyền thống vẫn còn đang tồn tại ở một số cơ sở sản xuất trở thành máyCNC với một giá thành chấp nhận được trong điều kiện nền công nghiệp còn nonkém như ở nước ta
Hơn nữa, những công trình nghiên cứu như thế này còn cho phép ta nắm bắtđược những công nghệ đang được sử dụng trong những máy CNC do các tậpđoàn công nghiệp hàng đầu thế giới sản xuất; để từ đó có thể làm chủ đượcnhững chiếc máy này một cách toàn diện hơn
Từ những cơ sở trên, chúng em quyết định chọn mô hình máy phay CNC(2D) làm đề tài nghiên cứu
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô và bạn bè đã rấtnhiệt tình giúp đỡ để em sớm hoàn thành đề tài này
Nha Trang, tháng 6 năm 2011 Sinh viên thực hiện:
Trương Đình Luân
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC HÌNH 4
CHƯƠNG 1 8
TỔNG QUAN MÁY CNC 8
1.1.GIỚI THIỆU CHUNG 9
1.2 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÁY CNC 9
1.3 GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI MÁY CNC ĐANG DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY 10
1.3.1 Máy khoan CNC (Drilling Machine) 10
1.3.2 Máy phay CNC (Milling Machine) 11
1.3.3 Máy tiện CNC (Turning Machine) 11
1.3.4 Máy doa CNC (Boring Machine) 12
1.3.5 Máy mài CNC (Grinding Machine) 13
CHƯƠNG 2 14
PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14
2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.2 CÁC KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN MÁY CNC 16
2.2.1 Các khái niệm máy CNC 16
2.2.1.1 Định nghĩa máy và trục máy 16
2.2.2.2 Cấu trúc hệ trục máy CNC 16
2.2.2.3 Tọa độ quy chiếu 18
2.2.2 Phân loại hệ thống điều khiển máy CNC 18
2.2.2.1 Phân loại theo dạng điều khiển 18
2.2.2.2 Phân loại theo cấu trúc điều khiển 20
2.2.2.3 Phân loại theo kiểu điều khiển 20
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 22
2.3.1 Các phương án thiết kế 22
2.3.1.1 Phương án 1: 22
2.3.1.2 Phương án 2: 23
2.3.1.3 Phương án 3: 25
2.3.1.4 Kết luận 26
2.3.2 Phân tích, lựa chọn động cơ và trục vít me 26
Trang 32.3.2.1 Động cơ dẫn động hai trục chính X, Y và trục Z 26
2.3.2.2 Động cơ phay 27
2.3.2.3 Bộ truyền, biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến 28
2.3.3 Thiết kế, chế tạo phần cơ khí 29
2.3.3.1 Vật liệu chế tạo máy phay CNC 29
2.3.3.2 Thiết kế, chế tạo máy phay CNC 33
2.3.3.3 Khái niệm và tính toán, thiết kế bộ truyền trục vít – đai ốc 39
2.3.4 Thiết kế, chế tạo phần điều khiển 44
2.3.4.1 Động cơ bước (stepping motor) 44
2.3.4.2 Giới thiệu về Vi điều khiển AVR 52
2.3.4.3 Truyền thông : 62
2.3.4.4 Sơ lược các linh kiện dùng trong mạch 65
2.3.4.5 Sơ đồ nguyên lý động cơ bước 67
2.3.4.6 Thiết kế mạch .68
2.3.5 Lưu đồ giải thuật 76
CHƯƠNG 3 82
THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 82
3.1 THỰC NGHIỆM KIỂM TRA KẾT CẤU CƠ KHÍ MÁY PHAY CNC 83
3.2 THỰC NGHIỆM KIỂM TRA ĐỘNG CƠ 87
3.3 KIỂM TRA NGUỒN 87
3.4 KIỂM TRA MẠCH ĐIỀU KHIỂN, CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH 88
3.5 THỰC NGHIỆM KIỂM TRA CHƯƠNG TRÌNH .88
3.6 THỰC NGHIỆM SẢN PHẨM: 89
CHƯƠNG 4 91
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 91
4.1 KẾT LUẬN 92
4.2 ĐỀ XUẤT 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 94
Trang 4DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Máy khoan CNC 10
Hình 1.2 Máy phay CNC 11
Hình 1.3 Máy tiện CNC 12
Hình 1.4 Máy doa ngang CNC 13
Hình 1.5 Máy mài đứng CNC 13
Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát 15
Hình 2.2 Quy tắc bàn tay phải 16
Hình 2.3 Hệ tọa độ Descartes .17
Hình 2.4 Ví dụ về việc xác định chiều dương cho các trục quay 17
Hình 2.5 Hai phương án chuyển động dụng cụ song song trục của hệ tọa độ 19
Hình 2.6 Phương án chuyển động dụng cụ nghiêng góc 45 19
Hình 2.7 Phương án chuyển động dụng cụ theo đường thẳng 19
Hình 2.8 Sơ đồ khối hệ điều khiển hở dùng động cơ bước 21
Hình 2.9 Sơ đồ khối hệ điều khiển kín 22
Hình 2.10 Mô hình thiết kế 1 máy phay CNC .22
Hình 2.11 Mô hình thiết kế 2 máy phay CNC .23
Hình 2.12 Cơ cấu trượt(làm bằng phôi nhựa) 24
Hình 2.13 Mô hình thiết kế 3 máy phay CNC .25
Hình 2.14 Một số loại động cơ bước kiểu lai .26
Hình 2.15 Một số loại động một chiều DC 26
Hình 2.16 Một số loại trục vít_đai ốc 28
Hình 2.17 Kết cấu vít me – đai ốc bi chuyên dùng cho máy CNC 28
Hình 2.18 Thép hình hộp 30
Hình 2.19 Thép ống 30
Hình 2.20 Thép V 30
Hình 2.21 que hàn 31
Hình 2.22 Các loại bulông – đai ốc 31
Hình 2.23 Kết cấu ổ lăn 32
Hình 2.24 Một số loại ổ lăn 32
Hình 2.25 Bản vẽ chế tạo của khung dưới máy phay CNC 33
Hình 2.26 Khung dưới máy phay cnc vẽ bằng solidworks 33
Hình 2.27 Bản vẽ chế tạo của khung trên máy phay CNC 34
Hình 2.28 Khung trên máy phay cnc vẽ bằng solidworks 34
Hình 2.29 Bản vẽ chế tạo của khung tịnh tiến theo trục Y máy phay CNC 35
Trang 5Hình 2.30 Bản vẽ thép ống dẫn hướng 35
Hình 2.31 Cơ cấu trượt 35
Hình 2.32 Cơ cấu kẹp 36
Hình 2.33 Cơ cấu giữ 36
Hình 2.34 Cơ cấu trượt, kẹp, trục ống dẫn động trục chính 37
Hình 2.35 Cơ cấu cố định động cơ 37
Hình 2.36 Cơ cấu giữ ổ lăn trục vít 37
Hình 2.37 Khớp nối 38
Hình 2.38 Cơ cấu dẫn động động cơ phay tịnh tiến theo trục Z 38
Hình 2.39 Hình chiếu về trường công tác của máy phay CNC 39
Hình 2.40 Trường công tác của máy phay CNC 39
Hình 2.41 Bộ truyền trục vít_đai ốc 40
Hình 2.42 Trục vít ren hình thang 40
Hình 2.43 Trục vít ren hình chữ nhật 40
Hình 2.44 Trục vít ren hình răng cưa 41
Hình 2.45 Bộ truyền trục vít_đai ốc bi 41
Hình 2.46 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động động cơ bước nam châm vĩnh cửu 45
Hình 2.47 Sơ đồ cấu trúc động cơ bước nam châm vĩnh cửu 2 pha .46
Hình 2.48 Động cơ bước biến từ trở ba pha, bốn cặp cực 46
Hình 2.49 Cấu trúc trong động cơ lai .48
Hình 2.50 Cách quấn dây trong động cơ lai .48
Hình 2.51 Kết cấu thực tế của động cơ lai 49
Hình 2.52 Đồ thị quan hệ giữa momen – tần số bước 50
Hình 2.53 Giản đồ thời gian – điều khiển động cơ bước .52
Hình 2.54: Cấu trúc bộ nhớ của AVR 53
Hình 2.55: Thanh ghi 8 bit 53
Hình 2.56: Register file 54
Hình 2.57 Cấu trúc bên trong của AVR 55
Hình 2.58: Cấu trúc chân trong PORT của Vi điều khiển AVR 56
Hình 2.59: Thanh ghi DDRA 56
Hình 2.60: Thanh ghi PORTA 57
Hình 2.61: Thanh ghi PINA 57
Hình 2.62: Sơ đồ khối bộ Timer/Counter 8bit 57
Hình 2.63: Sơ đồ khối bộ Timer/Counter 16 bit 58
Hình 2.64: Thanh ghi TCCR0 58
Hình 2.65: Thanh ghi TCNT0 59
Trang 6Hình 2.66: Thanh ghi 0CR0 59
Hình 2.67: Thanh ghi mặt nạ ngắt 59
Hình 2.68: Thanh ghi cờ ngắt 60
Hình 2.69: Sơ đồ thời gian của chế độ so sánh 60
Hình 2.70: Sơ đồ chân của ATMEGA 32 61
Hình 2.71: Hình dạng bên ngoài của ATMEGA32 62
Hình 2.72 Tín hiệu tương đương của UART và RS232 62
Hình 2.73 Truyền 8 bit theo phương pháp song song và nối tiếp 63
Hinh 2.74 Cấu tạo và hình dáng của Diode bán dẫn 65
Hình 2.75 Ký hiệu của Transistor 66
Hình 2 76 Transistor 66
Hình 2.77 Linh kiện Opto 66
Hình 2.78: Linh kiện IRF540 67
Hình 2.79 Rơle 8 chân 67
Hình 2.80 Sơ đồ nối dây trong động cơ bước đơn cực 2 pha .67
Hình 2.81 Nguồn máy tính 68
Hình 2.82 Nguồn nối giữa nguồn máy tính với vi điều khiển 69
Hình 2.83 Nguồn nối giữa nguồn máy tính với mạch công suất 69
Hình 2.84 Sơ đồ mạch vi điều khiển và các header kết nối 70
Hình 2.85 Sơ đồ mạch Max232 71
Hình 2.86 Sơ đồ mạch điều khiển động cơ bước 1(trục X) 71
Hình 2.87 Sơ đồ mạch điều khiển động cơ bước 2(trục Y) 72
Hình 2.88 Sơ đồ mạch điều khiển động theo trục Z 73
Hình 2.89 Sơ đồ mạch điều khiển động cơ phay 73
Hình 2.90 Mạch kết nối công tắc hành trình 74
Hình 2.91 Sơ đồ mạch layout 74
Hình 2.92 Mạch điều khiển 75
Hình 2.93 Khối nguồn và mạch điều khiển 75
Hình 2.94 Lưu đồ giải thuật điều khiển động cơ bước 76
Hình 2.95 Lưu đồ giải thuật vẽ đường thẳng 77
Hình 2.96 Lưu đồ giải thuật vẽ đường tròn 78
Hình 2.97 Cách vẽ hình tròn 79
Hình 2.98 Lưu đồ giải thuật chương trình VB 80
Hình 2.99 Lưu đồ giải thuật vi điều khiển atmega32 81
Hình 3.1 Hình ảnh máy phay CNC 83
Hình 3.2 Cơ cấu trượt 83
Trang 7Hình 3.3 Cơ cấu trục vít – đai ốc 84
Hình 3.4 Ổ lăn của trục vít 84
Hình 3.5 Khớp nối động cơ 85
Hình 3.6 Cơ cấu giữ .85
Hình 3.7 Cơ cấu cố định động cơ 86
Hình 3.8 Động cơ phay 86
Hình 3.9 Kiểm tra nguồn cho vi điều khiển 87
Hình 3.10 Giao diện VB 88
Hình 3.11 Hình cần gia công sản phẩm 89
Hình 3.12 Sản phẩm sau khi gia công 90
Trang 8CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN MÁY CNC
Trang 91.1.GIỚI THIỆU CHUNG
Máy CNC – (CNC) là từ viết tắt cho Computer Numerical Control (điều
khiển bằng máy tính) – đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móckhác với mục đích sản xuất (có tính lập lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệukhác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng kí hiệu chuyên biệttheo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G CNC được phát triển vàokhoảng đầu những năm 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của Học viện
kĩ thuật Massachusetts Institute of Technology gọi tắt là M.I.T học viện
nghiên cứu và giáo dục ở thành phố Cambridge, Massachusetts Hoa Kỳ và đãnhanh chóng ứng dụng vào việc chế tạo máy móc
Máy CNC xuất hiện đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp Việctiến hành tiện các đường cong, hình phức tạp được thực hiện dễ dàng như đườngthẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớncác thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu
Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sựphát triển đáng kể về chính xác và chất lượng Kĩ thuật tự động của máy tiệnCNC giảm thiểu tối đa các sai sót và giúp người thao tác có thời gian cho cáccông việc khác Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm vàthời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác
Trong môi trường sản xuất các máy CNC có thể kết hợp thành một tổ hợp gọi
là cell, để có thể làm nhiều thao tác trên một bộ phận Máy CNC ngày nay được điều khiển trực tiếp từ các bản vẽ do phần mềm CAM (computer - aided design).
Có thể nói máy CNC gần giống nhất với hệ thống robot công nghiệp, tức làchúng được thiết kế để thực hiện nhiều thao tác sản xuất
1.2 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÁY CNC
Hiệu quả kinh tế do máy CNC đem lại có thể chỉ ra ở các khía cạnh dưới đây:
Tự động hóa sản xuất:
Máy CNC không chỉ quan trọng trong ngành cơ khí mà còn trong nhiềungành khác như may mặc, giày dép, điện tử v.v Bất cứ máy CNC nào cũng cảithiện trình độ tự động hóa của doanh nghiệp: người vận hành ít, thậm chí khôngcòn phải can thiệp vào hoạt động của máy Sau khi nạp chương trình gia công,nhiều máy CNC có thể tự động chạy liên tục cho tới khi kết thúc, và như vậy giảiphóng nhân lực cho công việc khác Thứ nữa, ít xảy ra hỏng hóc do lỗi vận hành,thời gian gia công được dự báo chính xác, người vận hành không đòi hỏi phải có
kỹ năng thao tác (chân tay) cao như điều khiển máy công cụ truyền thống
Trang 10 Độ chính xác và lặp lại cao của sản phẩm:
Các máy CNC thế hệ mới cho phép gia công các sản phẩm có độ chính xác
và độ phức tạp cao mà máy công cụ truyền thống không thể làm được Một khichương trình gia công đã được kiểm tra và hiệu chỉnh, máy CNC sẽ đảm bảo cho
“ra lò” hàng loạt sản phẩm phẩm với chất lượng đồng nhất Đây là yếu tố vôcùng quan trọng trong sản xuất công nghiệp quy mô lớn
Linh hoạt:
Chế tạo một chi tiết mới trên máy CNC đồng nghĩa với nạp cho máy mộtchương trình gia công mới Được kết nối với các phần mềm CAD/CAM, côngnghệ CNC trở nên vô cùng linh hoạt giúp các doanh nghiệp thích ứng với cácthay đổi nhanh chóng và liên tục về mẫu mã và chủng loại sản phẩm của kháchhàng
1.3 GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI MÁY CNC ĐANG DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY
1.3.1 Máy khoan CNC (Drilling Machine).
Đặc điểm chính của máy khoan CNC là hệ tọa độ máy hình thành trên cơ sở
hệ tọa độ Descartes vuông góc theo quy tắc bàn tay phải với ba trục vuông gócnhau đôi một
Hình 1.1 Máy khoan CNC
Trang 111.3.2 Máy phay CNC (Milling Machine)
Đặc điểm chính của máy phay CNC là hệ tọa độ máy cũng được hình thànhtrên cơ sở hệ tọa độ Descartes vuông góc theo quy tắc bàn tay phải với ba trụcvuông góc nhau đôi một như máy khoan CNC Máy phay CNC có thể có nhiều
trục máy (trục chuyển động), số trục ít nhất của máy phay CNC là 2
bố trí nằm ngang được gọi là máy phay nằm ngang
Hình 1.2 Máy phay CNC
1.3.3 Máy tiện CNC (Turning Machine)
Cấu trúc cơ bản của máy tiện CNC là trục chính thường được bố trí nằmngang hoặc thẳng đứng, bàn máy có thể bố trí trên mặt phẳng ngang hoặc trênmặt phẳng nghiêng Phôi được kẹp bằng mâm cặp hoặc được đặt trên hai đầuchống tâm mà một trong hai đầu có khía nhám để truyền momen xoắn
Trang 12Máy tiện CNC có thể có nhiều trục chính, nhiều bàn xe dao và đầu revonver;
nó có khả năng công nghệ rất rộng như: tiện trơn, tiện ren, khoan, khoét, doa,khoan tâm, cắt đứt, tiện mặt đầu, phay…
Hình 1.3 Máy tiện CNC
1.3.4 Máy doa CNC (Boring Machine)
Trục chính máy doa CNC thường được bố trí nằm ngang hoặc thẳng đứng,tuy nhiên, khi nghiên cứu đặc trưng công nghệ thực hiện trên máy doa, người tanhận thấy cấu trúc máy doa hợp lý nhất là trục chính nằm ngang
Đặc điểm của công nghệ doa đòi hỏi máy doa CNC phải có độ chính xác vịtrí cao Ngoài ra hệ điều khiển máy còn phải có khả năng tự động lựa chọn chế
độ gia công phù hợp với vật liệu dao và vật liệu phôi, phải có khả năng tự độngxác định lượng mòn dụng cụ để thực hiện hiệu chỉnh ngay trong lúc đang giacông và máy còn phải được trang bị phần mềm đồ họa đủ mạnh để mô phỏng quátrình gia công chi tiết trên máy
Trang 13Hình 1.4 Máy doa ngang CNC
1.3.5 Máy mài CNC (Grinding Machine)
Dựa trên cơ sở công nghệ, máy mài CNC được phân chia thành các loại khácnhau như: máy mài phẳng, máy mài tròn ngoài, máy mài tròn trong, máy màirăng, máy mài định hình… Công nghệ mài đòi hỏi độ chính xác, độ bóng bề mặtrất cao vì vậy độ chính xác của máy mài CNC luôn cao hơn các loại máy CNCkhác Để đạt đúng điều kiện gia công, hệ thống điều khiển của máy mài CNCphải đảm bảo được: bàn máy dịch chuyển êm, lượng dịch chuyển nhỏ và chínhxác hơn nhiều so với các máy khác Để đạt được độ bóng cao thì tốc độ cắt củamáy mài phải cao nên tốc độ trục chính có thể đạt đến vài chục nghìn vòng/phút,tốc độ tiến dao thường vào khoảng 0,002 mm/phút đến 6 mm/phút
Hình 1.5 Máy mài đứng CNC
Trang 14CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trang 152.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát
Phương pháp nghiên cứu và chế tạo máy phay CNC dựa những mô hình đã cósẵn trong thực tế và dựa vào tính toán và thiết kế, thực nghiệm Cụ thể như sau: Phân tích các yếu tố chuyển động của máy phay CNC, các yếu tố gồm có: masát, chuyển động, cơ cấu trượt, tính ổn định, độ cứng vững…từ đó thiết kế và chếtạo máy phay CNC
Phân tích và đưa ra những phương án thiết kế, chế tạo hệ thống cơ khí, thiết
kế mạch điều khiển cho phù hợp với hệ thống cơ khí Nêu cụ thể ưu, nhược điểmcủa từng phương án thiết kế từ đó tổng hợp lại và lựa chọn phương án thiết kế tối
ưu nhất Sau khi lựa chọn được phương án thiết kế, sẽ tiến hành thiết kế kỹ thuậtbao gồm: lựa chọn loại trục vít – đai ốc, ổ lăn, thép, bulông – đai ốc, động cơtruyền động, tính toán độ bền, lựa chọn phương pháp điều khiển, tiến hành làmmạch điều khiển và viết chương trình điều khiển cho hệ thống máy phay CNC Thực nghiệm, kiểm tra và hoàn thiện hệ thống máy phay CNC Phần cơ khíphải hoạt động ổn định, êm, độ cứng vững cao, đảm bảo độ chính xác cao, linhhoạt trong quá trình sửa chữa lắp ráp khi hư hỏng, mạch điều khiển phải hoạtđộng ổn định và đồng nhất với phần cơ khí
ổ lăn,….)
Truyền thông
Công tắc hành trình
Động cơbước và động
cơ DC
Trang 162.2 CÁC KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN MÁY CNC
2.2.1 Các khái niệm máy CNC
2.2.1.1 Định nghĩa máy và trục máy
Trục máy hay trục chuyển động là chuyển động tịnh tiến hoặc quay của dụng
cụ cắt hay của chi tiết so với trục tọa độ trong hệ tọa độ Descartes vuông góc gắnvới máy Số lượng trục trong một máy thể hiện khả năng công nghệ của máy
2.2.2.2 Cấu trúc hệ trục máy CNC
a Ba trục thẳng: X, Y và Z
Hệ tọa độ Descartes vuông góc được gắn vào máy theo nguyên tắc sau:
– Trục Z được bố trí trùng với trục chính của máy
– Trục X được xác định dựa vào hành trình của bàn máy; hành trình nào lớnhơn thì trục X được gắn vào đó
– Trục Y được xác định theo nguyên tắc bàn tay phải (nguyên tắc bàn tay trái
Hình 2.2 Quy tắc bàn tay phải.
Trang 17b Ba trục quay: A, B và C
Chuyển động quay quanh trục X được ký hiệu là A
Chuyển động quay quanh trục Y được ký hiệu là B
Chuyển động quay quanh trục Z được ký hiệu là C
Trang 182.2.2.3 Tọa độ quy chiếu
Trong máy công cụ điều khiển số thì điểm được sử dụng cho 2 mục đích:
– Point: Để tính toán các điểm khác nhau trên chi tiết
– Reference point: Điểm tham chiếu để xác định vị trí của máy
Điểm tham chiếu trong máy công cụ điều khiển số thường được chia thành cácloại sau:
a Điểm gốc máy (Machine Reference point) – Ký hiệu: M
Đây là điểm gốc hệ tọa độ máy, nó được đặt cố định trên máy Nhiệm vụ củađiểm gốc máy là để tổ chức lại máy sau mỗi lần mất điện và nó cũng là điểm đểxác định vị trí thay dao
b Điểm gốc chương trình (Program Reference point) – Ký hiệu:P
Trong nhiều trường hợp, tọa độ điểm gia công xác định theo điểm M khôngthuận lợi mà xác định theo một điểm khác sẽ thuận lợi hơn; điểm này được gọi làđiểm gốc chương trình
c Điểm gốc chi tiết (Workpiece Reference point) – Ký hiệu: W
Điểm này có thể được chọn từ một điểm bất kỳ trên bàn máy Trong nhiềutrường hợp, người ta dùng một điểm W để gia công nhiều chi tiết cùng mộtchương trình con giống nhau trong một lần gia công
d Điểm quay về (Reference point return) – Ký hiệu: R
Đây cũng là một điểm cố định trên máy Nó được xác định nhờ các công tắchành trình (tiếp xúc hoặc không tiếp xúc) Điểm R được sử dụng trong 2 mụcđích: được xem là một điểm gốc để xác định vị trí các điểm khác và làm vị trí đểthay dao
Hệ điều khiển máy CNC thừa nhận điểm R như là một điểm gốc để tính toáncác điểm khác trên máy
2.2.2 Phân loại hệ thống điều khiển máy CNC
2.2.2.1 Phân loại theo dạng điều khiển
a Điều khiển theo vị trí
Hệ điều khiển theo vị trí hay còn gọi là hệ điểu khiển điểm – điểm (point topoint) Chức năng chính của hệ điều khiển theo vị trí là chuyển động nhanh dụng
cụ từ điểm này đến điểm khác đã được định trước để gia công với độ chính xác vịtrí cao Quá trình gia công không xảy ra khi máy thực hiện việc dịch chuyển từđiểm này đến điểm khác Hệ điều khiển kiểu này thường dùng trong các máykhoan, doa, đục lỗ…
Để thực hiện chuyển động dụng cụ từ điểm này đến điểm khác tiếp theo, ta
có thể có các cách như sau:
Trang 19– Chuyển động dụng cụ song song với trục của hệ tọa độ
YAY
Hình 2.5 Hai phương án chuyển động dụng cụ song song trục của hệ tọa độ
K
45°
XK
YK
Hình 2.6 Phương án chuyển động dụng cụ nghiêng gĩc 45
– Chuyển động dụng cụ theo đường thẳng
Đường chuyển động dụng cụ
YAY
Hình 2.7 Phương án chuyển động dụng cụ theo đường thẳng
Trang 20Để có thể điều khiển cho bàn máy dịch chuyển đưa dụng cụ đi theo phươngmột đường thẳng bất kỳ ta sẽ phải cần dùng đến thuật toán nội suy thẳng.
Thuật toán nội suy bao gồm nội suy thẳng và nội suy tròn; có nhiều phương pháp
để thực hiện được thuật toán này như phương pháp hàm đánh giá hay phươngpháp tích phân số…và mỗi phương pháp ta có thể thực hiện bằng cả 2 cách làbằng phần cứng và bằng phần mềm Ta sẽ bàn về vấn đề nội suy ở những chươngsau kỹ hơn
b Đường dẫn dụng cụ liên tục
Kiểu dẫn dụng cụ liên tục là kiểu mà quá trình chuyển động dụng cụ từ điểmnày đến điểm tiếp theo đồng thời với quá trình gia công Hệ điều khiển dẫn dụng
cụ liên tục còn được gọi là hệ contour
Với cách điều khiển đường dẫn dụng cụ liên tục, tất cả các trục đồng thời chuyểnđộng nhưng tốc độ khác nhau
2.2.2.2 Phân loại theo cấu trúc điều khiển
Theo cấu trúc điều khiển ta có thể chia thành hai hệ: hệ NC và hệ CNC
Hệ NC thực hiện các hàm chức năng cơ bản bằng các mạch điện tử, muốn thayđổi cấu trúc điều khiển thì phải thiết kế lại mạch khác do đó hệ NC còn được gọi
là hệ điều khiển cứng Tín hiệu điều khiển dùng trong hệ NC là xung điện áp
Hệ CNC sử dụng một máy tính (có đầy đủ bộ nhớ ROM, RAM, thiết bị giaotiếp, thiết bị lưu trữ…) để điều khiển máy, các hàm chức năng của máy có thểđược lập trình lại bằng những phần mềm chuyên dụng, khi cần thay đổi cấu trúcđiều khiển thì ta chỉ cần thay đổi chương trình do đó hệ CNC mang tính linh hoạtrất cao và nó là một tế bào không thể thiếu trong FMS (Flexible ManufacturingSystem – Hệ thống sản xuất tự động linh hoạt)
2.2.2.3 Phân loại theo kiểu điều khiển
Trang 21Hình 2.8 Sơ đồ khối hệ điều khiển hở dùng động cơ bước
Nhược điểm cơ bản của hệ điều khiển hở là nó rất nhạy với sự biến đổi củatải trọng, bởi vì hàm điều khiển không phụ thuộc vào thời gian thực Khi tải thayđổi, tốc độ chuyển động cũng thay đổi theo, hệ điều khiển không có khả năng tựđiều chỉnh để phù hợp với tải trọng mới
Ngoài ra hệ điều khiển hở còn chịu ảnh hưởng do thay đổi nhiệt độ, bôi trơn
và các yếu tố bên ngoài khác
Ưu điểm của hệ thống điều khiển hở là việc thiết kế và chế tạo mang tính đơngiản, giá thành thấp…
Sơ đồ khối của hệ điều khiển kín được trình bày như hình dưới:
Trang 22Tín hiệu vào + Chương trìnhBộ nhớ
điều khiển + Chương trình phục vụ + Chương trình gia công
Chương trình điều khiển trình tự
Tín hiệu lệnh điều khiển Khuếch đại Khuếch đại Điều khiển CNC
Trục Y Trục X
CPU
Động cơ trục X Động cơ trục Y Cảm biến tốc độ, vị trí
Cảm biến tốc độ, vị trí
Hình 2.9 Sơ đồ khối hệ điều khiển kín
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Các phương án thiết kế
2.3.1.1 Phương án 1:
Hình 2.10 Mơ hình thiết kế 1 máy phay CNC.
Hoạt động: Sử dụng 3 trục tọa X, Y, Z Hoạt động theo nguyên tắc là biến
chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của trục máy theocác hệ trục tọa độ nhờ trục vít me – đai ốc Tịnh tiến theo trục X là bàn máy trượt
Trang 23trên thanh ray định vị.Tịnh tiến theo trục Y là cơ cấu trượt ổ lăn.Theo trục Z là cơcấu trượt ma sát.
– Bàn máy cần phải thiết kế vững chắc
– Khó điều khiển động cơ khi tải (vật liệu gia công) tăng
2.3.1.2 Phương án 2:
Hình 2.11 Mô hình thiết kế 2 máy phay CNC.
Trang 24Hình 2.12 Cơ cấu trượt(làm bằng phôi nhựa).
cố định các kết cấu máy và trượt ma sát trên trục ống Tịnh tiến theo trục Z cũng
cơ cấu trượt ma sát
Ưu điểm:
– Kết cấu gọn nhẹ, chắc chắn
– Dễ dàng trong quá trính chế tạo và lắp ráp
– Bàn máy cố định, dễ dàng gá đặt chi tiết cần gia công
– Mang tính thẩm mỹ
– Có thể canh, chỉnh độ đồng tâm của trục vít là nhờ vào cơ cấu dữ trục dẫnhướng
Nhược điểm:
– Cơ cấu trượt ma sát dễ bị mòn trong quá trình làm việc
– Hiệu suất làm việc thấp
– Đòi hỏi cần phải có động cơ có mômen lớn
Cơ cấu trượt
Trang 25Ưu điểm:
– Có tính thẩm mỹ cao
– Mô hình gọn
– Tương đối dễ dàng trong quá trình chế tạo
– Dễ điều khiển, linh động
– Có thể tăng giảm độ linh động của máy nhờ cơ cấu kẹp
– Có thể chỉnh độ đồng tâm của trục vít là nhờ vào cơ cấu giữ trục dẫnhướng
– Bàn máy được đặt cố định với khung dưới của máy Dễ dàng khi kẹp chitiết gia công
– Dễ dàng tháo lắp và bảo dưỡng
Nhược điểm:
– Cơ cấu lắp ghép hơi phức tạp
– Cơ cấu trượt theo trục Z chưa được hoàn hảo
Trang 262.3.1.4 Kết luận
Theo ưu và nhược điểm của các phương án trên Phương án 3 là phương ánđược khắc phục từ nhược điểm của phương án 1 và 2 Phương án 3 là phương ánđược lựa chọn và thiết kế trong đồ án này của chúng em
2.3.2 Phân tích, lựa chọn động cơ và trục vít me.
Hình 2.14 Một số loại động cơ bước kiểu lai.
– Thường được sử dụng trong các hệ thống máy CNC
Trang 27Nhược điểm:
– Đáp ứng chậm trong khi mạch điều khiển lại phức tạp
– Phải có mạch phản hồi thì mới có thể nâng cao độ chính xác
c Kết luận
Hai trục chính X và Y
Ta chọn động cơ bước làm động cơ dẫn động cho hai trục chính, vì hai trụcchính cần điều khiển vị trí, tốc độ chính xác Các thông số của động cơ bước nhưsau:
– Điện áp làm việc: 6.5V
– Dòng điện lớn nhất: 1.3A
– Loại động cơ đơn cực, hai pha
– Số bước trên 1 vòng quay: 200 bước/ vòng (hay 1.80/ bước)
Trục Z (tịnh tiến động cơ phay lên xuống )
Trục Z không cần điều khiển chính xác lắm, với lại đã giới hạn bởi hai côngtắc hành trình trên và dưới Đối với trục này cần có động cơ có momen xoắn lớn
để nâng hạ động cơ phay Vậy ta chọn động cơ một chiều DC ( Động cơ kéogương) Các thông số của động cơ DC như sau:
– Cấp nguồn trực tiếp từ điện lưới xoay chiều
– Đa dạng và rất phong phú về chủng loại
Đối với đề tài này, để đơn giản hóa và giảm giá thành của mô hình, đảm bảo
an toàn ta chọn động cơ phay là động cơ DC với một vài thông số chính như sau:– Điện áp làm việc: 12VDC
– Dòng điện khởi động: 3A
Trang 28– Độ cứng vững dọc trục tương đối cao.
– Khả năng tải lớn, lợi nhiều về lực, làm việc êm và không ồn
– Có nhiều trên thị trường, dễ tìm
– Có kích thước nhỏ gọn hơn trục vít_đai ốc bi
Trang 29– Hiệu suất làm việc cao.
– Làm việc êm, không ồn
2.3.3 Thiết kế, chế tạo phần cơ khí
2.3.3.1 Vật liệu chế tạo máy phay CNC
Thép
Khung máy được chế tạo bởi các thép hình hộp chữ nhật kích thước 30x60
mm, được hàn cố dịnh với nhau tao thành các khung
Các trục dẫn động cũng được chế tạo bởi các thép ống 27
Thép là vật liệu điển hình thuộc nhóm vật liệu kim loại, được sử dụng nhiềutrong các công trình cầu, đường sắt và công trình xây dựng Chúng có ưu điểm làcường độ chịu lực cao, lớn nhất trong các vật liệu xây dựng, nhưng dễ bị tácdụng ăn mòn của môi trường Thép là hợp kim sắt - các bon, hàm lượng các bon
< 2%
Theo hàm lượng các bon chia ra:
– Thép các bon thấp : hàm lượng các bon ≤ 0,25%
– Thép các bon trung bình : hàm lượng các bon 0,25 - 0,6%
– Thép các bon cao : hàm lượng các bon 0,6 - 2%
– Khi tăng hàm lượng các bon, tính chất của thép cũng thay đổi: Độ dẻogiảm, cường độ chịu lực và độ giòn tăng Để tăng cường các tính chất
kỹ thuật của thép có thể cho thêm những nguyên tố kim loại khác như:mangan, crôm, niken, nhôm, đồng
Theo tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại thêm vào chia ra:
– Thép hợp kim thấp: Tổng hàm lượng nguyên tố kim loại khác ≤ 2,5%
Trang 30– Thép hợp kim vừa: Tổng hàm lượng nguyên tố kim loại khác 2,5-10%.– Thép hợp kim cao: Tổng hàm lượng nguyên tố kim loại khác > 10%.
Vì khung máy cũng ít chịu lực, tải trọng nặng nên ta chọn thép các cacbontrung bình làm vật liệu chế tạo khung máy phay CNC
Trang 31 Que hàn
Que hàn nóng chảy là loại điện cực mà lõi làm bằng kim loại (thép, gang,dồng, nhôm, ) bên ngoài có một lớp thuốc bọc Khi hàn que hàn sẽ bổ sung kimloại và tăng cường một số tính chất đặc biệt cho mối hàn Que hàn nóng chảy cónhiều loại như que hàn thép các bon, que hàn thép inóc, que hàn thép hợp kim,que hàn đồng, que hàn nhôm,
Yêu cầu:
Đảm bảo cơ tính của mối hàn, Đảm bảo thành phần hoá học cần thiết củamối hàn; Có tính công nghệ tốt dể gây hồ quang, hồ quang cháy ổn định, nóngchảy đều, có khả năng hàn ở tất cả các vị trí trong không gian, mối hàn không có
rổ, không nứt, xỷ nổi đều và dễ bong ra, không bắn toé nhiều Hệ số đấp cao.Không sinh khí độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân Dễ dàng chếtạo & giá thành rẻ;
Tác dụng của lớp thuốc bọc que hàn Kích thích hồ quang và làm cho hồquang cháy ổn định; Tạo khí & tạo xỷ để bảo vệ mối hàn Lớp xỷ có tác dụnglàm cho muối hàn nguội chậm tránh hiện tượng tôi của mối hàn Khử ôxy hoànnguyên kim loại Tăng cơ tính và một số tính chất đặc biệt của mối hàn
Hình 2.21 que hàn
Bulông – Đai ốc
Hình 2.22 Các loại bulông – đai ốc
Trang 32Ưu điểm:
– Dễ tháo lắp, không làm hỏng các chi tiết lắp ghép
– Thuận tiện cho quá trình thay thế, sửa chữa nhanh chống, ít tốn thời gian.– Có thể lắp ghép được nhiều chi tiết với nhau
– Hệ số ma sát nhỏ (0.0012 0.0035) đối với ổ bi
– Ít sinh nhiệt trong quá trình làm việc
– Mức tiêu chuẩn hóa và tính lắp lẫn cao, do đó thay thế thuận tiện
– Hiệu suất làm việc cao
Trang 332.3.3.2 Thiết kế, chế tạo máy phay CNC
a Các khung chính của máy phay CNC
Khung dưới: Cố định
Hình 2.25 Bản vẽ chế tạo của khung dưới máy phay CNC
Hình 2.26 Khung dưới máy phay cnc vẽ bằng solidworks
Trang 34Khung trên: Di chuyển theo trục X
Hình 2.27 Bản vẽ chế tạo của khung trên máy phay CNC
Hình 2.28 Khung trên máy phay cnc vẽ bằng solidworks
Trang 35Khung tịnh tiến theo trục Y:
Hình 2.29 Bản vẽ chế tạo của khung tịnh tiến theo trục Y máy phay CNC
b Trục dẫn hướng
Hình 2.30 Bản vẽ thép ống dẫn hướng
c Cơ cấu trượt
Hình 2.31 Cơ cấu trượt
Trang 36Cơ cấu trượt gồm một thanh thép chữ V, 4 ổ bi, 6 bulong đai ốc được bố trínhư hình vẽ Mỗi bên chia thành hai ổ bi bố trí ở hai mặt phẳng vuông góc vớinhau để ôm sát trục dẫn hướng, giúp cho máy làm việc có độ cứng vững và ổnđịnh cao.
d Cơ cấu kẹp
Hình 2.32 Cơ cấu kẹp
Cơ cấu kẹp được thiết theo dạng hình chữ U, phía trên có ổ lăn để giảm bớt
ma sát giữa cơ cấu dẫn hướng và cơ cấu kẹp Cơ cấu kẹp dùng để giữ thăng bằngcác cơ cấu tịnh tiến của máy
e Cơ cấu giữ trục dẫn hướng
Hình 2.33 Cơ cấu giữ
Cơ cấu giữ có dạng hình hộp vuông, chiều rộng bên trong rộng gấp 2-3 lầnđường kính của trục dẫn hướng, 4 mặt của hình hộp vuông được khoan 4 lỗ và 4đai ốc hàn cố định trên 4 lỗ, 4 bulong dùng để chỉnh độ đồng tâm của trục, tiệnlợi cho quá trình tháo, lắp các chi tiết trong máy phay CNC
Trang 37Hình 2.34 Cơ cấu trượt, kẹp, trục ống dẫn động trục chính
f Cơ cấu cố định động cơ
Hình 2.35 Cơ cấu cố định động cơ
Cơ cấu cố định động cơ gồm: Hai tấm thép đặt cố định trên khung máy bằng 4bulong - đai ốc và 4 bulong - đai ốc kẹp chặt động cơ
g Cơ cấu giữ ổ lăn trục vít
Hình 2.36 Cơ cấu giữ ổ lăn trục vít
Trang 38Gồm 4 bulong_đai ốc và hai con đai ốc của trục vít cố định hai mặt của ổ lăn
h Khớp nối
Hình 2.37 Khớp nối
Công dụng
– Liên kết các trục với nhau
– Truyền chuyển động giữa hai trục (trục động cơ và trục quay)
– Truyền được tỉ số truyền lớn
k Cơ cấu dẫn động động cơ phay
Cơ cấu này là cơ cấu trượt ma sát Dùng trục vít – đai ốc để tịnh tiến cơ cấugiữ động cơ phay theo phương Z
Hình 2.38 Cơ cấu dẫn động động cơ phay tịnh tiến theo trục Z
Khớp nối chặt Chốt giữ
Trang 39l Trường công tác của máy phay
Trường công tác (hay vùng làm việc, không gian công tác) của máy là toàn bộthể tích được quét khi máy thực hiện tất cả các chuyển động Người ta thườngdùng hai hình chiếu để mô tả trường công tác của máy (hình chiếu bằng và hìnhchiếu đứng)
Trong đồ án này trường công tác của máy được giới hạn bởi 6 công tắc hànhtrình, cứ mỗi cặp chia đều cho 3 hệ trục X, Y, Z Trường công tác của máy là mộthình hộp chữ nhật có kích thước như hình vẽ 2.39
Hình 2.39 Hình chiếu về trường công tác của máy phay CNC
Hình 2.40 Trường công tác của máy phay CNC
2.3.3.3 Khái niệm và tính toán, thiết kế bộ truyền trục vít – đai ốc
a Giới thiệu
Bộ truyền trục vít - đai ốc dùng để chuyển đổi chuyển động quay thànhchuyển động tịnh tiến, nhờ tiếp xúc giữa ren trục vít và ren đai ốc Bộ phậntruyền trục vít - đai ốc có hai bộ phận chính
Trang 40+ Trục vít số 1 quay với số vòng quay n
1, công suất truyền động P
1, mômenxoắn trên trục T1 Vít có ren ngoài tương tự như bulong Trong đồ án này trục vít
là khâu dẫn
Hình 2.41 Bộ truyền trục vít_đai ốc
+ Đai ốc số 2, chuyển động tịnh tiến với vận tốc v2, công suất trên đai ốc là
P2, đai ốc ren trong giống như đai ốc trong mối ghép ren, trong đồ án này đai ốc
là khâu bị dẫn
b Phân loại bộ truyền vít – đai ốc
+ Vít có ren hình thang Loại này dùng phổ biến để truyền chuyển động theo