Rượu Sakê và nét văn hóa mừng năm mới ở Nhật Bản - 2 potx

5 377 2
Rượu Sakê và nét văn hóa mừng năm mới ở Nhật Bản - 2 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kadomatsu - trang trí cửa ra vào dịp Năm Mới Cửa đền thờ đạo Shinto cổ nhất ở Izumo với nùn rơm shimenawa vĩ dại nhất Nhật bản. Nùn rơm này dài 13 m, nặng 6.6 tấn Vào dịp Năm Mới các kênh TV của Nhật có nhiều chương trình ca nhạc, hài, v.v. Đêm 31 tháng 12 rất nhiều người Nhật ngồi trước TV xem chương trình “Đỏ - Trắng”. Chương trình này mời các ca sỹ nổi tiếng trong năm như BoA, Hamazaki Ayumi, Mikawa Ken-ichi, nhóm Morning Musume, nhóm Kinki Kids, nghệ sỹ dân ca, v.v. tham gia. Các nghệ sỹ được chia làm hai phe đỏ và trắng để khán giả cho điểm. Chương trình kéo dài 5 tiếng đồng hồ từ 7 giờ tối đến giao thừa. Đầu Năm Mới TV thường chơi giao hưởng số 9 - Ode to Joy của Beethoven và phát trước trình hoà nhạc Năm mới của Nhà hát Wienna. Giao hưởng số 9 của Beethoven được người Nhật rất ưa thích vì nó kết nối nước Nhật với châu Âu theo một cách rất đặc biệt. Trong Đại chiến thế giới I các tù binh người Đức bị giam ở nhà tù tỉnh Tokushima đã lập một giàn nhạc nghiệp dư của những người tù. Mùa xuân năm 1918 dàn nhạc của tù binh Đức này đã cùng với các quản giáo người Nhật trình diễn giao hưởng số 9 của Beethoven. Từ đó giao hưởng này trở nên rất nổi tiếng ở Nhật. Đúng vào lúc giao thừa các chuông lớn ở tất cả các chùa trên toàn nước Nhật thi nhau cất tiếng. Người ta đẩy một cây gỗ lớn treo trước cái chuông húc vào chuông làm vang lên âm thanh nghe như tiếng cồng. Chùa Chion-in ở Kyoto có một cái chuông như vậy nặng tới 74 tấn. Tiếng chuông vang lên 108 lần để rửa sạch 108 tội lỗi của con người, theo như đạo Phật dạy. Lúc này nhiều gia đình kéo nhau ra chùa để lễ, đốt bùa cầu may v.v. Chùa lớn nhất Tokyo là Meiji đêm 31 tháng 12 thường đông nghẹt tới cả triệu người. Đồ ăn osechi Để giải phóng các bà nội trợ khỏi nấu nướng vì đã quá bận trong những ngày Năm Mới, người Nhật có tục lệ chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi là Osechi trong một cái hộp lớn để cả nhà cùng ăn. Các siêu thị đều có bán các hộp Osechi như vậy. Vị của các món Osechi khá đặc biệt vì lẫn cả mặn lẫn ngọt và thông thường là lạnh, nên người không quen lúc đầu thấy khó ăn. Thường thì đại gia đình tụ tập ăn uống. Một số gia đình ở Tokyo mà gia đình các con cái anh chị em sống rải rác thì không đến nhà bố mẹ như xưa mà tất cả họp mặt tại các nhà hàng vào ngày đầu Năm Mới. Khách đến chơi nhà chủ dịp Năm Mới thường mừng tuổi cho trẻ con chủ nhà. Tùy theo quan hệ giữa chủ và khách tiền mừng tuổi cho trẻ con có thể từ vài nghìn đến vài chục nghìn yên (tức từ vài chục đến vài trăm USD). Cũng có người thay tiền bằng tặng phiếu mua quà. Các phiếu này do các cửa hiệu bán. Người được tặng phiếu có thể dùng phiếu như tiền để mua hàng tại các cửa hiệu nói trên. Làm như vậy người lớn hướng được trẻ con dùng tiền vào những việc mà họ nghĩ là có ích cho trẻ con. Ví dụ phiếu mua sách chỉ dùng để mua sách mà không mua được các thứ khác. “Khách” ở đây là người gia đình, họ hàng. Bạn bè đồng nghiệp, nhân viên không đến chơi nhà nhau, trừ phi rất hãn hữu được mời hẹn ngày giờ rõ ràng. Người ngoại quốc mới đến Nhật thường rất ngạc nhiên vì người Nhật rất hiếm khi mời khách đến nhà chơi. Vì thế khi ai đã được mời thì đều coi đó là một sự ưu ái đặc biệt và không bao giờ từ chối. Ở Nhật chỉ có khoảng 10 ngàn người Việt, lại sống rải rác không theo một cộng đồng lớn nào. Tại các trường đại học các hội sinh viên Việt Nam hay tổ chức hội hè khá vui vẻ. Ở một số nơi người Việt cũng tổ chức họp mặt đón Tết ta, ăn uống, văn nghệ, mua bán quà lưu niệm. Còn nói chung, người Việt ở Nhật đón Năm Mới theo người Nhật, tức là theo công lịch và thường là tại gia. Đồ ăn quê hương cũng không thiếu. Bánh chưng, bánh tét, giò lụa, giò thủ, nem chua, lạp xưởng, bì bóng lợn, bánh phở, bánh đa nem, v.v. thậm chí cả mắm tôm đều có thể đặt mua từ các tiệm của người Việt và các tiệm Tàu tại Tokyo, Yokohama, v.v. Chỉ cần gọi điện thoại đặt. Người ta sẽ gửi đến tận nhà. Nhận hàng rồi sau đó mới trả tiền qua bưu điện. Nếu không thích nấu nướng ở nhà, bạn có thể tới ăn ở các tiệm ăn Việt Nam ở Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya, Ginza v.v. Người mới ở trong nước sang thường chê đồ ăn ở các tiệm này là đắt và không ngon bằng ở trong nước (tất nhiên rồi). Nhưng đối với những người xa quê hương đã lâu như tôi thì một số nhà hàng Việt Nam ở Tokyo nấu cũng được, giá phải chăng, và đặc biệt là thái độ phục vụ rất lịch sự niềm nở với nội thất đẹp ấm cúng . Kadomatsu - trang trí cửa ra vào dịp Năm Mới Cửa đền thờ đạo Shinto cổ nhất ở Izumo với nùn rơm shimenawa vĩ dại nhất Nhật bản. Nùn rơm này dài 13 m, nặng 6.6 tấn Vào dịp Năm Mới các kênh. hàng vào ngày đầu Năm Mới. Khách đến chơi nhà chủ dịp Năm Mới thường mừng tuổi cho trẻ con chủ nhà. Tùy theo quan hệ giữa chủ và khách tiền mừng tuổi cho trẻ con có thể từ vài nghìn đến vài. giáo người Nhật trình diễn giao hưởng số 9 của Beethoven. Từ đó giao hưởng này trở nên rất nổi tiếng ở Nhật. Đúng vào lúc giao thừa các chuông lớn ở tất cả các chùa trên toàn nước Nhật thi nhau

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan