1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Hợp đồng mua bán hàng hóa pdf

12 3,6K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 157,62 KB

Nội dung

Tiểu Luận Hợp đồng mua bán hàng hóa LỜI TỰA Việc trao đổi mua bán hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, không chỉ giới hạn ở phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng ra cả các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Khi hai bên tiến hành mua bán hàng hóa với nhau thì nảy sinh một hình thức được hai bên thỏa thuận có thể bằng miệng, bằng văn bản, bằng email, fax… mà người ta gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hóa rất phong phú, được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật và khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Trong hệ thống pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về sự điều chỉnh quan hệ hợp đồng ngay từ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, tiếp đến là Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997… và hiện tại tiêu biểu là hai văn bản pháp luật mới được ban hành: Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Vì vậy, có thể nói hợp đồng mua bán hàng hóa là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Việc nắm vững, hiểu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh các tranh chấp, rủi ro đáng tiếc. MỤC LỤC 1.Khái quát về lịch sử ra phát triển của pháp luật hợp đồng 1.1. Hợp đồng kinh tế (HĐKT) trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (KHHTT) 1.2. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 ( PL HĐKT) 1.3. Hệ thống pháp luật hợp đồng với sự ra đời của Bộ luật dân sự 1995 và Luật thương mại 1997 1.4. Quy định hiện hành của pháp luật việt nam về hợp động mua bán hàng hoá 2. Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? A. Khái niệm hợp đồng B. Khái niệm mua bán hàng hóa C. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa 1. Khái niệm ,đặc điểm 2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa 3.Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa 3. Các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 3.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 3.1.1. Theo Điều 389_ Bộ Luật dân sự 2005 3.1.2. Theo Luật thương mại 2005 (Điều 10 đến Điều 15) 3.2Chế độ giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 3.2.1Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 3.2.1.1 Chủ thể là thương nhân 3.2.1.2 Chủ thể không phải là thương nhân 3.2.2 Đối tượng của hợp đồng mua bán hang hóa 3.2.3 Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa 3.2.4 Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hang hóa 3.2.4.1 đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 3.2.4.2 chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 3.2.5 Phương thức và trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 3.2.5.1 Phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 3.2.5.2 Trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 3.2.6 Một số vấn đề pháp lý về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 3.2.6.1. giao nhận hàng 3.2.6.2 chất lượng hàng 3.2.6.3 thanh toán hang 3.2.7 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng 3.2.7.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau 3.2.7.2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác 3.2.8 Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 3.2.8.1. Cầm cố tài sản 3.2.8.2. Thế chấp tài sản 3.2.8.3. Đặt cọc 3.2.8.4. Ký quỹ 3.2.8.5. Bảo lãnh 3.2.9. Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng 3.8.1. Khái niệm vi phạm hợp đồng 3.8.2. Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 3.8.3. Các chế tài pháp lý áp dụng khi vi phạm hợp đồng 3.8.4. Các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 4. chế tài áp dụng đối với vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 5. Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng vô hiệu, biện pháp xử lý 5.1. Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa 5.2. Hợp đồng vô hiệu và biện pháp xử lý 6. Giải quyết tranh chấp và hình thức xử lý 6.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng 6.2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 6.3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 6.4. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án 7. Giải pháp hoàn thiện hợp đồng mua bán hàng hóa 8. Kiến nghị về hợp đồng mua bán hàng hóa 1.Khái quát về lịch sử ra phát triển của pháp luật hợp đồng 1.1. Hợp đồng kinh tế (HĐKT) trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (KHHTT) 1. Hợp đồng kinh tế (HĐKT) trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (KHHTT) Hợp đồng kinh tế trong cơ chế KHHTT: Theo điều lệ tạm thời về chế độ HĐKT theo Nghị định đô 04/TTg ngày 4/6/1960 thì HĐKT là hợp đồng về sản xuất, vận tải và xây dựng bao thầu. Từ đó ta rút ra rằng điều lệ tạm thời mới khái quát được một vài lĩnh vực cụ thể của HĐKT mà chưa nêu ra được khái niệm chung về HĐKT. Sau đó điều lệ về chế độ HĐKT ban hành theo Nghị định số 54/CP ngày 10/3/1975 mới đưa ra định nghĩa về HĐKT: HĐKT là công cụ pháp lý của nhà nước trong việc xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân XHCN. Nghị định này đã xây dựng khá rõ rằng mối quan hệ XHCN giữa các bên có liên quan dẫn đến việc ký kết và thực hiện HĐKT đã ký đồng thời cũng quy định nghĩa vụ và chịu trách nhiệm của từng bên đối với nhau, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia ký kết, định hướng cho các bên bằng những kế hoạch cụ thể giúp các thành viên thực hiện được mục tiêu ban đầu đặt ra.Từ những đặc điểm kinh tế và những quy tắc, những quy định về HĐKT trên ta rút ra được kết luận sau: HĐKT trong cơ chế KHHTT có đặc điểm: HĐKT là hình thức pháp lý của các quan hệ mang tính chất tổ chức kế hoạch- Mục đích của HĐKT là thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước - Chủ thể của HĐKT là các đơn vị, tổ chức được giao chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước 1.2. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 ( PL HĐKT) 2. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 ( PL HĐKT)Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế mang một nội dung mới về chất. Trong điều kiện đó, điều lệ về chế độ HĐKT ban hành kèm theo Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 không còn phù hợp nữa. Nhà nước đã ban hành PL HĐKT ngày 25/9/1989 và nhiều văn bản khác để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng theo quan điểm đổi mới. PL HĐKT 1989 ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực pháp lý về HĐKT nói chung bao gồm cả hợp đồng mua bán hàng hóa. * Chủ thể của HĐKT: Tại Điều 2 PL HĐKT quy định, hợp đồng được ký giữa pháp nhân với pháp nhân (một tổ chức có tư cách pháp nhân cần đáp ứng những điều kiện quy định tại Điều 1 Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 quy định chi tiết thi hành PL HĐKT), pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật (cá nhân có đăng ký kinh doanh là người được cấp giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Tuy cá nhân có đăng ký kinh doanh hay pháp nhân đều là chủ thể của hợp đồng kinh tế nhưng pháp lệnh chỉ coi hợp đồng kinh tế là những hợp đồng có ít nhất một bên là pháp nhân, còn bên kia là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh mà các bên đều nhằm mục đích kinh doanh. Ngoài ra, những người tham gia công tác kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ ngư dân, nông dân cá thể, tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam ký kết HĐKT với một pháp nhân Việt Nam cũng chịu sự điều chỉnh của PL HĐKT (Điều 42,43). Khi tiến hành ký kết, mỗi bên tham gia quan hệ HĐKT chỉ cần cử một đại diện để ký vào HĐKT. Người đại diện đương nhiên có thể uỷ quyền cho người khác thay mình ký kết, thực hiện HĐKT cũng như trong tố tụng khi có tranh chấp hợp đồng. * Nội dung của HĐKT là toàn bộ các điều khoản mà các bên ký kết thỏa thuận, được hình thành nên sau khi đã bàn bạc thương lượng trên cơ sở tự nguyện ý chí. Về phương diện pháp lý, căn cứ vào tính chất của các bên, vai trò của các điều khoản, nội dung của HĐKT bao gồm ba loại điều khoản chủ yếu sau:+ Điều khoản thường lệ là những điều khoản mà nội dung của nó được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, nếu các bên không ghi nhận trong hợp đồng thì coi như các bên đã mặc nhiên công nhận và phải có trách nhiệm thực hiện các thỏa thuận đó.+ Điều khoản chủ yếu là những điều khoản căn bản bắt buộc phải có trong HĐKT+ Điều khoản tùy nghi là những điều khoản được đưa vào hợp đồng căn cứ vào khả năng, nhu cầu, và sự thỏa thuận của mỗi bên khi chưa có quy định của Nhà nước hoặc đã có quy định của nhà nước nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh thực tế của mình và không trái pháp luật.* HĐKT vô hiệu khi HĐKT đó ký kết trái với quy định của pháp luật. Có hai loại HĐKT vô hiệu là HĐKT vô hiệu từng phần và HĐKT vô hiệu toàn bộ. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định HĐKT vô hiệu.Trong những văn bản được pháp luật xây dựng và ban hành sau khi Đảng và nhà nước ta khởi xướng chính sách đổi mới thì PL HĐKT được coi là một trong những bước đi lập pháp tiên phong, một trong những phản ứng nhanh chóng trước đòi hỏi của kinh tế.Điểm thành công nhất trong số những thành công ít ỏi của pháp lệnh HĐKT là sự khẳng định nguyên tắc tự do hợp đồng bằng quy định ký kết HĐKT là quyền của các đơn vị kinh tế, không cơ quan, cá nhân, tổ chức nào được áp đặt ý chí của mình cho các chủ thể khác khi ký kết các HĐKT. Pháp lệnh đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của cơ chế KHHTT trong lĩnh vực hợp đồng nơi mà các chủ thể phải được tự do tự nguyện thể hiện ý chí của mình. Tuy nhiên, pháp lệnh HĐKT vẫn còn tồn đọng một số bất cập sau: + Xét từ góc độ lý luận, điểm đầu tiên là sự mâu thuẫn giữa tư tưởng xuyên suốt của cơ quan soạn thảo pháp lệnh này đó là quyền tự do hợp đồng được thể hiện trên một số nguyên tắc chung về ký kết và thực hiện hợp đồng. Với những quy định của nó trong việc xử lý các khía cạnh cụ thể của đời sống sản xuất kinh doanh. Khi xem xét các quy định cụ thể trong pháp lệnh thì quyền tự do có đăng ký kinh doanh tham gia các quan hệ hợp đồng, trong khi đó tự do HĐKT đòi hỏi trước hết là tự do lựa chọn đối tác. Điểm thứ hai, các chủ thể tham gia ký kết còn bị hạn chế bởi nguyên tắc chịu trách nhiệm trực tiếp về tài sản đồng nghĩa với việc không cho các chủ thể tham gia ký kết HĐKT dưới sự bảo lãnh của chủ thể khác. + Xét từ góc độ thực tiễn áp dụng: sự giới hạn chủ thể tham gia ký kết HĐKT ngay từ đầu đã tỏ ra bất công và trong thực tiễn ngày càng trở nên đậm nét hơn. Sự giới hạn này của pháp lệnh đã không tính tới sự đa dạng của các chủ thể kinh doanh hợp đồng lại bị ràng buộc và triệt tiêu một cách khó giải thích. PL HĐKT chỉ cho phép pháp nhân và cá nhân khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong hệ thống pháp luật nước ta đã xuất hiện nhiều chủ thể kinh doanh tham gia rộng rãi các quan hệ kinh tế, xong không phải là pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh. Chẳng hạn như: công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có số lượng tăng dần nhưng không rơi vào phạm trù pháp nhân theo quy định của pháp lệnh. 1.3. Hệ thống pháp luật hợp đồng với sự ra đời của Bộ luật dân sự 1995 và Luật thương mại 1997 Trong hai năm 1995, 1997 Quốc hội đã lần lượt ban hành hai văn bản pháp luật mới là Bộ luật dân sự (BLDS) và Luật thương mại (LTM). Đây chính là một bước đột phá mới trong những quy định về hợp đồng và quyền tự do hợp đồng. Nhìn chung, nội dung hai văn bản pháp luật này đều dựa trên cơ sở nền tảng của PL HĐKT nhưng BLDS 1994 và LTM 1997 đều có những quy định thoáng hơn về hợp đồng. Thứ nhất, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng không chỉ giới hạn ở pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh mà tùy thuộc vào tính chất của từng loại hợp đồng, phạm vi chủ thể có quyền giao kết có những sự khác nhau nhất định.Theo BLDS 1995, các chủ thể của hợp đồng dân sự bao gồm: cá nhân (có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự), pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Trong Điều 5 LTM 1997cũng quy định chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại. Như vậy, phạm vi chủ thể có quyền giao kết hợp đồng được mở rộng đáng kể.Thứ hai, về hình thức hợp đồng, BLDS 1995 và LTM 1997 đều quy định hình thức có thể là lời nói, văn bản, hành vi cụ thể. Các chủ thể khi giao kết hợp đồng có thể lựa chọn bất kỳ hình thức nào kể cả fax, email…mà vẫn bảo đảm chặt chẽ cần thiết về mặt pháp lý. Trong khi đó, PL HĐKT lại bắt buộc các chủ thể khi ký kết thì hợp đồng phải được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc những giấy tờ có giá trị tương đương.Như vậy, với những quy định mở rộng về chủ thể giao kết và hình thức giao kết mà BLDS 1995 và LTM 1997 đã phần nào giải quyết mâu thuẫn giữa tư tưởng xuyên suốt của PL HĐKT về quyền tự do hợp đồng với các quy định của nó, mở rộng phạm vi điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp mà PL HĐKT không điều chỉnh.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện quy định về hợp đồng đang tồn tại này ngày càng nổi lên nhiều vấn đề bất cập. Đó là:- Trong hệ thống văn bản pháp luật quy định về hợp đồng, chúng ta thấy có ba khái niệm cùng tồn tại: hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại. Một mặt các hợp đồng này có những điểm đặc trưng về hợp đồng nhưng mặt khác giữa chúng lại có điểm thiếu sót như:- Sự trùng lặp, thiếu nhất quán và không đồng bộ gây ra không ít sự vướng mắc, sự lúng túng trong việc áp dụng pháp luật để tiến hành giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, pháp luật hợp đồng của Việt Nam chưa tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. - Với thực trạng pháp luật về hợp đồng như hiện nay thì việc duy trì khái niệm hợp đồng kinh tế và hệ thống các văn bản pháp luật quy định riêng về nó là không cần thiết trong khi có nguy cơ nảy sinh những vấn đề phức tạp trong việc xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật BLDS 1995 và các văn bản về hợp đồng chưa giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng với điều lệ, quy chế của doanh nghiệp cũng như các điều kiện giao dịch mà các doanh nghiệp tự ban hành Các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng chưa thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường nên gây nhiều khó khăn khi áp dụng gây ra nguy cơ không thực hiện hợp đồng cao.Bên cạnh đó, việc xác định chính xác phạm vi áp dụng của chế định hợp đồng cũng gặp nhiều khó khăn:- Các tiêu chí phân định hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại không rõ ràng, vì vậy thường xuyên xuất hiện những quan hệ “giáp ranh” không biết thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật nào, BLDS 1995, LTM 1997 hay PL HĐKT? - Cách thức áp dụng phối hợp các văn bản pháp luật để điều chỉnh một quan hệ hợp đồng cụ thể cũng không rõ có thể áp dụng các quy định của BLDS 1995 để điều chỉnh quan hệ HĐKT được hay không? Thứ tự ưu tiên áp dụng các văn quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành so với các quy định trong BLDS 1995, LTM 1997, PL HĐKT như thế nào?Như vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới để thống nhất sự điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng. 2. Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? A. Khái niệm hợp đồng Hợp đồng là sụ thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay dổi hoặ chấp dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ cụ thể. Hiện nay, pháp luật VN quy định 3 loại hợp đồng cơ bản là: hợp đồng dân sự,hợp đồng kính tế,hợp đồng lao động. B. Khái quát về mua bán hàng hóa - Định nghĩa (theo LTM 2005) + Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyên sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận + Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và có quyền nhận thanh toán; Bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và có quyền sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. - Áp dụng pháp luật trong giao dich mua bán hàng hóa quốc tế: + Áp dụng pháp luật quốc gia trong trường hợp: 1. các bên trong hợp đồng thỏa thuận lựa chọn; 2.điều ước quốc tế mà các quốc gia ký kết hoặc tham gia có quy định điều khoản về luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán quốc tế và luật của một quốc gia nhất định; 3.cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chọn luật áp dụng + Áp dụng tập quán thương mại (ngày càng được áp dụng rộng rãi). Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại (một số từ khóa khi tra trên mạng: Incoterms, UCP, ICC) + Thói quen thương mại. Là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại C. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa - Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Theo điều 428 (BLDS)về hợp đồng mua bán tài sản "Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán" - Hợp đồng mua bán hàng hóa gồm: + Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước + Hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài (quốc tế) (xem điều 753 BLDS), thông thường một hợp đồng được coi là dạng này có các yếu tố sau: >> Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài >> Hợp đồng được giao kết ở nước ngoài >> Hợp đồng được giao kết bởi các bên không cùng quốc tịch hoặc không cùng nơi cư trú - Hình thức mua bán hàng hóa quốc tế (theo LTM2005) + Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa + Tạm nhập, tái xuất hàng hóa + Tạm xuất tái nhập hàng hóa + Chuyển khẩu hàng hóa: là việc mua hàng từ một nước này để bán sang một nước khác ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu ở Việt Nam 2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa - Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân - Hình thức có thể được thiết lập theo cách thức mà hai bên thể hiện được sự thỏa thuận mua bán hàng hóa giữa các bên (có thể: bằng lời nói, văn bản, hoặc hành vi của các bên giao kết) (điều 24 LTM2005) - Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa - Nội dung, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. 3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa - Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. - LTM 2005 không bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào trong hợp đồng mua bán hàng hóa - Tuy nhiên căn cứ LTM và BLDS ta thấy những điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm: Đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng - Ngoài ra cần lưu ý, trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ chịu sự ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật. 3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (theo quy định BLDS) a. Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán. - Theo điều 390 BLDS: đề nghị giao kết hợp đồng mua bán là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng mua bán và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. - Hình thức đề nghị có thể theo điều 24 LTM 2005 - Thời điểm có hiệu lực của đề nghị được bên đề nghị ấn định hoặc kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó - Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình - Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong một số trường hợp (tham khảo trang 27 gt) - Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực khi: + Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận + Hết thời hạn trả lời chấp nhận + Thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực + Thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực + Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời b. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán. - Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Thời hạn trả lời: + Trong thời hạn được ấn định của bên đề nghị, trừ trường hợp có lý do khách quan. + Giao tiếp trực tiếp thì phải trả lời ngay trừ trường hợp có thỏa thuận khác c. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. - Nguyên tắc: Hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận - Theo Điều 404 (BLDS), thời điểm giao kết hợp đồng mua bán có các trường hợp sau: + HĐ giao kết bằng văn bản, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên cùng nhau ký vào văn bản + HĐ giao kết gián tiếp bằng văn bản: thời điểm đạt được sự thỏa thuận được xác định theo thuyết tiếp nhận + HĐ giao kết bằng lời nói: là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. - Trường hợp im lặng (xem K2 điều 404 BLDS, cũng có thể coi là hợp đồng được giao kết - Lưu ý: Thông thường hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, thời điểm giao kết hợp đồng mua bán không trùng với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. (điều 405 BLDS) 4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa Căn cứ điều 122 BLDS -> các điều kiện sau: - Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng - Đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền - Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội - Hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật (4 nguyên tắc theo quy định của BLDS) - Hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật (điều 24 LTM) 5. Thực hiện hợp đồng mua hàng hóa a. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa "Hợp đồng có tính chất là luật của các bên", nguyên tắc (Điều 412 BLDS): - Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác - Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau - Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác b. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán Nghĩa vụ cơ bản của bên bán - Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng (Đ39-Đ41 LTM) [...]... theoluatthuongmai.docx 3.2Chế độ giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 3.2.1Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 3.2.1.1 Chủ thể là thương nhân 3.2.1.2 Chủ thể không phải là thương nhân 3.2.2 Đối tượng của hợp đồng mua bán hang hóa 3.2.3 Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa 3.2.4 Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hang hóa 3.2.4.1 đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa ... trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa có vai trò: + Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa + Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể hợp đồng trong việc thực hiện hợp đồng b Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa - Có hành vi vi phạm hợp đồng - Có thiệt hại vật... nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa a Khái niệm và vai trò của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa - Việc vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán sẽ dẫn đến bên vi phạm phải chịu những chế tài do pháp luật quy định - Đặc điểm: + Được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật + Nội dung gắn liền với việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trách... điểm ký hợp đồng 3 Các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 3.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 3.1.1 Theo Điều 389_ Bộ Luật dân sự 2005 Ðiều 389 Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: Mục Lục 1 Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; 2 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,... kèm theo hàng hóa (Đ42 LTM) - Giao hàng đúng thời hạn (Đ37, Đ41) - Giao hàng đúng địa điểm (Đ38) - Kiểm tra hàng trước khi giao hàng (Đ44) - Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán (Đ 443 BLDS) - Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua (Đ45, Đ62) - Rủi ro đối với hàng hóa (Đ57-Đ61) - Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa (Đ49 LTM) (Đ446,Đ448 BLDS) Nghĩa vụ cơ bản của bên mua - Nghĩa vụ nhận hàng và... nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế - Có lỗi của bên vi phạm c Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa - Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Đ297 LTM) - Phạt hợp đồng (Đ300, Đ301 LTM) - Bồi thường thiệt hại (Đ303, Đ307 LTM) - Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng (Đ308, 310, K4 Đ312 LTM) d Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán Theo Đ294 LTM - Xảy ra sự . 2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa 3.Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa 3. Các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 3.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 3.1.1. Theo. của hợp đồng mua bán hàng hóa 1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa - Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Theo điều 428 (BLDS)về hợp đồng. đối với vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 5. Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng vô hiệu, biện pháp xử lý 5.1. Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa 5.2. Hợp đồng vô hiệu và

Ngày đăng: 29/07/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w