Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
299 KB
Nội dung
BỘ CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG CAO DẲNG KINH TẾ-KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP I KHOA KINH TẾ - PHÁP CHÊ BÁO CÁO QUẢN LÝ hoàn thiện quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm LỜI MỞ ĐẦU Một điểm khác nhau căn bản giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung bao cấp là vấn để xem xét giá trị, giá trị sử dụng và mối quan hệ giữa chúng. Nền kinh tế tập trung khi sản xuất sản phẩm thiếu về giá trị sử dụng để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và số lượng để ra theo kế hoạch, nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường thì các hoạt động kinh tế vận động theo quy luật giá trị: sản phẩm muốn cạnh tranh thì hao phí lao động cá biệt càng thấp càng tốt. Lý do này khiến việc hạ giá thành sản phẩm luôn là đề tài quan tâm của tất cả các doanh nghiệp. Muốn gía thành hạ thì chi phí sản xuất phải giảm. Trong quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi phải đánh giá chính xác các mặt hiệu năng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Thông tin do kế toán cung cấp làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản trị doanh nghiệp nên yêu cầu phải kịp thời, đầy đủ chính xác. Điều này càng quán triệt hơn trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp công nghiệp. Thực tiễn luôn biến đổi, đặt ra yêu cầu về lý luận cũng như chế độ kế toán luôn phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và thống kê kế toán quốc tế. Ngay trong thực tiễn, do những nguyên nhân khách quan và chủquan, việc áp dụng chế độ kế toán tại các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đúng, đủ theo yêu cầu, nhất là việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng đó, em mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Giầy Thượng Đình” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. PHẦN I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH. I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Lịch sử phát triển của công ty có thể chia thành hai giai đoạn sau: * Giai đoạn 1957 - 1960: Đây là giai đoạn trưởng thành từ quân đội. Để đảm bảo sức chiến đấu quân đội, phục sự mục tiêu chung của cả nước là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Xí nghiệp X30 được thành lập trực thuộc Cục Quân nhu - Tổng cụ Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Thành lập tháng 01 năm 1957. Sản phẩm của xí nghiệp là giầy vải và mũ cứng cung cấp cho bộ đội, thay thế laọi mũ bằng tre lồng vải lưới nguỵ trang và dép lốp cao su. * Giai đoạn 1961 - 1972: Sống chiến đấu vì miền Nam ruột thit. Hoà trong tinh thần của cả nước, xí nghiệp X30 tích cực hoạt động mở rộng phạm vi sản xuất ngang tầm nhiệm vụ mới. Ngày 2/1/1961 xí nghiệp chuyển sang Cục Công nghiệp Hà Nội thuộc Uỷ ban hành chính Hà Nội. Tháng 6/1961 Xí nghiệp tiếp nhận một đơn vị công tư hợp doanh sản xuất giầy dép là Liên xưởng kiến thiết giầy vải ở phố Trần Phú và Kỳ Đồng (nay là phố Tống Duy Tân) và đổi tên thành Nhà máy Cao su Thụy Khuê. Về sản phẩm năm 1965 đạt 100.000 chiếc mũ, 320.000 đôi giầy vải, đạt 150% kế hoạch. Nưm 1970 Xí nghiệp đổi tên là xí nghiệp Phong phú hơn, bao gồm: Mũ cứng, bóng tay, giầy ba ta, giầy cao su cho trẻ em và đặc biệt có giầy basket xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu được bạn hàng đánh giá cao. Giầy Basket ra đời đánh dấu sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của xí nghiệp. * Giai đoạn 1973 -1989: Tự khẳng định. Thời kỳ nay, miền Bắc chủ yếu sống trong thời bình. Với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, xí nghiệp có những thay đổi nhất định. Ngày 01/04/1973 phân xưởng mũ cứng tách ra thành lập xí nghiệp Mũ Hà Nội. Năm 1976 Xí nghiệp giao phân xưởng may ở Khâm Thiên cho Uỷ ban nhân dân thành phố thành lập trường dạy cắt may, đồng thời giao hai cơ sở ở Văn Hương và Cát Linh về Xí nghiệp Cao su Hà Nội. Tháng 06/1978 Xí nghiệp Giày vải Hà Nội hợp nhất với Xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình cũ lấy tên là Xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình. * Giai đoạn 1990 - 2000 thị trường và đổi mới. Sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, xí nghiệp mất đi thị trường xuất khẩu truyền thống to lớn. Mặt khác phải đổi mới với cơ chế thị trường dầy khắc nghiệt đã đặt xí nghiệp đứng trước rất nhiều khó khăn. Nhưng với quyết tâm đổi mới, Xí nghiệp đã đạt được một số thành tựu khả quan. - Ngày 08.07.1993 và chức năng của xí nghiệp được mở rộng, kiêm thêm cả trực tiếp xuất nhập khẩu và kinh doanh giầy dép, cũng như các máy móc, thiết bị phục vụ nó, xí nghiệp đổi tên thành công ty Giầy Thượng Đình. Năm 1996 sản phẩm của Công ty nhận giải thưởng Top Ten. Năm 1996 - 1997 Công ty tiếp cận tiêu chuẩn chất lượng ISO: 9000 - 9001 và nhận nhiều bằng khên. II. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ. Đối với doanh nghiệp sản xuất, công nghệ là yếu tố then chốt quyết định chất lượng sản phẩm là điều không thể thiếu trong việc dành lợi thế cạnh tranh. Công nghệ phải được doanh nghiệp lựa chọn một cách tối ưu sao cho phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp, đảm bảo chi phí thấp nhất. Nhận thức được điều đó, công ty Giầy Thượng Đình đã áp dụng quy trình công nghệ sản xuất thuộc kiểu chế biến liên tục. III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HD SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. Công ty giầy Thượng Đình. - Tên giao dịch: Thượng Đình Fôotwoear Company. - Trụ sở: 277 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội. - Tổng diện tích: 3500m 2 . - Webnite: wwwthuongdinh.com.vn. - Email: td.Footweargtpt.vn - Điện thoại: 84.4.8544680 Fax: 84.4.8282063. Công ty ty giầy Thượng Đình là doanh nghiệp sản xuất nên vốn cố định cao hơn vốn lưu động là điều hợp lý. Sản phẩm của Công ty làm ra có tới 2/2 là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Công ty hiện đang liên doanh với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, như: Nau (Đức), FOOTECH, YEONBONG (Hàn Quốc). Về thị trường trong nước, công ty giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất giầy vải và sản phẩm từ lâu đã đi vào tiềm thức người tiêu dùng. Tuy vậy, miền Trung du và vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa được khai thác triệt để. Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, ta nhận thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định nhưng lợi nhuận trong các năm gần đây tăng lên rõ rệt. Đây là điều đáng khích lệ. Bởi lẽ trong cơ chế thị trường hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nhà nước khác đang trong tình trạng lãi giả, lỗ thật. Đặc điểm sản xuất ở công ty là theo đơn đặt hàng. Mẫu giầy được phòng tạo mẫu chế thử sau đó đem chào hàng chấp nhận thì hai bên hợp đồng và đi vào sản xuất hàng loạt. Đối với khách hàng ở nước ngoài thì hình thức thanh toán chủ yếu qua hệ thống ngân hàng. Tất cả các công đoạn quy trình công nghệ được thực hiện trong bốn phân xưởng. Mỗi phân xưởng có thể có các phân xưởng nhỏ. Trong các phân xưởng nhỏ lại chia thành các tổ, đội sản xuất. Bồi cắt là phân xưởng đầu tiên của quy trình công nghệ. Khi có lệnh sản xuất (đơn đặt hàng), phân xưởng nhận lệnh và lên kho lấy nguyên liệu như: vải bạt, vải phin Một đơn đặt hàng có thể có một hay nhiều lệnh sản xuất. Phân xưởng cắt nào nhận lệnh sản xuất thì nhận nguyên liệu lệnh đó. Thực hiện xong quy trình công nghệ, bán thành phẩm của phân xưởng cắt là pho hậu, pho mũ Ngoài các thao tác trên, phân xưởng cắt còn thực hiện việc bồi trang phục vụ cho các khâu sau. Đầu tiên, nguyên liệu đưa vào máy bồi để đính kết lại với nhau bằng một lớp keo dính. Sau đó chuyển cho bộ phận cắt, khi cắt xong sẽ được chuyển sang cho bộ phận phân xưởng may đẻ lắp giáp thành mũ giầy. * Phân xưởng may. Đây là phân xưởng thứ hai trong quy trình chế biến. Nguyên vật liệu sử dụng là bán thành phẩm của phân xưởng cắt và nguyên liệu lấy từ kho. Nhiệm vụ của phân xưởng là may các chi tiết thành mũ giầy hoàn chỉnh qua các kỹ thuật. Mũ giầy sau khi may xong sẽ được cho phân xưởng may để lắp giápthành mũ giầy. * Phân xưởng cán. Phân xưởng cán thực hiện song song với phân xưởng cắt và phân xưởng may. Nhiệm vụ: Từ cao su và các hoá chất cần thiết lấy từ kho vật tư sử dụng sản xuất các đế giầy bằng cao su. * Phân xưởng gò: Đây là phân xưởng nằm trong giai đoạn cuối cùng của qúa trình sản xuất giầy. Sản phẩm tạo ra là những đôi giầy hoàn chỉnh theo mẫu mã, chất lượng quy định trong đơn vị đặt hàng. IV. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ. Công ty giầy Thượng Đình xây dựng bộ máy tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến. Sơ đồ thể hiện trong một kiểu. * Giám đốc: là người đứng đầu công ty, quyết định những vấn đề hệ trong, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước về nhiệm vụ ược giao. * Phó giám đốc kỹ thuật và công nghệ. Nhiệm vụ của phó giám đốc kỹ thuật và công nghệ là quản lý về mặt kỹ thuật dây truyền công nghệ trong doanh nghiệp, chỉ đạo việc tìm phương hướng cải tiến kĩ thuật, nâng ao chất lượng sản phẩm, giải quyết những vấn đề liên quan đến công nghệ theo thẩm quyền được giao. Phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của trưởng phòng chế thử mẫu và trưởng phòng kỹ thuật công nghệ. * Phó giám đốc sản xuất - chất lượng. Đây là chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp và tương đối nhiều công việc. Phó giám đốc các trưởng phòng kế hoạch - Vật tư, phòng quản lí chất lượng phòng tiêu thụ và các quản độc 4 phân xưởng: Phân xưởng bồi đắp, xưởng may, xường cán, và phân xưởng gò hàn và bao gói. * Phó giám đốc Thiét bị - An toàn : Quản lý quản đốc xưởng cơ năng và tưởng phòng Bảo vệ. * Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội và vệ sinh môi trường. Phụ trách vấn đề vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường như: rác thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường, bảo hộ lao động và phụ trách trạm y tế. *Phòng hành chính - Tổ chức: chức năng chính là tiếp khách của Công ty, quản lý các giấy tờ hành chính, lập kế hoạch và kiểm tra trình độ lao động toàn công ty, tuyển chọn lao động, thực hiện mọi chế độ về lao động như: Lương, thưởng, phụ cấp, bảo hộ lao động *Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Do mặt hàng của công ty chiếm 2/3 là xuất khẩu ra thị trường các nước nên về vấn đề kinh doanh xuất nhập khẩu giữ vai trò rất quan trọng va được tách ra, chịu sự quản lý của một phòng chuyên biẹt là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Chức năng chính của phòng là khai thác các nguồn hàng, làm kế hoạch xuất khẩu giầy và kế hoạch nhập nguyên liệu, máy móc thiết bị. Mặt khác, phòng kinh soanh xuất nhập khẩu còn phối hợp với phòng thiết kế trong việc tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. *Phòng kế toán - tài chính: có chức năng, nhiệm vụ sau: - Thực hiện ghi chép và phản ánh tất cả các nghiệp vụ phát sinh vào tài khoản liên quan. -Ttheo dõi tình hình biến động về tài sản, nguồn vốn tại công ty. - Giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu của công ty. - Tính toán, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm xác định kết quả kinh doanh. - Cung cấp số liệu, tài liệu, các báo cáo có liên quan theo yêu cầu của cán bộ quản lý trong công ty (Giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban liên quan cũng như theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước (Thuế, Thanh tra). - Lập kế haọch về tài chính, tham mưu cho giám đốc về các quyết định quản lý. PHẦN II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH. Công ty giầy Thượng Đình là một đơn vị quản lý kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Tất cả các chi phí chi ra đều phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng. Chi phí sản xuất là khoản chi lớn nhất trong tổng chi nên việc cung cấp thông tin về khâu tập hợp chi phí sản xuất được dầy đủ, chính xác là yêu cầu hết sức quan trọng trong quản lý kinh doanh, cũng như trong việc tính toán chính xác kết quả hoạt động kinh doanh. 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT. Công ty giầy Thường Đình là một doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp nhẹ. Chi phí sản xuất phát sinh ở cong ty là toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống (Tiền trả cho công nhân viên) và hao phí lao động quá khứ (tiền trả cho việc sử dụng vật tư, tiền khấu hao TSCĐ) cho việc sản xuất những đôi giầy của các đơn vị đặt hàng phát sinh trong một tháng nhất định. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là chu kỳ sản xuất tương đối ngắn nên chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí sản xuất. Để thuận tiện cho kế toán tính giá thành, công ty phân loại chi phí sản xuất theo các khoản mục trong giá thành sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của các đơn đặt hàng. Nguyên vật liệu chính là phần chủ yếu cấu thành nên đôi giầy, gồm: vải bạt… Vật liệu phụ bao gồm: mác giầy, chỉ khâu, keo, dây giầy… - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản chi cho nhân công trực tiếp sản xuất được tính vào chi phí trong kinh doanh của doanh nghiệp như tiền lương chính, lương làm thêm giờ, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương là BHXH, BHYT, KPCĐ. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng như chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT. Công ty giầy Thượng Đình có quy định công nghệ sản xuất giầy khép kín nên trên một dây chuyền chỉ sản xuất một đơn đặt hàng nhất định. Vì vậy, kế toán xác định đối tượng hạch toán, chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể. Các đơn đặt hàng đều được ghi mã để tiện việc theo dõi và hạch toán. Trong một tháng công ty có thể sản xuất vài choc đến vài trăm đơn đặt hàng khác nhau. Để đơn giản hoá công tác kế toán, kế toán tại công ty quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, gồm chi phí nguyên vật liệu chính, và chi phí vật liệu phụ. Các chi phí này được tập hợp trực tiếp cho các đơn đặt hàng, còn phần chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho nhiều đơn đặt hàng thì đưa vào chi phí sản xuất chung. Xuất phát từ điều này, phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là phương pháp trực tiếp: Nguyên vật liệu sử dụng cho đơn đặt hàng nào thì tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng đó. Dựa vào bảng bình quân gia quyền và số lượng ghi trên phiếu xuất kho, cuối tháng kế toán lập bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu sản xuất dùng cho tổng đơn đặt hàng. Bảng tổng hợp vật tư theo đơn đặt hàng tháng 2 năm 2001. Đơn vị tính: Đồng Đơ đặt hàng Vải Chỉ, ôrê Cao su, hoá chất Bao bì TĐ 01 95353467 40718816 65741320 3718636 YB 05 14344718 15274356 25558071 1537018 YB 06 49068837 238766112 45378799 4138185 [...]... phẩm của công ty là đã được khách hàng chấp nhận 2 Nguyên tắc hoàn thiện quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những tư tưởng chỉ đạo có tính xuyên suet trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành Tuân thủ các nguyên tắc đó sẽ giúp cho việc hạch toán đúng đắn, khách quan, khoa học Sau đây là một... khoản hi phí có thể phát sinh” Quản lý chính xác các hi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tuân thủ các quy định của Nhà nước liên quan đến hạch toán chi phí sản xuất như phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho, phương pháp khấu hao TSCĐ, hệ thống sổ sách… Quản lý chĩnhá chi phí sản xuất còn là cơ sở tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm Chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm rất... đắn, hợp lý, chính xác Chẳng hạn với một doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng như công ty giầy Thượng Đình thì thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho ban chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng Cũng bởi vai trò quan trọng của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý kinh tế phải tìm ra cách thức quản lý chi phí và giá thành hợp lý hơn... hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Kế toán của công ty không mở thẻ tính giá thành cho từng đơn đặt hàng Khi đơn đặt hàng nào đó hoàn thành kế toán tiền hành tổng cộng chi phí của đơn đặt hàng đó để xá định tổng giá thành đơn vị của đơn đặt hàng A NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ HÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 1 Sự cần thiết phải tổ chức quản lý: Các chi phí. .. kết quả sản xuất kinh doanh thu được nhiều nhất Giá thành sản phẩm là cơ sở để tính toán và xá định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy cần xác định đúng đối tượng và phương pháp tính giá thành Thứ ba: Xây dung quy tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp; những quy tắc đó quy định tình tự công việc sao cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được... cùa doanh nghiệp Giá thành cao hạ thấp, tăng hay giảm cũng đồng nghĩa với việc lãng phí hay tiết kiệm lao động xã hội trong quá trình sản xuất sản phẩm Do vậy, việc tính giá thành sản phẩm đúng và đủ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sản xuất tại doanh nghiệp Để tính đúng và đủ giá thành, trước hết phải xác định được chính xác đối tượng tính giá thành sản phẩm Do đặc điểm sản xuất hàng loạt theo... không phản ánh chính xác giá trị vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm của các đơn đặt hàng PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH Kiến nghị 1: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Như trên đã nói, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là đơn đặt hàng riêng biệt Theo đó chi phí sản xuất phát sinh bất kể... giá về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty như sau: 3 Nhận xét chung về tổ chức quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Giầy Thượng Đình Về ưu điểm ta thấy: Thứ nhất: Về tổ chức bộ máy của công ty: Với hình thức tổ chức kế toán tập trung, bộ máy kế toán đã phát huy hiệu quả của mình trong việc tăng cường quản lý Trong phòng kế toán - Tài chính,... tượng tính giá thành tại công ty Giầy Thượng Đình là từng đôi giầy của từng đơn đặt hàng cụ thể Đây là điều phù hợp với đặc điểm sản xuất của ngành giầy với sản phẩm cuối cùng là đôi giầy hoàn chỉnh Vì vậy, kỳ tính giá thành không trùng với kỳ hạch toán mà phụ thuộc vào thời gian hoàn thành của các đơn đặt hàng Phương pháp tính giá thành của công ty là phương pháp tổng cộng chi phí Việc tính giá thành. .. hiện nay KẾT LUẬN Hạch toán kế toán tập hợp ch phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vị trí hết sức quan trọng trong công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có được cung cấp kịp thời hay không phụ thuộc vào việc cung cấp thông tin về chi phí sản xuất được tập hợp và thông tin về giá thành sản phẩm Nhờ vào các thông tin ở phần hành kế toán này mà lãnh . là việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng đó, em mạnh dạn chọn đề tài Hoàn thiện quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản. Nguyên tắc hoàn thiện quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những tư tưởng chỉ đạo có tính xuyên suet. phải tổ chức quản lý: Các chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Quản lý chính xác chi phí sản xuất có nghĩa là doanh nghiệp ghi nhận đầy đủ các chi phí phải chi ra để thu