Thạc sĩ- Giảng viên chính Vũ Thị Bích Hường- ĐH Luật Tp HCM BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC Bài gồm các phần: 1.Nguồn gốc của Nhà nước 2.Bản chất nhà nước 3.Hình thức nhà nước 1 Nguồn gốc nhà nước 1.1.Một số quan điểm phi Mácxít về nguồn gốc của Nhà nước 1.1.1 Thuyết thần học: • Ra đời từ rất sớm; • Thường được ghi nhận trong giáo lý của các tôn giáo; • Nội dung: Nhà nước là do thần linh, thượng đế tạo ra; NN tồn tại vĩnh cửu, bất biến Quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và sự phục tùng quyền lực là tất yếu; 11.1.2 Thuyết khế ước xã hội (Thuyết hợp đồng) của Jean-Jacques Rousseau: • Ra đời khoảng thế kỷ 16,17 ở các nước Tây âu • Trên cơ sở thuyết về Quyền tự nhiên • Đại biểu tiêu biểu là: John Loke (1632-1704) SL.Montesquieu (1689 1775); Jean Jacques Roussau (1712-1778) • Nội dung cơ bản của Thuyết Hợp đồng: + NN là sản phẩm của một khế ước được ký kết giữa những người sống trong trạng thái tự nhiên không có NN + NN phải phục vụ và bảo vệ lợi ích của Nhân dân + Chủ quyền NN thuộc về ND + Nếu NN không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực Nhân dân có quyền lật đổ NN và ký kết khế ước mới 1.1.3 Thuyết gia trưởng: • Nhà nước là kết quả phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người • Nhà nước có trong mọi xã hội và quyền lực Nhà nước về bản chất cũng giống như quyền của người gia trưởng 1.2 - Nguồn gốc của nhà nuớc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin HAI VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN GỐC NN: MỘT LÀ: NN là lực lượng nảy sinh từ xã hội và chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định HAI LÀ: NN là một phạm trù lịch sử, xuất hiện một cách khách quan, NN không tồn tại vĩnh cứu và không bất biến 1.2.1.Đặc điểm của chế độ CSNT và tổ chức Thị tộc bộ lạc a/ Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động Trang 1 – Môn Pháp luật Việt nam Đại cương Thạc sĩ- Giảng viên chính Vũ Thị Bích Hường- ĐH Luật Tp HCM b/ Cơ sở XH: + Mọi thành viên đều bình đẳng với nhau + Không ai có tài sản riêng, không có người giàu kẻ nghèo + XH không có giai cấp và đấu tranh giai cấp c/ Thị tộc là tế bào của XH được hình thành trên cơ sở huyết thống Lúc đầu là chế độ mẫu hệ về sau là chế độ phụ hệ d/ Hội đồng thị tộc và thủ lĩnh thị tộc là cơ quan được các thành viên tổ chức ra để quản lý cộng đồng Quyền lực mà các cơ quan này nắm giữ được gọi là Quyền lực Xã Hội e/ Các qui phạm đạo đức, qui phạm tập quán được hình thành một cách tự phát, là những khuôn mẫu về hành vi xử sự được mọi người tự giác tuân theo và được gọi là Qui phạm Xã Hội 1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của tổ chức Thị tộc bộ lạc và sự ra đời của Nhà nước a/ Nguyên nhân KT: do lực lượng sản xuất phát triển sản phẩm LĐ dư thừa tư hữu hình thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp b/ Nguyên nhân XH: do sự phát triển kinh tế quan hệ XH phức tạp hơn cần phải có 1 lực lượng đứng ra tổ chức, hướng dẫn, điều hành trật tự chung Hai nguyên nhân trên được thể hiện ngày càng rõ nét qua 3 lần phân công lao động xã hội +PCLĐ-1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt +PCLĐ-2: Thủ công tách khỏi nông nghiệp +PCLĐ-3: Thương nghiệp xuất hiện Những yếu tố mới nảy sinh sau 3 lần PCLĐXH: Kinh tế phát triển, XH thoát khỏi đói nghèo Xuất hiện chế độ tư hữu XH phân hóa giai cấp sâu sắc Sự thay đổi nghề nghiệp Sự xáo trộn dân cư Tổ chức Thị tộc, bộ lạc bị phá vỡ Nhà nước xuất hiện 2 Bản chất của Nhà nước 2.1 Khái niệm bản chất nhà nước • “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được” • Bản chất của Nhà nước được thể hiện qua: Tính giai cấp và tính xã hội 2.1.1 Tính giai cấp của nhà nước : là mặt cơ bản thể hiện tính chất của Nhà nước • Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức ra và sử dụng để thực hiện sự thống trị đối với xã hội trên 3 lĩnh vực: kinh tế, chính trị và tư tưởng Về kinh tế (quyền lực kinh tế): giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui định quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội và quyền thu thuế o Giai cấp thống trị có ưu thế về kinh tế so với các giai cấp khác trong xã hội o Các giai cấp tầng lớp khác phụ thuộc vào giai cấp thống trị về kinh tế Trang 2 – Môn Pháp luật Việt nam Đại cương Thạc sĩ- Giảng viên chính Vũ Thị Bích Hường- ĐH Luật Tp HCM Về chính trị (quyền lực chính trị): giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những công cụ bạo lực vật chất như: quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật (quyền lực chính trị) o Nắm được quyền lực chính trị, giai cấp cầm quyền tổ chức, điều hành xã hội theo một trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp mình và buộc các giai cấp khác phục tùng ý chí của giai cấp thống trị Về tư tưởng (quyền lực tư tưởng): giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất trong xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đối với giai cấp thống trị 2.1.2 Tính xã hội của Nhà nước: o Bên cạnh việc thực hiện các chức năng bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền Nhà nước còn phải giải quyết những công việc vì lợi ích chung của xã hội: Tổ chức sản xuất Xây dựng hệ thống thủy lợi Chống ô nhiễm, dịch bệnh Bảo vệ trật tự công cộng Kết luận: Nhà nước là bộ máy để bảo vệ sự thống trị giai cấp, đồng thời duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình 2.2 Đặc trưng của nhà nước so với các tổ chức chính trị – xã hội trong xã hội có giai cấp 2.2.1 - Chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước là giai cấp thống trị về KTCT-Tư tưởng Bộ máy nhà nước được vận hành thông qua hoạt động của các công chức nhà nước chuyên làm công việc quản lý 2.2.2 - Nhà nước tổ chức dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ, không phụ thuộc vào chính kiến, nghề nghiệp hoặc giới tính 2.2.3 - Nhà nước là tổ chức duy nhất có chủ quyền quốc gia 2.2.4 - Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân 2.2.5 - Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế 3 Hình thức Nhà nước 3.1 Khái niệm: HTNN là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước và phương pháp để thực hiện quyền lực Nhà nước Hình thức Nhà nước Hình thức Chính thể Hình thức cấu trúc Nhà nước Trang 3 – Môn Pháp luật Việt nam Đại cương Chế độ chính trị Thạc sĩ- Giảng viên chính Vũ Thị Bích Hường- ĐH Luật Tp HCM 3.2 Các yếu tố trong khái niệm Hình thức Nhà nước 3.2.1 Hình thức chính thể Hình thức chính thể Quân chủ Cộng hòa Khái niệm: Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan nhà nước ở trung ương và xác lập những mối quan hệ của các cơ quan đó Hình thức chính thể phản ánh mức độ tham gia của nhân dân vào việc tổ chức bộ máy nhà nước Phân loại Hình thức chính thể - Hình thức chính thể quân chủ: Được đặc trưng bởi quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung toàn bộ (hay 1 phần) trong tay người đứng đầu Nhà nước theo nguyên tắc thừa kế + Các hình thức chính thể quân chủ: Quân chủ tuyệt đối Quân chủ hạn chế.(Quân chủ nhị nguyên,quân chủ đại nghị, quân chủ lập hiến) - Hình thức chính thể cộng hoà: + Đặc trưng: - Quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan hoặc một số cơ quan được bầu ra theo nhiệm kỳ - Các hình thức chính thể cộng hoà: Cộng hoà Tổng thống Cộng hoà Đại nghị Cộng hoà lưỡng tính Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa 3.2.2 Hình thức cấu trúc Nhà nước Hình thức cấu trúc Nhà nước Đơn nhất Liên bang - Khái niệm: Hình thức cấu trúc Nhà nước là sự cấu tạo Nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước, giữa trung ương và địa phương - Các hình thức cấu trúc Nhà nước: o Cấu trúc đơn nhất: Nhà nước có chủ quyền chung Bộ máy nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương Một hệ thống pháp luật được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ Công dân có 1 quốc tịch o Cấu trúc liên bang: Trang 4 – Môn Pháp luật Việt nam Đại cương Thạc sĩ- Giảng viên chính Vũ Thị Bích Hường- ĐH Luật Tp HCM Là nhà nuớc có từ 2 hay nhiều nước thành viên hợp lại (khác liên minh) Có chủ quyền chung, đồng thời mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng Có 2 hệ thống cơ quan, một của Nhà nước liên bang, một của mỗi nước thành viên Có 2 hệ thống pháp luật, một của liên bang,một của mỗi nước thành viên trong khuôn khổ của Hiến pháp liên bang Công dân có 2 quốc tịch 3.2.3.Chế độ chính trị: Chế độ chính trị Dân chủ - Phi dân chủ Khái niệm: chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan Nhà nuớc sử dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước Phân loại chế độ chính trị: Chế độ chính trị dân chủ: (phương pháp dân chủ) Nhà nước qui định về mặt pháp lý các quyền dân chủ cho công dân và tạo điều kiện để công dân có thể thực hiện những quyền đó VD: - quyền bầu cử, ứng cử… - quyền khiếu nại, tố cáo… Chế độ chính trị phi dân chủ: nhà nước không qui định hoặc qui định hạn chế quyền dân chủ của công dân Đặc biệt khi những phương pháp này phát triển đến mức độ cao sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít VD: chế độ diệt chủng ở Campuchia Trang 5 – Môn Pháp luật Việt nam Đại cương ... phá vỡ Nhà nước xuất Bản chất Nhà nước 2 .1 Khái niệm chất nhà nước • ? ?Nhà nước sản phẩm biểu mâu thuẫn giai cấp điều hịa được” • Bản chất Nhà nước thể qua: Tính giai cấp tính xã hội 2 .1. 1 Tính... thuế Hình thức Nhà nước 3 .1 Khái niệm: HTNN cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước phương pháp để thực quyền lực Nhà nước Hình thức Nhà nước Hình thức Chính thể Hình thức cấu trúc Nhà nước Trang –... thức cấu trúc Nhà nước Hình thức cấu trúc Nhà nước Đơn Liên bang - Khái niệm: Hình thức cấu trúc Nhà nước cấu tạo Nhà nước thành đơn vị hành lãnh thổ xác lập mối quan hệ quan Nhà nước, trung ương