Viêm Amidan cấp & mãn I.Tổng quan: * Amidan dễ viêm ở trẻ em. Nếu không điều trị sớm sẽ gây biến chứng tại chỗ như áp xe quanh amiđan hay biến chứng xa như thấp tim, viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp, hoặc biến chứng toàn thân như nhiễm trùng huyết. * Bệnh dễ phát hiện và dễ điều trị. * Phẫu thuật không thận trọng cũng có nguy cơ tử vong II.Chẩn đoán: 1.Hỏi-Khám-XN a. Hỏi: - sốt, đau họng, khó nuốt, hôi miệng. b. Khám: - amiđan quá phát, amiđan hốc, amiđan teo (mặt lồi lõm) - amiđan sưng đỏ, có mủ hoặc không c. Xét nghiệm: · Quẹt amiđan tìm vi khuẩn kháng sinh đồ (nếu cần). 2.Chẩn đoán a. Chẩn đoán xác định: Amiđan quá phát, amiđan hốc, amiđan teo. b.Chẩn đoán phân biệt: U xơ amiđan, u máu, ung thư amiđan, viêm loét do xoắn khuẩn, HIV: tất cả thường xuất hiện 1 bên có khi cả hai bên nhưng không đáp ứng với các điều trị thông thường. III.Điều trị: 1.Nguyên tắc điều trị: + Viêm amiđan cấp: - Kháng sinh, giảm ho, giảm đau. - Quẹt họng tìm vi khuẩn kháng sinh đồ. - Không pt. + Viêm amiđan mạn: - Điều trị triệu chứng (giảm ho, giảm đau). - pt cắt amiđan. 2.Xử trí ban đầu: + Viêm amiđan cấp: - Amoxycilline, Cephalexin. - Nếu không đáp ứng với điều trị ban đầu, dùng Cefaclor, cefuroxime hay Cefixime - Nếu bệnh nhân bị dị ứng với những kháng sinh trên, có thể thay thế bằng Erythromycine, Clindamycine, Azitromycine. - Chờ kết quả phết dịch amiđan điều trị theo kháng sinh đồ. + Viêm amiđan mạn: - Điều trị triệu chứng. - Nếu bộc phát cấp tính, xử trí theo viêm amiđan cấp. 3.Xử trí tiếp theo - Nếu đáp ứng với xử trí ban đầu nên tiếp tục điều trị 7 -10 ngày. - Nếu không đáp ứng phải điều trị theo kháng sinh đồ. 4.Điều trị phẫu thuật a.Chỉ định: · Hội chứng ngừng thở lúc ngủ do chèn ép. · Amiđan quá phát gây khó nuốt, nói ngọng, ngủ ngáy, không tăng trọng, làm trẻ chậm phát triển. · Amiđan viêm mạn bộc phát cấp tính 3- 5 lần / năm. · Tình trạng viêm amidan có biến chứng: áp xe quanh amidan, thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp · Tình trạng viêm mạn hốc mủ, có bã đậu gây hôi miệng thường xuyên · Viêm amiđan có sỏi · Phế họng Amiđan có mầm bệnh như Streptococcus hemolytic nhóm A, bạch hầu, nấm. b.Kỹ thuật mổ + Mổ dưới gây mê nội khí quản qua đường mũi · Cắt amiđan bóc tách thòng lọng · Cắt amiđan bằng dao điện. · Cắt amidan bằng coblator + Mổ dưới gây tê 5.Điều trị biến chứng: a.Chảy máu sau cắt amiđan: + Cắt amidan có thể gây chảy máu ngay sau khi cắt, hoặc trong hai tuần sau đó nếu không theo đúng chế độ ăn uống. + Sau cắt amiđan bệnh nhân vẫn nhổ ra máu tươi, hoặc mạch tăng trên 10 nhịp/ 1 phút kể từ lúc mổ xong thì phải kiểm tra hố amiđan nếu hố amiđan có cục máu đông là có chảy máu ta phải tiến hành cầm máu. + Nên cầm máu dưới gây mê nội khí quản, bằng đốt điện, kẹp, cột, khâu trụ, truyền dịch, truyền máu. + Nếu không hiệu quả phải thắt động mạch cảnh ngoài. b.Nhiễm trùng hố mổ: + Kháng sinh sử dụng là Ampicilline TB trong vòng 10 ngày. + Nếu sau hai ngày dùng kháng sinh nói trên mà bệnh không giảm nên sử dụng Cefotaxim trong 10 ngày. + Giảm sốt với Acétaminophen uống hoặc nhét hậu môn. 6.Chăm sóc sau cắt amiđan: -Theo dõi chảy máu, nhiễm trùng trong 10 ngày liền, đặc biệt trong 24 giờ đầu. - Chế độ ăn: ăn thức ăn lỏng, nguội, mềm trong mười đến 15 ngày tùy vết thương lành nhanh hay chậm. IV.Theo dõi & tái khám: · Cấp toa hẹn tái khám sau một tuần. · Sau khi cắt Amiđan 6 giờ bệnh nhân có thể về trong ngày nếu ở thành phố, nếu ở tỉnh xa thì cho về sau 24 g V.Các câu hỏi cần biết rõ về cắt Amidan 1. Trẻ mấy tuổi thì có thể cắt amiđan được ? + Thật sự thì việc cắt amiđan hoàn toàn không phụ thuộc vào tuổi mà phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh do amiđan gây ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. 2.Cắt amiđan có làm giảm sức đề kháng hoặc ảnh hưởng đến miễn dịch của trẻ không? + Amiđan là một trong những cơ quan miễn dịch ở đường tiêu hóa và hô hấp trên, có chức năng tiết ra một số gluboline để phòng chống một số bệnh đi vào cơ thể qua đường miệng. + Tuy nhiên, cho tới nay, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy khi theo dõi ở các trẻ đã được cắt amiđan thì lượng globuline miễn dịch này có sự thay đổi không đáng kể và không hề ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của trẻ. 3. Amiđan cần cắt khi nào - chỉ định cắt? Đã nêu ở trên, tóm lại là + Thứ nhất: Cắt amiđan khi amiđan phì đại gây tắc nghẽn… + Thứ hai: Cắt amiđan khi trẻ bị viêm amiđan mạn tính + Thứ ba: Cắt amiđan khi viêm amiđan gây ra các biến chứng 4. Cắt amiđan có cần phải nằm viện không? + Hiện nay tại các bệnh viện lớn, các trẻ từ 4 tuổi trở lên có thể cắt amiđan và xuất viện trong cùng một ngày, nếu ở xa có thể nằm lại bệnh viện một đêm. + Các trẻ dưới 4 tuổi cần phải cắt amiđan vì những lý do đặc biệt bắt buộc thì cần nhập viện 2 đến 3 ngày cho đến khi thật sự ổn định mới xuất viện. 6. Cắt amiđan có tai biến nguy hiểm gì không? + Tuy là một phẫu thuật đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, thường tối đa không quá 30 phút, nhưng cũng như các phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt amiđan cũng tiềm ẩn những tai biến như là tai biến do gây mê, tai biến do chảy máu sau mổ. + Để phòng ngừa những tai biến này phụ huynh cần phải báo cho bác sĩ biết rõ những tiền căn dị ứng hoặc những bệnh lý nội ngoại khoa mà trẻ đã hoặc đang có. + Đồng thời sau mổ cần thực hiện đúng kiêng cữ ăn các thức ăn cứng, nóng, chua, cay. Ăn các thức ăn: lỏng, nguội, mềm trong vòng 15 ngày đầu để tránh chảy máu sau mổ. 7. Sau khi cắt amiđan trẻ có cần cử nói? + Khác với quan niệm trước kia là sau khi cắt amiđan phải cữ nói, ngày nay với các phương pháp mổ hiện đại như cắt amiđan bằng dao điện, cắt amiđan bằng laser hoặc cắt amiđan bằng coblation, sau khi cắt amiđan trẻ có thể nói chuyện được ngay. + Tuy nhiên vẫn cần tránh những hoạt động thể lực như chạy chơi, bơi lội,đá bóng … . Viêm Amidan cấp & mãn I.Tổng quan: * Amidan dễ viêm ở trẻ em. Nếu không điều trị sớm sẽ gây biến chứng tại chỗ như áp xe quanh amiđan hay biến chứng xa như thấp tim, viêm cầu. triển. · Amiđan viêm mạn bộc phát cấp tính 3- 5 lần / năm. · Tình trạng viêm amidan có biến chứng: áp xe quanh amidan, thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp · Tình trạng viêm mạn hốc mủ,. phết dịch amiđan điều trị theo kháng sinh đồ. + Viêm amiđan mạn: - Điều trị triệu chứng. - Nếu bộc phát cấp tính, xử trí theo viêm amiđan cấp. 3.Xử trí tiếp theo - Nếu đáp ứng với xử trí