1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Viêm đại tràng mạn doc

15 251 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 113,7 KB

Nội dung

Viêm đại tràng mạn I- ĐẠI CƯƠNG 1. Viêm đại tràng mạn là tình trạng tổn thương mạn tính của niêm mạc đại tràng, tổn thương có thể khu trú một vùng hoặc lan toả khắp đại tràng. Viêm đại tràng mạn là bệnh hay gặp khá phổ biến trong nhân dân và trong quân đội. 2. Nguyên nhân của viêm đại tràng mạn. + Di chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp, thương hàn, lị trực khuẩn, lị amip và các nhiễm trùng khác. + Nguyên nhân dị ứng. + Nguyên nhân bệnh tự miễn (viêm đại tràng, loét không đặc hiệu). + Rối loạn thần kinh thực vật (lúc đầu là rối loạn chức năng về sau thành tổn thương viêm loét ) + Sau các trường hợp nhiễm độc: thyroxin, asen, photpho, nhiễm toan máu, ure máu cao 3. Cơ chế bệnh sinh: + Thuyết nhiễm khuẩn: bệnh bắt đầu do nhiễm khuẩn (thương hàn, tạp trùng, trực khuẩn) gây tổn thương, để lại di chứng "sẹo" ở niêm mạc đại tràng. + Thuyết miễn dịch: vì một lý do nào đó chưa rõ viêm niêm mạc đại tràng trở thành kháng nguyên nên cơ thể tạo ra kháng thể chống lại chính niêm mạc đại tràng của bản thân. Phản ứng kháng thể kháng nguyên xảy ra ở một vùng hoặc toàn bộ niêm mạc đại tràng gây tổn thương, đó là hiện tượng "miễn dịch tự miễn". + Thuyết thần kinh: sau tổn thương thần kinh trung ương và nhất là hệ thần kinh thực vật gây rối loạn vận động, bài tiết lâu ngày, gây tổn thương niêm mạc đại tràng. + Giảm sức đề kháng của niêm mạc đại tràng. Vì lý do toàn thân hoặc tại chỗ dẫn tới nuôi dưỡng niêm mạc đại tràng bị kém, đi đôi với rối loạn vận động, tiết dịch, sức "chống đỡ bệnh" của niêm mạc giảm, nên viêm loét xảy ra. Viêm đại tràng mạn thường là sự phối hợp của nhiều cơ chế (các cơ chế mới chỉ là những giả thuyết) do vậy viêm đại tràng mạn người ta mới chỉ điều trị ổn định chứ chưa điều trị khỏi được hoàn toàn. 4. Giải phẫu bệnh lý: + Đại thể: (2 loại tổn thương) - Tổn thương viêm: Trên đại thể người ta thường thấy có các hình ảnh: niêm mạc xung huyết, các mạch máu cương tụ thành từng đám, hoặc niêm mạc đại tràng bạc màu, mất độ láng bóng. Tăng tiết nhầy ở vùng niêm mạc bị tổn thương viêm. có thể thấy hình ảnh những chấm chảy máu rải rác ở niêm mạc đại tràng. - Tổn thương loét: Trên đại thể của bệnh viêm đại tràng mạn người ta thấy hình ảnh viêm thường kèm theo với các ổ loét có thể chỉ là vết xước hoặc trợt niêm mạc, có ổ loét thực sự sâu, bờ đều mềm mại, ở đáy có nhầy, mủ, máu + Vi thể: - Có hình ảnh viêm mạn tính: lymphoxit, tổ chức bào, tương bào tập trung hoặc rải rác ở lớp đệm của niêm mạc. - Các tuyến tăng sinh hoặc thưa thớt. - Tuỳ theo hình thái bệnh lý có thể thấy. Tế bào tăng tiết nhầy hoặc teo đét. Liên bào phủ: tăng sinh hoặc tái tạo không hoàn toàn. - Có thể thấy tăng tế bào ở lớp đệm. 5. Phân loại: Có nhiều cách phân loại nhưng đa số ý kiến là nên chia viêm đại tràng mạn ra làm 3 loại: + Viêm đại tràng mạn sau ly amip (hay gặp nhất ở Việt nam) + Viêm đại tràng mạn sau ly trực khuẩn. + Viêm đại tràng mạn không đặc hiệu. II. TRIỆU CHỨNG 1. Triệu chứng lâm sàng: a. Triệu chứng toàn thân: Người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác. b. Triệu chứng cơ năng: - Đau bụng: + Vị trí: xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng gan góc, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng. + Tính chất, cường độ đau: thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau thường mót "đi ngoài" , "đi ngoài" được thì giảm đau. + Cơn đau dễ tái phát - Rối loạn đại tiện: + Chủ yếu là ỉa lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu. + Táo bón, sau bãi phân có nhầy, máu. + Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực). + Mót rặn, ỉa già, sau "đi ngoài" đau trong hậu môn. c. Triệu chứng thực thể: - Ấn hố chậu có thể có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau. - Có thể sờ thấy "thừng xích ma" như một ống chắc, ít di động. 2. Triệu chứng xét nghiệm: a. Xét nghiệm phân: - Có thể thấy hồng cầu, tế bào mủ. - Anbumin hoà tan (+). - Trứng ký sinh trùng, amip, lamblia. - Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh, có thể (+). b. Soi trực tràng (xem chi tiết phần giải phẫu bệnh). c. Chụp khung đại tràng có chuẩn bị - Cần phải chụp 2 lần. - Có thể thấy hình ảnh viêm đại tràng mạn. + Hình xếp đĩa. + Hình bờ thẳng, bờ không rõ. + Hình hai bờ. - Cần phân biệt với các hình dị thường của đại tràng: đại tràng to, dài quá mức, các hình khuyết (trong ung thư), hình túi thừa, các polip đại tràng. d. Xét nghiệm máu: Hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu, máu lắng ít thay đổi. III. CHUẨN ĐOÁN BỆNH: 1. Chuẩn đoán xác định: + Dựa vào tiền sử: bị kiết lị, các viêm ruột cấp. + Đau bụng: xuất phát từ vùng hố chậu, đau quặn, hay tái phát. + Rối loạn đại tiện: mót rặn, ỉa lỏng, phân có nhầy, máu. + Xét nghiệm phân: - Có tế bào mủ. - Có anbumin hoà tan. - Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh. + X-quang chụp khung đại tràng có hình xếp đĩa. + Soi và sinh thiết đại tràng: thấy tổn thương viêm, loét (dấu hiệu có giá trị nhất). 2. Chẩn đoán phân biệt: a. Rối loạn chức năng đại tràng - Có đau bụng. - Phân táo, lỏng, không có máu. Xét nghiệm Anbumin hoà tan (-). - Soi và sinh thiết đại tràng: không thấy tổn thương viêm, loét. b. Polyp đại tràng - Ở nam gặp nhiều hơn ở nữ, thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi. - Thường không có triệu chứng. - Có thể tình cờ xét nghiệm phân thấy máu vi thể hoặc ỉa ra máu. - Soi đại tràng thấy polyp (dấu hiệu xác định) c. Ung thư đại tràng, trực tràng - Gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, tuổi ngoài 40 tuổi. - Các bệnh nhân của đại tràng dễ dẫn tới ung thư: + Polyp loại lan toả. + Các polyp giả, viêm đại tràng xuất huyết, sau lỵ amip. - Vị trí ung thư thường gặp ở trực tràng, đại tràng xích ma. - Triệu chứng phụ thuộc vào khối u. + Đau bụng không có khu trú ró rệt. + Chán ăn, buồn nôn, xen kẽ táo lỏng, thường có máu trong phân. + Nếu ung thư ở đại tràng xích ma "đi ngoài" giả, tắc ruột. - Khám bụng: sờ thấy u rắn - Thăm trực tràng, âm đạo thấy một khối u có định. - Xét nghiệm máu: hồng cầu, huyết sắc tố giảm. - Xét nghiệm phân có máu (vi thể) - Chụp khung đại tràng có baryt thấy hình ảnh đẹp, khuyết cứng. d. Lao ruột (lao hồi manh tràng): - Có hội chứng nhiễm lao. - Rối loạn cơ năng ruột: ỉa lỏng 2-3 lần một ngày, phân sền sệt, tình trạng iả lỏng kéo dài, có khi đỡ, có khi xen kẽ ỉa táo. - Đau bụng lâm râm "đi ngoài" được thì đỡ đau. Vị trí đau không cố định, khi đau quanh rốn, khi đau hố chậu phải. - Biếng ăn, sôi bụng. - Trong thể hẹp ruột, cơn đau bụng có tính chất đặc biệt. + Sau khi ăn bệnh nhân thấy đau bụng, khi đó bụng nổi lên các u cục và có dấu hiệu rắn bò. + Sau độ 15 phút nghe rõ tiếng hơi di động trong ruột và có cảm giác như hơi đã đi qua chỗ hẹp, đồng thời trung tiện được thì đỡ đau (hội chứng Koenig). - Khám có điểm đau ở hố chậu phải, tại đay có một khối u mềm không nhẵn, hơi đau và di động theo chiều ngang. - X-quang: vách manh tràng dầy cứng to ra và nhiễm mỡ nên không nhìn thấy, chỉ có một đường nhỏ của thuốc cản quang đi qua (dấu hiệu Starlinh). - Xét nghiệm phân không có gì đặc biệt: có máu, có mủ. Chú ý: ở những bệnh nhân có sốt về chiều, gầy sút đồng thời có dấu hiệu rối loạn tiêu hoá kéo dài thì cần phải nghĩ tới lao manh tràng. 3. Tiên lượng: [...]... trứng gà: chữa lị amip - Búp sim, búp chè, búp ổi: chống ỉa lỏng - Cao Actiso: nhuận tràng, lợi mật e Lý liệu pháp: xoa bóp Hàng ngày trước khi ngủ hoặc sáng ngủ dậy nên xoa nắn dọc khung đại tràng (xuất phát từ hố chậu phải sang trái) Động tác nhẹ nhàng vừa xoa vừa day nhẹ) Phương pháp này rất tốt trong viêm đại tràng co thắt Bổ sung: Chống táo: Circanaten: 100mg x 4 viên; Microlax tuyp: 5g Kháng... Thụt giữ sau thụt tháo, 1 đợt 7 lần * Nếu viêm đại tràng do bệnh "tự miễn"thì dùng: - Corticoid liệu pháp: + Liều dùng: 30 - 40mg/50kg/24 giờ + Ví dụ: Prednisolon (viên 5mg): Bắt đầu 6 viên/24 giờ x 7 ngày Sau 5 viên/24 giờ x 7 ngày Tiếp 4 viên/24 giờ x 7 ngày Cuối cùng 2 viên/24 giờ x 7 ngày Chú ý cho uống thuốc vào lúc no, không dùng khi có loét dạ dày - tá tràng, đái tháo đường, cao huyết áp b Điều... ăn: - Ăn các chất dễ tiêu giầu năng lượng - Giảm các chất kích thích - Không ăn các chất ôi thui, các chất có nhiều xơ b Làm việc nghỉ ngơi hợp lý Nghỉ hẳn khi có đợt tái phát c Ăn uống đúng giờ giấc Đại tiện đúng giờ giấc 2 Thuốc men: a Điều trị nguyên nhân (tuỳ theo từng nguyên nhân): * Do nhiễm khuẩn cần cho kháng sinh: - Klion (Flagyl) 0,25: liều 2-4mg/kg/24 giờ Một đợt dùng 8 - 10 ngày (hiệu quả . Viêm đại tràng mạn I- ĐẠI CƯƠNG 1. Viêm đại tràng mạn là tình trạng tổn thương mạn tính của niêm mạc đại tràng, tổn thương có thể khu trú một vùng hoặc lan toả khắp đại tràng. Viêm đại. ý kiến là nên chia viêm đại tràng mạn ra làm 3 loại: + Viêm đại tràng mạn sau ly amip (hay gặp nhất ở Việt nam) + Viêm đại tràng mạn sau ly trực khuẩn. + Viêm đại tràng mạn không đặc hiệu bị tổn thương viêm. có thể thấy hình ảnh những chấm chảy máu rải rác ở niêm mạc đại tràng. - Tổn thương loét: Trên đại thể của bệnh viêm đại tràng mạn người ta thấy hình ảnh viêm thường kèm

Ngày đăng: 28/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN