Đa chấn thương I. Đặc điểm * Định nghĩa: BN bị nhiều tổn thương (do chấn thương), trong đó có ít nhất một tổn thương nặng đe doạ đến tính mạng, thì mới được coi là có đa chấn thương. * Sơ cứu - tham khảo Cấp cứu chấn thương 1 Năm qui luật của chấn thương a. Dạ dày là luôn đầy. b. Cột sống cổ là luôn luôn không vững chắn. c. Tình tạng tinh thần thay đổi là do chấn thương đầu. d. Tắc đường thở cục bộ có thể phát triển nhanh chóng thành tắc đường thở toàn bộ. e. BN luôn kèm giảm khối lượng máu lưu hành. 2. Đường thở & Hô hấp a. Tất cả BN - Sẽ được cố định cột sống cổ trước khi tiến hành các thủ thuật khai thông đường thở. - Tổn thương cột sống cổ thường gặp trong đa chấn thương đặc biệt khi có thay đổi mức tri giác hoặc tổn thương vật tầy trên xương đòn. - Bảo vệ cột sống cổ trong tư thế trung gian với cố định nội tuyến khi thiết lập đường thở. b. Đường thở - Được xem kỹ để nhìn rõ tất cả dịch tiết, máu, chất nôn, & những dị vật để lấy đi. - Đánh giá chắc chắn đường thở để có biện pháp bảo vệ cột sống cổ. - Nâng cằm & đẩy hàm ra phía trước cần làm một cách chắc chắn. c. Làm đường thở được thông thoáng một cách chắc chắn. d. Tất cả BN sẽ được thở oxy (mask mặt, mặt nạ bóng-van, ống NKQ). e. BN được đặt ống thành công cần được xác định một cách chắc chắn (vd: âm thở hai thì với lồng ngực nâng phù hợp, soi thấy trực tiếp hoặc qua capnography). 3. Tuần hoàn a. Giảm huyết áp sau đa chấn thương - Cần phải suy nghĩ tới nguồn gốc do giảm khối lượng máu lưu hành trước khi cho là vấn đề khác. - Hồi phục thể tích cần phải làm ngay lập tức với đường truyền tĩnh mạch chắc chắn. b. Tối thiểu cần có - Hai catheter tĩnh mạch & - Làm ấm máu, dịch truyền có thể cần thiết. II. Chẩn đoán lâm sàng 1. Khám & phát hiện nhanh tổn thương nặng đe dọa tử vong - Chấn thương sọ não, hôn mê - Suy hô hấp: tím, thở nhanh, vã mồ hôi - Trụy mạch, shock: phát hiện các tổn thương chảy máu, vỡ tạng, đứt mạch máu, vết thương tim 2. Khám & phát hiện các tổn thương đi kèm - Chấn thương ngực: gãy sườn, mảng sườn di dộng, tràn khí, tràn máu màng tim, ARDS - Chấn thương bụng: Vỡ tạng rống, vỡ tạng đặc, mất máu cấp do vỡ tạng - Tổn thương mạch máu: dứt động, tĩnh mạch lớn - Gãy, vỡ xương: Gãy xương chậu, đùi, cột sống III. Xử trí 1. Sơ cứu tại nơi xảy ra tai nạn - Thông báo cho mọi người biết để cùng tập trung cứu nạn - Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm - Thực hiện ngay các biện pháp sơ cứu cơ bản như: băng ép, garo cầm máu, khai thông đường thở, lấy dị vật trong miệng-họng. 2. Đội cấp cứu a, Nhanh chóng kiểm soát chức năng sống cơ bản - Suy hô hấp: thở oxy, hút đờm dãi, đặt NKQ hay mở KQ khi có chỉ định - Cầm máu tạm thời: băng ép, garo - Tràn khi-tràn máu phế mạc: dẫn lưu tối thiểu - Tụt HA, trụy mạch: Đặt đường truyền TM, truyền cao phân tử, bảo đảm HA ổn định b, Xử trí cơ bản các tổn thương phối hợp - Nẹp cố định gãy xương chi, giảm đau ổ gẫy lidocain 2% hay tiên thuốc giảm đau - Vệ sinh, băng bó vết thương - Chuyển nạn nhân nhẹ nhàng trên cáng, cáng cứng với nghi tổn thương cột sống 3. Tại bệnh viện - Tiếp tục dánh giá các tổn thương một cách hệ thống - Thở PEEP với mảng sườn di dộng - Bảo đảm huyết động - catheter trung ương, truyền máu, keo và vận mạch, cầm chảy máu trong bằng phẫu thuật - Cân bằng nươc-điện giải: bù đủ nước, phòng suy thận - Kháng sinh chống nhiễm khuẩn - Phẫu thuật xử trí cùng lúc các tổn thương, với nguyên tắc ưu tiên bảo đảm chức năng sống trước . Đa chấn thương I. Đặc điểm * Định nghĩa: BN bị nhiều tổn thương (do chấn thương) , trong đó có ít nhất một tổn thương nặng đe doạ đến tính mạng, thì mới được coi là có đa chấn thương. . tham khảo Cấp cứu chấn thương 1 Năm qui luật của chấn thương a. Dạ dày là luôn đầy. b. Cột sống cổ là luôn luôn không vững chắn. c. Tình tạng tinh thần thay đổi là do chấn thương đầu. d. Tắc. các tổn thương đi kèm - Chấn thương ngực: gãy sườn, mảng sườn di dộng, tràn khí, tràn máu màng tim, ARDS - Chấn thương bụng: Vỡ tạng rống, vỡ tạng đặc, mất máu cấp do vỡ tạng - Tổn thương