1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn về đất đai pps

6 515 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 50,5 KB

Nội dung

BÀI LÀM 1. Chính sách thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp (KCN) hiện nay mà các địa phương đang thực hiện là chưa hợp lý. Nhận định trên của tôi dựa vào những căn cứ sau: Thứ nhất, theo khoản 1, Điều 40 Luật đất đai năm 2003 quy định: Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng KCN, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính Phủ. Đặc biêt thực hiện chủ trương “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Đảng và Nhà nước, các địa phương đã và đang tiến hành việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ bằng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp nhằm mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước; đây là việc làm đúng nhưng khi đi vào thực hiện thì lại chưa hợp lý và còn nhiều bất cập. Việc thu hồi đất nông nghiệp ồ ạt, theo phong trào, không có những hướng đi và điều kiện thực thi cụ thể. Ở đây tôi xin trích dẫn: “ hiệu quả sử dụng đất trong các khu công nghiệp đạt thấp. Đa số các khu công nghiệp tỷ lệ sử dụng đât chỉ đạt 50%. Cá biệt có tỉnh tỷ lệ “lấp đầy” trong khu công nghiệp mới đạt 10%”. Điều này để lại hậu quả rất lớn, đó là sự thiệt hại về kinh phí cũng như thời gian mà không mạng lại hiệu quả tốt. Thứ hai, đằng sau việc thu hồi đất là vấn đề đề đền bù, bồi thường thiệt hại cho người dân. Theo khoản 4 Điều 42 Luật Đất đai năm 2003: trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài viện bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới. Trong sự việc này, chính quyền địa phương một mặt đề bù cho người nông dân sử dụng đất nông nghiệp với giá rất thấp (10.000 – 20.000 đồng/m 2 ), mặt khác vấn đề quan trọng hơn là về bảo đảm cho cuộc sống của người nông dân thì chính quyền địa phương lại không quan tâm 1 giải quyết thỏa đáng. Điều này cũng mang lại những hậu quả xấu; dân không đồng tình rồi chống đối kéo theo những thiệt hại xã hội khác: vấn đề an sinh, việc làm…. Nhà nước ta là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”; nếu các cơ quan chính quyền mà bất hòa với quần chúng nhân dân thì mọi việc sẽ rất khó giải quyết. Có thể thấy rằng, đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nước ta; nước ta hiện nay vẫn còn tồn đọng rất nhiều “quy hoạch treo” không biết bao giờ mới hoàn thành trong khi dân mất đất sản xuất. 2. Những vấn đề nổi lên khi thực hiện chính sách thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay: Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Về việc thực hiện chính sách này ở các địa phương nổi lên những vấn đề sau: - Việc thu hồi đất diễn ra ồ ạt, theo phong trào. Nó cũng giống như bệnh thành tích; chỉ quan tâm đến bề ngoài , đến số lượng mà không để ý đến khâu chất lượng. Đặc biệt khi thu hồi đất nông nghiệp của các hộ nông dân nếu không đem lại hiệu quả sẽ dẫn đến giảm sút đất nông nghiệp, hoang phí đất đai và keo theo rất nhiều vấn đề khác như đã nêu: mất tiền bạc, thời gian, lòng tin của người dân… - Người nông dân không có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian năm năm (1995 – 2000) đã có 400 nghìn ha đất nông nghiệp chuyển sang mực đích sử dụng khác. Phần lớn những người dân sau khi bị thu hồi đất không có việc làm; hơn nữa họ lại là lao động chưa qua đào tạo nghề chỉ quen với sản xuất nông nghiệp. Nổi lên vấn đề việc làm rất gay gắt hiện này ở Việt Nam. - Vấn đề bảo đảm cho cuộc sống của người nông dân trực tiếp canh tác trên đất nông nghiệp bị thu hồi. 2 - Vấn đề giá tiền đền bù. Cho đến nay hàng loạt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư trong và ngoài nước nhiều khi bị đình trệ, không thực hiện được đúng tiến độ là do chính sách đền bù không được bảo đảm. - Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng KCN còn là vấn đền quy hoạch đất. 3. Anh (chị) có đồng tình với cách thức phản ánh của những người ở KCN An Khánh ( huyện Đức Hòa – tỉnh Hà Tây) đối với giá tiền đền bù đất nông nghiệp ở mức thấp? vì sao?. Tôi không đồng tình với cách thức phản ánh của những người ở KCN An Khánh với giá tiền đề bù đất nông nghiệp ở mức thấp; bởi vì những lí do sau: - Theo khoản 7 Điều 107 Luật đất đai năm 2003 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất thì người sử dụng đất có nghĩa vụ “giao lại đất khi nhà nước có quyết đinh thu hồi…”. Như vậy người nông dân ở đây không được chống đối lại. - Cách thức phản ứng này chỉ như là “đổ thêm dầu vào lửa” sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên. Thực ra người dân nên bình tĩnh lại và có thể thỏa thuận vì lợi ích chung của cả hai bên. Với cách phản ứng này thậm chí người dân còn có thể bị coi là phá hoại tài sản công, cản trở cơ quan Nhà nước làm nhiệm vụ và gây mất trật tự nơi công cộng. Trong việc này chính bản thân người dân cũng như các cấp ban ngành c ơ quan Nhà nước cũng không thể lường hết được cuộc sống của họ sẽ như thế nào sau khi thu hồi đất. Liệu số tiền đền bù có đủ cho họ trang trải cuộc sống trong suốt thời gian đầu và lo học nghề để có việc làm ổn định trong tương lai hay không? Có một điều mà tôi muốn nói ở đây nữa là mặc dù không đồng tình với cách phản ứng này nhưng xét cho cùng thì có thể chính họ cũng không biết làm gì hơn nữa. Về mặt nhận thức thì trình độ của họ chưa cao, ít được tiếp xúc với pháp luật, giải quyết vấn đề còn nông nổi, không suy xét được sâu xa. Họ là 3 nông dân mưu sinh bằng những thửa đất mảnh ruộng mà chính quyền thu hồi; họ là con người của đất nước có nền văn minh lúa nước lâu đời chính vì thế sản xuất chủ yếu của họ là sản xuất nông nghiệp. Do đó mà chính quyền địa phương – những con người có chức, có quyền, những con người “cầm cân nảy mực” phải giúp đỡ họ nhiều hơn nữa. Trên thực tế hiện nay thì dân nghèo vẫn nghèo và thường bị coi nhẹ; việc người dân có nhưng phản ứng này phải chăng cũng là một tất yếu? 4. Theo Anh (chị), khi người dân không đồng tình với giá đền bù đất nông nghiệp bị thu hồi đất của Nhà Nước thì phương thức hợp lý nhất mà họ phải làm là gì? Hãy lý giải quan điểm của mình? Phương thức hợp lý nhất đối với người dân là là theo pháp luật. Hiện nay pháp luật nước ta cũng có quy định các bên được thỏa thuận giá đất, nếu việc làm này không có hiệu quả thì họ có thể làm đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền cấp trên. Pháp luật biểu tượng của nó là “cán cân công lý” và nó được điều chỉnh sao cho phù hợp với cuộc sống mà cuộc sống của chúng ta vốn thay đổi không ngừng; pháp luật mang đến cho mọi người công lý và sự hợp lý. Chính vì vậy người nông dân cũng có thể thực hiện một cách đầy đủ quyền daann chủ của mình: nêu những suy nghĩ, quan điểm, nguyện vọng của mình lên các cơ quan chính quyền để được xem xét. Đó cũng là một cách giúp nhà nước gần dân và hiểu dân hơn từ đó pháp luật sẽ được hiện thực hóa một cách triệt để, đem lại hiệu quả cao. Mặt khác, những người dân nên họp nhau lại tập trung ý kiến rồi đưa lên các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Trên thực tế, chắc hẳn mọi người đều nhận thấy pháp luật vẫn còn cách xa rất nhiều với cuộc sống của đông đảo người dân Việt Nam. Như vậy việc cần thiết nữa mà người dân cần biết nữa là biết Luật để từ đó có thể thực hiện đúng nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mình trước Nhà nước tạo nên một xã hội phát triển có trật tự. 4 5. Theo Anh (chị) cần có các biện pháp gì để giúp người nông dân phản hồi ý kiến của họ cho chính quyền các cấp trong việc xây dựng các chính sách đất đai nói chung và chính sách đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất nói riêng? Theo tôi, tôi xin đưa ra một số biện pháp sau: - Tại các địa phương nên mở thêm cơ quan về giải quyết các vấn đề về pháp luật nói chung và pháp luật đất đai noi riêng; có như vậy thì người dân sẽ tiện hơn trong việc trình bày ý kiến, quan điểm của mình, mặt khác cũng để mọi việc được giải quyết nhanh chóng ổn thỏa phù hợp với lợi ích của cả hai bên. Các cơ quan này còn giúp cơ quan có thẩm quyền gần dân lắng nghe ý kiến của nhân dân để ban hành pháp luật cũng như giải quyết các vụ việc hợp tình hợp lý hợp lòng dân. - Cần tăng cường đội ngũ cán bộ, các nhà làm luật có trình độ có trách nhiệm và lòng nhiệt huyết trong công việc….để giải quyết mọi viêc đúng pháp luật. Đặc biệt các nhà làm luật phải nắm bắt nguyện vọng ý kiến chính đáng của nhân dân để kịp thời có những điều chính thích hợp. - Về phía người dân, cần tích cực thực hiện đúng quyền dân chủ của mình: quyền khiếu nại, tố cáo,…. 6. Hãy đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng trên. Việc thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang mục đích xây dựng các KCN không phải là chỉ đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư, mà quan trọng hơn hết là phải phù hợp với lợi ích của quốc gia, với những người dân trực tiếp bị thu hồi đất. Việc làm này có rất nhiều vấn đề nổi lên như đã nêu lên ở phần trên. Sau đây tôi xin đưa ra một vài biện pháp để giải quyết tình này như sau: - Các địa phương cần có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mình nhằm đảm bảo tính chiến lược, không phá vỡ sự ổn định lâu dài. 5 - Thu hồi đất nông nghiệp đã giao cho người nông dân để xây dựng khu công nghiệp phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người nông dân, lợi ích của doanh nghiệp; nhà đầu tư sử dụng đất đó cũng vì lợi ích của cộng đồng, đảm bảo đời sống ổn định cho nông dân tại các khu quy hoạch KCN đặc biệt là người daann bị mất đất nông nghiệp, ho cần được quan tâm nhiều hơn nữa. - Khi quy hoạch các KCN việc quan trọng là phải làm công tác dân vận thật tốt phải cho người dân thấy được tầm quan trọng của các dự án với quốc gia và với chính những người nông dân. - Chính sách tái định cư (điều này cũng được quy định rõ trong luật đất đai tại điều 42) bên cạnh đó còn mở các lớp dạy nghề, đào tạo lao động có chuyên môn để học có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình mà không phải bám vào đất nông nghiệp nữa. - Một điều hết sức quan trọng nữa là mức giá đền bù, mức giá đề bù là vấn đề hết sức phức tạp liên quan đến đời sống , lợi ích của người dân cho nên cần được quan tâm giải quyết một cách thỏa đáng. Rút ngắn khoảng cách giữa giá nhà nước và giá thị trường về đất đai. Tóm lại: Đất đai là tài nguyên quý giá vô cùng, nó rất quan trong và cần thiết của cuộc sống của tất cả chúng ta. Con người vẫn không ngừng sinh ra nhưng đất đai thì không vì thế việc sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn đất đai là vấn đề không chỉ của Việt Nam mà của toàn thế giới. Đất đai là chìa khóa của cuộc sống. 6 . thị trường về đất đai. Tóm lại: Đất đai là tài nguyên quý giá vô cùng, nó rất quan trong và cần thiết của cuộc sống của tất cả chúng ta. Con người vẫn không ngừng sinh ra nhưng đất đai thì không. lí do sau: - Theo khoản 7 Điều 107 Luật đất đai năm 2003 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất thì người sử dụng đất có nghĩa vụ “giao lại đất khi nhà nước có quyết đinh thu hồi…” khâu chất lượng. Đặc biệt khi thu hồi đất nông nghiệp của các hộ nông dân nếu không đem lại hiệu quả sẽ dẫn đến giảm sút đất nông nghiệp, hoang phí đất đai và keo theo rất nhiều vấn đề khác

Ngày đăng: 29/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w