Sỏi thận là một khối cứng hình thành trong đường tiết niệu từ những tinh thể tách ra từ nước tiểu.. Một loại sỏi ít phổ biến hơn hình thành do nhiễm trùng ở đường tiết niệu.. Những thuật
Trang 1Tại sao lại bị sỏi thận tái phát sau
điều trị bằng ESWL
1 Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là một khối cứng hình thành trong đường tiết niệu từ những tinh thể tách
ra từ nước tiểu Bình thường, nước tiểu chứa những hóa chất có tác dụng ngăn ngừa hoặc ngăn cản các tinh thể hình thành Tuy nhiên, các chất ức chế này không hiệu quả cho tất cả mọi người, do đó một số người sẽ có sỏi Nếu các tinh thể vẫn còn đủ nhỏ, chúng sẽ di chuyển qua đường tiết niệu và thoát ra khỏi cơ thể theo nước tiểu mà không được nhận biết
Sỏi thận có thể chứa những kết hợp khác nhau của nhiều hóa chất Loại sỏi phổ biến nhất chứa canxi kết hợp với oxalat hoặc phosphat Các hóa chất này là một phần của chế độ ăn bình thường ở người và là thành phần quan trọng của xương và
cơ bắp Một loại sỏi ít phổ biến hơn hình thành do nhiễm trùng ở đường tiết niệu Loại sỏi này được gọi là sỏi struvite hoặc sỏi nhiễm trùng Sỏi axit uric, ít gặp hơn nữa, trong khi sỏi cystine là rất hiếm
Trang 2Sỏi tiết niệu (urolithiasis) là một thuật ngữ y khoa được sử dụng để mô tả sỏi hình thành trong đường tiết niệu Những thuật ngữ khác mô tả các vị trí của sỏi trong đường tiết niệu, như sỏi thận (nephrolithiasis), sỏi niệu quản (ureterolithiasis) …
2 Các phương pháp điều trị sỏi thận
2.1 Thay đổi lối sống
2.2 Điều trị Nội khoa
2.3 Điều trị phẫu thuật
Trang 32.4 Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy=ESWL)
2.5 Tán sỏi thận qua da (Percutaneous Nephrolithotomy - PCNL)
2.6 Tán sỏi qua nội soi niệu quản (Ureteroscopic Stone Removal)
3 Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy = ESWL)
3.1 Nguyên lý chính của phương pháp
Nguyên lý chính là dùng sóng chấn động từ ngoài cơ thể tập trung vào một tiêu điểm (viên sỏi) với một áp lực cao làm vỡ hoặc làm vụn sỏi thành bụi nhỏ sau đó bài tiết ra ngoài theo đường tự nhiên
Điều trị sỏi đường tiết niệu bằng phương pháp ESWL
3.2 Ưu điểm của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
Trang 4- Tán sỏi ngoài cơ thể có ưu thế trong điều trị sỏi thận khi chức năng thận còn tốt
và kích thước sỏi khoảng 25 mm trở xuống (sỏi bể thận, đài thận; sỏi niệu quản
…vv)
- Giảm thời gian và chi phí điều trị do bệnh nhân được tán sỏi ngoài cơ thể được xuất viện trong ngày
- Đây được coi là phương pháp hàng đầu trong điều trị sỏi tiết niệu do tính hiệu quả, an toàn và không xâm lấn, không cần phải gây mê mà chỉ phải tiền mê nhẹ với Fentanyl tiêm tĩnh mạch
- Tán sỏi ngoài cơ thể vẫn là lựa chọn hàng đầu nếu bệnh nhân đến bệnh viện khi sỏi còn nhỏ; sỏi chưa gây hậu quả xấu đến thận nghĩa là chức năng bài tiết của thận còn tốt, đường tiết niệu không bị hẹp, bảo đảm đường ra của sỏi an toàn và thông suốt, người bệnh không mắc các bệnh về đông máu hay bệnh lý tim mạch kèm theo
3.3 Những lưu ý sau khi thực hiện tán sỏi
- Sau khi tán sỏi xong, bệnh nhân cần uống nhiều nước (từ 2 lít nước trở lên) để những mảnh sỏi nhỏ có thể bài tiết theo đường tiểu ra ngoài
- Nếu sỏi cứng hoặc kích thước lớn chưa vỡ hết thì có thể tán lại 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 3 tuần
Trang 54 Sỏi tái phát sau điều trị bằng ESWL
Sỏi thận tái phát sau điều trị bằng ESWL là do các mảnh của sỏi chưa được bài tiết hết ra khỏi cơ thể, tích đọng lại lâu ngày và hình thành nên một viên sỏi khác Sự thải sạch sỏi ra khỏi cư thể phụ thuộc nhiề yếu tố
Vị trí sỏi trong thận đóng vai trò rất quan trọng trong việc thải sạch sỏi Sỏi ở đài thận thì khó thải hơn sỏi ở bể thận; sỏi ở cực dưới thận thì khó thải sạch hơn sỏi ở các vị trí khác
Kích thước sỏi cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ sạch sỏi Tỉ lệ sạch sỏi chung sau điều trị bằng ESWL trong điều trị sỏi đơn độc cực dưới thận càng giảm khi kích thước tăng lên Trong nghiên cứu của Lingeman (1994), tỉ lệ sạch sỏi là 74% với sỏi <10mm, 56% với sỏi 10 – 20mm và chỉ 33,3% với sỏi >20mm, theo Lin (2008): 55% với sỏi <10mm, 30,8 với sỏi 10 – 20mm
Độ cản quang của sỏi cũng là yếu tố có liên quan đến tỉ lệ sạch sỏi, sỏi cản quang càng mạnh thì tỉ lệ sạch sỏi càng giảm
Sự phụ thuộc yếu tố trọng lực và các đặc điểm giải phẫu như góc đài – bể thận, chiều dài đài dưới và chiều rộng cổ đài dưới có vai trò quan trọng đối với sự bài tiết mảnh sỏi ở cực dưới thận Những bệnh nhân có góc đài – bể thận càng nhỏ thì nguy cơ sót sỏi càng tăng
Trang 6Các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến tỉ lệ sạch sỏi bao gồm: vị trí sỏi ở đài thận hoặc cực dưới của thận, kích thước sỏi >15mm, sỏi cản quang mạnh, góc đài - bể thận
<40 độ ESWL nên được xem là phương pháp điều trị tối ưu cho BN sỏi cực dưới thận có kích thước ≤15mm; đối với sỏi >15mm, nên chuyển sang phương pháp khác như lấy sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi niệu quản với ống soi mềm hoặc mổ
mở