VỠ LÁCH DO CHẤN THƯƠNG 1) Định nghĩa: Trong chấn thương bụng,lá lách là tạng đặc bị tổn thương nhiều nhất hơn cả gan và thận. Vỡ lách thường gây chảy máu vào trong ổ bụng. Mức độ chảy máu nhiều hay ít tùy vào cơ chế chấn thương và độ vỡ nặng nhẹ. 2) Dịch tể: Vỡ lách chiếm hàng đầu trong chấn thương bụng với tỉ lệ 26.2% 3) Nhắc lại giải phẫu Lá lách nằm ở góc trái của bụng.Thân của lá lách đỏ và mềm, được bao bọc bởi một lớp vỏ chắc. Phần tủy đỏ bao gồm những mạch máu xen kẽ với mô liên kết. Tủy đỏ có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ những hầu cầu già và khiếm khuyết. Phần tủy trắng nằm bên trong tủy đỏ, và bao gồm một mảng nhỏ mô lympho. Kháng thể được tạo ra trong phần tủy trắng. 4) Phân độ: Sự phân độ theo tác giả Moore (1989) và Hội đồng đánh giá tổn thương cơ quan của Hiệp hội Phẫu thuật Chấn thương Hoa Kỳ, phân chia thành 5 độ: Độ I: -Máu tụ dưới bao không lan rộng quá 10% bề mặt lách -Vết rách ở bao lách không chảy máu, không sâu 1cm vào nhu mô. Độ II: -Máu tụ dưới bao không lan rộng,chiếm 10-50% bề mặt lách. -Máu tụ trong nhu mô không quá 2cm đường kính -Vết rách ở bao lách đang chảy máu, vỡ nhu mô sâu 1-3cm mà không tổn thương đến mạch máu bè lách,vết rách không dài quá 10cm. Độ III: -Máu tụ dưới bao lớn hơn 50% bề mặt lách có khuynh hướng lan rộng. -Tụ máu trong nhu mô lớn hơn 2cm và lan tỏa. -Vết rách ở nhu mô sâu hơn 3cm hay tổn thương đến mạch máu bè lách. Độ IV: -Tụ máu trong nhu mô vỡ mạch máu hoạt động. -Vết nứt tổn thương mạch máu thùy hay rốn lách gây ngưng tuần hoàn lớn hơn 25% thể tích lách. Độ V: -Đứt cuống lách hay vỡ nát hoàn toàn lách. -Vết nứt rốn lách gây ngừng tuần hoàn toàn bộ lách. 5) Tiêu chuẩn chẩn đoán: a) Dựa vào lâm sàng biểu hiện 2 hội chứng - Hội chứng thiếu máu và sốc. - Bệnh cảnh vỡ lách và hội chứng chảy máu trong ổ bụng. b) Cận lâm sàng: - Tiêu chuẩn huyết học: dựa vào công thức máu,dung tích hồng cầu xác định tình trạng mất máu. - Tiêu chuẩn chẩn đoán hình ảnh: + X quang, siêu âm nhằm phát hiện dịch tụ bất thường và tổn thương lách. + CT Scan bụng có cản quang, soi ổ bụng giúp chẩn đoán chính xác hơn trong trường hợp chấn thương bụng có sinh hiệu ổn định và không có sốc. 6) Điều trị: a) Điều trị nội khoa: -Trong tình trạng bệnh nhân <55t, chấn thương độ I, II, III, có sinh hiệu ổn định, không kèm theo tổn thương nặng các tạng khác, máu trog ổ bụng ít. -Việc điều trị bao gồm: + Theo dõi sinh hiệu, lượng nước tiểu. + Truyền dịch, kháng sinh dự phòng kết hơp sử dụng thuốc cầm máu và thuốc giảm đau. b) Điều trị phẫu thuật bảo tồn: - Trong trường hợp vỡ lách độ I, II, III, IV và có lượng máu nhiều trong ổ bụng. - Các phương pháp hiện nay gồm: Chèn surgicel cầm máu, đốt điện, khâu lách và cắt 1 phần lách. c) Phẫu thuật cắt lách: - Chỉ định trong vỡ độ III, IV,V, chảy máu lượng nhiều trong ổ bụng, có sinh hiệu không ổn định và có đa tổn thương . VỠ LÁCH DO CHẤN THƯƠNG 1) Định nghĩa: Trong chấn thương bụng,lá lách là tạng đặc bị tổn thương nhiều nhất hơn cả gan và thận. Vỡ lách thường gây chảy máu vào. vào cơ chế chấn thương và độ vỡ nặng nhẹ. 2) Dịch tể: Vỡ lách chiếm hàng đầu trong chấn thương bụng với tỉ lệ 26.2% 3) Nhắc lại giải phẫu Lá lách nằm ở góc trái của bụng.Thân của lá lách đỏ. nứt tổn thương mạch máu thùy hay rốn lách gây ngưng tuần hoàn lớn hơn 25% thể tích lách. Độ V: -Đứt cuống lách hay vỡ nát hoàn toàn lách. -Vết nứt rốn lách gây ngừng tuần hoàn toàn bộ lách.