1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê nhân theo phương pháp ướt năng suất 38 tấn nguyên liệu tươi ngày

51 920 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 385,5 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀCà phê là một loại cây trồng công nghiệp có giá trị thương mại rất lớn, trong thành phần của hạt cà phê có rất nhiều hợp chất thơm và một số chất tạo mùi rất đặc trưng cho sản phẩm. Do đó mà nó được sử dụng để làm nước uống và dùng để chế biến, bổ sung vào trong một số sản phẩm của bánh kẹo, sữa… Ngoài ra cà phê là một loại thức uống có tác dụng kích thích thần kinh, gây hoạt động minh mẫn cho trí óc và thông qua sự kích động hệ thần kinh, tăng cường sự hoạt động của các bộ máy khác trong cơ thể như trợ tim, xúc tiến sự tuần hoàn của máu, nâng cao sinh lực chống mệt mỏi cho cơ thể người. Trong cà phê hoạt chất chủ yếu là cafein, hàm lượng của nó trong cà phê từ 13%, cafein là một chất độc vì vậy uống nhiều cà phê sẽ sinh ra táo bón, uống quá nhiều làm thần kinh quá kích thích bị gây rối loạn sau đó có thể dẫn tới suy nhược. Tuy nhiên, cà phê vẫn là thức uống hấp dẫn đối với nhiều người và nhiều lứa tuổi trên thế giới bởi lẽ một tách cà phê ngon thì có đầy đủ hương vị đặc biệt khiến người ta thích thú một cách khó tả. Với những phương tiện và điều kiện trang thiết bị hiện nay người ta có thể tách được nhiều chất thơm có trong cà phê rang và đã phát hiện được một số vitamin có trong cà phê mà chủ yếu là vitamin nhóm B và vitamin PP. 5, 3, 10, 7Hiện nay, nghề trồng và sản xuất cà phê chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển như Braxin, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc…Trong khi đó các quốc gia tiêu thụ cà phê lại là những nước có điều kiện kinh tế phát triển như các nước châu Âu, Mỹ, Canada…10, 3Ở Việt Nam cà phê được trồng nhiều ở Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Quãng Trị…Và trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, góp phần đáng kể cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. 10, 3. Tuy nhiên cà phê nước ta phát triển nhanh về diện tích nhưng chưa quan tâm khâu chế biến nên dẫn tới hậu quả là chất lượng về hương vị tuy đạt nhưng giá thành thấp so với các nước trong khu vực vì khâu chế biến không được coi trọng, cà phê còn bị bán ép giá làm cho nhiều người dân phải bỏ nghề trồng cà phê, cà phê không được thu hoạch đúng thời vụ và sau khi thu hoạch còn để trong thời gian dài chưa chế biến kịp thời làm giảm chất lượng cà phê. Nâng cao năng lực chế biến để vừa tăng được chất lượng, lại vừa tăng giá thành xuất khẩu là một việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Do vậy cần thiết phải xây dựng nhà máy sản xuất cà phê nhân áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại và chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường nhằm sản xuất ra cà phê có chất lượng cao, tính toán hợp lý về vùng nguyên liệu thì giá trị sử dụng nhà máy sẽ hiệu quả góp phần giải quyết được vấn đề về số lượng và chất lượng cà phê, giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho người dân giúp giảm nhiều gánh nặng về thất nghiệp, cải thiện đời sống. Đồng thời góp phần nâng cao uy tín của thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Xuất phát từ tình hình đó, em chọn đề tài: “Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê nhân theo phương pháp ướt năng suất 38 tấn nguyên liệu tươi ngày”.

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cà phê là một loại cây trồng công nghiệp có giá trị thương mại rất lớn, trongthành phần của hạt cà phê có rất nhiều hợp chất thơm và một số chất tạo mùi rấtđặc trưng cho sản phẩm Do đó mà nó được sử dụng để làm nước uống và dùng đểchế biến, bổ sung vào trong một số sản phẩm của bánh kẹo, sữa…

Ngoài ra cà phê là một loại thức uống có tác dụng kích thích thần kinh, gâyhoạt động minh mẫn cho trí óc và thông qua sự kích động hệ thần kinh, tăngcường sự hoạt động của các bộ máy khác trong cơ thể như trợ tim, xúc tiến sự tuầnhoàn của máu, nâng cao sinh lực chống mệt mỏi cho cơ thể người Trong cà phêhoạt chất chủ yếu là cafein, hàm lượng của nó trong cà phê từ 1-3%, cafein là mộtchất độc vì vậy uống nhiều cà phê sẽ sinh ra táo bón, uống quá nhiều làm thầnkinh quá kích thích bị gây rối loạn sau đó có thể dẫn tới suy nhược Tuy nhiên, càphê vẫn là thức uống hấp dẫn đối với nhiều người và nhiều lứa tuổi trên thế giớibởi lẽ một tách cà phê ngon thì có đầy đủ hương vị đặc biệt khiến người ta thíchthú một cách khó tả Với những phương tiện và điều kiện trang thiết bị hiện nayngười ta có thể tách được nhiều chất thơm có trong cà phê rang và đã phát hiệnđược một số vitamin có trong cà phê mà chủ yếu là vitamin nhóm B và vitamin

PP [5, 3], [10, 7]

Hiện nay, nghề trồng và sản xuất cà phê chủ yếu tập trung ở các nước đangphát triển như Braxin, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc…Trong khi đó các quốc giatiêu thụ cà phê lại là những nước có điều kiện kinh tế phát triển như các nước châu

cà phê còn bị bán ép giá làm cho nhiều người dân phải bỏ nghề trồng cà phê, càphê không được thu hoạch đúng thời vụ và sau khi thu hoạch còn để trong thờigian dài chưa chế biến kịp thời làm giảm chất lượng cà phê Nâng cao năng lựcchế biến để vừa tăng được chất lượng, lại vừa tăng giá thành xuất khẩu là một việclàm cần thiết và cấp bách hiện nay Do vậy cần thiết phải xây dựng nhà máy sản

Trang 2

xuất cà phê nhân áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại và chú trọng đếnvấn đề bảo vệ môi trường nhằm sản xuất ra cà phê có chất lượng cao, tính toánhợp lý về vùng nguyên liệu thì giá trị sử dụng nhà máy sẽ hiệu quả góp phần giảiquyết được vấn đề về số lượng và chất lượng cà phê, giải quyết được vấn đề công

ăn việc làm cho người dân giúp giảm nhiều gánh nặng về thất nghiệp, cải thiện đờisống Đồng thời góp phần nâng cao uy tín của thương hiệu cà phê Việt Nam trên

thị trường thế giới Xuất phát từ tình hình đó, em chọn đề tài: “Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê nhân theo phương pháp ướt năng suất 38 tấn nguyên liệu tươi/ ngày”.

Trang 3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU NGUYÊN LIỆU

1.1 Đặc điểm thực vật của cây cà phê

Hiện nay ở trên thế giới có rất nhiều giống cà phê, nhưng người ta chỉ tậptrung trồng ba loại chủ yếu sau:

- Giống Arabica: gồm có các giống thông thường như là typica, caturra, moka…

- Giống Robusta

- Giống Chari [10]

1.1.1 Cà phê Arabica: Thường gọi là cà phê chè.

Là cây có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê Cà phê chè chiếm61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới

Cây cà phê Arabica ưa sống ở vùng núi cao

Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m

Cây có tán lớn, màu xanh đậm Cây cà phê

Arabica cao từ 3-5m, trong điều kiện đất đai thuận

lợi có thể cao đến 7m, độc thân hoặc nhiều thân,

lá hình trứng hoặc hình lưỡi mác, quả thường

hình trứng có khi hình cầu, khi quả chín có màu

đỏ tươi, một số giống khi chín có màu vàng

Số lượng quả 800-1200 quả/kg, thời gian Hình 1.1 Quả cà phê Arabica

nuôi quả từ 6-7 tháng Trong điều kiện thời tiết khí hậu ở miền Bắc, cà phê Arabicachín rộ vào tháng 12 và tháng 1 Ở Tây Nguyên cà phê chín sớm hơn 2-3 tháng sovới miền Bắc, khi quả chín nếu bị mưa dễ nứt và rụng Hạt có vỏ lụa màu bạc, ítbám nhân Kích thước dài từ 5 - 10 mm, rộng 4 - 7 mm, dày 2 - 4 mm.Trọng lượnghạt từ 500 – 700 kg/ 100 g Hàm lượng caffein trong hạt từ 1 - 3 % Cà phê chè cóhương vị thơm dịu [10, 15]

Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối vì có hương vịthơm ngon và chứa ít hàm lượng cafein hơn Ở Việt Nam diện tích trồng cà phê chèmới đạt khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước (khoảng 40.000ha/410.000 ha) Lý do khó phát triển cà phê chè do độ cao ở Việt Nam không phùhợp, những vùng chuyên canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột DakLak,

Trang 4

Bảo Lộc Lâm Đồng… đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển, loàicây này lại nhiều sâu bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng cà phê vối nếu trồng ởViệt Nam [5, 16].

1.1.2 Cà phê Robusta: Thường gọi là cà phê vối

Cây cao từ 3-8 m quả hình trứng hoặc hình

tròn, quả chín có màu đỏ thẫm Vỏ quả cứng và

dai hơn cà phê Arabica Quả chín từ tháng 2

đến tháng 4 ở miền Bắc, ở Tây nguyên chín

sớm hơn từ tháng 12 đến tháng 2 Hạt nhỏ hơn

cà phê Arabica hàm lượng cafein trong hạt cà

phê Robusta khoảng 2-4%, Giống như cà phê

chè, cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu

hoạch

Hình 1.2 Quả cà phê Robusta

Cây cao từ 3-8 m quả hình trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu đỏ thẫm

Vỏ quả cứng và dai hơn cà phê Arabica Quả chín từ tháng 2 đến tháng 4 ở miềnBắc, ở Tây nguyên chín sớm hơn từ tháng 12 đến tháng 2 Hạt nhỏ hơn cà phêArabica hàm lượng cafein trong hạt cà phê Robusta khoảng 2-4%, Giống như càphê chè, cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch Cây cho hạt trong khoảng

từ 20 đến 30 năm Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồngcây là dưới 1000 m Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-290C [5, 17]

Loại này không có hương thơm, vị trung tính, thường để pha trộn với cà phêchè, đại bộ phận dùng chế biến cà phê hòa tan, cà phê sữa, bánh kẹo cà phê

1.1.3 Cà phê Chari (cà phê mít)

Chari cây lớn cao 6- 15 m, lá hình trứng hoặc lưỡi mác, gân lá nổi nhiều ở mặtdưới, quả hình trứng hơi ép ngang, quả chín có màu đỏ, to và dày Cây chịu hạn tốt,

ít đòi hỏi công chăm sóc, hầu như không bị sâu phá hoại Tuy nhiên do năng suấtkém, chất lượng không cao (có vị chua) nên không được ưa chuộng và được trồng

ít Quả thường chín vào tháng 5 đến tháng 7 Hạt có hình dáng hạt cà phê chè, hạt

có màu vàng xanh hay màu vàng rạ, vỏ lụa dính sát vào nhân, khó bóng, hàm lượngcafein trong hạt 1.02 – 1.15% Hạt không đều, khó chế biến, hương vị thất thườngnên cà phê mít thường được trộn vào với cà phê vối, cà phê chè khi rang xay để tạohương vị [10, 17 – 18]

Trang 5

1.2 Thành phần hóa học của quả cà phê [10, 22 – 24], [12, 12 -16]

Quả cà phê gồm có những phần sau: lớp vỏ quả, lớp nhớt, lớp vỏ thịt, lớp vỏtrấu, lớp vỏ lụa và nhân

Bảng 1.1 Tỷ lệ các thành phần của quả (tính theo % quả tươi).

1.2.1 Thành phần hóa học của vỏ quả

Là lớp vỏ ngoài, mềm, ngoài bì có màu đỏ, vỏ cà phê chè mềm hơn cà phê vối

và cà phê mít

Vỏ quả cà phê khi chín có màu đỏ, chứa chất antoxian và vết của ancaloit,tanin, cafein và các loại enzim Trong vỏ quả có khoảng 21,5-30% chất khô Vỏquả có tác dụng bảo vệ các thành phần bên trong cho quả, tránh các yếu tố bênngoài của môi trường tác động vào và tránh vi sinh vật xâm hại đến quả Ngoài ra

vỏ quả có thể được sử dụng để sản xuất rượu vang Thành phần hoá học của nó bao

gồm các chất theo bảng sau:

Bảng 1.2 Thành phần hóa học của vỏ quả (tính theo % trong 1g)

Thành phần hóa học C.phê Arabica (%) C.phê Robusta (%)

Trang 6

Gồm có xenlulo là chủ yếu, trong vỏ trấu có một ít cafein, khoảng 0,4% do từnhân khuếch tán ra lúc lên men hoặc lúc phơi khô Lớp vỏ cứng thực chất là mộtmàng bán thấm thô giữ nhiệm vụ bảo vệ cho nhân, tránh sự tác động của các yếu tố

Trang 7

bên ngoài và tránh sự xâm nhập của vi sinh vật Vỏ trấu dùng làm chất đốt, dễcháy, có thể đóng thành bánh không cần chất dính bằng các loại máy ép than, épmùn cưa.

1.2.4 Thành phần hóa học của nhân

Một quả cà phê thường có hai hạt, do đó nhân cũng thường chứa hai hạt Baobọc bên ngoài mỗi hạt là lớp vỏ lụa, bên trong là phôi và nhũ Nhũ chứa toàn bộchất dinh dưỡng của hạt, còn phôi chứa rễ và mầm

Thành phần chính của nhân:

- Gluxit: (tinh bột và xenlulo) chiếm 15 – 17%

- Chất béo: chủ yếu là chất béo không no, chiếm 15 – 18%

- Cafein: chiếm 2 – 4%, khi rang bị thăng hoa đi một phần

- Protit: chủ yếu ở trạng thái không tan, chiếm 3- 5%

- Độ ẩm: ở cà phê thương phẩm chiếm 12- 14%

Ngoài ra, trong nhân cà phê còn có một lượng đáng kể vitamin, các chất bayhơi và cấu tử của mùi thơm Hiện nay, người ta đã tìm ra có tới hơn 70 chất thơmhỗn hợp lại thành mùi thơm đặc biệt của cà phê Trong cà phê chủ yếu là vitaminnhóm B như: B1, B2, B6…và các loại axit hữu cơ là tiền các loại vitamin

1.3 Một số các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phê [12, 10- 11], [5,

29-33]

1.3.1 Ảnh hưởng loại đất trồng cà phê

Đất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mùi vị và màu sắccủa cà phê Cà phê là loại cây phù hợp với đất đỏ bazan ở các vùng cao nguyên,đồi núi Nên nếu cà phê trồng trên đất bazan thì cây tốt, khỏe, sản lượng cao,phẩm chất cà phê tốt còn có một hương vị đậm đà, mùi vị thơm ngon hơn các loại

cà phê trồng trên các loại đất khác

1.3.2 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc, kỹ thuật

Trang 8

Mỗi giống cà phê thì có các biện pháp chăm sóc khác nhau và có thời gianchăm sóc khác nhau do đó chúng có mùa vụ thu hái khác nhau, nhưng phải đảmbảo cho cây cà phê đạt năng suất, chất lượng cao nhất trong mùa vụ.

Các biện pháp chăm sóc kỹ thuật gồm có:

- Tỉa gốc cây cà phê

- Đánh nhánh tạo hình cây

- Vun gốc cho cây cà phê

- Phân bón đúng kỳ và đúng số lượng cần thiết

- Số lượng và cây bóng mát cần thiết cho từng loại cà phê

- Phòng trừ sâu bệnh hại cà phê

Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cà phê do người trồng tạo ra, đây cũng làyếu tố quyết định năng suất của cây cà phê, muốn cà phê cho năng suất cao thìngười trồng cần có biên pháp, kỹ thuật chăm sóc đúng thời vụ và đúng kỹ thuật

1.3.3 Ảnh hưởng của giống

Mỗi loại giống khác nhau thì có mùa vụ thu hái khác nhau, thích nghi với độcao và điều kiện khí hậu khác nhau, chúng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng càphê, màu sắc, mùi, vị đắng của nước pha Nên mỗi giống cà phê khi pha sẽ chonước có màu, mùi, vị đắng khác nhau phù hợp với nhu cầu ưa chuộng của ngườitiêu dùng Do đó để thu đươc cà phê có chất lượng cao ta cần biết chọn giống câytrồng phù hợp nhất, có điều kiện thích nghi rộng nhất và được mọi người ưachuộng nhất để làm cây trồng chính

1.3.4 Ảnh hưởng của việc thu hái và thời kỳ thu hoạch

Thu hái là một khâu rất quan trọng vì hạt cà phê khi chín vỏ nó mềm và cóđầy đủ các chất dinh dưỡng như: Đường, gluxit, lipit…đây là điều kiện rất dễ cho

vi sinh vật xâm nhiễm và phát triển làm giảm chất lượng hạt cà phê

Mặt khác độ chín của cà phê cũng rất quan trọng, nó quyết định đến chấtlượng hạt cà phê, yêu cầu hạt cà phê trước ki đưa vào chế biến phải có độ chín

Trang 9

trên 90%, khối hạt phải có độ chín đồng đều Vì ở độ chín này hạt cà phê sẽ tíchlũy đầy đủ các hạt chất thơm, chất béo, axit…quyết định đến chất lượng của cácsản phẩm chế biến sau này.

Nếu chúng ta thu hái cà phê có tỷ lệ quả chín nhỏ hơn 90% thì khi đó khôngnhững hạt cà phê chưa tích lũy đầy đủ các chất dinh dưỡng, các chất thơm, chấtmùi làm cho chất lượng của sản phẩm kém đi mà còn gây khó khăn cho khâu chếbiến Vì khi đưa quả xanh vào tách vỏ thì quả xanh rất khó tách, làm lẫn vào trongcác quả cà phê thóc Ngoài ra hạt cà phê xanh non có tỉ trọng hạt thấp, nước phauống có vị ngái, không thơm, kém hấp dẫn Còn quả cà phê quá chín gây khókhăn trong quá trình xát đồng thời làm cho nước uống có mùi vỏ quả không hấpdẫn, nước uống có chất lượng không cao

Do đó thu hái là một khâu rất quan trọng, nó cũng góp phần quyết định đếnchất lượng của sản phẩm

Thời vụ thu hái cà phê không giống nhau, mỗi loại cà phê có thời vụ thu háiriêng

- Cà phê chủ yếu được thu hái vào tháng: 11, 12, 1, 2

- Cà phê vối thu hái vào các tháng: 1, 2, 3, 4, 5

- Cà phê mít thu hái vào các tháng: 6, 7, 8, 9

Cà phê chè và cà phê mít chín tập trung hơn, cà phê vối chín rải rác trong cáctháng Do đó khi thu hái hạn chế tối đa làm gãy cành, hái phải quả còn non, xanh

và hạn chế làm rụng hoa của cây cà phê

1.3.5 Ảnh hưởng của quá trình bảo quản và vận chuyển

Vận chuyển nguyên liệu: Trong quá trình vận chuyển cà phê người ta

thường dùng xe goong, ôtô, xe bò để đưa nguyên liệu vào thiết bị vậnchuyển người ta có thể dùng phiễu chứa hoặc xilo chứa nguyên liệu dã thuhái, nguyên liệu chứa trong xilo phải đặt ở vị trí dễ cấp liệu cho thiết bị vậnchuyển Trong quá trình vận chuyển yêu cầu phải tránh làm tăng tạp chất vàlàm dập nát nguyên liệu với tỷ lệ càng thấp càng tốt

Bảo quản nguyên liệu: Do nguyên liệu thu hái không đồng đều, năng

suất thu hái không kịp đảm năng suất của nhà máy nên nguyên liệu sau khi

Trang 10

thu hái xong phải được bảo quản trong thời gian ngắn Thường không quá

36 giờ kể từ khi thu hái vì khi chín hạt cà phê tích lũy đầy đủ các chất dinhdưỡng và các hợp chất thơm Đặc biệt là ở vỏ quả khi chín nó có chứa mộthàm lượng đường và chất béo Do đó, nếu ta để hạt cà phê trong một thờigian dài hạt sẽ xảy ra các quá trình hô hấp, quá trình chín thêm của quả càphê đồng thời cũng tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào gây nên menmốc làm chất lượng sản phẩm kém đi Do đó mà người ta cần phải chế biếntrước 36 giờ kể từ khi thu hái

Trong quá trình bảo quản không nên đổ cà phê thành những đống cao, những đống lớn, vì làm như vậy sẽ dễ gây nên hiện tượng bốc nóng làm chochất lượng của hạt cà phê bị kém đi Cần phải rải thành từng lớp mỏng, hoặc đem đi phơi nắng ngay (nếu chế biến khô) hoặc đưa vào ngâm ủ trong các bể nước Làm như vậy sẽ tránh được hiện tượng hô hấp của hạt cà phê sau thu hái, vừa làm cho vỏ cà phê bị mềm ra sẽ tạ điều kiện thuận lợi cho việc tách vỏ cà phê Và nơi bảo quản cà phê phải có mái che mưa, nắng, thoáng mát

PHẦN 2: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT

Việc chọn địa điểm để xây dựng nhà máy đóng vai trò quan trọng, quyết định

sự tồn tại của nhà máy Vị trí của nhà máy phải đảm bảo cho nhà máy hoạt động tốttrong thời gian sản xuất cũng như đáp ứng các yêu cầu công nghệ trang thiết bị củaphương pháp mà ta lựa chọn để chế biến Qua nghiên cứu tìm hiểu tôi quyết địnhchọn địa điểm đặt nhà máy tại khu công nghiệp Đăk Hà ở thị trấn Đăk Hà, gầnnông trường cà phê Đăk Uy, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum Nằm trên quốc lộ 14,cách trung tâm thị xã Kon Tum 20 km về phía Bắc

Trang 11

Kon Tum là tỉnh nằm ở phía bắc Tây Nguyên, một trong 3 cao nguyên lớn củaTây Nguyên, với vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế quan trọng, tài nguyên thiênnhiên phong phú, đa dạng, kết cấu hạ tầng từng bước được nâng cấp đồng bộ, KonTum có khá nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km), phía namgiáp tỉnh Gia Lai (203 km), phía đông giáp Quảng Ngãi (74 km), phía tây giáp hainước Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài 280,7 km) Đây là điểmgiao lưu kinh tế quan trọng giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia [15], [20].Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng đồinúi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ Là vùng có nhiều đất đỏ vàng trên macma,đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá bazan phong phú, đất vàngnhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan Đặc biệt ở đây có cao nguyênKonplong nằm giữa dãy An khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1100m – 1300m Tạođiều kiện thuận lợi cho cây cà phê phát triển Ở đây còn là nơi bắt nguồn của nhiềucon sông chảy về Quãng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn, sông Vu Gia chảy vềQuãng Nam như sông Trà Khúc đây là điều kiện thuận lợi để Kon Tum trao đổi cácmặt hàng kinh tế với các tỉnh Quãng Nam, Đà Nẵng [15], [20].

Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích toànquốc, tổng diện tích cây cà phê trên địa bàn tỉnh đến năm 2008 đạt 10.360 ha Năngsuất cà phê duy trì ổn định ở mức 18-20 tạ/ha Đến 2010 diện tích cà phê đạtkhoảng 11.668 ha, năng suất niên vụ 2010 bình quân đạt khoảng 21,1 tạ/ha, sảnlượng 21.166 tấn cà phê nhân trên 10.018 ha diện tích thu hoạch Hiện nay tỉnhKon Tum đang rà soát và tập trung các nguồn lực đầu tư để phát triển thêm 2.000-3.000 ha cà phê chè ở một số xã có điều kiện phù hợp thuộc các huyện Đăk Glei,

Tu Mơrông và Kon Plong để đảm bảo đến năm 2015 ổn định diện tích cà phê toàntỉnh 12.500-13.000 ha [16], [15],[19]

Là vùng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên Nhiệt độ trung bình trongnăm dao động trong khoảng 20 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 -

90C Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11,mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau Hàng năm, lượng mưa trung bìnhkhoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm,tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đôngbắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng tây nam Độ ẩm trung bình hàng năm daođộng trong khoảng 78 - 87% Độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9(khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%) [15], [20], [21]

Trang 12

Với điều kiện tự nhiên như vậy là điều kiện thuận lợi cho các cây công nghiệp ởtỉnh Kon Tum phát triển, đặc biệt là cây cà phê, cao su đây là hai loại cây trồng chủyếu của tỉnh KonTum Do đó việc chọn và đặt nhà máy cà phê với năng suất 38 tấnnguyên liệu tươi/ ngày ở tỉnh Kon Tum là có tính khả thi.

2.1 Đặc điểm thiên nhiên của vị trí xây dựng.

Đắc Hà là huyện nằm cách trung tâm thị xã Kon Tum 20 km về phía Bắc,phía Tây giáp huyện Sa Thầy, phía Bắc giáp huyện Đăk Tô, phía Đông giáphuyện Kon Rẫy Đăk Hà là trung điểm giữa thị xã Kon Tum và huyện Đắk Tô,

có quốc lộ 14 chạy qua nên có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh

tế Huyện nằm trong lưu vực sông Pô Kô, nơi có công trình thủy điệnPleiKrông, có rừng đặc dụng ĐăkUy với diện tích 659,5 ha và nhiều hồ chứanước đã góp phần tích cực trong việc đảm bảo môi trường sinh thái, là điềukiện để hình thành và phát triển du lịch sinh thái của địa phương Giúp chokinh tế huyện phát triển tốt hơn Đây là một trong những huyện đang được tỉnhKon Tum đầu tư để phát triển về công nghiệp Nơi đặt nhà máy có các điềukiện tư nhiên sau:

- Điều kiện đất đai.

Chọn vùng đất xây dựng là đất ruộng đồi để khi giải phóng mặt bằngnhanh chóng, kinh tế rẻ Ngoài ra việc mở rộng sau này sẽ dễ dàng và thuậntiện Vùng đất không đòi hỏi cao lắm vì các phân xưởng chỉ là một tầng vàcác thiết bị không lớn lắm Tuy nhiên không được xây dựng những vùng đấtbùn, ngập úng và độ chịu nén kém như vậy chi phí cho xây dựng sẽ lớn

- Hướng gió chính.

Đăk Hà cũng mang đầy đủ các đặc tính về khí hậu của tỉnh Kon Tum do

đó hướng gió chính là hướng Tây- Nam

- Vùng nguyên liệu.

Vùng nguyên liệu rộng lớn gần với vị trí xây dựng nhà máy rất thuận lợicho việc vận chuyển nguyên liệu tới nơi sản xuất do đó có thể đảm bảo đượcnguồn nguyên liệu cho nhà máy Nguồn nguyên liệu cho nhà máy được lấy

từ các huyện trong tỉnh như Đăk Hà gồm có thị trấn Đăk Hà, xã Đăk Mar,

xã Hà Mòn, huyện Đăk Glei, huyện Tu Mơrông và huyện Kon Plong Ngoài

ra, ta có thể vận chuyển nguồn nguyên liệu cà phê từ Tỉnh khác như: GiaLai…

Trang 13

2.2 Hợp tác hóa

Việc hợp tác hóa giữa nhà máy sản xuất cà phê của tỉnh Kon Tum vớicác nhà máy khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư trang thiết bị, máymóc, phát triển nâng cấp, cải tiến kỹ thuật của nhà máy đồng thời tạo điềukiện cho việc sử dụng chung những công trình giao thông vận tải, cung cấpđiện, nước, vấn đề tiêu thụ sản phẩm nhanh góp phần giảm thời gian xâydựng, giảm vốn đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và rút ngắn thời gian hoànvốn

2.3 Nguồn cung cấp năng lượng

+ Điện: Nguồn điện chính phục vụ cho nhà máy được lấy từ lưới điện của khucông nghiệp Ngoài ra để nhà máy hoạt động tốt trong nhà máy còn có trạm biến

áp riêng, máy phát điện dự phòng

+ Nước: Nguồn nước của nhà máy được lấy từ các sông, suối của các địaphương trước khi đưa vào sản xuất thì cần được qua hệ thống xử lý để đảm bảocác tiêu chuẩn Ngoài ra nước còn được lấy từ các giếng khoan qua hệ thống xử

lý của nhà máy

+ Nhiên liệu sử dụng trong nhà máy bao gồm: Dầu FO, xăng dùng cho xe ô tôcủa nhà máy

2.4 Thoát nước và xử lý nước thải

Toàn bộ nước thái của nhà máy được tập trung vào hố có lắp đặt song chắn rác,sau đó nước thải được bơm lên hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Nước thải saukhi được làm sạch thì được bơm ra ngoài môi trường Đối với chất thải rắn được xử

lý bằng phương pháp vi sinh, vỏ cà phê là nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ visinh, rượu vang hoặc đào hố chôn tránh gây ô nhiễm môi trường

2.5 Giao thông vận tải

Trang 14

Giao thông là vấn đề quan trọng trong việc vận chuyển nguyên liệu cho nhàmáy và vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ Kon Tum có các loại hình giao thôngthông dụng như:

Vận chuyển bằng đường bộ: Nhà máy có vị trí gần quốc lộ 14 và xung quanhkhu vực có đường liên thôn, liên xã nâng cấp nên đảm bảo việc giao thông dễ dàng Vận chuyển bằng đường sông: Kon Tum là nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy về Quãng Nam, Đà Nẵng và nhà máy gần sông Pô Kô giúp cho việc vận

chuyển nguyên liệu và sản phẩm theo đường sông tốt hơn do đó làm giảm chi phí vận chuyển

2.6 Nguồn cung cấp nhân công

Tại Tây Nguyên lực lượng lao động tại chỗ rất dồi dào, ngoài lượng lao độngtại các xã trong huyện còn có công nhân tại các huyện lân cận.Vì vậy không cần lolực lưỡng lao động cũng như nơi ăn chỗ ở cho công nhân của nhà máy Cán bộ quản

lý, kỹ sư có thể tuyển tại các trường đại học như: Đại Học Tây Nguyên, Đại HọcBách Khoa,…và nhân tài trong cả nước

2.7 Thị trường tiêu thụ

Mặc dù nhà máy đặt tại Tây Nguyên có nhiều đồi núi cao, đèo dốc việc đi lại

có phần khó khăn nhưng lại có một vị trí đặc biệt thuận lợi là gần các đường quốc

lộ, đường sông Hơn nữa cà phê được trồng ở vùng đất đỏ bazan luôn mang mộthương vị đặc biệt hấp dẫn lôi cuốn mọi người, được thị trường trong nước cũng nhưngoài nước ưa chuộng, mặt khác Kon Tum giáp Lào và Campuchia nên việc xuấtkhẩu cà phê ra thị trường thế giới dễ dàng

Trang 15

PHẦN 3: CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 3.1 Cơ sở chọn phương pháp chế biến [5, 36 – 39], [12, 17 – 18]

Trong kỹ thuật chế biến cà phê thóc thường có ba phương pháp chế biếnchính: phương pháp khô và phương pháp ướt, phương pháp nửa ướt

- Phương pháp chế biến khô: Đây là phương pháp đơn giản, tốn ít thiết bị nhưng

phương pháp này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết và kéo dàithời gian chế biến Ở phương pháp này tạp chất chưa được tách bỏ ngay từ đầunên ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, đặc biệt là các hộ nông dân do thiếusân phơi và các thiết bị phơi sấy, nên chất lượng cà phê thường kém

- Phương pháp chế biến ướt: Phương pháp này phức tạp hơn, tốn nhiều thiết bị,

đòi hỏi phải đầu tư đồng bộ, chất lượng nguyên liệu đầu vào khá khắt khe, tỷ

Trang 16

lệ quả chín phải đảm bảo trên 90% và cà phê sau khi thu hái không được đểquá 3 ngày Do sử dụng nhiều nước nên gây ô nhiễm môi trường, vấn đề xử lýnước thải và khử mùi rất phức tạp Nhưng lại thích hợp với mọi hoàn cảnh,không phụ thuộc vào thiên nhiên, phù hợp với hoàn cảnh sản xuất của các nhàmáy, rút ngắn được thời gian chế biến, chất lượng cà phê cao và ổn định

hộ nông dân thường xát dập cà phê quả tươi để phơi khô nhanh Đây là loạicông nghệ có thể gây nguy hiểm cho chất lượng cà phê, vì vỏ thịt và nhớtvẫn còn giữ lại nên dễ sinh nấm mốc và đen hạt nếu gặp mưa Hiện nay,nhiều hộ nông dân đang sử dụng loại thiết bị xát kiểu trống được cải tiến,

có thể loại bỏ gần như toàn bộ vỏ thịt quả và không dùng nước, do đó đãgiải quyết được vấn đề ô nhiễm nước thải, song sử dụng loại máy này cũngyêu cầu nguyên liệu có tỷ lệ quả chín cao và nếu đầu tư thiếu đồng bộ thìchất lượng cà phê sẽ bị ảnh giảm

Mỗi phương pháp chế biến sẽ làm tăng những hương vị khác nhau của càphê Nhưng tôi chọn phương pháp chế biến ướt vì đây là một phương pháp chếbiến cho cà phê nhân có chất lượng cao nhất, cà phê có nước pha màu sắc vàhương vị tốt nhất, và được nhiều người ưa chuộng nhất

3.2 Dây chuyền công nghệ sản xuất cà phê nhân theo phương pháp ướt

Trang 18

3.2.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ

3.2.2.1 Thu nhận và bảo quản nguyên liệu [12, 19- 20]

Qủa cà phê tươi có độ chín trên 90%, khối quả có độ chín đồng đều, không lẫncác tạp chất như đá, sạn, cành lá được thu mua về nhà máy Nguyên liệu sau khiđưa về nhà máy phải chế biến trước 36 giờ kể từ khi thu hái Để đảm bảo chấtlượng của cà phê cần tránh làm quả bị xây xát, dập nát để tránh vi sinh vật xâm hạilàm hư hỏng, lên men quả Cũng không được đổ cà phê thành từng đống lớn đểtránh hiện tượng bốc nóng của khối hạt, làm tăng quá trình hô hấp, quá trình chíncủa hạt Khi đưa nguyên liệu về nhà máy nếu chưa chế biến ngay cần phải đượcbảo quản ở nơi thoáng mát, có mái che và trải thành lớp dày khoảng 30-40 cm trênnền sạch, khô, 2-3 giờ ta tiến hành đảo trộn một lần Thời gian bảo quản càng ngắncàng tốt thường kéo dài không quá 36 giờ

3.2.2.2 Phân loại, làm sạch

Cà phê sau khi thu hái về thường có lẫn các tạp chất như: Đất, đá, cát, sỏi,cành khô, lá…nên trước khi đưa vào xát tươi người ta cần phải làm sạch để loại bỏchúng nhằm tăng năng suất thiết bị và tăng chất lượng của cà phê nhân

Hiện nay người ta thường dùng hai phương pháp làm sạch và phân loại nguyênliệu là: sàng chấn động và bể xi phông Nhưng trong đồ án này tôi chọn phươngpháp làm sạch bằng bể xi phông

Phối trộn, cân, đóng bao

Bảo quản cà phê nhân

Trang 19

Đây là phương pháp làm sạch dựa vào sự khác nhau về tỷ trọng của nguyên liệu

và tạp chất, sự khác nhau về tỷ trọng giữa hạt tốt và hạt xấu để phân loại tách cáchạt xấu, sâu bệnh, tạp chất ra khỏi khối hạt làm cho nguyên liệu thuần khiết hơn,loại các tạp chất nặng tránh hiện tượng hư hỏng máy móc, Thiết bị Đồng thờiphương pháp này cũng làm mềm quả và lợi dụng sức nước để đẩy khối cà phê vàomáy xát tươi một cách đều đặn giúp cho máy bóc vỏ quả tươi dễ dàng hơn Ngoài

ra bể xi phông còn là nơi chứa nguyên liệu trong thời gian ngắn trước khi đưa vàochế biến nếu quá trình chế biến không kịp [10, 27]

3.2.2.3 Xát cà phê quả tươi

- Mục đích: Nhằm loại bỏ lớp vỏ quả ra khỏi hạt để không gây ảnh hưởng đếncác quá trình chế biến, vì lớp vỏ này chứa nhiều gluxit, chứa một phần protit nó dễlàm thối rửa hạt và kéo dài thời gian phơi sấy

- Yêu cầu: Cà phê sau khi xát tươi phải giữ được nguyên hạt, tỷ lệ hạt bị giậphoặc bị xé rách vỏ trấu, vỏ quả và cà phê quả nguyên còn lẫn trong cà phê thóc ướtvới tỷ lệ càng ít càng tốt

- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy xát cà phê quả tươi:

a) Cấu tạo:

1 Cửa nạp liệu

2 Cửa tháo quả xanh

3 Cửa tháo liệu và

Trang 20

Nguyên liệu sau khi rửa và phân loại xong, Được gàu tải đổ xuống của nạp liệu

số 1 của máy xát Dưới tác dụng của trục quay nhờ mô tơ truyền động số 8, làmcho quả cà phê trượt theo dọc các rãnh của trục về phía hai đầu máy, nhờ áp lựcnén đẩy giữa các hạt cà phê Khi các hạt cà phê chạy dọc theo các rãnh, dưới tácdụng của lực ma sát giữa các hạt cà phê với nhau, giữa quả cà phê với lưới số 7,quả cà phê với cánh xát làm cho vỏ bị tách ra khỏi hạt cà phê, những quả được tách

vỏ, vỏ và hạt sẽ bị lọt qua lưới và đổ xuống vít tải số 10, được vít tải đưa sang bộphận tách vỏ Còn những quả xanh vỏ cứng không tách được và những quả nhỏ cònsót lại sẽ không lọt quả lưới và được đẩy lên cửa số 2 và được tháo ra ngoài đưa đichế biến riêng và tiêu thụ nội địa

Vỏ quả sau khi tách ra được dùng làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đểsản xuất cồn…

3.2.2.4 Tách thịt quả [12, 36- 37]

Trang 21

Cà phê sau khi tách vỏ quả vẫn còn một lớp nhớt bám xung quanh hạt Lớpnhớt này không tan trong nước, dễ hút ẩm, thành phần chủ yếu là pectin và nó cònchứa một hàm lượng gluxit khá cao nên dễ tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhậplàm hư hỏng hạt cà phê, đồng thời lớp nhớt này cũng bám chặt vào hạt làm ngăncản quá trình phơi, sấy khô Do đó ta cần tách lớp nhớt này ra khỏi hạt trong quátrình chế biến.

Có ba phương pháp để tách thịt quả như: Phương pháp cơ học, phương phápsinh học, phương pháp hóa học nhưng trong bài này tôi chọn phương pháp sinh học

vì phương pháp này đơn giản và nó có nhiều ưu điểm

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc dùng các enzyme có trong bản thânnguyên liệu hoặc trong một số vi sinh vật được cấy vào làm tác nhân phân giải lớpnhớt thành những chất hoà tan trong nước Trong sản xuất, quá trình ngâm ủ (lênmen) yêu cầu phải đặt khối nguyên liệu vào những điều kiện nhất định để đẩymạnh quá trình phân giải lớp nhớt mà không kéo theo quá trình lên men phụ nhưlên men lactic, acetic, butyric v.v…làm hại cho chất lượng của thành phẩm Quátrình lên men kết thúc khi ta tiến hành rửa hạt cà phê để tách rượu, axit lactic,propionic, butiric…Thời gian lên men phải thích hợp, đúng thời điểm Những hạt

cà phê không đạt đủ độ lên men sẽ được loại bỏ vì chất lượng không cao và hìnhdạng màu sắc bên ngoài của nó Những hạt cà phê lên men quá mức thì làm hạt càphê bị giảm trọng lượng ảnh hưởng đến chất lượng của hạt cà phê

3.2.2.5 Rửa

Cà phê sau khi lên men xong cần rửa sạch để loại bỏ những phẩm vật tạo thànhtrong quá trình lên men và những mảnh vỏ thịt còn sót lại, dính vào vỏ thóc Đểtránh làm ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị của cà phê và giúp cho quá trình phơi sấytiến hành dễ dàng hơn [5, 49]

Trang 22

3.2.2.6 Làm ráo

Cà phê sau khi rửa thì chứa một lượng nước lớn Nếu để nguyên lượng nướcnày mang cà phê đi sấy thì ta phải sấy ở nhiệt độ cao nó sẽ có ảnh hưởng không tốtđến màu sắc của nhân, vì khi nhiệt độ cao, lượng nước này sẽ gần sôi làm cho nhângần như luộc dẫn đến cà phê sẽ có màu xanh thẫm và tốn nhiều thời gian sấy cũngnhư tốn thêm nhiên liệu Nếu để nguyên cả vỏ thóc ướt mang phơi thì kéo dài thờigian phơi và tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển ngay trên sân, làm hư hỏng quả

Do đó ta cần làm ráo để tách bớt lượng nước trước khi đưa cà phê vào sấy [5, 50]

3.2.2.7 Phơi sấy [12, 44- 53], [5, 51- 53]

- Mục đích phơi sấy: Là làm bay hơi bớt lượng nước trong quả cà phê để hạ

thủy phần của cà phê xuống 12-13% giúp quá trình bảo quản tốt và thực hiện cácquá trình tiếp theo

- Phơi cà phê: là khâu quan trọng đóng vai trò quyết định phần lớn về phẩm

chất cà phê nhân Đây là một hình thức làm khô rẻ tiền nhất so với các loại sấykhác và chất lượng cũng đảm bảo nếu phơi đúng kỹ thuật và thời tiết thuận lợi.Nếu phơi không tốt thì nhân cà phê sẽ bị mất màu tự nhiên và trở thành nhữngmàu xấu của nhân bị lỗi như: màu đen, màu nâu,… Khi phơi phải theo dõi thườngxuyên, những ngày đầu cà phê còn ướt cho phép phơi mỏng để quá trình bốc hơinước nhanh Những ngày sau khi vỏ cà phê đã se và hơi khô thì phải phơi dày đểtránh nứt vỏ trấu Trong quá trình phơi cần đảo trở luôn để tăng cường sự bốc hơicủa nguyên liệu và để cho cà phê khô đều Nắng càng to phải phơi càng dày vàđảo trở luôn

Trong thực tế, phơi cà phê cần thời gian dài, bởi vì hàm lượng nước trong vỏquả tươi chiếm trung bình 60- 75%, do đó cần phải phơi từ 7- 8 ngày trong điềukiện nắng tốt Có một điểm cần chú ý là lúc phơi cần kiểm tra sự lên men ở lớp vỏtạo ra lớp mốc trắng làm tăng vị chua của hạt

Trang 23

Sân phơi nên được làm bằng xi măng sạch Không nên phơi cà phê trên nềnđất Sân phơi yêu cầu phải có độ dốc nhất định và phải có hệ thống cống rãnh thoátnước thật tốt, cần xây nơi cao ráo, thoáng Trên sân phải có hệ thống che đậy đểtránh mưa, sương.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phơi:

- Nhiệt độ không khí - Độ ẩm không khí

- Vận tốc không khí - Loại sân phơi

- Chiều dày lớp nguyên liệu và số lần cào đảo trên sân

- Sấy cà phê: Có nhiều phương pháp sấy nhưng người ta thường dùng hiện

nay là sấy đối lưu và sấy tiếp xúc Ngoài ra còn dùng phương pháp bức xạ hoặcphương pháp dùng tần số Tóm lại là tùy theo yêu cầu mục đích mà người ta chọnchế độ và phương pháp sấy cho thích hợp Thông thường thì dùng phương pháp kếthợp giữa đối lưu và bức xạ Sấy cà phê bằng nhiệt độ quá lớn hoặc quá thấp sẽkhông cho kết quả tốt Nếu sấy ở nhiệt độ cao protein của hạt cà phê bị biến tính vàkeo tụ lại, chất béo trong hạt bị phân giải ở nhiệt độ cao do đó làm hàm lượng axitbéo trong hạt tăng lên, tinh bột trong hạt tạo thành dextrin dưới ảnh hưởng củanhiệt độ cao, ở nhiệt độ cao các loại men trong hạt bị đình chỉ hoạt động, vitamin bịtổn thất nhiều Nếu nhiệt độ sấy thấp thì quá trình sấy không triệt để, lượng ẩmtrong hạt thoát ra không hết làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt Nhiệt độ sấy lýtưởng là từ 45-550C

Có 2 phương thức sấy: sấy tĩnh và sấy động

- Sấy tĩnh: Nhằm đưa độ ẩm của nguyên liệu về khoảng 20- 22%, giúp quátrình sấy tĩnh nhanh hơn Thiết bị sấy tĩnh : lò sấy, hầm sấy…

Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy sấy tĩnh:

Trang 25

- Sấy động: người ta sử dụng máy sấy gián đoạn kiểu trống quay Không khíđược đốt nóng nhờ quạt thổi vào khối cà phê trong thùng.

Một số các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy :

- Nhiệt độ không khí nóng và vận tốc không khí nóng

- Độ ẩm không khí bên ngoài

- Độ ẩm ban đầu của nguyên liệu

3.2.2.8 Tách tạp chất [12, 56]

Cà phê quả khô sau khi phơi sấy thường có lẫn kim loại, các tạp chất nhẹ nhưcành, lá, rơm rác và các vỏ vụn cà phê… cho nên trước khi đưa vào máy xát khô,nguyên liệu phải được làm sạch, tùy theo độ đồng đều của nguyên liệu mà côngđoạn tách các tạp chất này là dễ dàng hay khó khăn, đơn giản hay phức tạp Đặcbiệt chú ý đến các tạp chất khó làm sạch để loại chúng ra, đồng thời phải áp dụngphương pháp có hiệu quả nhất và kinh tế nhất

Đối với phương pháp khô người ta thường dùng sàng rung để tách các tạp chất

- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của sàng:

Máy hoạt động dựa theo nguyên tắc khí động học kết hợp với sự rung cùng với

độ nghiêng dọc của khung sàng làm hạt nguyên liệu chuyển động tách ra được đá,cùng những tạp chất nặng ra khỏi nguyên liệu

Nguyên liệu là hạt cà phê thóc được người công nhân đổ xuống gàu tải vàđược gàu tải đưa lên đổ vào tấm lưới sắt của sàng.Tấm lưới sắt này đặt nghiêng mộtgóc từ 5- 100 Ở phần đầu của lưới sàng thì kích thước lỗ sàng là 6mm, phần sau cókích thước là 20×20 mm Sàng lắc đều nhờ mô tơ truyền động qua các thanh rung.Khi hạt cà phê được đổ vào phần đầu của sàng vì lỗ sàng có kích thước nhỏ nên cáctạp như đất, đá, cát…sẽ lọt lỗ sàng xuống dưới và tháo ra ngoài Còn bụi được hệthống hút bụi hút ra ngoài và đưa đi xử lý Vì sàng lắc đều và nghiêng một góc 5-

100 nên hạt cà phê sẽ chuyển dần về phía cuối sàng, cuối sàng lỗ sàng có kích thướclớn hơn nên hạt cà phê sẽ bị rơi xuống và đổ xuống gàu tải, được gàu tải đưa xuống

Ngày đăng: 28/07/2014, 22:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Bin (2004)- Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm- NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm
Tác giả: Nguyễn Bin
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2004
2. Đoàn Dụ, Bùi Đức Hội, Mai Văn Lề, Nguyễn Như Thung (1983) - Công Nghệ và các máy chế biến lương thực - NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Công Nghệ và các máy chế biến lương thực -
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
3. Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thảo, Võ Thị Ngọc Tươi, Trần Xoa (1992) - Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ hoá học - Tập 1, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ hoá học - Tập 1
Nhà XB: NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp
4. Đỗ Văn Đài - Nguyễn Trọng Khuông - Trần Quang Thảo - Võ Thị Ngọc Tươi -Trần Xoa (1992) - Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ hoá học tập 2 - NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ hoá học tập 2 -
Nhà XB: NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp
5. Trịnh Xuân Ngọ (2009)- Cà phê và kỹ thuật chế biến- NXB Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cà phê và kỹ thuật chế biến
Tác giả: Trịnh Xuân Ngọ
Nhà XB: NXB Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm: 2009
6. Trần Văn Phú (1991) - Kỹ thuật sấy nông sản - NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Kỹ thuật sấy nông sản
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
7. Trần Văn Phú - Tính toán và thiết kế hệ thống sấy - NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: toán và thiết kế hệ thống sấy
Nhà XB: NXB Giáo dục
8. Nguyễn Quang Thọ (1968) - Kỹ thuật sản xuất cà phê - NXB Trường Đại Học công nghiệp nhẹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật sản xuất cà phê
Nhà XB: NXB Trường Đại Học công nghiệp nhẹ
9. Nguyễn Thọ (1991) - Kỹ thuật và công nghệ sấy các sản phẩm thực phẩm - NXB: Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật và công nghệ sấy các sản phẩm thực phẩm
Nhà XB: NXB: Đà Nẵng
11. Hoàng Minh Trí (1983) - Kỹ thuật chế biến cà phê - NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Kỹ thuật chế biến cà phê
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
12. Hoàng Minh Trung (1983) – Kỹ thuật chế biến cà phê – NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chế biến cà phê
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
13. Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Hồ Lê Viên (1999) - Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất - Tập1, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất - Tập1
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
14. Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Xuân Toản (1999) - Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất - Tập2, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất - Tập2
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
15. Báo các quy hoạch sử dụng đất Đắc Hà đến năm 2010 Khác
16. Báo cáo tình hình 1 năm thực hiện nghị quyết 48/2009/ NQ-CP của chính phủ về giảm tổn thất sau thu hoạch, ngày 10-2-2011 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. Quả cà phê Robusta - Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê nhân theo phương pháp ướt năng suất 38 tấn nguyên liệu tươi ngày
Hình 1.2. Quả cà phê Robusta (Trang 4)
Hình 3.2. Máy sấy tĩnh - Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê nhân theo phương pháp ướt năng suất 38 tấn nguyên liệu tươi ngày
Hình 3.2. Máy sấy tĩnh (Trang 23)
Bảng 4.1. Bảng thu nhập nguyên liệu của nhà máy: - Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê nhân theo phương pháp ướt năng suất 38 tấn nguyên liệu tươi ngày
Bảng 4.1. Bảng thu nhập nguyên liệu của nhà máy: (Trang 30)
Bảng 4.4: Tỷ lệ hao hụt và lượng nguyên liệu vào ở các công đoạn - Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê nhân theo phương pháp ướt năng suất 38 tấn nguyên liệu tươi ngày
Bảng 4.4 Tỷ lệ hao hụt và lượng nguyên liệu vào ở các công đoạn (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w