Vi chất dinh dưỡng (vitamin & khoáng chất cần với lượng nhỏ) cần thiết cho sự sống, phát triển & tăngtrưởng. Đặc biệt là vitamin A, iốt, sắt, kẽm & folate đóng vai trò quan trọng để duy trì sức khỏe & khả năng lao độngcủa cộng đồng.
1 THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG & CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh Trưởng Khoa Dinh dưỡng Cộng Đồng Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM GIỚI THIỆU Vi chất dinh dưỡng (vitamin & khống chất cần với lượng nhỏ) cần thiết cho sự sống, phát triển & tăng trưởng. Đặc biệt là vitamin A, iốt, sắt, kẽm & folate đóng vai trò quan trọng để duy trì sức khỏe & khả năng lao động của cộng đồng. Vi chất dinh dưỡng giúp trẻ nhỏ được tồn tại & phát triển, khả năng học tốt & tăng trưởng thành người trưởng thành khỏe mạnh. Khi bị thiếu vi chất dinh dưỡng, trẻ sẽ khơng được phát triển một cách tồn diện. Với những cộng đồng thiếu vi chất thì quốc gia sẽ thiếu một nguồn nhân lực lớn. Thiếu vi chất rộng rãi trong cộng đồng sẽ tăng kinh phí chăm sóc sức khỏe, là rào cản những nỗ lực giáo dục, làm yếu lực lượng lao động, & dẫn đến suy yếu nền kinh tế. Hiện nay, trên tồn thế giới có ít nhất 2 tỉ người bị thiếu vitamin & chất khống. Việc bổ sung vi chất cho những người thiếu là một cơng việc khổng lồ, nhưng có những hoạt động can thiệp đã đạt một số thành cơng đáng kể có lợi ích cho số lượng lớn cộng đồng. Nhiều chương trình vi chất dinh dưỡng đã giúp cải thiện khả năng phát triển về thể chất & trí não của cộng đồng. Với sự đầu tư can thiệp trong thời gian dài của các chính phủ thì lợi ích từ chương trình sẽ còn cao hơn nữa. Các chun gia kinh tế hàng đầu thế giới đã đánh giá: Trong số những chương trình nhằm phát triển tồn cầu, đầu tư cho can thiệp vi chất dinh dưỡng trên cộng đồng đã được chứng minh là đầu tư có lợi với giá đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả cao. Trong danh sách 30 chương trình được lập ra để chọn ưu tiên thì chương trình bổ sung vitamin A & kẽm cho trẻ em đứng hàng thứ nhất về hiệu quả đầu tư, bổ sung sắt & iốt vào thực phẩm được xếp hàng thứ 3 & bổ sung sinh học đứng hàng thứ 5 cho thấy một số chương trình can thiệp vi chất có lợi nhất trong những nỗ lực phát triển tồn cầu. TÁC ĐỘNG CỦA VI CHẤT DINH DƯỠNG LÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI Vitamin A: Cần cho sự sống & khả năng nhìn Iod: Chất cơ bản cho trí thơng minh của thế hệ sau Sắt: Cần thiết cho sức khỏe của mẹ & thai nhi, sức khỏe sinh sản của mẹ Kẽm: Chống bệnh tiêu chảy & nhiễm trùng & giúp tăng trưởng Folate: Cần cho sự phát triển thai nhi khỏe mạnh Vi chất dinh dưỡng: cốt lõi của sự sống, phát triển & sức khỏe Vi chất dinh dưỡng Hiệu quả thơng qua các chương trình Vitamin A - Giảm 23% tỉ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi - Giảm 70% mù mắt ở trẻ em Iốt - Tăng 13 điểm chỉ số IQ Sắt - Giảm 20% tử vong ở bà mẹ Kẽm - Giảm 6% tử vong ở trẻ em - Giảm 27% tần suất mắc mới bệnh tiêu chảy ở trẻ em Folate - Giảm 50% khiếm khuyết ống thần kinh sơ sinh nghiêm trọng CÁI GIÁ CỦA THIẾU VITAMIN & KHỐNG CHẤT Một ngàn ngày đầu tiên, từ khi thụ thai đến khi trẻ được 2 tuổi là giai đoạn then chốt của bất kỳ đứa trẻ nào. Sau sanh, nếu trẻ khơng được bú mẹ trong suốt 6 tháng đầu sau sanh hoặc nếu trẻ khơng được ăn dặm đúng thì trẻ có nguy cơ cao bị thiếu vitamin & khống chất. 2 Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng thường xuyên, giảm khả năng chống lại bệnh tật, & giảm năng lực trí tuệ. Những nguy cơ này sẽ vẫn còn tồn tại nghiêm trọng khi trẻ tăng trưởng & phát triển. Trẻ sẽ không thể học tốt, & có thể mất nhiều buổi học do bị bệnh. Ở người trưởng thành, thiếu vitamin & khoáng chất sẽ làm giảm năng suất lao động. Thiếu vi chất ở phụ nữ mang thai sẽ đe dọa sức khỏe & sự sống của bà mẹ & gây hậu quả lên trẻ sơ sinh. Thiệt hại cho con người do thiếu vi chất dinh dưỡng Loại hậu quả Số người bị ảnh hưởng Tử vong hàng năm - 1,1 triệu trẻ dưới 5 tuổi chết do thiếu vitamin A & kẽm. - 136.000 phụ nữ & trẻ em chết vì thiếu máu do thiếu sắt. Khuyết tật - 18 triệu trẻ sơ sinh bị khiếm khuyết trí não do thiếu iốt ở bà mẹ. - 150.000 trẻ sơ sinh bị khuyết tật bẩm sinh trầm trọng do thiếu folate. - 350.000 trẻ em bị mù do thiếu vitamin A Mất khả năng lao động - 1,6 tỉ người bị giảm khả năng lao động do thiếu máu. ĐẦU TƯ CHO SỨC KHỎE Nhìn lại quá khứ, hiện tại, & tiềm năng các chương trình can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Bổ sung vitamin A Từ giữa những năm 1990, chương trình bổ sung vitamin A bắt đầu triển khai rộng khắp ở một số nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thiếu vitamin A. Các tổ chức UNICEF, WHO, và các nhà tài trợ phối hợp với chính phủ đã hình thành mô hình tổ chức thành công các chiến dịch uống vitamin A cho trẻ em (2 đợt mỗi năm). Đây là một trong những chương trình hiệu quả nhất giúp trẻ sống sót trên diện rộng. Năm 2007, có khoảng 62% trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển nhận vitamin A đủ 2 lần mỗi năm. Tuy nhiên, khi có sự quyết tâm của chính phủ kết hợp với sự hỗ trợ của quốc tế thì ngay cả các nước kém phát triển nhất (theo phân loại của UNICEF) tỉ lệ bao phủ vitamin A cho trẻ cũng đạt khá cao, khoảng 82% trẻ được uống 2 lần & 84% trẻ được uống 1 lần trong năm 2007. Nhóm trẻ mà chương trình khó đạt đến thường là trẻ ít được quan tâm, gia đình nghèo, không được hưởng các dịch vụ y tế (vùng sâu, xa), chế độ ăn thiếu thực phẩm giàu vitamin A, & bà mẹ thường bị thiếu kiến thức về thực hành nuôi dưỡng trẻ. Trong thời gian tới, chương trình cần cố gắng duy trì tỉ lệ bao phủ vitamin A cao, lưu ý đến những đối tượng vùng sâu để tăng hiệu quả của chương trình. Bổ sung iốt vào muối Sáng kiến iốt hóa có từ những năm đầu thế kỷ 20 ở các nước công nghiệp & hơn hai thập kỷ mở rộng sang các nước đang phát triển, kỹ thuật bổ sung iốt vào muối trên diện rộng đã được chứng minh. Mô hình khung lập pháp, chuẩn công nghiệp, hướng dẫn đóng gói & vận chuyển, hệ thống giám sát & chiến dịch tiếp thị xã hội luôn luôn tồn tại để hướng dẫn cách thức đạt được iốt hóa muối chung cho toàn cầu. Khả năng thanh toán các rối loạn do thiếu iốt nằm trong tầm tay của thế giới. Đạt được điều này là thành công lớn của sức khỏe cộng đồng, thanh toán được nguyên nhân đầu tiên gây chậm phát triển trí não có thể phòng ngừa được trên thế giới. Giai đoạn giữa năm 1993-2007, số quốc gia bị CRLTI có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng giảm hơn một nửa (từ 110 nước giảm còn 47). Những kết quả ngoạn mục này có liên quan rõ ràng với độ phủ muối iốt (MI). Năm 1990, chưa đến 20% hộ gia đình trên thế giới dùng MI. Ngày nay, độ phủ MI đã tăng đến 70%. Có 34 nước đang phát triển đạt mục tiêu sử dụng MI, & 38 nước đang trên đường thanh toán CRLTI. Đây là những quốc gia có độ phủ MI tăng tối thiểu 20% trong 10 năm qua hoặc độ phủ MI đạt 80-89% một cách bền vững (không có dấu hiệu sụt giảm). Tuy nhiên, vẫn còn một số quốc gia có độ phủ MI chẳng những không tăng mà còn có khuynh hướng sụt giảm. Trong 12 quốc gia có dưới 20% 3 dân số dùng đủ MI. Do vậy, trên toàn thế giới có khoảng 38 triệu trẻ em sinh ra hàng năm không được bảo vệ khỏi nguy cơ của thiếu iốt. Những điều cần làm trong tương lai: - Ban hành luật bắt buột & biện pháp chế tài. - Xây dựng kinh phí sẵn sàng để chuyển từ nguồn tài trợ cho việc iốt hóa muối sang cơ chế thị trường. - Thực hiện chiến lược vận động & những nỗ lực truyền thông qua các kênh truyền thông đại chúng, hệ thống y tế, & trường học. - Làm mạnh hệ thống giám sát trong cộng đồng, truyền thông mạnh mẽ để thói quen & chế độ ăn của người dân sẽ thay đổi theo thời gian. - Tạo sự khích lệ cho việc bổ sung iốt vào muối. Bổ sung vào thực phẩm Đây là quá trình bổ sung vitamin và/hoặc khoáng chất vào thực phẩm nhằm làm tăng dưỡng chất cho thực phẩm. Những thực phẩm phù hợp để bổ sung tùy thuộc: - Lượng thực phẩm được đối tượng đích sử dụng. - Ảnh hưởng của quá trình bổ sung trên những yếu tố như màu sắc & mùi vị. - Ảnh hưởng của quá trình bổ sung đối với giá cả. Các thực phẩm đã được bổ sung vi chất trên thế giới: - Muối: bổ sung iốt. - Bột mì: bổ sung acid folic, sắt, kẽm, vitamin nhóm B khác. - Gạo: bổ sung vitamin A, E, B 1 , niacin, acid folic, vitamin B 12 , kẽm, sắt, selenium. - Dầu ăn: bổ sung vitamin A. - Đường: bổ sung vitamin A & sắt, kẽm. - Nước mắm: bổ sung vitamin A & sắt. - Nước tương: bổ sung sắt. - Thức ăn dặm: bổ sung các vitamin & khoáng chất cần cho trẻ 6-24 tháng. Giải pháp bổ sung đa vi chất cho trẻ em Việc bổ sung đa vi chất được tạo ra đầu tiên dưới dạng bột cho gia đình sử dụng cho vào thực phẩm ngay trước khi cho trẻ ăn. Loại bột này chứa các vitamin & khoáng chất như sắt, vitamin A, acid folic, kẽm, & vitamin C. Năm 2007, Bolivia là quốc gia đầu tiên cung cấp bột đa vi chất miễn phí cho khoảng 750.000 trẻ em. Trong tương lai, cần nghiên cứu: - Tăng cường bổ sung đa vi chất dạng có thể dùng tại nhà ở những vùng không có dịch tễ sốt rét. - Tìm giải pháp an toàn & rẻ tiền để cải thiện sắt trong bữa ăn cho trẻ vùng dịch tễ sốt rét. Bổ sung đa vi chất cho phụ nữ tuổi sanh đẻ Do vi chất rất cần cho quá trình thụ thai, nó trở nên quan trọng không chỉ đối với phụ nữ mang thai mà còn cần cho tất cả phụ nữ tuổi sanh đẻ. Các chương trình hiện nay tập trung chủ yếu vào bổ sung sắt & acid folic do hậu quả nặng nề của thiếu máu & thiếu acid folic gây ra cho trẻ & bà mẹ. Trong tương lai, cần nghiên cứu khả năng bổ sung đa vi chất cho phụ nữ. Bổ sung kẽm để kiểm soát bệnh tiêu chảy Sử dụng kẽm kết hợp với dung dịch uống bù điện giải là phương pháp mới & hiệu quả nhằm làm giảm bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2004, WHO & UNICEF đề ra khuyến nghị bổ sung kẽm 10-14 ngày kết hợp trong điều trị tiêu chảy cùng với dung dịch ORS & chế độ dinh dưỡng. 4 Một nghiên cứu ở Ấn Độ năm 2008 cho thấy bổ sung kẽm kết hợp với ORS chữa bệnh tiêu chảy đạt hiệu quả hơn 60% so với chỉ dùng ORS đơn độc (10%). Nghiên cứu ở Ấn Độ & Pakistan cho thấy bổ sung kẽm làm giảm chi phí điều trị hơn 1US$/bệnh nhân/lần bệnh tiêu chảy. Trong tương lai: - Cần kết hợp bổ sung kẽm trong chính sách quốc gia quản lý bệnh tiêu chảy. - Bảo đảm nguồn cung cấp kẽm. - Chiến dịch tiếp thị cộng đồng. Giải pháp dựa vào thực phẩm - Giáo dục dinh dưỡng: dùng thực phẩm địa phương giàu vi chất, đặc biệt đối với những vùng sâu, vùng xa. - Bổ sung sinh học: dùng kỹ thuật sinh học hiện đại sản xuất mùa vụ thực phẩm cơ bản giàu vi chất sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu vi chất đại địa phương. ĐẦU TƯ GIÁ THẤP, HIỆU QUẢ CAO Copenhagen Consensus là Hội nghị có nhiệm vụ xem xét, cân nhắc các nghiên cứu nhằm phát hiện ra những giải pháp có hiệu quả kinh tế nhất cho những thử thách lớn nhất của thế giới. Mục tiêu của Hội nghị là sắp thứ tự ưu tiên trong số một loạt các dự án để đương đầu với 10 thử thách lớn của toàn cầu: ô nhiễm môi trường, sự xung đột, bệnh tật, giáo dục, sự ấm lên của địa cầu, suy dinh dưỡng & nghèo đói, hệ thống vệ sinh & nước, trợ cấp & những rào cản thương mại, sự khủng bố, phụ nữ & phát triển. Vào tháng 5 năm 2008, ban hội thẩm gồm 8 nhà kinh tế đặc sắc nhất trên thế giới (bao gồm 5 nhân vật đoạt giải Nobel) được mời để xem xét những vấn đề này với yêu cầu trả lời câu hỏi: Đâu là cách tốt nhất để thúc đẩy sự thịnh vượng của toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, được minh họa bởi giả định rằng hỗ trợ 75 tỉ US$ nguồn vốn cho toàn quyền sử dụng trong giai đoạn đầu 4 năm? Kết quả của Hội nghị Copenhagen năm 2008 như sau: Thứ tự ưu tiên Giải pháp 1 Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em (vitamin A & kẽm) 2 Chương trình phát triển Doha 3 Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm 4 Bao phủ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em 5 Bổ sung sinh học 6 Tẩy giun & những chương trình dinh dưỡng trong học đường 7 Giảm chi phí học đường 8 Tăng & cải thiện việc đến trường của trẻ gái 9 Thúc đẩy dinh dưỡng dựa vào cộng đồng 10 Hỗ trợ vai trò sinh sản của phụ nữ Số liệu hiệu quả kinh tế của các chương trình can thiệp vi chất dinh dưỡng Can thiệp Khu vực Chi phí/người/năm (US$) Lợi nhuận: chi phí Bổ sung vitamin A Nam Á, Sub-Saharan Africa, Đông Á 1,2 17:1 Trung Á 1,6 <13:1 5 Mỹ La tinh & Caribbean 2,6 <8:1 Bổ sung kẽm Nam Á, Sub-Saharan Africa, Đông Á 1,0 13,7:1 Trung Á 1,35 <10:1 Mỹ La tinh & Caribbean 2.2 <6:1 Dùng muối iốt 0,05 30:1 Bổ sung bột mì 0,12 8:1 THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG TẠI VIỆT NAM & TP.HCM Thiếu máu trẻ < 5 tuổi (Hb < 110 g/l) Thiếu máu Phụ nữ mang thai (Hb < 110 g/l) Thiếu máu phụ nữ tuổi sanh đẻ (Hb < 120 g/l) Thiếu vitamin A trẻ <5 tuổi (Retinol/HT <0.7mmol/l) Quáng gà phụ nữ mang thai Thiếu iốt học sinh (UI < 100mg/l) Quần thể nguy cơ thiếu kẽm Hộ gia đình dùng đủ muối iốt VN 34,1% (2) 32.2% (2) 24.3% (2) 12.0% (3) 4.1% (3) 84.0% (4) 27.8% (5) 93% (6) TP.HCM 14,0% (7) 17,5% (8) - 3,5% (9) - - - 48.2% (10) Các số liệu thiếu vi chất khác tại TP.HCM (do Trung tâm Dinh dưỡng thực hiện): - Tỉ lệ thiếu máu ở học sinh Trung học cơ sở năm 2002 (Hb < 120g/l): 8,0% (nữ: 9,1%; nam: 7,0%). - Tỉ lệ thiếu máu ở học sinh Trung học phổ thông năm 2002 (Hb < 120g/l ở nữ; Hb < 130g/l ở nam): 15,2% (nữ: 20,9%; nam: 8,9%). - Tỉ lệ thiếu iốt ở phụ nữ mang thai (iốt niệu < 10mg/dl): 72,8% (10) Thiếu iốt nhẹ (iốt niệu 5-9,9mg/dl): 33,6% Thiếu iốt vừa (iốt niệu 2-4,9mg/dl): 27,3% Thiếu iốt nặng (iốt niệu < 2mg/dl): 11,9% - Tỉ lệ thiếu máu ở vận động viên năng khiếu (Hb < 120g/l đối với nữ hoặc VĐV ≤ 14 tuổi; Hb < 130g/l đối với nam > 14 tuổi): tỉ lệ thiếu máu chung là 6,2%. Thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, iốt) vẫn còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng tại TP.HCM với các mức độ khác nhau. . 1 THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG & CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh Trưởng Khoa Dinh dưỡng Cộng Đồng Trung tâm Dinh dưỡng. tiềm năng các chương trình can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Bổ sung vitamin A Từ giữa những năm 1990, chương trình bổ sung vitamin A