NHẬT KÝ TRONG TÙ Hồ Chí Minh I. Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm được viết trong thời gian Bác bị giam ở nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, dưới thời Tưởng Giới Thạch. Thời gian từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943. Đây là tập nhật ký bằng thơ, chữ Hán. II. Nội dung tác phẩm và nghệ thuật: 1) Nội dung: A– Phơi bày bộ mặt đen tối, xấu xa, tàn bạo của nhà tù, cũng là của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. + Bắt giam người vô tội: phụ nữ, em bé. + Đày ải người tù rất tàn nhẫn. B– Thể hiện chân dung tự họa và phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh: Lòng yêu nước thiết tha, tinh thần nhân đạo đối với con người, tình yêu thiên nhiên bao la, khao khát tự do, ý chí cách mạng vững vàng, tinh thần bất khuất, phong thái ung dung, luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Đó còn là một nhân cách lớn của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. 2) Nghệ thuật: – Đậm màu sắc cổ điển mà vẫn thể hiện tinh thần thời đại: vài nét chấm phá mà gợi được linh hồn của cảnh vật, phong thái ung dung của nhân vật trữ tình hòa hợp với thiên nhiên (cổ điển). Hình tượng thiên nhiên khỏe khoắn, luôn hướng về ánh sáng tương lai, và con người luôn là chủ thể (hiện đại) – Hầu hết là thể thơ tứ tuyệt, cô đọng hàm súc, ý tại ngôn ngoại. – Chất tình và chất thép hài hòa. Bài 4: GIẢI ĐI SỚM (TẢO GIẢI) I. Nội dung: (Bám sát từ ngữ của nguyên tác) 1) Nỗi gian khổ của người tù chuyển lao (khổ 1) – Bài thơ viết trên đường chuyển từ nhà lao Long An đến nhà lao Đồng Chính. – Bị giải đi từ lúc nửa đêm, đường xa, trời tối, gió rét từng trận thổi tới nhưng người tù vẫn biểu hiện khí phách hiên ngang. Tâm hồn Người luôn lạc quan hướng về sự sống trong hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, ấm áp. Nghị lực phi thường của Bác biểu hiện ở tư thế sẵn sàng đón nhận mọi thử thách, gian khổ. 2) Tâm trạng người tù trước bình minh ngày mới (khổ 2) Tâm hồn lạc quan yêu đời của người tù thể hiện qua cách nhìn cảnh vật: sự chuyển cảnh từ đêm tối sang bình minh rực rỡ, ấm áp, tươi sáng. Đó là một thiên nhiên khỏe khoắn, có sự vận động hướng tới ánh sáng. Người tù đã trở thành thi nhân với cảm hứng thơ bỗng nhiên nồng nàn. Tóm lại, cả bài thơ nổi bật tư thế chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ ở người tù. Qua đó, Hồ Chí Minh thể hiện rõ tư thế một chiến sĩ đang hoạt động cách mạng và một thi sĩ đang ngoạn cảnh làm thơ. II. Nghệ thuật: – Điệp từ “chinh“: nhấn mạnh tu thế sẵn sàng đi xa, vượt mọi thử thách, điệp từ “trận”: nhấn mạnh nỗi gian khổ (gió rét từng trận, từng trận). – Hình tượng thơ vận động hướng về ánh sáng, tương lai. – Yếu tố hiện thực và tượng trưng hài hòa: đêm tối – con đường cách mạng; người tù, người chiến sĩ cách mạng đang vượt qua thử thách, gian khổ. . NHẬT KÝ TRONG TÙ Hồ Chí Minh I. Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm được viết trong thời gian Bác bị giam ở nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung. tự họa và phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh: Lòng yêu nước thiết tha, tinh thần nhân đạo đối với con người, tình yêu thiên nhiên bao la, khao khát tự do, ý chí cách mạng vững vàng, tinh thần. Quốc, dưới thời Tưởng Giới Thạch. Thời gian từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943. Đây là tập nhật ký bằng thơ, chữ Hán. II. Nội dung tác phẩm và nghệ thuật: 1) Nội dung: A– Phơi bày bộ mặt