1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng của văn học chữ Hán pdf

40 655 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 168,71 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt 1. Vài nét về văn học của người Việt Văn học Việt Nam là nền văn học của nhiều dân tộc, trong đó văn học của người Việt (Kinh) đóng vai trò rất quan trọng. Văn học của người Việt có hai bộ phận: văn học dân gian và văn học cao nhã (tức văn học viết). Văn học dân gian ra đời sớm hơn, dồi dào về số lượng, đa dạng về thể loại. Văn học cao nhã chính thức được xây dựng từ thế kỷ X trở đi. Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX, trong bộ phận văn học cao nhã, xét về mặt văn tự, có hai loại tác phẩm: một loại viết bằng chữ Hán, một loại viết bằng chữ Nôm. Các tác giả nổi tiếng như Nguyễn Trãi (1380-1442), Đoàn Thị Điểm (1705-1748), Nguyễn Du (1765-1820), Hồ Xuân Hương (thế kỷ XVIII-XIX), Cao Bá Quát (1808-1855), Nguyễn Khuyến (1835- 1909) đều sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm khi sáng tác. Cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm của người Việt đều chịu ảnh hưởng của văn học dân gian. Có thể dẫn ra tập truyện viết bằng chữ Hán Truyền kì mạn lục được sáng tác vào thế kỷ XVI của Nguyễn Dữ và bài thơ chữ Nôm Thác lời trai phường nón của Nguyễn Du làm minh chứng cho nhận xét này. Văn học chữ Hán và chữ Nôm của người Việt đều chịu ảnh hưởng đậm nét của văn học Trung Quốc: từ tư liệu, điển cố văn chương, thể thơ, thể văn đến cả lối khắc bản gỗ để in sách. Văn học dân gian của người Việt cũng chịu ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc, văn học chữ Hán của người Việt và văn học chữ Nôm. Trong khuôn khổ của chủ đề hội thảo, ở báo cáo này, chúng tôi chỉ bàn về ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt. 2. Hai dạng ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của văn học Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt 2.1. Ảnh hưởng trực tiếp Thơ ca dân gian người Việt (còn gọi là ca dao) được sáng tác từ rất sớm, song việc ghi chép lại mới chỉ được tiến hành từ cuối thế kỷ XVIII trở lại đây. Căn cứ vào những tài liệu đã sưu tầm được, hiện có khoảng 13.000 bài ca dao. Ca dao người Việt có khi chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc một cách trực tiếp. Thí dụ, đây là lời của một chàng trai ở Nam Bộ: Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Ai hỏi đón chi đó giống in tiếng con bạn hiền Đây anh lo phản mại kiếm tiền nuôi thân(1). Hai dòng đầu của bài ca dao là hai câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều) của Trương Kế (đời Đường), có nghĩa là: Ngoài thành Cô Tô có ngôi chùa Hàn Sơn, nửa đêm tiếng chuông vẳng đến thuyền khách. Hai dòng này gợi lên tính chất khuya khoắt về mặt trời gian và chỉ liên hệ với hai dòng sau của bài ca dao về mặt vần (thuyền vần với hiền). Có thể nói đây là trường hợp vận dụng văn học chữ Hán không thật nhuần nhuyễn, bởi vì xét cho kĩ nội dung giữa hai dòng đầu với hai dòng sau không có mối liên hệ hữu cơ. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng, trong các cuộc hát đối đáp ngày trước, nhiều câu mở đầu chỉ có tính chất bắt vần đưa đẩy để cho cuộc hát không bị gián đoạn. Một thí dụ khác, ở bài ca dao sau, tác giả dân gian đã sử dụng các điển tích Trung Hoa rất thành công trong việc thể hiện nội dung bài ca: Chẳng thà em chịu đói chịu rách Học theo cách bà Mạnh, bà Khương Không thèm như chị Võ Hậu đời Đường Làm cho bại hoại cang thường hư danh(2). Bài ca dao đã nhắc đến nhiều điển tích văn học Trung Quốc: + Bà Mạnh: Mạnh mẫu, là thân mẫu Mạnh Tử (372-289 trước Công nguyên). Bà Mạnh là người hiền đức. + Bà Khương: Khương Hậu, vợ hiền của Chu Tuyên Vương. Tuyên Vương thường ngủ muộn, Khương Hậu muốn can ngăn liền bỏ trâm cài đầu, ngọc đeo tai rồi tự giam mình trong cung để chịu tội (ý nói lỗi của Tuyên Vương là do mình). Tuyên Vương cảm động, từ bỏ thói xấu, chuyên cần công việc. + Võ Hậu: Võ Tắc Thiên sinh năm 662, vợ Đường Cao Tông. Khi Cao Tông chết, bà lập và phế hai vua rồi sau tự làm vua. 2.2. Ảnh hưởng gián tiếp Ca dao người Việt còn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc một cách gián tiếp. Quá trình này diễn ra như sau: Lúc đầu những điển tích, tên đất, tên người của tác phẩm văn học Trung Quốc đi vào những tác phẩm lớn của văn học viết của người Việt, sau đó các tác giả thơ ca dân gian người Việt đã tiếp thu những điển tích này. Thí dụ, Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân (đời Thanh, Trung Quốc). Tác phẩm này đã vào Việt Nam khoảng những năm 60, 70 của thế kỷ XVIII(3). Dựa theo nó, Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều với 3.254 câu thơ lục bát. Ca dao người Việt đã tiếp thu văn học Trung Quốc qua Truyện Kiều. Đây là bài ca dao, là lời chàng trai dặn dò người yêu hãy gìn giữ mối tình chung thuỷ: Đất Liêu Dương anh về tang chú Mối tình chung lặn lội lao đao Dặn Kiều dù sóng gió ba đào Cũng giữ lời thề non hẹn biển, chớ lúc nào lãng quên(4). Còn đây là cuộc hát đối đáp thử tài văn học giữa nam và nữ: Đồn em hay truyện Thuý Kiều Lại đây mà giảng mấy điều cho minh Vì đâu Kiều gặp Kim Sinh? Vì đâu Kiều phải bán mình chuộc cha? Vì đâu Kiều phải đi xa? Vì đâu Kiều phải vào nhà lầu xanh? Hoa trôi bèo dạt đã đành Vì đâu mắc phải Sở Khanh nói lừa? Vì đâu kết tóc xe tơ? Vì đâu Kiều phải lên chùa làm sư? Vì đâu Kiều gặp họ Từ? Báo ân báo oán trả thù sạch không? [...]... chịu ảnh hưởng của văn học chữ Hán, có khi tác giả dân gian người Việt đã tiếp thu khá nguyên vẹn, có khi họ tiếp thu bằng cách biến cải Ở đây, vai trò của các trí thức bình dân người Việt là rất quan trọng 4 Một “nghịch lý” của hiện tượng chịu ảnh hưởng văn học chữ Hán “Nghịch lý” này thể hiện ở các vùng văn hoá với các truyền thống Nho học khác nhau Trong tập sách của nhiều tác giả Các vùng văn hoá... tích cách tiếp thu nguyên vẹn này ở tiểu mục 4 dưới đây) 3.2 Tiếp thu có biến cải Trong những trường hợp dưới đây, ý nghĩa của các hình ảnh trong ca dao người Việt lại khác với ý nghĩa của các hình ảnh cùng tên trong văn học Trung Quốc và văn học chữ Hán Việt Nam Trong văn học chữ Hán, rồng tượng trưng cho nhà vua, tùng, trúc, mai tượng trưng cho những người quân tử có phẩm cách cao cả Ngược lại, trong... ra thi này có năm người đỗ tiến sĩ(16) Như thế, Nho học ở Nam Bộ bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn so với Nho học ở miền Bắc và miền Trung Trong quá trình văn hoá Việt tiếp xúc, giao lưu với văn hoá Hán, dần dần văn hoá Việt đồng văn với văn hoá Hán, nhiều từ ngữ Hán đi vào tiếng Việt, được gọi là từ ngữ Hán Việt Xét theo nguồn gốc, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam phân từ tiếng Việt thành hai loại: từ... Gia Khánh và nhà thơ Cù Huy Cận đồng chủ biên, các tác giả phân Việt Nam thành chín vùng văn hoá lớn Đó là: vùng văn hoá đồng bằng miền Bắc, vùng văn hoá Việt Bắc, vùng văn hoá Tây Bắc, vùng văn hoá Nghệ Tĩnh, vùng văn hoá Thuận Hoá - Phú Xuân (hay là xứ Huế), vùng văn hoá Nam Trung Bộ, vùng văn hoá Tây Nguyên, vùng văn hoá đồng bằng miền Nam Thăng Long - Hà Nội có vai trò đặc biệt trong lịch sử văn. .. thành một vùng văn hoá lớn(13) Nhìn một cách khác, văn hoá của người Việt có thể chia thành ba vùng lớn hơn: Bắc (trung tâm là văn hoá đồng bằng miền Bắc), Trung (với các vùng Nghệ Tĩnh (còn gọi là xứ Nghệ), xứ Huế, xứ Quảng), Nam (tức Nam Bộ) So với các vùng khác, vùng Thăng Long - Hà Nội nói riêng và cả vùng văn hoá đồng bằng miền Bắc nói chung tiếp thu ảnh hưởng của Nho học và văn học Trung Quốc... Tiền Đường Bao nhiêu nghĩa thảm tình thương Em đã giảng hết mọi đường anh nghe(5) Chúng tôi vừa trình bày hai dạng thức ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của văn học Trung Quốc đối với ca dao người Việt Trong thực tế có khi rất khó xác định đâu là ảnh hưởng trực tiếp, đâu là ảnh hưởng gián tiếp Thí dụ, ca dao xứ Nghệ có bài: Đồn đây là chốn Đào Nguyên Trăng thanh gió mát cầm thuyền dạo chơi(6)... dùng từ Hán Việt(26) Trong khi đó, phần ca dao trong cuốn Ca dao ngạn ngữ Hà Nội do Hội Văn nghệ Hà Nội công bố, không có một dòng nào dùng toàn từ Hán Việt(27) Đó chính là “nghịch lý”: Ca dao ở vùng có truyền thống tiếp thu Nho học và văn học Trung Quốc lâu hơn, sớm hơn lại không lạm dụng từ Hán Việt, ít dùng điển tích văn học Trung Quốc hơn Một cộng đồng cũng như một cá nhân, nếu có bản lĩnh văn hoá... yếu tố văn hoá ngoại nhập thì họ sẽ sử dụng những yếu tố ấy nhuần nhuyễn hơn, thành công hơn, không sùng ngoại, không sính nói chữ Xin nêu một thí dụ, nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là người xứ Nghệ Sau khi đỗ tú tài ở Hà Nội, ông sống ở Pháp 27 năm, giỏi tiếng Pháp đến mức “Tây cũng nể” Ông còn trau dồi và am hiểu Hán học Thế nhưng ông không sính dùng tiếng Tây và chữ Hán Cách dùng từ của ông... nói chung tiếp thu ảnh hưởng của Nho học và văn học Trung Quốc sớm nhất Sự phát triển của nền văn hoá bác học gắn liền với sự phát triển của giáo dục Ở đây, từ năm 1070 đã có Văn Miếu và năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, việc giáo dục Nho học có từ lâu đời và phát triển hơn các vùng khác “Trong thời kỳ Đại Việt, số người đi học, thi đỗ ở vùng đồng bằng miền Bắc tính theo tỉ lệ dân số, thì cao hơn rất nhiều... Kiều của Nguyễn Du mà các tác giả dân gian mới biết được điển tích Đào Nguyên, bởi không ít nhà nho xứ Nghệ am hiểu văn học Trung Quốc Mặt khác, cũng không loại trừ khả năng người sáng tác lời ca dao vừa dẫn đã tiếp thu điển tích Đào Nguyên từ Truyện Kiều 3 Kiểu tiếp thu nguyên vẹn và kiểu tiếp thu có biến cải trong ca dao người Việt 3.1 Tiếp thu nguyên vẹn Nhiều khi ca dao người Việt chịu ảnh hưởng của . sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm khi sáng tác. Cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm của người Việt đều chịu ảnh hưởng của văn học dân gian. Có thể dẫn ra tập truyện viết bằng chữ Hán Truyền. cố văn chương, thể thơ, thể văn đến cả lối khắc bản gỗ để in sách. Văn học dân gian của người Việt cũng chịu ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc, văn học chữ Hán của người Việt và văn. Ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt 1. Vài nét về văn học của người Việt Văn học Việt Nam là nền văn học của nhiều dân tộc, trong đó văn học

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w