đánh giá hệ thống tiền lương tại trung tâm viễn thông khu vực ii

28 461 0
đánh giá hệ thống tiền lương tại trung tâm viễn thông khu vực ii

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ Đề tài: Đề tài: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TIỀN LƯƠNG ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TIỀN LƯƠNG TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC II KHU VỰC II GV hướng dẫn GV hướng dẫn : PGS.TS. Trần Kim Dung : PGS.TS. Trần Kim Dung Thực hiện Thực hiện : Nhóm 9 - QTKD Đêm 1 : Nhóm 9 - QTKD Đêm 1 1. 1. Võ Tấn Đạt Võ Tấn Đạt 2. 2. Nguyễn Thị Thu Hà (1983) Nguyễn Thị Thu Hà (1983) 3. 3. Nguyễn Ngọc Phương Thúy Nguyễn Ngọc Phương Thúy 4. 4. Huỳnh Văn Thông Huỳnh Văn Thông TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 04 năm 2009 TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 04 năm 2009 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG LƯƠNG , THƯỞNG TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC II 3 THIẾT KẾ VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23 GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 25 MỞ ĐẦU Hiện nay, môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt thi người lao động được coi là nguồn lực quí của mỗi doanh nghiệp. Việc thu hút nhân tài của các doanh nghiệp hoạt động rất sôi động dưới nhiều hình thức như tuyển dụng qua sách báo, tuyển dụng từ trên ghế nhà trường… Ta thấy được rằng nhận thức của các doanh nghiệp về nguồn nhân lực ngày càng nâng cao. Trong bối cảnh đó, tại trung tâm Viễn thong khu vực II thì sao? Lao động nghỉ việc ngày càng tăng. Đâu là lý do cho hiện tượng đó? Và cách nào để khắc phục vấn đề đó? Liệu hệ thống tiền lương hiện tại của Trung Tâm Viễn Thông Khu Vực 2 có còn phù hợp hay không? Những yếu tố đánh giá, tính lương của hệ thống có còn chính xác với sự thay đổi của công việc trong thời đại mới hay không? Do đó cần một sự nghiên cứu nghiên túc về vấn đề này. Nhóm chúng tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá hệ thống tiền lương tại Trung Tâm Viễn Thông khu vực 2 “ nhằm giúp Trung Tâm Viễn Thông khu vực 2 nói riêng cải thiện được tình trạng trên và điều chỉnh hệ thống lương nhằm thu hút, duy trì, phát trịển đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao. Do tính nhạy cảm trong việc thể hiện thái độ hài lòng đối với mức lương hiện tại và nguyên nhân nghỉ việc nên khó tránh khỏi việc đánh giá thiếu khách quan, thiếu chính xác của người lao động. Ngoài ra, đối tượng được đánh giá chủ yếu là nhân viên của Trung Tâm nên đề tài chỉ phản ánh đúng thực trạng của 1 đơn vị trong Công Ty Viễn Thông Liên Tỉnh. Tuy nhiên, nhóm chúng tôi hy vọng đề tài này góp phần giải quyết tình trạng lao động nghỉ việc ngày càng tăng; cải thiện hệ thống tiền lương của Trung Tâm Viễn Thông khu vực 2 và là cơ sở để triển khai cho toàn Công ty cũng như là đề tài mẫu cho các Công ty khác. THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG LƯƠNG , THƯỞNG TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC II 1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC 2 (VTN 2) Trung tâm Viễn thông khu vực 2 (viết tắt TTVTKV 2): thuộc Công ty Viễn thông Liên tỉnh, được thành lập theo quyết định số 1511/ QĐ-TCCB ngày 16/06/1997 của Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (trước nay là QĐ số 1002 - QĐ/TCCB ngày 20/12/1990), có trụ sở chính tại 137 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm Viễn thông khu vực 2 là tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc trong Công ty Viễn thông Liên tỉnh (gọi tắt là công ty VTN 2), là đơn vị trực thuộc của Công ty, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong lĩnh vực viễn thông liên tỉnh, có trách nhiệm với các đơn vị trong Công ty về tổ chức quản lí khai thác mạng lưới, lợi ích kinh tế tài chính, phát triển các dịnh vụ viễn thông, để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch do Công ty giao . Trung tâm Viễn thông khu vực 2 quản lí toàn bộ mạng viễn thông liên tỉnh của các tỉnh từ Ninh Thuận trở vào đến các tỉnh phía Nam (trừ Daklak đã bàn giao cho TTVTKV 3 quản lí từ 8/2001 ) . 1.1.1. Chức năng của Trung tâm Viễn thông khu vực 2  Tổ chức, quản lí, vận hành, khai thác mạng lưới, dịch vụ viễn thông liên tỉnh và cho thuê kênh viễn thông liên tỉnh; làm đầu mối kết nối giữa mạng viễn thông của khu vực miền Nam với mạng viễn thông của khu vực miền Bắc và miền Trung để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do Công ty giao. Đảm bảo thông tin viễn thông liên tỉnh phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền cac cấp; phục vụ các yêu cầu trong đời sống kinh tế xã hội của các ngành và nhân dân theo phân cấp quản lí của Công ty.  Tham gia vào khảo sát, thiết kế, dự toán và xây lắp các công trình chuyên ngành về thông tin theo yêu cầu của Công ty.  Bảo trì các thiết bị chuyên ngành thông tin liên lạc.  Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép và thực hiện các nhiệm vụ Công ty giao. 1.1.2. Nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc 1.1.2.1. Các phòng ban chức năng  Phòng Kế hoạch vật tư – Xây dựng cơ bản (viết tắt P.KHVT - XDCB) Xây dựng, tổng hợp, phân tích, đánh giá tổng quát kết quả thực hiện kế hoạch của Trung tâm; tổ chức thực hiện đầu tư, phát triển các công trình; xây dựng bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp các cơ sở hạ tầng, công trình thông tin, công trình phụ; cung ứng trang thiết bị vật tư, công cụ lao động, bảo hộ lao động cho các đơn vị.  Phòng Kỹ thuật – Nghiệp vụ (viết tắt P.KT - NV): Quản lý chất lượng kỹ thuật, nghiệp vụ của mạng viễn thông khu vực 2; lập phương án, dự án, thiết kế, giải pháp kỹ thuật nhằm điều hành, nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ viễn thông; xây dựng, quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy phạm về kỹ thuật, dịch vụ; quản lý phân bổ vật tư, thiết bị dự phòng, máy đo hợp lý; tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ mới đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa mạng lưới viễn thông.  Phòng Nhân sự – Lao động tiền lương (viết tắt P.NS - LĐTL): Quản lý, kiện toàn bộ máy sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển của mạng viễn thông liên tỉnh khu vực 2; quản lý, tuyển chọn, bố trí hợp lý và nâng cao nghiệp vụ cho người lao động; tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách cho người lao động theo quy định hiện hành phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của Trung tâm.  Phòng Tài chính – Kế toán thống kê (viết tắt P.TC - KTTK): Quản lý tiền và toàn bộ tài sản, vật tư, công cụ lao động bằng tiền theo nguồn vốn cho các hoạt động của Trung tâm; ghi chép, hạch toán kế toán trên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên tài khoản trong quá trình kinh doanh; thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo các số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh theo định kỳ nhằm xác định tình hình thực hiện kế hoạch tài chính - kế toán của Trung tâm theo đúng pháp luật hiện hành.  Phòng Kinh doanh (viết tắt P.KD): Tổ chức kinh doanh khai thác các nghiệp vụ viễn thông liên tỉnh, thực hiện và quản lý các hợp đồng kinh doanh trên mạng viễn thông liên tỉnh; xây dựng kế hoạch kinh doanh, sách lược Marketing, nghiên cứu nhu cầu thị trường, tuyên truyền quảng cáo nghiệp vụ viễn thông liên tỉnh; theo dõi, thống kê, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu cước, doanh thu các dịch vụ viễn thông khác; phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, đề xuất việc mở các nghiệp vụ mới, chính sách cước phí đối với khách hàng.  Phòng Hành chánh – Quản trị – Y tế (viết tắt P.HC - QT): Quản lý, lưu chuyển công văn, quản lý con dấu, sắp xếp lịch công tác tuần, chế độ trực của lãnh đạo Trung tâm; tổ chức tiếp tân, phục vụ các cuộc hội, họp; đảm bảo hệ thống nước, điện sinh hoạt và nhà ăn tập thể cho công nhân viên. Quản lý sức khỏe, sơ cấp cứu, khám chữa bệnh và tổ chức điều dưỡng cho CBCNV; quản lý môi trường lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng bệnh và phòng dịch trong; thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho CBCNV; tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình.  Ban Thanh tra – Bảo vệ và tự vệ (viết tắt Ban TT - BVTV): Tổ chức bảo vệ cơ quan xí nghiệp, tổ chức phòng chống cháy nổ và lực lượng tự vệ theo quy định của Nhà nước. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài ngành bảo đảm an toàn cơ quan, nhà trạm viễn thông trong địa bàn.  Đội xe: Điều xe ô tô cho CBCNV đi công tác, trực ứng cứu xử lý thông tin, định kỳ bảo trì bảo dưỡng xe. 1.1.2.2. Các đơn vị sản xuất  Đài Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt VT HCM): Là đầu mối điều hành xử lý sự cố trên mạng truyền dẫn liên tỉnh khu vực 2, tổng hợp báo cáo, đề xuất phương án nâng cao chất lượng mạng viễn thông; quản lý, vận hành khai thác, bảo dưỡng thường xuyên, xử lý sự cố hệ thống thiết bị viễn thông cấp I trên địa bàn các tỉnh, thành: TP.HCM, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Bảo Lộc.  Đài Viễn thông Phan Rang (viết tắt VT Phan Rang): Quản lý, vận hành khai thác, bảo dưỡng thường xuyên, xử lý sự cố hệ thống thiết bị viễn thông cấp I trên địa bàn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, phối hợp điều hành, xử lý ứng cứu thông tin trên toàn mạng lưới truyền dẫn thuộc phạm vi Trung tâm quản lý.  Đài Viễn thông Cần Thơ (viết tắt VT Cần Thơ): Quản lý, vận hành khai thác, bảo dưỡng thường xuyên và xử lý sự cố hệ thống thiết bị viễn thông cấp I trên địa bàn các tỉnh: Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, phối hợp điều hành, xử lý ứng cứu thông tin trên toàn mạng lưới truyền dẫn thuộc phạm vi Trung tâm quản lý.  Đài điều hành – chuyển mạch liên tỉnh (viết tắt Đài ĐH - CMLT): Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành hệ thống chuyển mạch liên tỉnh; điều hành lưu thoại qua hệ thống tổng đài thuộc Trung tâm 2 quản lý, tiếp nhận và báo cáo các lệnh điều hành thông tin của cấp trên; tổng hợp, báo cáo, đối soát sản lượng cước viễn thông với các đơn vị liên quan; quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống cung cấp nguồn AC. DC cho toàn bộ khu vực 137.  Xưởng Sửa chữa và lắp đặt thiết bị Viễn thông (viết tắt Xưởng VT): Thực hiện lắp đặt phát triển mạng lưới, bảo dưỡng, sửa chữa, ứng cứu đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống, thiết bị viễn thông trong phạm vi Trung tâm quản lý.  Xưởng Cơ điện: Tổ chức thực hiện lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và ứng cứu các: hệ thống nguồn điện AC, máy lạnh; hệ thống tiếp đất; hệ thống trụ anten, cầu cáp, pin mặt trời. BAN LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM Khối chức Năng Khối sản xuất Phòng HC – QT – Y tế Phòng KH - XDCB Phòng K.Doanh Phòng KT - NV Phòng NS - LĐTL Phòng TC - KTTK Ban TT - BVTV Đội xe Đài VT TP.HCM Đài VT PH.Rang Đài VT Cần Thơ Đài ĐH - CMLT Xưởng V.Thông Xưởng Cơ Điện Hình 2.1.Cơ cấu tổ chức các phòng ban tại TTVTKV 2 1.1.3. Giới thiệu sơ lược một số sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm Viễn thông khu vực 2 1.1.3.1. Điện thoại thẻ trả trước 1719 Dịch vụ thoại trả trước 1719 (Calling Card) là dịch vụ gọi điện thoại nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế trả trước, người sử dụng chỉ cần mua một thẻ điện thoại trả tiền trước có mệnh giá từ 30.000 đến 500.000 đồng là có thể thực hiện cuộc gọi từ bất kỳ máy điện thoại cố định thông qua việc gọi vào số dịch vụ 1719. Cước phí sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản thẻ. 1.1.3.2. Miễn cước ở người gọi 1800 Là loại hình dịch vụ cho phép người sử dụng thực hiện cuộc gọi miễn phí đến nhiều số đích khác nhau thông qua một số truy nhập thống nhất trên mạng. Toàn bộ cước phí sử dụng dịch vụ của cuộc gọi sẽ được tính cho thuê bao đăng ký dịch vụ 1800 với Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam. 1.1.3.3. Thông tin giải trí thương mại 1900 Dịch vụ 1900 là loại hình dịch vụ cho phép người sử dụng thực hiện cuộc gọi tới nhiều số đích khác nhau để truy cập các thông tin giải đáp hoặc giải trí và thương mại của nhà cung cấp dịch vụ thông tin thông qua một số truy cập thống nhất trên mạng Viễn Thông. 1.1.3.4. Mạng riêng ảo – MegaWan Dịch vụ kết nối các mạng máy tính xDSL-WAN là dịch vụ kết nối các mạng máy tính trên đường dây SHDSL (Công nghệ đường dây thuê bao số đối xứng hoặc ADSL (Công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng) sử dụng công nghệ MPLS/VPN. 1.1.3.5. Kênh thuê riêng - Lease Line Dịch vụ kênh thuê riêng là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để kết nối và truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai địa điểm cố định khác nhau. Dịch vụ kênh thuê riêng đáp ứng được các nhu cầu kết nối trực tiếp theo phương thức điểm nối điểm giữa hai đầu cuối của khách hàng. 1.1.3.6. Truyền hình hội nghị Dịch vụ hội nghị truyền hình cho phép những người tham dự tại các điểm khác nhau có thể nhìn thấy và trao đổi trực tiếp với nhau qua màn hình tivi. Khách hàng có thể trình bày ý kiến, giới thiệu các biểu đồ, hình ảnh, sản phẩm và nhận được thông tin phản hồi từ các đối tác thông qua hình ảnh, cử chỉ và giọng nói của họ. Từ đó khách hàng có thể tìm ra phương cách phù hợp nhất để thuyết phục, đàm phán và đi đến quyết định đúng đắn. 1.1.3.7. Dịch vụ IP CENTREX IP Centrex là dịch vụ thoại tiên tiến cho doanh nghiệp, là giải pháp mới của mạng NGN cho các ứng dụng tương đương dịch vụ tổng đài doanh nghiệp (PBX) và các ứng dụng mới, linh hoạt trên nền IP. Cho phép bạn đang ở Hà Nội muốn gọi cho chi nhánh trong Nam hay bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ Việt Nam thì chỉ cần quay số máy lẻ; không phải bấm mã vùng, bấm một dãy số dài và chờ tổng đài chuyển máy. 1.1.3.8. Truyền dẫn tín hiệu truyền hình Dịch vụ này cho phép khách hàng truyền dẫn tín hiệu truyền hình một hoặc hai chiều đến mọi địa điểm khách hàng có nhu cầu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Truyền hình trực tiếp các phiên bóng đá, ca nhạc, thời trang, thời sự với bất cứ thời gian và địa điểm nào. 1.1.3.9. Nhắn tin cố định (FIX SMS) Dịch vụ nhắn tin cố định (Fix Sms) là dịch vụ cho phép các thuê bao cố định có thể gửi và nhận tin nhắn dưới dạng văn bản với nhau hoặc với các thuê bao điện thoại di động khác. 1.2. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC 2 (VTN 2) 1.2.1. Tình hình lao động chung tại TTVTKV 2 (VTN 2) Bảng 2.1.Tình hình lao động bình quân của TTVTKV 2 Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 Lao động bình quân Người 536 549 562 569 Tốc độ tăng lao động so với năm 2004 (%) 102.43 % 104.85% 106.16% Tốc độ tăng lao động so với năm trước (%) 102.43 % 102.37 % 101.25% (Nguồn: Phòng Nhân sự và Lao động tiền lương TTVTKV 2) Hình 2.2.Lao động bình quân tại TTVTKV 2 Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ lao động tại TTVTKV 2, tình hình lao động tại TT trong giai đoạn vừa qua có những biến động cụ thể như sau: Tình hình tổng số lao động bình quân luôn tăng từ năm 2004 đến năm 2007, tuy nhiên mức tăng có xu hướng ngày càng giảm. Tổng số lao động năm 2005 là 549 người, tăng 2.43% so với năm 2004 tương ứng với tăng 13 lao động; lao động năm 2006 là 562 người, tăng 2.37% so với năm 2005 tương ứng với tăng 13 lao động; lao động năm 2007 là 569 người, tăng 1.25% so với năm 2006 tương ứng với tăng 7 lao động. Nguyên nhân là do tình hình kinh doanh của TTVTKV2 ngày càng phát triển, doanh thu năm sau tăng so với năm trước,vì thế lượng lao đông tại TT cũng tăng để đảm bảo việc hoàn thành lượng công việc tại TT. Tuy nhiên, mức tăng có xu hướng ngày càng giảm. 1.2.1.1. Tình hình tăng giảm lao động tại TTVTKV 2 Bảng 2.2. Tỷ lệ tăng giảm nhân viên tại TTVTKV 2 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 Tổng số nhân viên Người 549 562 569 Lượng nhân viên tăng Người 23 24 26 Lượng nhân viên giảm Người 10 11 19 Tỷ lệ tăng nhân viên % 4.19% 4.27% 4.57% Tỷ lệ giảm nhân viên % 1.82% 1.96% 3.34% (Nguồn: Phòng Nhân sự - Lao động tiền lương) 536 549 562 569 515 520 525 530 535 540 545 550 555 560 565 570 S lao đ ng bình quânố ộ 2004 2005 2006 2007 N mă Lao động bình quân [...]... chốt tại Trung tâm, có nhiều kinh nghiệm trong làm viêc; lực lượng lao động trung niên chiếm 33% lao đông toàn Trung tâm, đây là lớp lao động kế thừa cho các vị trí quan trọng tại Trung tâm sau này 1.3 Chế độ lương - thưởng tại TTVTKV2 1.3.1 Chế độ lương tại TTVTKV2 1.3.1.1 Công thức tính lương tại TTVTKV 2 Tiền lương cá nhân của người lao động tại TTVTKV 2 gồm 2 phần chính: tiền lương chính sách và tiền. .. Trong đó: Ltl: Tiền lương cá nhân hàng tháng Lcs: Tiền lương chính sách cá nhân: Lương chính sách thực tế trả cho lao động Lk: Tiền lương khoán theo mức độ phức tạp, hiệu quả công việc người lao động Lbs: Tiền lương bổ sung (nếu có) Lkkcn: Tiền lương khuyến khích cho cá nhân (nếu có) Llt: Tiền lương làm thêm giờ (nếu có) 1.3.1.1.a Xác định lương chính sách Phân phối cho cá nhân theo lương cấp bậc,... gồm các khoản: tiền lương, phụ cấp, tiền phụ cấp, tiền thưởng và các loại phúc lợi, trong đó tiền lương là phần quan trọng nhất  Tiền lương cơ bản: Là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, về mức độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong điều kiện lao động trung bình của từng ngành, công việc  Phụ cấp lương: Là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản,... quỹ lương cấp bậc của người tham gia BHXH trong đơn vị Người lao động đóng 5% tiền lương theo cấp bậc dành cho BHXH Mức đóng BHYT người lao động đóng 1% tiền lương cấp bậc THIẾT KẾ VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ nhân viên của Trung tâm Viễn thong khu vực II  Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Nhân viên hài lòng với mức lương hiện tại Giả thuyết 2: Lương. .. Nguồn tiền thưởng căn cứ quyết định giao quỹ tiền lương hàng năm của Công ty Viễn thông liên tỉnh, tỷ lệ trích 2% là tỷ trích trên tổng quỹ lương khoán kế hoạch của Trung tâm Đến cuối năm, nếu quỹ thưởng 2% không chi hết sẽ được gộp vào quỹ lương khoán của Trung tâm và phân phối hết cho CBCNV trước khi quyết toán tài chính Đối tượng được xét nhận thưởng là tất cả người lao động làm việc tại Trung tâm. .. trong quy chế đào tạo của Công ty Tiền lương ngày được tính theo công thức sau: Lngày = TL min* ( Hcb + Hpc) Ng Trong đó: TLmin: Tiền lương tối thiểu chung do nhà nước công bố Hcb: Hệ số lương cấp bậc theo quy định 26/CP Hpc: Hệ số phụ cấp bao gồm các loại phụ cấp lương theo nghị định 26/CP và phụ cấp thâm niên ngành 1.3.1.1.b Xác định tiền lương khoán cá nhân Tiền lương khoán cá nhân được tính theo... động tiền lương TTVTKV 2) 33% 34% Từ 20-35 Từ 35-40 Trên 45 33% Hình 2.7 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi tại TTVTKV 2 Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ cơ cấu nhân sự theo độ tuổi ta thấy: Nhìn chung lực lượng lao động tại Trung tâm theo độ tuổi là khá đồng đều, Trung tâm có một đội ngũ lao động trẻ năng động chiếm 34% lao đông toàn trung tâm; đội ngũ lao động có thâm niên cao chiếm 33% lao động toàn trung tâm, ... nhân viên  Các hình thức của tiền lương:  Tiền lương trả theo thời gian: nhân viên được trả lương theo thời gian làm việc (theo giờ, ngày, tháng, năm)  Tiền lương trả theo trình độ, năng lực nhân viên: việc trả lương sẽ dựa trên những kỹ năng, kiến thức, bằng cấp mà nhân viên đã được giáo dục, đào tạo và sử dụng  Tiền lương theo kết quả thực hiện công việc: là hình thức lương có tác dụng kích thích... tập thể đánh giá điểm mức độ hoàn thành công việc cho cá nhân ở mức nhỏ hơn mức 0.8; nếu nặng có thể không được hưởng lương khoán 2.8.4 Chế độ thưởng tại TTVTKV 2 Tại TTVTKV 2, với mục đích kịp thời động viên, khuyến khích, thu hút những lao động có trình độ kỹ thuật cao, năng động sáng tạo hiệu quả trong các lãnh vực sản xuất và quản lý, Trung tâm quy định việc xét thưởng 2% từ quỹ lương để khuyến... hình thức trả lương theo sản phẩm, trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân, trả lương theo sản phẩm lũy tiến, trả lương theo sản phẩm gián tiếp, trả lương theo giờ chuẩn và tiền hoa hồng), kích thích dựa vào nhóm và kích thích dựa vào kết quả của doanh nghiệp (gồm có: thưởng năng suất và hiệu quả, chia lời bán cổ phiếu cho nhân viên) Lương căn bản Thù lao vật chất Cơ cấu hệ thống trả lương Thưởng . SỰ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ Đề tài: Đề tài: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TIỀN LƯƠNG ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TIỀN LƯƠNG TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC II KHU VỰC II GV hướng dẫn GV hướng dẫn :. đề tài “ Đánh giá hệ thống tiền lương tại Trung Tâm Viễn Thông khu vực 2 “ nhằm giúp Trung Tâm Viễn Thông khu vực 2 nói riêng cải thiện được tình trạng trên và điều chỉnh hệ thống lương nhằm. THƯỞNG TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC II 1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC 2 (VTN 2) Trung tâm Viễn thông khu vực 2 (viết tắt TTVTKV 2): thuộc Công ty Viễn thông Liên tỉnh,

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC 2 (VTN 2)

    • 1.1.1. Chức năng của Trung tâm Viễn thông khu vực 2

    • 1.1.2. Nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc

      • 1.1.2.1. Các phòng ban chức năng

      • 1.1.2.2. Các đơn vị sản xuất

      • 1.1.3. Giới thiệu sơ lược một số sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm Viễn thông khu vực 2

        • 1.1.3.1. Điện thoại thẻ trả trước 1719

        • 1.1.3.2. Miễn cước ở người gọi 1800

        • 1.1.3.3. Thông tin giải trí thương mại 1900

        • 1.1.3.4. Mạng riêng ảo – MegaWan

        • 1.1.3.5. Kênh thuê riêng - Lease Line

        • 1.1.3.6. Truyền hình hội nghị

        • 1.1.3.7. Dịch vụ IP CENTREX

        • 1.1.3.8. Truyền dẫn tín hiệu truyền hình

        • 1.1.3.9. Nhắn tin cố định (FIX SMS)

        • 1.2. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC 2 (VTN 2)

          • 1.2.1. Tình hình lao động chung tại TTVTKV 2 (VTN 2)

            • 1.2.1.1. Tình hình tăng giảm lao động tại TTVTKV 2

            • 1.2.1.2. Khảo sát nguyên nhân tăng giảm nhân viên

            • 1.2.2. Cơ cấu lao động tại TTVTKV 2 (VTN 2)

              • 1.2.2.1. Cơ cấu lao động theo tính chất công việc

              • 1.2.2.2. Cơ cấu lao động tại TTVTKV 2 theo giới tính

              • 1.2.2.3. Cơ cấu lao động tại TTVTKV 2 theo trình độ

              • 1.2.2.4. Cơ cấu nhân sự tại TTVTKV 2 theo độ tuổi

              • 1.3. Chế độ lương - thưởng tại TTVTKV2

                • 1.3.1. Chế độ lương tại TTVTKV2

                  • 1.3.1.1. Công thức tính lương tại TTVTKV 2

                    • 1.3.1.1.a. Xác định lương chính sách

                    • 1.3.1.1.b. Xác định tiền lương khoán cá nhân

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan