Vì hiện nay chưa có văn bản ban hành xác định rõ trách nhiệm đóng góp kinh phí của chủ đầu tư và các hộ dân cho việc thực hiện công tác này.. Theo chúng tôi, mức đóng góp kinh phí của cá
Trang 15.Bản quản lý nên quy định cụ thể mức đóng góp của mỗi căn hộ cho công tác duy tu bảo dưỡng Vì hiện nay chưa có văn bản ban hành xác định rõ trách nhiệm đóng góp kinh phí của chủ đầu tư và các hộ dân cho việc thực hiện công tác này Mặt khác, do tính đặc thù của nhà ở, mỗi khu nhà ở chung cư cao tầng có mức trang thiết bị hạ tầng
kỹ thuật ngoài nhà khác, chất lượng nhà ở khác nhau nên thời gian sửa chữa định kỳ cũng như kinh phí cho công tác quản lý duy tu, sửa chữa nhà ở và công trình hạ tầng kỹ thuật của mỗi khu nhà rất khác nhau Vì vậy, mức đóng góp của mỗi căn hộ cần phải được xác định cụ thể: Cơ chế co nhiều cách phân bổ kinh kỳ đóng góp như: Phân theo diện tích sử dụng, phân theo số người thực tế, phân đều theo số căn hộ
Theo chúng tôi, mức đóng góp kinh phí của các hộ nên phân rõ làm hai loại:
*Kinh phí cho công tác quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị
sử dụng chung như: bơm nước, vận hành thang máy, máy phát điện,
đèn chiếu sáng hành lang, cầu thang bộ và các thiết bị khác
*Chi phí cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa Trong đó:
- Kinh phí cho công tác quản lý vận hành các trang thiết bị sử dụng chung được thu hàng tháng, tùy theo quy mô nhà chung cư cao tầng
và những hộ gia đình ở mà thu khoảng từ 30.000đ đến 50.000đ là phù hợp trong giai đoạn hiện nay
- Kinh phí cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa các phần chung thì thực hiện theo quyết toán công việc và phân bổ cho các hộ, không thu theo tháng
Trang 2Trên thực tế ở một số nơi trong nước, phương pháp phân bổ đều theo số căn họ tuy chưa thật công bằng( vì số người sử dụng thực tế trong mỗi cặn hộ là khác nhau nên việc sử dụng các dụng cụ chung cũng ở mức đọ khác nhau) nhưng việc theo dõi và tính toán được dễ dàng hơn cả
Về lý, những người đang trực tiếp ở các căn hộ trong nhà chung cư
có trách nhiệm đóng góp kinh phí để bảo đảm trang trải cho những chi phí nay Tuy nhiên trong bối cảnh đời sống kinh tế- xã hội nước ta hiện nay, việc yêu cầu những người đang trực tiếp ở nhà chung cư phải
đóng góp kinh phí để bảo đmr trang trải cho đủ những chi phí nêu trên
là những vấn đề hết sức khó khăn vì:
-Đối tượng ở nhà chung cư cao tầng là những người có thu nhập thấp trong xã hội, trong khi thu nhập bình quân đầu người của nước ta
đang là một trong những nước thấp trên thế giới
-Các dự án xây dựng nhà ở chung cư cao tầng mới được Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển trong vài ba năm gần đây các dự án này có
đặc điểm thường phải thực hiện trong thời gian dài, theo phương thức cuốn chiếu, xong đến đâu dân được chuyển dần đến đó
Vì các lý do đó, nên nếu các khoản đóng góp để quản lý và duy tu bảo trì công trình hàng tháng quá lớn thì không khuyến khích được người dân sống trong chung cư
Vì vậy, ban quản lý nên thu của các hộ theo mức đề xuất ở trên (30.000đ/tháng/hộ 50.000đ/tháng/hộ), và một phần nếu thiếu sẽ
được bù bằng Ngân sách Nhà nước, nhưng không quá 30% tổng chi phí theo quy định
Trang 3Nếu việc quản lý, bảo dưỡng khu nhà ở chung cư cao tầng ngày một tốt hơn sẽ góp phần làm đẹp bộ mặt của Thủ đô như: Tiết kiệm một phần ngân sách thành phố cho việc chỉnh trang đô thị, cho việc sửa chữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung
7.3 Quản lý các dịch vụ khác:
Hiện nay, Hà Nội (cùng với thành phố Hồ Chí Minh) được đánh giá
là đô thị cấp đặc biệt của cả nước, với tiêu chí tạo điều kiện tốt cho công dân của mình ở những khía cạnh như: Văn hoá, chăm sóc y tế, giáo dục, thu nhập, nhà ở, chất lượng môi trường, công bằng, an toàn xã hội, dân chủ, dịch vụ giải trí Các vấn đề đó đang được đặt ra hết sức cấp thiêt tại các khu chung cư ở Hà Nội
Ngày nay, hoà nhập vơi xu thế của thời đại, với phương châm phát triển bền vững( kết hợp kinh tế – Xã hội- môi trường trong đó con người được đặt ở ví trí trung tâm) thì vấn đề quản lý môi trường tại các khu chung cư được quan tâm hàng đầu
Theo đó, ban quản lý cần có các giải pháp thích hợp để quy hoach, xây dựng cải thiện môi trường các khu chung cư, tạo tâm lý an tâm cho người dân khi sống tại đây
Thứ nhất: Cải tạo cảnh quan kiến trúc
Để tạo các không gian đẹp và là nơi vui chơi giải trí của khu ở, trước hết cần dọn sạch các bãi chứa rác, các công tỉnh xây dựng lấn chiếm trong khu Tiếp theo, nên thiết kế cải tạo xây dựng thành xân vườn phục vụ vui chơi giải trí cho nhân dân trong khu chung cư Công việc này gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí đấu tư như giải toả các chợ cóc, quầy bán vì vậy, việc đầu tiên là ban quản lý nên tích cực
Trang 4tuyên truyền vận động người dân nhận thức được vấn đề, thuyết phục
họ tham gia đóng góp công lao động cũng như một phần kinh phí kết hợp với nhà nước và chính quyền địa phương, theo phương thức nhà nước và dân cùng làm Hơn nữa, mặt ngoài của nhà ở trong khu chung cư cũng cần được chỉnh trang lại theo thiết kế thống nhất, tạo cảnh quan đẹp cho toàn bộ khu nhà
Thứ hai: Quản lý vấn đề cấp nước
Ban quản lý nên kiểm tra hệ thống cấp nước, phát hiện các điểm
rò rỉ trên tuyến và các đường ống tự lắp để xử lý và sửa chữa Bên cạnh đó phải thau rửa bảo dưỡng thường xuyên các bể nước công cộng cũng như tại các hộ gia đình Đẩy mạnh công tác truyền thông và
xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm nội quy đã được quy
định trước
Về lâu dài cần đầu tư nâng cấp, thay mới mở rộng hệ thống cấp nước tiến tới tự chủ kinh doanh trong ngành nước, sử dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta
Thứ ba: Quản lý vấn đề thoát nước
Ban quản lý nên có kế hoạch kiểm tra sửa chữa những đoạn cống
bị hư hỏng, nạo vét khơi thông dòng chảy chống úng ngập cục bộ, thông hút toàn bộ mạng lưới cống và các bể phốt (có khu từ khi xây dựng tới nay chưa được thông hút lần nào) Kinh phí thông hút sửa chữa lần đầu cần có sự hỗ trợ một phần của nhà nước và chính quyền
địa phương, các lần sau do dân bỏ ra Ban quản lý cũng nên lập kế hoạch chống lấn chiếm và giải toả các công trình xây dựng làm hỏng các công trình thoát nước, bảo tồn các khu đất trống, sân chơi trồng
Trang 5nhiều cây, thảm cỏ, giảm diện tích đổ bê tông nhựa nhằm đảm bảo việc thoát nước nhanh (ngấm tại chỗ, giảm lượng nước mưa chảy tràn trên mặt đất)
Ban quản lý cần có quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước từ khâu thu, dẫn và xử lý giác thải, cần tách hệ thống thoat nước riêng, không thoát nước chung như hiện nay Đầu tư xay dựng các trạm xử lý nước thải cho các khu dân cư cần có cơ chế chính sách quản lý nước thải hợp lý, kinh phí để xử lý nước thải được tính vào giá nước cấp
Thứ tư: Quản lý thu gom chất thải rắn
Ban quản lý thự hiện phân loại rác thải tại các hộ gia đình, chủ yếu thành ba loại: Vô cơ, hữu cơ và độc hải (vì các loại tái chế hoặc xử dụng lại đã được đội quân đồng nát, bới giác phân loại và thu gom) Việc thu gom vẫn dùng xe gom gõ kẻng là chính, nhưng với 2 xe khác nhau để phân loại vô cơ và hữu cơ Có thể kết hợp thu gom thủ công với xe cơ giới rồi vận chuyển đến nơi xử lý như mô hình ở Thanh Xuân
đang thực hiện Về lâu dài, cần thực hiện mô hình tự quản của khu dân cư, hoặc xã hội hoá thu gom rác thải như một số nơi đã thực hiện
Thứ năm: Quản lý chống ô nhiễm không khí, bụi, tiếng ồn
Giải pháp hạn chế chủ yếu: Tổ chức thông gió hợp lý cho các căn
hộ trong chung cư như: ống khói, chụp hút khói, mùi trong bếp và khu
vệ sinh, có sử dụng quản hút, chuyển dần xử dụng đung tham củi sang
đun điện hoặc ga, các thùng rác cần có nắp đạy kín Hơn nữa, nên trồng nhiều cây xanh tạo thành vành đai cây xanh xung quanh khu để ngăn bụi, tiếng ồn và khí độc hại từ các khu công nghiệp Có các biện