Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (tóm tắt)

24 456 1
Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh  Nghệ  Tĩnh (tóm tắt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh là 3 tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam có đường bờ biển dài 321 km. Dải ven biển (DVB) của 3 tỉnh này (tính theo địa giới hành chính của các huyện/thị giáp biển) có diện tích rộng 4.889,7 km 2 và dân số 2.551.786 người (năm 2011), chiếm 14,5% diện tích và 33,6% dân số của 3 tỉnh. Vùng biển và dải ven biển của vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển và là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Thời gian qua, DVBTNT đã đóng góp 42,4% giá trị sản xuất công nghiệp, 29,6% giá trị sản xuất dịch vụ, 25,5% giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản, 38,6% tổng vốn đầu tư, 58,3% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu cho nền kinh tế của ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh; tạo bước chuyển biến rõ rệt theo hướng mở rộng giao lưu với nước ngoài và liên kết với các tỉnh trong cả nước, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, thu hút phần lớn vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực này Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế ở DVBTNT vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu sự "Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh” nhằm phát huy có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế cũng như góp phần vào việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển của DVBTNT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2.1 Mục tiêu Trên cơ sở tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và kinh tế dải ven biển, luận án có mục tiêu là phân tích thực trạng phát triển kinh tế DVBTNT, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển kinh tế nhằm góp phần khai thác có hiệu quả hơn DVBTNT. 2.2 Nhiệm vụ - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế và kinh tế dải ven biển; xác định các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế; - Đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh dưới góc độ địa lý học; - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh theo ngành và theo không gian giai đoạn 2000 - 2011; - Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh có hiệu quả và bền vững đến năm 2020. 2.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Đề tài đánh giá các nhân tố ảnh huởng tới sự phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh và thực trạng phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh theo ngành và theo không gian. + Theo ngành, luận án tập trung vào 3 nhóm ngành với các ngành tiêu biểu đó là công nghiệp - xây dựng (công nghiệp), nông - lâm - thủy sản, dịch vụ (giao thông vận tải và du lịch). + Theo không gian, luận án tập trung phân tích một số hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành (KCN; hộ gia đình, vùng chuyên canh; đô thị du lịch), theo không gian lãnh thổ (KKT) 1 - Về thời gian Đề tài sử dụng chuỗi số liệu chủ yếu từ năm 2000 đến năm 2011, định hướng đến năm 2020. - Về phạm vi lãnh thổ Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm 15 huyện, thị xã giáp biển của ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. 3. Lịch sử nghiên cứu Trên thế giới, vùng biển và DVB có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia. Lịch sử phát triển loài người đã chứng tỏ, các quốc gia hùng mạnh đều là những cường quốc về biển. Từ khi xuất hiện, các nước ven biển luôn có xu hướng mở rộng quyền lực của mình ra hướng biển, đồng thời một số cường quốc biển lại muốn duy trì quyền tự do hoạt động trên biển để khai thác tài nguyên và chinh phục thuộc địa. Xuất phát từ vai trò to lớn của biển và vùng ven biển, những hướng nghiên cứu mới về biển được hình thành. Năm 1890, trong cuốn “The Influence of Sea Power Upon History” của Alfred Thayer Mahan, được dịch ra tiếng Việt là ảnh hưởng của sức mạnh biển đối với lịch sử, tác giả đã xác định được vai trò, tầm quan trọng của biển đối với bất kỳ một quốc gia nào. Sức mạnh biển là nhân tố chính làm cho đất nước giàu mạnh. Ngày nay, những nghiên cứu về kinh tế biển và DVB đã được thực hiện ở hầu hết các quốc gia có biển trên thế giới theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, trong đó có ba hướng chính: - Hướng nghiên cứu tổng hợp vùng bờ, điển hình là các công trình của Clark, J.R., (1992) Post, J.C. and Lundin, C.G (1996), Walters, J.S., J. Maragos, S. Siar and A. White (1998), Cicin-Sain B, and Knecht R, (1998), Courtney, C. A. and White, A.T.(2000), Kay R., Alder J. (1999), GoB (2005), EUCC (2007). Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về đặc điểm, chức năng của vùng ven biển (trong đó nhấn mạnh đến các hoạt động kinh tế - xã hội tại vùng biển và các cạnh tranh tài nguyên giữa các vùng), các vấn đề của vùng ven biển (ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, thiên tai, sự cố môi trường, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng…). - Hướng nghiên cứu về các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng ven biển, tiêu biểu là các công trình của BMVBS and BBR. (2006), Ceballos-Lascurain, H. (1996). Theo hướng này, vùng ven biển có nhiều lợi thế để phát triển đa ngành nghề, đa lĩnh vực và nó kéo theo nhiều vấn đề xã hội, là nơi sống lý tưởng bởi tính chất khí hậu ôn hòa, thịnh vượng về tài nguyên nên cũng là nơi cư trú của phần lớn cộng đồng dân cư trên thế giới. Là nơi có các ngành kinh tế đặc thù gắn với biển phát triển mạnh như: du lịch, giao thông vận tải, công nghiệp, đô thị… - Hướng nghiên cứu về môi trường vùng ven biển và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vùng ven biển. Đây mặc dầu là một hướng nghiên cứu mới xuất hiện trong một vài thập kỷ gần đây nhưng đã nổi lên như một hiện tượng quan trọng của thế kỷ mà con người phải quan tâm và giải quyết. Biến đổi khí hậu thực sự đe dọa đến sự sống của xã hội loài người mà vùng biển và ven biển chịu tác động mạnh mẽ nhất. Trong nghiên cứu của J.Sundaresan., S.Seekesh., Al. Ramanathan., L. Sonnenschein., R. BooJh. (2012) chỉ ra rằng, sự gia tăng các rủi ro từ biến đổi khí hậu là một trong những áp lực làm tăng khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng đồng ven biển. Trong nghiên cứu của Walters, J.S., J. Maragos, S. Siar and A. 2 White (1998) cho rằng, môi trường ven biển là một thể thống nhất. Mỗi khi môi trường thành phần bị ô nhiễm sẽ kéo theo các môi truờng thành phần khác bị ảnh hưởng, trong đó, môi trường nước có sự tác động lớn nhất đến các thành phần môi trường khác. Ở Việt Nam, từ thời xa xưa, ông cha ta cũng đã xác định được vai trò to lớn của biển và đại dương tuy nhiên khả năng khai thác và hiểu biết về các nguồn lợi của biển còn quá ít ỏi. Tùy thuộc vào tầm văn hóa chung của cộng đồng cũng như cách nhìn nhận về biển của từng thời đại mà con người Việt Nam đã từng biết khai thác và sử dụng biển phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của mình từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Trong những thập kỷ gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế biển, đảo, tập trung chủ yếu theo hai hướng chính là: - Nghiên cứu các tiềm năng, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho công tác quy hoạch và phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội vùng biển, đảo. Theo hướng này có các công trình nghiên cứu của Viện Chiến lược Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư, Viện Địa lí, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên, Viện Kinh tế học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Hàn lâm khoa học xã hội, Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và của rất nhiều trường Đại học cũng như các tác giả trong cả nước. Các tác giả đã tập trung đánh giá tổng hợp các giá trị và nguồn lợi mà biển đem lại; những thuận lợi và khó khăn trong khai thác tài nguyên biển từ đó đề ra các giải pháp nhằm khai thác hợp lý, bảo vệ và phục hồi các tài nguyên biển phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. - Hướng nghiên cứu về môi trường vùng biển, ven biển và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến môi trường vùng ven biển. Đây là hướng nghiên cứu mới ở nước ta nhưng có ý nghĩa thực tiễn lớn lao trong xu hướng BĐKH ngày càng biểu hiện rõ nét, mà Việt Nam là một trong năm quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tiêu biểu của hướng nghiên cứu này là các công trình của trường Đại học Nông - Lâm Huế; trường Đại học Thủy Lợi; Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ở ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã có các đề tài, chương trình, dự án phát triển kinh tế biển đảo như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị ven biển; các chương trình điều tra nguồn lợi biển như thủy, hải sản, khoáng sản, du lịch biển… , đặc biệt bước đầu cũng đã xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển theo hướng bền vững, góp phần tạo động lực tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư và giảm nghèo cho dân cư vùng biển. 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 4.1 Các quan điểm nghiên cứu Luận án sử dụng những quan điểm nghiên cứu: Quan điểm tổng hợp; Quan điểm lãnh thổ; Quan điểm hệ thống; Quan điểm lịch sử - viễn cảnh; Quan điểm phát triển bền vững. 4.2 Các phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, xử lý và tổng hợp tài liệu; Phương pháp thống kê, so sánh; Phương pháp khảo sát thực địa; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp bản đồ, GIS; Phương pháp dự báo. 5. Đóng góp của luận án - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế ở DVB trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước; lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế ở DVB để vận dụng vào dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh. 3 - Làm rõ được những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế ở DVBTNT. - Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế ở DVBTNT theo khía cạnh ngành (công nghiệp, dịch vụ, nông - lâm - thủy sản) và theo lãnh thổ (các KKT) theo các tiêu chí lựa chọn. - Đề xuất được một số giải pháp phát triển kinh tế ở DVBTNT đến năm 2020, bao gồm hệ thống giải pháp chung và các giải pháp cụ thể theo ngành và theo không gian 6. Cấu trúc của luận án Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế dải ven biển Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh giai đoạn 2000 - 2011 Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DẢI VEN BIỂN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm có liên quan đến phát triển kinh tế 1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. 1.1.1.2. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm tăng trưởng kinh tế được vận dụng trong luận án bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu kinh tế. 1.1.1.3. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Về thực chất đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba biểu hiện (ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế) nhằm hướng tới sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được đề ra cho từng thời kỳ cụ thể. 1.1.2. Quan niệm chung về dải ven biển và phạm vi dải ven biển Trên thế giới, có nhiều quan niệm khác nhau về dải ven biển và phạm vi ranh giới dải ven biển. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu hướng đến các khái niệm gần nhất với vùng ven biển. Tuy nhiên, phần lớn các hướng nghiên cứu về dải ven biển đều tập trung trong lĩnh vực tự nhiên, trong quản lý tổng hợp vùng ven biển. Trong Từ điển bách khoa các thuật ngữ địa lí tự nhiên (bốn thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức) - NXB Tiến bộ, Maxcơva 1980, vùng duyên hải được định nghĩa như sau: “Vùng duyên hải là dải ranh giới giữa đất liền và biển, đặc trưng bởi sự có mặt phổ biến của các dạng địa hình bờ biển cổ và hiện đại. Ở dạng đầy đủ hơn, bao gồm khái 4 niệm miền duyên hải - là dải lục địa có các thềm biển cổ, dải bờ - nơi có các dạng bờ hiện đại và ven bờ biển, hoặc là nơi có các dạng bờ cổ bị chìm ngập”. Theo World Bank vùng ven biển được hiểu là “…dựa vào những mục tiêu thực tiễn, mà vùng ven bờ là một vùng đặc biệt, có những thuộc tính đặc biệt mà ranh giới được xác định, thường dựa vào những vấn đề được giải quyết”. Như vậy, trong khái niệm này, vùng ven biển không được xác định một cách cụ thể mà chỉ là một chỉ dẫn cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Như vậy, khái niệm và ranh giới dải ven biển theo các quan niệm trên là cơ sở để luận án kế thừa khi phân tích các vấn đề về tự nhiên và quản lý vùng ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh. Ở Việt Nam, có nhiều hướng tiếp cận khác nhau về dải ven biển và phạm vi ranh giới dải ven biển. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu gần đây nhất, có hai hướng tiếp cận chính: hướng tiếp cận về mặt tự nhiên và hướng tiếp cận về mặt kinh tế Về mặt tự nhiên, nhiều tác giả cho rằng: Đới bờ biển là một khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, một đới động và nhạy cảm, và là một hệ thống tự nhiên đặc trưng bởi các quá trình tương tác; một khu vực có tiềm năng tài nguyên phục vụ phát triển đa ngành và là nơi chịu tác động mạnh của các hoạt động của con người. Về mặt kinh tế - xã hội, phần lớn các tác giả đều lấy ranh giới hành chính để xác định dải ven biển và phạm vi dải ven biển, khi cho rằng: “Vùng ven biển Việt Nam chạy dài trên 3200 km bờ biển của đất nước bao gồm 24/50 tỉnh và thành phố, 100/400 huyện với số dân chiếm 1/4 dân số cả nước ” Như vậy, với cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau về DVB và phương pháp xác định ranh giới DVB. Trong đó, phần lớn việc phân định ranh giới của DVB dựa trên các căn cứ về tự nhiên. Riêng một số nghiên cứu về kinh tế - xã hội lại thiên về việc phân định theo ranh giới hành chính. Việc phân định ranh giới DVB nhằm mục đích xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho một vùng kinh tế - sinh thái - nhân văn đặc thù này cần được xem xét trong mối quan hệ thống nhất giữa các điều kiện tự nhiên, sinh thái với các điều kiện xã hội nhân văn và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. 1.1.3. Quan điểm về cách tiếp cận nghiên cứu dải ven biển Việt Nam Để có cách phản ánh và phân tích tổng hợp, luận án sử dụng một số cách tiếp cận DVB Việt Nam như sau: Tiếp cận địa lí kinh tế; Tiếp cận sinh thái và môi trường, Tiếp cận văn hóa - xã hội. 1.1.4. Quan niệm của đề tài về dải ven biển và phạm vi dải ven biển 1.1.4.1. Về dải ven biển DVBTNT là toàn bộ phần đất liền ven biển nằm trong ranh giới hành chính của các huyện, thị giáp biển và các đảo nằm trong ranh giới thuộc ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đó là không gian để bố trí các hoạt động kinh tế - xã hội gắn với biển. 1.1.4.2. Về phạm vi ranh giới dải ven biển Phạm vi không gian trên biển được xác định là vùng biển và thềm lục địa kéo dài từ đường bờ biển ra đến các đảo thuộc hải phận của Thanh - Nghệ - Tĩnh Phạm vi không gian trên đất liền của DVBTNT gồm địa giới hành chính của toàn bộ các thị xã và các huyện có đường bờ biển. 5 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế dải ven biển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế dải ven biển bao gồm: Vị trí địa lý; Tự nhiên (địa hình, khí hậu, nước và các đặc điểm hải văn, đất, sinh vật, khoáng sản); kinh tế - xã hội (dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầu tư, khoa học - công nghệ, thị trường, các mối quan hệ kinh tế nội vùng và liên vùng, đường lối và chính sách phát triển. 1.1.6. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế vận dụng cho dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh được được xây dựng bằng rất nhiều hệ thống tiêu chí đánh giá, trong đó chia thành ba nhóm tiêu chí: Các tiêu chí chung; Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo ngành; Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo lãnh thổ. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Hoạt động kinh tế ở dải ven biển Việt Nam DVB Việt Nam theo ranh giới hành chính chạy từ Bắc vào Nam qua 3 thành phố, 14 thị xã, 110 huyện với diện tích là 47.462,2 km 2 (chiếm 14,3% diện tích cả nước), dân số đến hết năm 2011 là 21.098,5 nghìn người (chiếm 19,1% dân số cả nước). Kinh tế biển và ven biển có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng mở cửa mạnh ra bên ngoài và liên kết với các vùng khác. Tại DVB đã hình thành nhiều KCN tập trung, KKT ven biển với công nghệ khá hiện đại, khu du lịch, đô thị du lịch, trung tâm kinh tế ; đời sống cư dân ven biển được cải thiện đáng kể. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và dịch vụ là hai lĩnh vực quan trọng nhất, có đóng góp lớn cho dải ven biển nói riêng và cho cả nước nói chung (công nghiệp - xây dựng chiếm 46,2%, dịch vụ chiếm: 32,6%). Nông - lâm - thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao (21,2%) nhưng có xu hướng giảm trong cơ cấu. Các ngành kinh tế gắn với đặc thù của biển và dải ven biển chiếm tỷ trọng chủ yếu như khai thác than và dầu, hóa lọc dầu, chế biến hải sản, đóng mới tàu thuyền, giao thông vận tải, du lịch biển - đảo, khai thác hải sản. Ở DVB cũng đã hình thành và phát triển nhiều hình thức lãnh thổ theo ngành và theo không gian nhưng điển hình nhất vẫn là: hộ gia đình, trang trại, vùng sản xuất tập trung trong nông nghiệp; khu công nghiệp trong công nghiệp; khu du lịch, trung tâm du lịch trong ngành dịch vụ; hình thức TCLT theo không gian như khu kinh tế ven biển. Một số vấn đề có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của dải ven biển hiện nay đó là: sức ép khai thác ở DVB, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 1.2.2. Hoạt động kinh tế ở ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (TNT) Tận dụng được những lợi thế của mình về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và nhân tố con người nên kinh tế của TNT có bước tăng trưởng khá. Quy mô GDP tăng lên khá nhanh từ 21.300,1 tỉ đồng năm 2000 lên 42.049,7 tỉ đồng năm 2005 và 136.707,9 tỉ đồng năm 2011. Tuy nhiên, quy mô kinh tế của TNT vẫn còn thấp và có xu hướng giảm tỷ trọng so với toàn vùng Bắc Trung Bộ từ 74,3% năm 2000 xuống còn 73,1% năm 2011. Điều này do khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư của TNT trong thời gian qua có xu hướng giảm, trong khi những tỉnh khác của BTB tăng lên. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Giai đoạn 2000 - 2011, tỷ trọng GDP của ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 45,9% xuống còn 28,9%. Trong khi đó, tỷ trọng của công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,4% lên 36,3%, dịch vụ chưa thật ổn 6 định từ 33,6% năm 2005 lên 35,0% năm 2010. Tuy nhiên, so với toàn vùng BTB cũng như so với cả nước thì tốc độ chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng của nông - lâm - thủy sản còn cao, chiếm 28,9% GDP năm 2011 (trong khi đó lĩnh vực này của cả nước năm 2011 là 22,0%, của BTB là 25,0% cùng thời kỳ) Về GTSX, công nghiệp - xây dựng là ngành có GTSX lớn nhất (chiếm 45,0%), dịch vụ mặc dù có xu hướng tăng về GTSX nhưng chưa thật ổn định trong cơ cấu (chiếm 28,2%), nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu (26,8%). Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DẢI VEN BIỂN THANH - NGHỆ - TĨNH 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế DVBTNT 2.1.1. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí DVBTNT là một dải đất hẹp chạy dọc ven biển của ba tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh thuộc phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ. Là dải kéo dài từ 17 0 54 ’ đến 20 0 40 ’ vĩ độ Bắc và từ 103 0 18’25’’đến 106 0 30 ’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Ninh Bình; phía Nam giáp Quảng Bình; phía Tây giáp các huyện, thị khu vực nội địa của ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ với chiều dài đường bờ biển 321 km. Với đặc điểm vị trí và lãnh thổ nói trên, DVBTNT có điều kiện giao lưu thuận lợi với các DVB và vùng kinh tế khác trong cả nước, với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới, dần trở thành đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, với vị trí này làm cho tự nhiên ở DVBTNT mang tính chất trung gian chuyển tiếp giữa khu vực Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Thượng Lào, Bắc Trung Bộ, Vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ. Khí hậu mạng tính chất nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiều tai biến thiên nhiên: gió Phơn Tây Nam, bão, sương muối, sương mù gây khó khăn rất lớn cho hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động kinh tế khai thác biển. 2.1.2. Tự nhiên 2.1.2.1. Địa hình Địa hình ở DVBTNT rất đa dạng và phức tạp, thuộc dạng địa hình đồng bằng ven biển, đặc trưng hẹp ngang và dốc ra biển với độ nghiêng khá lớn, phân hóa theo chiều Bắc - Nam. Địa hình là điều kiện để DVBTNT phát triển ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng các cảng biển, KCN, phát triển du lịch, dịch vụ Tuy nhiên, địa hình DVBTNT khá nông, vào những lúc triều kiệt gây khó khăn cho tàu thuyền cập bến, nhiều đoạn bờ biển bị xói lở mạnh đã dẫn đến tình trạng phải di dân, việc xây dựng đê, kè chắn sóng, bão gặp nhiều khó khăn và tốn kém. 2.1.2.2. Khí hậu Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động đan xen của nhiều yếu tố như: vị trí địa lí, hoàn lưu gió mùa, sự tương tác biển và lục địa, điều kiện địa hình, đặc điểm đường bờ biển DVBTNT có khí hậu rất đặc sắc của chế độ khí hậu miền duyên hải với sự phân hoá sâu sắc của chế độ nhiệt và chế độ ẩm. Ngoài ra, ở khu vực này còn có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: sương mù, mưa phùn, giông bão, gió Phơn và đặc biệt là chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu. 2.1.2.3. Thuỷ văn 7 DVBTNT có mạng lưới thuỷ văn khá dày đặc. Chế độ nước vùng cửa sông ven biển rất khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tác động của thuỷ triều và đặc điểm chế độ dòng chảy mặt trên lãnh thổ. 2.1.2.4. Đất DVB là khu vực chịu tác động đan xen của hàng loạt các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội nên đất đai rất phong phú về chủng loại và phức tạp về tính chất. Trong tổng diện tích đất của dải, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần 71,2%; đất phi nông nghiệp chiếm 21,0%; đất chưa sử dụng đang còn lớn mặc dù có xu hướng giảm so với những năm trước nhưng vẫn chiếm 7,8%. 2.1.2.5. Tài nguyên thiên nhiên chính - Tài nguyên sinh vật biển: Đây là dải có tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại và đặc biệt ở nhiều nơi trên dải đất Bắc miền Trung này vẫn còn giữ được tính đa dạng sinh học của nó. - Tài nguyên du lịch biển : Có sự đa dạng và phong phú về tài nguyên du lịch biển như hệ thống các bãi biển lớn nhỏ, hệ thống các đảo ven bờ là nhân tố có tác động không nhỏ tạo cho du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. - Tài nguyên khoáng sản: ở DVBTNT rất đa dạng với nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, trữ lượng của các mỏ nhìn chung không lớn, chủ yếu là các điểm quặng nhỏ, ít có ý nghĩa khai thác. Các khoáng sản có ý nghĩa quan trọng trong toàn DVBTNT là: sắt có trữ lượng 580 triệu tấn (chiếm 65% trữ lượng cả nước), titan có trữ lượng hơn 6 triệu tấn limenit khoảng 500 ngàn tấn ziricon, các loại đá, cát xây dựng…. 2.1.3. Kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động - Dân cư DVBTNT có dân số đông, năm 2011, dân số của toàn dải là 2.551,8 nghìn người, chiếm 33,6% dân số của TNT. Mật độ dân số cao với 521,9 người/km 2 , gấp 2,3 lần mật độ dân số của ba tỉnh TNT. Nơi có mật độ dân số cao nhất phải kể đến là Sầm Sơn (3.038 người/km 2 ), Cửa Lò (1.882 người/km 2 ), Hậu Lộc (1.152 người/km 2 ), Quảng Xương (1.127 người/km 2 ), Hoằng Hóa (1.098 người/km 2 ). Dân số tập trung đông đã tạo điều kiện cho việc khai thác tối đa lãnh thổ của DVBTNT nhưng cũng tạo ra sức ép lên tài nguyên thiên nhiên, môi truờng và chất lượng cuộc sống ở DVBTNT. - Nguồn lao động + Nguồn lao động ở khu vực này khá dồi dào. Năm 2011, dân số trong độ tuổi lao động của DVBTNT là 2.075,0 nghìn người, chiếm 81,3% dân số của toàn dải và 39,6% dân số trong độ tuổi lao động của ba tỉnh TNT. + Về cơ cấu lao động theo độ tuổi cho thấy, phần lớn lao động ven biển thuộc loại khỏe, trẻ và có khả năng lao động tốt. Hiện tại có gần 70% số lao động trong vùng ở độ tuổi dưới 45, trong đó nhóm tuổi từ 15 - 24 chiếm 29,5%; nhóm tuổi từ 25 - 35 chiếm 27% và nhóm tuổi từ 36 - 45 chiếm 43,5%. Đây là một lợi thế lớn của dải trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành kinh tế gắn với lợi thế của biển và ven biển. + Về cơ cấu lao động theo ngành, khu vực nông - lâm - thủy sản lớn nhất với 807,6 nghìn người, chiếm 53,5% tổng số lao động hoạt động trong các ngành kinh tế; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tương ứng là 306,5 nghìn người và 20,3%; khu vực dịch vụ chiếm số lượng và tỉ lệ tương đối cao, tương ứng 395,3 nghìn người và 8 26,2% + Dân trí và trình độ lao động ở đây đang ngày càng nâng cao, so với các địa bàn khác trong cả ba tỉnh thì dân trí ở DVBTNT là tương đối cao: tỉ lệ dân số biết chữ chiếm 95%, 100% các huyện, thị ven biển đã hoàn thành phổ cập tiểu học, 15/15 huyện, thị xã của toàn dải đã hoàn thành phổ cập THCS. Hằng năm, có trên 95% học sinh các cấp thi đỗ tốt nghiệp, 20 - 25% thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng. Mỗi năm xuất khẩu hàng nghìn lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên thì nguồn nhân lực ở DVBTNT còn rất nhiều hạn chế, tình trạng thiếu việc làm đang là một gánh nặng, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở các huyện ven biển còn cao: >85%, đời sống còn nhiều khó khăn. - Văn hóa - lịch sử + Là nơi đã sản sinh ra nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hoá nổi tiếng như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Văn Hưu, Nhữ Bá Sĩ, Đào Duy Từ (Thanh Hoá), Mai Hắc Đế, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Chí Minh (Nghệ An), Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Trần Phú, Lý Tự Trọng, Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ (Hà Tĩnh) + Có nhiều di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan, trong đó có một di tích quốc gia đặc biệt: khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du (làng Tiên Điền, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân). Ngoài ra, còn có nhiều di tích, tiêu biểu như: Động Từ Thức, Đền Bà Triệu, Đền Cuông, Đền Cờn, Đền thờ Nguyễn Xí, Đền thờ Nguyễn Sư Hồi. + Có rất nhiều lễ hội diễn ra vào các tháng trong năm như: lễ hội đền Lê, đền Cờn, đền Cuông, đền Nguyễn Xí, đền Nguyễn Sư Hồi, lễ hội làng Quỳnh, đặc biệt là các lễ hội diễn ra vào mùa du lịch biển như lễ hội sông nước Cửa Lò, lễ hội cầu Ngư… + Có những điệu hò (sông Mã, hò xứ Nghệ ), hát trống quân, hát phường vải, phường củi, phường nón, hát dân ca, hát ví, hát dặm, múa Đông Anh + Có các làng nghề thủ công tiêu biểu như: chiếu cói, chạm khắc đá, gốm, mộc, dệt, chế biến nước mắm 2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông ở DVBTNT khá đồng bộ, cùng với hệ thống thông tin liên lạc, điện, hệ thống thủy lợi đang được cải thiện và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế DVBTNT theo hướng mở cửa và thu hút đầu tư từ bên ngoài, cũng như việc hình thành và phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ trên toàn dải. 2.1.3.3. Vốn Vốn đầu tư cho sự phát triển KT - XH được thu hút từ nhiều nguồn: từ ngân sách nhà nước, từ đầu tư nước ngoài, từ đầu tư của các doanh nghiệp, vốn huy động trong nhân dân Việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau cũng như đầu tư có trọng điểm, đúng hướng góp phần không nhỏ đem lại hiệu quả trong phát triển kinh tế ở DVBTNT. 2.1.3.4. Thị trường Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh là ba tỉnh có dân số đông, đây sẽ là một thị trường giàu tiềm năng để các ngành kinh tế có thể khai thác phát triển, đặc biệt là các ngành kinh tế biển. Về thị trường nước ngoài: hiện nay ba tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh đang trên đà thiết lập quan hệ kinh tế với nhiều thị trường như Nga và các nước SNG, các nước trong khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức 9 2.1.3.5. Khoa học - công nghệ Nhiều dự án chuyển giao công nghệ đã được thực hiện hiệu quả như: phát triển giống tôm sú, tôm rảo, tôm he, du nhập các loại giống mới đưa vào sản xuất, chế biến nông - lâm - thủy sản Việc ứng dụng các tiến bộ KH - CN vào sản xuất công nghiệp đã được chú trọng (đổi mới dây chuyền sản xuất, trang thiết bị, máy móc hiện đại, quản lý sản xuất kinh doanh bằng ISO…), do vậy đã tạo được những sản phẩm có chất lượng canh tranh được thị trường trong nước và bước đầu xuất khẩu như: xi măng, bột đá trắng, hàng thủ công mỹ nghệ, góp phần phát triển ổn định các trang trại, hộ nông dân sản xuất hàng hóa, các vùng CMH tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến… 2.1.3.6. Chính sách phát triển kinh tế biển Từ những chủ trương chính sách của Đảng về phát triển kinh tế biển - đảo, tại DVBTNT cũng đã có nhiều chính sách và chương trình phát triển mạnh mẽ theo xu hướng tiến ra biển như các chính sách về đất đai, chính sách về thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, chính sách thuế; các chính sách cụ thể trong các ngành kinh tế gắn với đặc thù của biển. Điều đó được thể hiện trong các chương trình hành động, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và dải ven biển và thực sự đã có tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của DVBTNT. 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế ở DVBTNT 2.2.1. Khái quát chung 2.2.1.1. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX - DVBTNT chiếm vị trí quan trọng về GTSX của ba tỉnh TNT. Năm 2000 đạt 12.712,5 tỉ đồng (chiếm 37,3% GTSX của ba tỉnh TNT) đến năm 2011 tăng lên 92.422,2 tỉ đồng (chiếm 28,1% GTSX của ba tỉnh TNT). - Tốc độ tăng GTSX tương đối cao, trung bình giai đoạn 2000 - 2011 đạt 14,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng chưa ổn định qua các năm do biến động trong GTSX của các ngành kinh tế cũng như nguồn vốn đầu tư có nhiều thay đổi. 2.2.1.2. Cơ cấu GTSX - Theo ngành kinh tế Trong cơ cấu GTSX của DVBTNT, do được đầu tư lớn, nhất là lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, nên lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 38,9% năm 2000 lên 47,0% năm 2011. Khu vực nông - lâm - thủy sản mặc dù có xu hướng giảm mạnh nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng tương đối cao, 27,4% năm 2011. Khu vực dịch vụ chưa thật ổn định, chiếm 25,6% năm 2011. - Theo thành phần kinh tế Khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhưng có xu hướng giảm trong cơ cấu (từ 37,8% năm 2000 xuống còn 28,9% năm 2011) và đang từng bước được đổi mới, tổ chức lại, giữ vai trò chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực, ngành kinh tế chủ yếu. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phát triển tương đối nhanh, chiếm tỷ trọng cao nhất với 67,0% năm 2011, hoạt động ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của dải, nhất là giải quyết việc làm, cải thiện dân sinh, xóa đói giảm nghèo. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4,1% và có xu hướng gia tăng qua các năm, đây là một trong những tín hiệu chứng tỏ sức hấp dẫn đầu tư của vùng tăng lên mạnh mẽ. 2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành 10 [...]... triển đột phá, ưu tiên phát triển các ngành kinh tế có lợi thế về tài nguyên, xây dựng và hiện đại hóa cơ cở hạ tầng, phát triển các trung tâm kinh tế và đô thị quan trọng, phát triển các hành lang kinh tế theo chiều Đông - Tây 3.2.Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh đến năm 2020 3.2.1 Quan điểm 17 - Xây dựng DVBTNT thành một trong những trung tâm kinh. .. TRIỂN KINH TẾ DẢI VEN BIỂN THANH - NGHỆ - TĨNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 3.1.1.Quan điểm Phát huy tối đa các lợi thế vốn có, phát triển có trọng tâm, trọng điểm và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, gắn với đặc thù của biển và DVB, phát huy nhân tố con người, phát triển bền vững kinh. .. và trên thế giới 20 3.3.1.7 Phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng Phát triển kinh tế biển phải gắn liền với quốc phòng - an ninh Xây dựng khu kinh tế - quốc phòng trên biển, ven biển gắn với hướng, tuyến và khu vực phòng thủ biển, gắn kết cảng quân sự với hệ thống cảng biển trên địa bàn toàn dải Quan hệ tốt với các quốc gia có biển liền với vùng biển của dải; hạn chế đến mức thấp nhất... phát triển kinh tế của toàn dải Ngoài ra, dải cần hợp tác với các huyện, thị phía Tây của ba tỉnh TNT để phát triển và hoàn thiện hành lang kinh tế Đông - Tây, từ đó làm bàn đạp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Mianma trong phát triển kinh tế; hợp tác với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và các dải ven biển khác trong cả nước nhằm tạo động lực và thống nhất trong quá trình phát. .. thống đô thị ven biển đồng bộ trong không gian môi truờng - kinh tế - xã hội Quy hoạch các KKT phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cư, thành phố, khu đô thị - Các KKT DVBTNT cần mở rộng và khai thác lợi thế “ba ven của mình: ven biển, ven sông và ven biên giới nhằm góp phần vào sự hoàn thiện và phát triển công cuộc mở cửa Bởi vùng ven biển có ưu... hướng phát triển kinh tế DVBTNT trong thời gian tới là: ưu tiên phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn gắn với biển, có lợi thế cảng biển như công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp chế biến kim loại và cơ khí, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và thực phẩm, phát triển dịch vụ vận chuyển và dịch vụ cảng biển, phát triển du lịch biển, ... tâm kinh tế biển của vùng BTB - Phát triển nhanh các ngành kinh tế có lợi thế như cảng và dịch vụ hàng hải; công nghiệp hoá dầu và sản phẩm từ dầu, công nghiệp điện, đóng và sửa chữa tàu biển; du lịch biển đảo; thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá an toàn và bền vững - Phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm hài hoà các yếu tố phát triển kinh tế cùng với... thuật, kinh tế, còn vùng ven sông và ven biên giới có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên KẾT LUẬN 1 Luận án đã phân tích rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế DVB như: các quan niệm và phạm vi DVB, quan điểm và cách tiếp cận nghiên cứu DVB, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế DVB, xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế DVB Trong đó, luận án đã xác định: vùng biển và... sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng ven biển và biển + Có chính sách hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhằm hoàn thiện các tuyến đường ven biển và mạng kết nối với nội địa; cảng biển, sân bay + Hỗ trợ để hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật các hành lang kinh tế gắn kết các đô thị, cảng biển, sân bay với các KKT như hành lang kinh tế Thanh Hóa - Sầm Sơn, Vinh - Cửa Lò - Bến Thủy, Hà Tĩnh - Bắc... phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh chính trị trên từng địa bàn đô thị, nông thôn và các khu vực khác 3.2.2 Mục tiêu phát triển 3.2.2.1 Mục tiêu tổng quát Phát triển DVBTNT trở thành khu vực phát triển năng động có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, để thu hút mạnh đầu tư và làm động lực thúc đẩy lôi kéo kinh tế của ba tỉnh TNT, của vùng BTB và là một trong những trọng điểm kinh tế . lối và chính sách phát triển. 1.1.6. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế vận dụng cho dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh được được xây. đánh giá các nhân tố ảnh huởng tới sự phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh và thực trạng phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh theo ngành và theo không gian. +. triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh dưới góc độ địa lý học; - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh theo ngành và theo không gian giai đoạn 2000 -

Ngày đăng: 28/07/2014, 09:12

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

    • DẢI VEN BIỂN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan