Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã chỉ rõ: “ Hơn 10 năm qua, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, KTTN gồm kinh tế cá t
Trang 1Luận vănKinh tế tư nhân Việt Nam - thực trạng và giải pháp
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN 3
1 1 Khái niệm và đặc điểm: 3
1.1.1 Khái niệm: 3
1.1.2 Đặc Điểm: 5
1.2.Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân 9
1 3 Kinh nghiệm phát triển KTTN ở một số quốc gia: 12
1 3 1 Phát triển kinh tế tư nhân ở một số nước: 12
1.3.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân cho Việt Nam: 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 23
2 1 Quan điểm của Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân từ 1986 đến nay 23
2.2 Thực trạng Kinh tế tư nhân ở việt nam từ đổi mới đến nay 27
2.2.1 Sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ đổi mới đến nay: 27
2.2.2 Những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào nền kinh tế quốc dân: 38
2.2.2.1.Khu vực tư nhân tại nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động: 38
2.2.2.2.Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vào phát triển kinh tế – xã hội: 40
2.2.2.3 Đóng góp quan trọng vào GDP, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội: 42
2.2.2.4 Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường ,đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, 46
2.3 Các khó khăn cản trở sự phát triển của khu vực KTTN: 48
2.3.1 Kinh tế tư nhân khó khăn trong tiếp cận vốn: 48
2.3.2.Khó khăn trong tiếp cận nguồn nhân lực: 49
Trang 32.3.4.Khó khăn trong việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực: 51
2.3.5 Khó khăn trong việc tiếp cận khoa học công nghệ 52
2.3.6 Một số khó khăn khác: 52
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 55
3 1 Định hướng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong bối cảnh mới 55
3 1 1 Bối cảnh kinh tế mới: 55
3 1 2 Quan điểm định hướng Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân: 57
3 2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian tới 59
3 2 1 Về phía Nhà Nước: 59
3 2 2 Về phía doanh nghiệp: 64
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra như hiện nay, kinh tế tư nhân (KTTN) ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực của mình trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Đặc biệt, trong những năm thập niên cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, khi Thuyết tự do hoá được vận dụng rộng rãi ở nhiều nước và trào lưu cải cách, mở cửa, thúc đẩy kinh tế thị trường trở thành phương thức chính thức thúc đẩy tăng trưởng của nhiều nước đang phát triển và đặc biệt là các nền kinh
tế chuyển đổi, KTTN một lần nữa khẳng định là một trong những cấu thành quan trọng của mọi nền kinh tế quốc dân Điều này cũng không ngoại lệ với Việt Nam
Việt Nam chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, do vậy vai trò của khu vực KTTN đang được chú trọng rất nghiêm túc và đúng đắn
Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) đã chỉ rõ: “ Hơn 10 năm qua, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, KTTN gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân, đã phát triển rộng khắp trong cả nước đóng góp quan trọng vào
Trang 4phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội của đất nước”
Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, còn nhiều rào cản hạn chế sự phát triển và hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế này.
Để tạo điều kiện cho KTTN phát triển đúng với tiềm năng của nó cần phải
có nhận thức đúng, cũng như có đánh giá đúng về những đóng góp của khu vực KTTN với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam Chính vì vậy, em chọn đề tài “ Kinh tế
tư nhân Việt Nam - thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt nghiệp
Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích KTTN trên phương diện lý luận và thực tiễn để tìm ra những nguyên nhân cụ thể và những rào cản cản trở sự phát triển của khu vự kinh tế tư nhân, qua đó có thể đưa ra các giải pháp cũng như phương hướng giúp thành phần kinh tế này có sự phát triển đúng hướng đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế đất nước
Đề tài có kết cấu ba chương:
Chương1: Những vấn đề chung về KTTN
Chương2: Thực trạng phát triển KTTN ở Việt Nam
Chương3: Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển KTTN ở Việt Nam
Trang 5CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
1 1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM:
1.1.1 Khái niệm:
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau và chưa thống nhất
về kinh tế tư nhân, điều này xuất phát từ quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau
về sở hữu Nếu chia sở hữu ra hai loại hình là sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhânthì nền kinh tế có hai bộ phận cấu thành là khu vực kinh tế nhà nước và khu vựckinh tế tư nhân
Sở hữu Nhà nước được hiểu là hình thức sở hữu mà nhà nước là người đạidiện cho nhân dân nắm giữ các tư liệu sản xuất, còn sở hữu tư nhân là sở hữu cánhân của người sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước Theo cách phân chia nàythì khu vực KTTN bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Nếu ta chia kinh tế ra thành ba khu vực: khu vực quốc doanh, ngoài quốcdoanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Như vậy theo cách này, thìKTTN, gồm loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2000, các
hộ kinh doanh cá thể, người sản xuất nhỏ
Trang 6Tuy nhiên trong Đại hội Đảng toàn quốc lần IX của Đảng Cộng Sản, trongsáu thành phần kinh tế đó có thể hiểu kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tưnhân là thuộc về KTTN
Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất và kinh doanh dựatrên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử dụng laođộng làm thuê Trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội thành phần kinh tếnày đóng góp vai trò đáng kể Xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất,
xã hội hoá sản xuất, đặc điểm của thành phần kinh tế này do một nhà tư bản trong
và ngoài nước đầu tư để sản xuất Thành phần kinh tế tư bản tư nhân bao gồmdoanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợpdoanh
Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế sở hữu mà thu nhập dựa hoàn toàn vàolao động, vốn của bản thân và gia đình Kinh tế cá thể tiểu chủ cũng là hình thứckinh tế tư hữu nhưng có thuê lao động, tuy nhiên thu nhập chủ yếu dựa vào sức laođộng vốn có của bản thân và gia đình Thành phần kinh tế này cũng giữ một vị tríquan trọng trong nhiều ngành nghề Có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả vềvốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình
Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân theo quan điểm chính thức ở Việt Nambao gồm các hình thức kinh tế sau đây:
- Kinh tế cá thể được hiểu là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một
cá nhân hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao độngcủa chính hộ hay cá nhân đó, không thuê mướn lao động làm thuê
- Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, quản lý và điều
hành, hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng laođộng thuê mướn ngoài lao động của chủ; quy mô vốn đầu tư và lao động nhỏ hơncủa các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công
ty cổ phần
Trang 7- Kinh tế tư bản tư nhân bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động theo
luật doanh nghiệp của Việt Nam và chúng bao gồm các loại hình doanh nghiệpsau:
+Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
+Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp
+Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm
về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã gópvào doanh nghiệp
+Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó ít nhất hai thành viên hợp
danh Ngoài hai thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn Thành viênhợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về cácnghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợcủa công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
Trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận về khu vực kinh tế tư nhân ở Việt
Nam, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế bao gồm các đơn vị, cơ sở và cá
nhân sản xuất—kinh doanh dựa trên hình thức sở hữu tư nhân trong nước.
Các khái niệm về KTTN sẽ cho chúng ta một cái nhìn đúng đắn và có sựphân tích chọn lọc về khu vực KTTN
1.1.2 Đặc Điểm:
Thứ nhất: Kinh tế tư nhân là các đơn vị kinh doanh, hoạt động vì mục đích
hàng đầu là lợi nhuận
Trong một số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước hay kinh tế tậpthể, mục tiêu lợi nhuận với họ không phải là hàng đầu và có một số doanh nghiệptrong lĩnh vực công cộng hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận Trong khi đó kinh
Trang 8tế tư nhân luôn coi mục tiêu sinh lời đặt lên vi trí hàng đầu, nếu không sinh lời thìđồng nghĩa với việc phá sản Chính vì vậy, thước đo về mức độ sinh lời cũng phảnánh được sự phát triển lớn mạnh của khu vực kinh tế này Đương nhiên để sinh lờithì kinh tế tư nhân phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phải luôn đổi mớicông nghệ và quản lý…và đây chính là điều khiến cho kinh tế tư nhân luôn năngđộng, linh hoạt và là động lực phát triển cho nền kinh tế.
Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân hoạt động kinh doanh nhằm mục đích lợinhuận là hàng đầu, chính vì vậy đây là đặc điểm khác biệt so với một số doanhnghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước
Thứ hai: Kinh tế tư nhân có quy mô đa dạng và khả năng tối ưu hoá tổ chức
sản xuất
Với đặc điểm hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanhnên kinh tế tư nhân luôn phải lựa chọn các quy mô phù hợp để tối ưu hoá tổ chứcsản xuất, cũng chính vì lẽ đó mà kinh tế tư nhân tồn tại với quy mô rất đa dạng, từcác công ty xuyên quốc gia khổng lồ cho tới doanh nghiệp nhỏ và vừa Đây cũng
là điểm khác biệt với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Các doanh nghiệpthuộc sở hữu Nhà nước thường có quy mô khá lớn, rất ít các doanh nghiệp quy mônhỏ Lý do tồn tại các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn ở một số nước bởi lẽ,một số doanh nghiệp cung cấp hàng hoá công cộng hoặc vì một lý do nào đó màdoanh nghiệp đó được tồn tại độc quyền nên quy mô lớn mới hiệu quả Tuy nhiêntrên thực tế các doanh nghiệp quy mô lớn thuộc sở hữu nhà nước thường mở rộngquy mô không vì sự tối ưu hoá sản xuất mà vì động cơ muốn mở rộng doanhnghiệp để có thêm các đặc quyền và uy lực của người lãnh đạo Điều này khác vớikinh tế tư nhân, quy mô sản xuất có thể mở rộng hoặc thu hẹp để đạt mục tiêu tối
ưu hoá sản xuất Cũng chính vì khả năng lựa chọn quy mô sản xuất hợp lý mà cácdoanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân sử dụng lao động một cách hiệu quả Các chủdoanh nghiệp tư nhân thường căn cứ vào yêu cầu thực sự của công việc để tuyểnchọn người và căn cứ vào năng lực đóng góp của người lao động để có cơ chế trảcông hợp lý, khuyến khích được người lao động và đào tạo được một đội ngũ
Trang 9doanh nhân và công nhân kỹ thuật lành nghề cho nền kinh tế Đồng thời chủ doanhnghiệp cũng có thể sa thải ngay tức thì những lao động yếu kém, không hiệu quả.Đây cũng là điểm khác biệt với cơ chế trả công một cách bình quân chủ nghĩatrong các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, và đó là một vật cản lớn cho tínhhiệu quả của các doanh nghiệp này.
Thứ ba: Kinh tế tư nhân là các đơn vị kinh tế có tính năng động và linh hoạt
cao trong hoạt động sản xuất – kinh doanh
Kinh tế tư nhân ra đời cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hoá, nóphát triển một cách tự nhiên và đây là điểm khác biệt với các doanh nghiệp thuộc
sở hữu Nhà nước hay sở hữu tập thể, các doanh nghiệp này thường được ra đời với
sự nỗ lực nhân tạo của Nhà nước và tập thể, tiếp theo là hàng loạt các ưu đãi đểchúng tồn tại và phát triển
Sức sống của nền kinh tế tư nhân thể hiện ở tính năng động và linh hoạt.Với một ý tưởng kinh doanh khả thi sẽ có thể tức thì được hiện thực hoá bởi cácđơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực tư nhân Quá trình ra quyết định nhanhchóng và gọn nhẹ đó chỉ có được ở các tổ chức kinh doanh thuộc khu vực tư nhân.Cũng vì sự ra đời là khách quan và tính năng động, linh hoạt cao nên kinh tế tưnhân có khả năng tồn tại và thích ứng với mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của nềnkinh tế Thực tế cho thấy trong thời gian dài, ở các nước xã hội chủ nghĩa trướcđây kinh tế tư nhân vẫn tồn tại ở những loại hình và mức độ khác nhau trong một
số lĩnh vực cho dù nó bị Nhà nước cấm đoán và phong toả ở mọi phương diện.Thực tế cũng cho thấy khi các chính sách cấm đoán ở các quốc gia này được nớilỏng đôi chút thì kinh tế tư nhân hồi sinh và phát triển mạnh mẽ như “ nấm saumưa” Trong thời kỳ trước đổi mới, khu vực tư nhân ở Việt Nam vẫn tồn tại xét ởgóc độ khu vực tư nhân phi chính thức Sau đổi mới kinh tế, khu vực tư nhân pháttriển mạnh mẽ mà không nhận được sự ưu ái của Nhà nước Các chủ doanh nghiệp
tư nhân chỉ yêu cầu được đối xử công bằng và bình đẳng với các thành phần kinh
tế khác chứ họ không yêu cầu sự ưu ái của Nhà nước đối với họ Điều này minh
Trang 10chứng rõ tính năng động và linh hoạt của kinh tế tư nhân trong bất kỳ hoàn cảnhkinh tế nào.
Thứ tư: Kinh tế tư nhân hoạt động dựa trên sự thống nhất giữa quyền sở
hữu và quyền sử dụng tài sản
Vì kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất,cho nên sự tồn tại dưới hình thức là các loại hình doanh nghiệp hay hộ gia đình,người sản xuất nhỏ thì về bản chất nó vẫn thuộc sở hữu tư nhân Người chủ sở hữu
có quyền quyết định hoàn toàn mọi quá trình sản xuất kinh doanh và đương nhiêncác quyết định đó đi liền với quyền lợi và trách nhiệm của chính họ Nguyên tắchoạt động của kinh tế tư nhân là “bốn tự”, đó là tự bỏ vốn, tự tổ chức, tự chủ trongkinh doanh và tự bù lỗ Đây là cơ chế để gắn kết kết quả hoạt động (lợi ích) vớinăng lực hoạt động của chính các chủ doanh nghiệp tư nhân Kinh tế tư nhân hoạtđộng bởi chính vốn liếng của mình (cho dù là vốn vay) nên mọi quyết định phảiđược cân nhắc kỹ lưỡng và mang lại hiệu quả, tức phải sinh lời, phải làm cho hoạtđộng kinh doanh luôn phát triển, đồng vốn phải không ngừng lớn lên Điều nàykhác biệt với các giám đốc doanh nghiệp Nhà nước hay nhà quản lý trong kinh tếtập thể, họ hoạt động không dựa trên vốn hay không hoàn toàn trên đồng vốn củachính mình mà đó là vốn liếng của Nhà nước, của tập thể Quyền sở hữu và quyền
sử dụng tài sản trong các đơn vị kinh tế này không có sự thống nhất, chính vì vậy
mà trách nhiệm và quyền lợi thường không đi liền với nhau, do đó các quyết địnhcủa họ sẽ có thể không phản ánh sự thận trọng, kỹ lưỡng và tính hiệu quả Mụcđích lãnh đạo của họ có thể không chỉ là làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợinhuận mà là các mục đích khác như thăng tiến ở một chức vụ quản lý khác caohơn
Trên đây là các đặc điểm rõ nét nhất về khu vực kinh tế tư nhân ở các nướckhi so sánh với khu vực kinh tế công cộng và đây cũng là những ưu thế của kinh tế
tư nhân so với kinh tế công cộng trong tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinhdoanh Tuy nhiên kinh tế tư nhân cũng có mặt trái của nó mà chính vì lẽ đó, sự tồntại khu vực kinh tế công cộng ở mọi quốc gia là khách quan và cần thiết bởi vai trò
Trang 11của chúng trong việc cung cấp hàng hoá công cộng và một số hàng hoá - dịch vụkhác mà khu vực tư nhân cung cấp không hiệu quả xét về khía cạnh hiệu quả xãhội.
Đối với các nước đang phát triển và đang chuyển đổi, khu vực kinh tế tưnhân có một số đặc điểm sau:
+ Kinh tế tư nhân ở các nước chuyển đổi được hình thành từ nhiều conđường khác nhau, ngoài hình thức tự phát triển, thành lập mới các doanh nghiệp tưnhân thì còn một con đường khác là chuyển đổi sở hữu, tư nhân hoá các xí nghiệp
do Nhà nước sở hữu
+ Quy mô của khu vực kinh tế tư nhân ở các nước đang phát triển còn nhỏ
bé, chiếm tỷ trọng không nhiều trong GDP, trình độ công nghệ lạc hậu và thiếu kỹnăng quản trị và kinh nghiệm kinh doanh…
+ Đa phần các doanh nghiệp tư nhân ở các nước đang phát triển có quy môvừa và nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp và năng lực cạnh tranh yếukém Đây cũng là đặc điểm chung của nền kinh tế các nước đang phát triển, số cácdoanh nghiệp tư nhân ở các nước này có quy mô lớn là rất ít
1.2 VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
Trong một nền kinh tế thị trường, sự tăng trưởng và phát triển của khu vực
tư nhân và sự phát triển của cộng đồng gắn liền với nhau trong một mối quan hệphụ thuộc lẫn nhau Sự tăng trưởng và phát triển của khu vực tư nhân sẽ đem lạithu nhập cao hơn, y tế và giáo dục tốt hơn cho người dân và cộng đồng Mặt khác,đối với các doanh nghiệp, thu nhập cao hơn có nghĩa là thị trường rộng lớn hơn.Sức khỏe và giáo dục tốt hơn thì lực lượng lao động có năng suất cao hơn và năngsuất cao hơn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận Vai trò của KTTN trong nền kinh tế thịtrường được thể hiện trên nhiều khía cạnh như đóng góp quan trọng vào ngân sáchnhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, huy động nguồn lực trong xãhội vào sản xuất kinh doanh cho sản xuất kinh doanh…
Trang 12Thứ nhất: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào sản xuất kinh doanh,
là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát triểnkinh tế –xã hội đất nước
Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong việc huy động mọi nguồn lựctiềm ẩn trong xã hội cho phát triển kinh tế Nguồn lực này có thể tồn tại dưới cácthức khác nhau như: tài chính, đất đai, thiết bị máy móc, kinh nghiệm quản lý, kỹnăng lao động…sự phát triển kinh tế tư nhân sẽ khai thác và sử dụng hiệu quả cáctiềm năng đó và xã hội hoá các yếu tố sản xuất tập trung vào phát triển kinh tế xãhội
Có thể khẳng định ở mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, khuvực kinh tế tư nhân có vai trò rất quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Dotính năng động, linh hoạt và hiệu quả nên kinh tế tư nhân luôn có tốc độ tăngtrưởng cao hơn khu vực kinh tế công cộng và sự đóng góp này tạo động lực chotăng trưởng kinh tế các nước Mức độ đóng góp của khu vực kinh tế này vào GDPthường dao động từ 40-70% GDP của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia
Nguồn vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất Trong mộtnền kinh tế đang phát triển nguồn vốn rất khan hiếm và đặc biệt đối với các nềnkinh tế chuyển đổi như Việt Nam thì nguồn vốn càng khan hiếm hơn, khi các tổchức tài chính chưa phát triển và không có khả năng huy động tiền tiết kiệm từ dân
cư, cũng như hạn chế của ngân sách trong việc phân bổ vốn cho đầu tư Do đó khảnăng huy động vốn của khu vực KTTN trở nên rất quan trọng
Nếu các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN được đặt trong môi trườngkinh doanh bình đẳng và được tạo cơ hội thuận lợi thì các chủ doanh nghiệp có thể
tự tin mạo hiểm với khoản tiền tiết kiệm quý giá của bản thân họ, thậm chí của họhàng và bạn bè họ để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận Môi trường kinh doanh bìnhđẳng sẽ khiến các chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó các hoạtđộng và số phận kinh doanh của họ Tuy nhiên do hệ thống tài chính kém phát
Trang 13triển nên các khoản tiền tiết kiệm có thể trở thành vốn sẵn có của các doanhnghiệp nhưng lại tồn tại dưới hình thức khác nhau nằm ngoài các thể chế tài chínhchính thức.
Thứ hai: Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo ra các cơ hội việc làm.
Một kết quả của việc huy động vốn và hình thành vốn của các doanh nghiệp tưnhân là tạo ra cơ hội việc làm cho các thành viên khác trong cộng đồng Việc làm
sẽ mạng lại thu nhập cao cho những người lao động và nâng cao mức sống của giađình họ
Nhìn chung, chủ doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN khác với các nhà quản
lý ở các doanh nghiệp nhà nước ở chỗ họ có quyền quyết định lớn hơn trong việcthuê mướn lao động (số lượng, kỹ năng cần thiết của người lao động) Vì vậykhông những các doanh nhân hoàn toàn có thể tăng số lượng lao động làm thuêtheo ý họ mà còn có thể nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lựctrong cộng đồng
Thứ ba: Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo nguồn thu thuế cho chính
phủ đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước, làm gia tăng tổng sản phẩmquốc dân, thông qua các khoản thu thuế mà các doanh nghiệp tư nhân phải đónggóp cho nhà nước Những năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân chiếm tới 49%vào GDP cả nước Điều đó chứng tỏ rằng khu vực kinh tế này đang phát triển rấtmạnh trong nền kinh tế và tạo cho nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ
Cùng với những ưu thế, sức sống tự phát mãnh liệt, và có khả năng lựachọn quy mô phù hợp, KTTN là một khu vực năng động, dễ thích nghi Trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế và với vaitrò riêng của mình KTTN tạo ra cho mỗi quốc gia nhiều cơ hội phát triển nền kinh
tế của mình
Tuy nhiên bên cạnh những ưu thế vốn có đó thì KTTN vẫn còn những mặthạn chế của mình
Trang 14KTTN có thể phá vỡ cơ cấu kinh tế hợp lý của nền kinh tế, do KTTNthường đầu tư vào ngành thương mại, dịch vụ, sản xuất ở những vùng đông dân cưnhư thị xã, thành phố… tức là lượng doanh nghiệp xuất hiện ở thành phố là rấtlớn
KTTN có thể tạo ra sự phân hoá giàu nghèo lớn trong xã hội Vì đặc điểmcủa KTTN là “ mạnh ai nấy chạy” tạo ra sư giãn cách lớn trong thu nhập
Với quy mô còn nhỏ, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ chưa cao vìvậy trong qúa trình hội nhập kinh tế KTTN rất khó cạnh tranh với các chủ thể kinh
tế bên ngoài
Vì mục tiêu của KTTN luôn là tối đa hoá lợi nhuận, chạy theo lợi nhuận do
đó họ sẵn sàng bất chấp mọi điều kiện để tăng doanh thu Nhưng hạn chế mà khuvực KTTN này mang lại là cũng rất đáng kể KTTN phát triển mạnh dẫn đến sựtập trung tài sản vào tay một số cá nhân Điều này vừa tạo ra sự phân hoá về thunhập vừa có thể tạo điều kiện cho một số kẻ lũng đoạn thị trường, rồi chạy theothu nhập sẽ làm họ bỏ qua vấn đề môi trường tạo ô nhiễm môi trường và vấn đềcông bằng xã hội mà nền kinh tế nào cũng mong muốn đạt tới
Như vậy KTTN có vai trò rất tích cực trong qúa trình thúc đẩy sự phát triểnkinh tế, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những mặt tiêu cực mang tính chất kìmhãm sự phát triển của nền kinh tế và của khu vực này Để hạn chế những tiêu cựcnày đòi hỏi Nhà Nước phải có biện pháp can thiệp thích hợp và những chính sách
cụ thể để có thể làm cho khu vực KTTN phát huy hết những vai trò tích cực của
nó và hạn chế tối đa những mặt tiêu cực mà nó có thể gây ra
1 3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KTTN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA:
1 3 1 Phát triển kinh tế tư nhân ở một số nước:
* Hungary:
Trên thế giới hiện nay có hơn 180 quốc gia có nền kinh tế thị trường vớikhu vực tư nhân làm nòng cốt Tuy nhiên chỉ có hơn 30 quốc gia trong số đó trở
Trang 15nên giàu có một số nước trước đây đi theo mô hình kế hoạch hoá tập trung, phủnhận sự tồn tại của khu vực KTTN do đó mà nền kinh tế đã lâm vào tình trạng trìtrệ kém phát triển.
Sự tồn tại của KTTN trong nền kinh tế thị trường là tất yếu Tuy nhiên đểphát triển bền vững cần có các điều kiện sau:
- Tự do hoá nền kinh tế, mở rộng tự do cạnh tranh, phát huy tối đa thế mạnhcủa cơ chế thị trường tạo điều kiện phát triển KTTN phát huy được vai trò địnhhướng điều tiết của Nhà Nước bằng chiến lược và các công cụ chính sách
- Các nước có khu vực KTTN phát triển đã đạt được những thành công lớntrong phát triển kinh tế là các nước NIC, Tây Âu, các nước thuộc Châu Á TháiBình Dương Đây là những nước có khu vực KTTN phát triển năng động nhất
Hungary là nước đầu tiên ở Trung Âu thực hiện cải cách kinh tế và chínhtrị, tiên phong trong số các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện công cuộc cải cáchsang nền kinh tế thị trường Về mặt lịch sử, Hungary đã thực hiện những bước điđầu tiên trong việc tự do hoá chính sách kinh tế của mình bằng việc đưa ra một
“cơ chế kinh tế mới” với nhiều lần thử nghiệm cải cách vào năm 1953, 1956 và
1968 Hungary cũng là nước đầu tiên trong khối Đông Âu thực hiện tư nhân hoátrên cơ sở thị trường (kể cả khu vực mang tính chiến lược như năng lượng và ngânhàng) Những cải cách khu vực công (y tế, giáo dục) cũng bắt đầu được thực hiện
Hai thành quả quan trọng trong thời kỳ chuyển đổi luôn được nhắc tới ởHungary là: Tư nhân hoá và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Chiến lược tư nhânhoá ở Hungary là bán tài sản của nhà nước theo nguyên tắc thị trường Trong giaiđoạn 90 -91 chỉ có 10% tổng số tài sản nhà nước được tư nhân hoá, trong giaiđoạn 1992 – 1994 là hơn 40% Năm 1989, thị phần của khu vực tư nhân tính theoGDP chiếm 18% nhưng tốc độ tư nhân hoá tăng lên, đến cuối năm 1993 khu vựcKTTN đóng góp 50% GDP và cuối năm 1997 là 80% Đến cuối 1990 quá trình tư
Trang 16nhân hoá coi như đã hoàn thành: Tài sản của nhà nước chỉ còn chưa đến 20% chủyếu là trong ngành công nghiệp mang tính chiến lược.
Tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước là yếu tố quan trọng nhất trong chuyểnđổi thể chế do nó tạo ra cơ sở vật chất cho kinh tế thị trường, đồng thời tạo ra sựthay đổi tư duy về sở hữu (chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân) Nhờ có
sự thống nhất giữa nhà nước và dân chúng nên quá trình tư nhân hoá ở Hungarydiễn ra thuận lợi, không có xung đột gay gắt và kéo theo các chuyển đổi hoà bìnhkhác trong xã hội Trong số các nước Đông Âu, Hungary là nước thực hiện quátrình chuyển đổi sở hữu nhanh và toàn diện hơn cả Trước năm 1990, hầu hết cácphương tiện sản xuất đều nằm trong tay chính phủ: có 1850 doanh nghiệp nhànước với tổng giá trị ghi trên sổ sách vào khoảng 20-25 tỷ USD (khoảng 3000 tỷHUF theo tỷ giá hiện nay) Năm 1989 – 1990 lĩnh vực này đóng góp 10 – 15%GDP, hiện nay là 70-75% GDP, tỷ lệ này tương đương với các nước trong liênminh Châu Âu
Tuy nhiên quá trình tư nhân hoá ở Hungary không diễn ra đều đặn Đầuthập kỷ 90, Hungary đã tiến hành tư nhân hoá những cơ sở kinh doanh nhỏ sau đómới tiến hành tư nhân hoá các doanh nghiệp lớn của nhà nước Kinh nghiệm tưnhân hoá những doanh nghiệp nhỏ đã giúp cho việc tư nhân hoá những doanhnghiệp lớn suôn sẻ Quá trình chuẩn bị tư nhân hoá những doanh nghiệp lớn thựchiện tốt do đã lựa chọn được đối tượng có đủ khả năng vật chất để tiếp tục duy trìhoạt động có hiệu quả trên cơ sở đổi mới công nghệ Việc tư nhân hoá các doanhnghiệp nhà nước lớn được thực hiện từ 1993 – 1996 (ngân hàng, doanh nghiệpngành năng lượng… )
Tư nhân hoá ở Hungary được thực hiện đại trà từ 1993 – 1997 Năm 1994
do có bầu cử một số thay đổi cơ cấu chính trị nên quá trình tư nhân hoá chậm lại.Đỉnh cao của quá trình tư nhân hoá là năm 1995: 1/3 số doanh nghiệp được tưnhân hoá trong năm 1995, kể cả các ngành chiến lược như điện, năng lượng…
Trang 17Chính phủ Hungary đã xây dựng cơ sở pháp lý cho việc tư nhân hoá bằngviệc ban hành một số luật Luật công ty đảm bảo cơ sở cho các công ty cổ phần vàcác loại hình công ty hoạt động Năm 1995, Hungary ban hành luật tư nhân hoá,luật tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và công ty tráchnhiệm hữu hạn Toàn bộ doanh nghiệp nhà nước của Hungary đều được chuyểnsang hoạt động theo luật công ty trước khi tư nhân hoá.
Từ năm 1992 – 1995, các quy định của nhà nước đã thay đổi nhiều lần: Nộidung điều chỉnh chủ yếu là những doanh nghiệp nhà nước cần duy trì mức sở hữu50%, 60% hay 100% Đến năm 1995 đã định nghĩa chính xác doanh nghiệp không
tư nhân hoá bao gồm một số công ty dịch vụ công cộng, chiến lược hoặc quốcphòng Hiện nay đã xác định nhà nước sẽ nắm giữ cổ phần lâu dài trong các công
ty điện lực (duy trì mức sở hữu 51%) công ty bán buôn, bán lẻ dược phẩm, công tythép và sẽ duy trì lâu dài sở hữu nhà nước trong 3 doanh nghiệp thuộc ngành nănglượng, 3 doanh nghiệp hàng không, 27 nông trường, 17 lâm trường, 24 doanhnghiệp giao thông liên tỉnh và một ngân hàng…
Các hình thức tư nhân hoá ở Hungary được quy định rõ ràng trong luật tưnhân hoá cụ thể:
- Đấu thầu công khai là hình thức chủ yếu được áp dụng Hơn 90% tài sản
nhà nước được tư nhân hoá thông qua đấu thầu công khai Nhờ đó đã đạt được tínhchất minh bạch rõ ràng Trên thực tế, việc tư nhân hoá những công ty lớn đượcthực hiện thông qua hình thức đấu thầu để lựa chọn đối tác đầu tư
- Thông báo bán công khai: Các điều kiện bán được thông báo để người
mua biết bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán: Một phần nhỏ doanh nghiệp
áp dụng hình thức này Một thành quả lớn là có doanh nghiệp được đưa ra bán trênthị trường chứng khoán London và Newyork Khi mới bắt đầu tư nhân hoá thôngqua thị trường chứng khoán (1995), các tổ chức môi giới hưởng tỷ lệ 5 – 10% hoahồng, đến năm 1999 tỷ lệ này giảm còn 1 – 1,5%
Trang 18- Bán cho nhà đầu tư chiến lược: Hình thức này áp dụng đối với những
doanh nghiệp có tầm quan trọng về quốc phòng hoặc chính trị đặc biệt hoặc cónguy cơ sẽ có đối thủ cạnh tranh mua lại nhằm mục đích thôn tính chiếm lĩnh thịtrường Chỉ có 1-2 trường hợp thông qua mời thầu (an ninh, quốc phòng)
- Bán gọn, bán trả góp, khoán, cho thuê lâu dài đối với các nhà quản lý và
tập thể cán bộ công nhân viên doanh nghiệp đối với mỗi doanh nghiệp nhỏ: Hìnhthức này không thành công nên không phổ biến
Hungary không áp dụng hình thức cho không tài sản, trừ trường hợp dichuyển tài sản từ trung ương cho chính quyền địa phương Hungary không dùngphiếu chứng nhận (voucher) như Tiệp khắc, Ba Lan là đúng đắn vì đây chỉ là biệnpháp phân chia lại tài sản của nhà nước; không phải là hình thức tư nhân hoá manglại hiệu quả Ý đồ của các nhà chính trị ở Hungary là chuyển tài sản vào tay nhữngngười có vốn và tiếp tục sử dụng tài sản đó vào sản xuất kinh doanh
- Phiếu đền bù: chủ yếu được phát hành cho những người bị thiệt hại trong
thời kỳ xã hội chủ nghĩa, được lấy từ tài khoản thu do tư nhân hoá
Trong luật tư nhân hoá quy định các đối tượng không được phép tham giamua cổ phần, nhưng về cơ bản không hạn chế đối tượng mua cổ phần Do trướcthời kỳ xã hội chủ nghĩa không có tư sản tư nhân nội địa để tham gia mua tài sảnnày, do người Hungary nghèo nên chỉ tham gia những lĩnh vực yêu cầu ít vốn nhưthương nghiệp bán lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Không những thế nhữngdoanh nghiệp này chỉ có khả năng tồn tại chứ không để đổi mới công nghệ dothiếu vốn
Hungary không có chiến lược quá ưu đãi cho người mua nội địa thông quaphiếu đền bù và tín dụng ngân hàng Hungary có chương trình cổ phần hoá chongười lao động nhưng thực ra quy mô không lớn vì tư nhân hoá nhằm mục tiêuhiệu quả và chọn đối tượng có vốn nhiều nhất
Trang 19Hungary có chính sách khuyến khích người nước ngoài tham gia cổ phầnhoá Khoảng 60 -62% tài sản doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá cho ngườinước ngoài Sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếmkhoảng 30% GDP.
Tuy nhiên trong quá trình tư nhân hoá ở Hungary nổi lên một vấn đề quantrọng là nợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp nhà nước và nợ ngân hàng rất lớn
Sau đây là hình ảnh mà khu vực kinh tế tư nhân Hungary có được trongnhững năm cuối 1980
Bảng 1.1: Tăng trưởng công nghiệp tư nhân vừa và nhỏ và của thương nghiệp bán
lẻ tư nhân ở Hungary.
Năm
Số lượng thợ thủ công làm riêng(%)
Số công nhân của các thợ thủ công(%)
Số tư thương bán lẻ (%)
Số lao động của các tư thương (%)
Nguồn: K Balazs và M laki (199 trang504)
Số liệu trên cho thấy khu vực KTTN ở Hungary có tốc độ tăng trưởngkhá nhịp nhàng năm sau luôn cao hơn năm trước điều đó thể hiện khu vực KTTNvừa và nhỏ này đang được để ý và phát triển Tuy nhiên đa số các xí nghiệp lànhững doanh nghiệp tư bản nhỏ, các xí nghiệp tư bản quy mô vừa cũng nổi lênnhưng có thưa thớt Các xí nghiệp tư bản quy mô lớn cũng được phát triển nhưng
số lượng rất ít Để cho việc hình thành các xí nghiệp tư bản quy mô vừa và lớn có
Trang 20thể trở thành phổ biến hơn, đất nước, trên phương diện chính trị, phải tiến tới cáchmạng dân chủ và bước vào giai đoạn hậu xã hội chủ nghĩa hoặc ít nhất cũng đạttrạng thái trong đó các yếu tố của quá trình cải cách và của sự thay đổi cách mạng
và hệ thống đã được hoà quyện vào nhau
Xác định cho mình các yếu tố cơ bản đó Hungary bắt đầu chuyển đổi kinh
tế vào những năm 1990 Trong quá trình chuyển đổi, nước này rất chú trọng pháttriển KTTN, xoá bỏ ý tưởng sở hữu Nhà nước phải giữ ưu thế, thiết lập một nềnkinh tế thị trường tự do Hungary đã lựa chọn con đường phát triển hữu cơ của khuvực KTTN bằng cách tạo điều kiện cho sự phát triển từ dưới lên trên của khu vực
tư nhân bằng cách xoá bỏ những rào cản, cản trở sự phát triển vủa khu vực kinh tếnày, phải tôn trọng sở hữu tư bản, đưa ra các chính sách hỗ trợ cho khu vực KTTNphát triển, thực hiện quá trình tư nhân hoá các công ty thuộc sở hữu nhà nướckhông hiệu quả băng cách bán cho tư nhân trong và ngoài nước, các doanh nghiệpkhông có khả năng tồn tại thì cho phá sản, có hệ thống pháp luật rõ ràng, đồng bộtạo hành lang pháp lý cho khu vực KTTN phát triển, thực hiện ràng buộc ngânsách đối với các doanh nghiệp thuộc khu vưc tư nhân
Với các chính sách đó, KTTN của Hugarry đã có sự phát triển mạnh mẽ vàđạt được những thành tựu to lớn hàng năm doanh nghiệp tư nhân mới xuất hiện,đồng thời các doanh nghiệp yếu kém lại đào thải, giải quyết nhiều công ăn việclàm, kích thích tính cạnh tranh trong nền kinh tế, hoàn thiện thị truờng và thu hútvốn đầu tư nước ngoài
* Trung Quốc:
Bước vào đột phá Trung Quốc hướng vào kinh doanh hộ gia đình quy mônhỏ và đặc biệt trong nông nghiệp Tầm quan trọng của các hộ kinh doanh qui môngoài nông nghiệp cũng đã tăng lên rất đáng kể ( số liệu dưới đây sẽ cho ta thấyđiều này)
Bảng 1 2: Sự phát triển khu vưc tư nhân phi nông nghiệp.
Trang 21Nguồn: Beijing Review,27-2-1989 và Peoples Daily 11-3-1989
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu được thừa nhận thấy trong hình thức này làsửa chữa và bảo dưỡng, vận chuyển hành khách và hàng hoá, xây dựng, thươngnghiệp bán lẻ, ăn uống, và các dịch vụ khác
Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, trước đây TrungQuốc đã xây dựng nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và sự kém phát triển, trìtrệ là không tránh khỏi Sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, vai tròKTTN trong nền kinh tế thị trường đã làm cho Trung Quốc “thay da đổi thịt” nềnkinh tế Có thể nói thay đổi quan trọng nhất trong nền kinh tế Trung Quốc nhữngnăm 90 là việc tư nhân hoá Theo thống kê, 80% doanh nghiệp do nhà nước sởhữu từ cấp huyện trở xuống đã được tư nhân hoá Các chương trình tư nhân hoáđều do chính quyền địa phương khởi xướng với lý do quan trọng nhất là số nợ củakhu vực nhà nước đang dần lớn lên
Năm 1995, chính quyền Trung ương sau nhiều lần khảo sát điều tra đã đưa
ra chính sách “nắm lớn, thả nhỏ” theo đó nhà nước chỉ chú trọng vào từ 500 –
1000 doanh nghiệp lớn và cho thuê hoặc bán các doanh nghiệp nhỏ hơn Đến năm
1997, 500 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất đã nắm giữ 37% tổng số của các doanhnghiệp công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, nộp 46% tổng số thuế các doanhnghiệp nhà nước phải nộp và chiếm 63% tổng số lợi nhuận trong khu vực nhànước Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ hơn do các chínhquyền địa phương nắm giữ lại rất thấp Năm 1995, chỉ có 24,3% doanh nghiệp tưnhân là đội mũ đỏ trong khi có tới 72,5% doanh nghiệp địa phương đội mũ đỏ
Trang 22Từ chính sách “thả nhỏ” đã xuất hiện thuật ngữ “thay đổi sở hữu” Kể từnăm 1994, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến trên toàn đất nước Nội dung của
“thay đổi sở hữu” bao hàm cả khoán và cho thuê, hai biện pháp được sử dụngtrước đây và các biện pháp như bán, chuyển thành công ty do người lao động nắmgiữ hay chuyển thành hợp tác xã Chính sách này đã có tác động trực tiếp tới cácdoanh nghiệp đội mũ đỏ Tính đến 2001 khu vực KTTN của Trung Quốc đẵ đónggóp 50% vào GDP, thu hút trên 20 triệu lao động, góp 40.1% vào tổng giá trị sảnlượng công nghiệp
- Hình ảnh cơ cấu đa sở hữu: Từ chỗ trong nền kinh tế chỉ tồn tại sở hữunhà nước và sở hữu tập thể thì cho đến nay Trung Quốc công nhận sự tồn tại của
đa loại hình sở hữu và kinh tế nhiều thành phần
- Đổi mới quản lý nhà nước tạo dựng môi truờng pháp lý cho KTTN bằngcách xây dựng một hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích cho khu vực tư nhânphát triển như xây dựng luật doanh nghiệp cá thể, luật công ty hợp danh, luật công
ty …vv
- Mở cửa thị trường cho doanh nghiệp tư nhân, sau khi gia nhập WTO thịtrường Trung Quốc đã mở cửa cho nhiều đối tác nước ngoài và khuyến khích cácdoanh nghiệp tham gia hội nhập Tuy nhiên một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp
tư nhân vẫn chưa được phép tham gia như tài chính, thị trường đất đai, trước sựkhôi phục nhanh chóng của khu vực tư nhân Trung Quốc cho rằng phải nhanhchóng có các chính sách mở cửa các lĩnh vực này để doanh nghiệp tư nhân có thểtham gia phá vỡ thế độc quyền nhà nước
- Thúc đẩy sự hình thành và ra đời các tổ chức trung gian để tìm kiếm các
cơ hội kinh doanh, quan hệ với các cơ quan công quyền, đào tạo thu thập thôngtin, duy trì trật tự thị trường
Một số vấn đề cần tiếp tục được giải quyết trong phát triển kinh tế tư nhân
ở Trung Quốc:
Trang 23Về tài chính có 3 cách để các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các nguồn tàichính: vay phi chính thức, vay từ ngân hàng và huy động vốn thông qua thị trườngchứng khoán.
Tính phi chính thức của doanh nghiệp tư nhân (cái cản trở tiềm năng pháttriển kinh tế tư nhân)
- Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ khôngthực hiện ghi chép sổ sách kế toán đầy đủ, nhiều trường hợp doanh nghiệp tư nhân
cố ý sử dụng mánhkhoé trong việc ghi chép và lưu trữ nhiều loại sổ sách kế toán
- Doanh nghiệp tư nhân dường như không có ý thức tuân thủ pháp luật
- Các doanh nghiệp tư nhân không có cơ chế quản lý nội bộ hợp lý, khôngminh bạch rõ ràng
- Các doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa đánh giá đúng nguồn vốn con người.Chẳng hạn 80 doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp tưnhân thường trả một mức lương thấp cho các sinh viên mới tốt nghiệp
Trên đây là kinh nghiệm của một số nước có nền kinh tế tương đồng nhưViệt Nam Trước đây các nước này đều theo cơ chế tập trung Sau khi đổi mới họ
đã nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân và đã kịp thời nắm bắt cơhội đó bằng những chính sách phù hợp với KTTN bước đầu đã tạo ra những thànhcông đáng kể
1.3.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân cho Việt Nam:
Trong bối cảnh hiện nay trên thế giới, khi mà nền kinh tế đang trong tiếntrình toàn cầu hoá, khu vực hoá… Khi mà vai trò của khu vực kinh tế tư nhânđang ngày một chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế các nước trên thế giớithì đối với Việt Nam hiện nay cũng đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước, cần thấy được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trongnền kinh tế đất nước mà cũng phải tham khảo kinh nghiệm phát triển của các nước
Trang 24trên thế giới Dưới đây là một số kinh nghiệm, bài học Việt Nam cần rút ra choquá trình phát triển khu vực kinh tế tư nhân
Thứ nhất : Thống nhất nhận thức, quan điểm về kinh tế tư nhân.
Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Hungary và Trung Quốcchúng ta có thể thấy rằng khu vực kinh tế tư nhân hoàn toàn có thể phát triển năngđộng trong môi trường kinh tế thị trường Đảng cộng sản, Nhà nước hoàn toàn cókhả năng quản lý, giám sát và định hướng sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân
Có một thực tế là ở Việt Nam và Trung Quốc cam kết chính trị gần nhưđóng vai trò quyết định cho sự phát triển kinh tế tư nhân Tại Trung Quốc khu vực
tư nhân đã phát triển mạnh mẽ sau chuyến công du của Đặng Tiểu Bình Tuyên bốcủa ông đã có tác động mạnh mẽ hơn nhiều các đạo luật, chính sách, đã thực sựgiải phóng tư tưởng, tâm lý và những vướng mắc cản trở sự phát triển của kinh tế
tư nhân lúc đó Với Việt Nam, chúng ta cần thống nhất nhận thức rằng khu vực tưnhân thực sự là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng, là khu vực chủ yếu giảiquyết việc làm, phát huy mọi tiềm lực của người dân Để thúc đẩy phát triển kinh
tế tư nhân năng động này Việt Nam cần những cam kết từ phía Đảng và Chính phủ
để giải phóng tư tưởng đối với kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân không là “mầmmống của bạo loạn”, “nguyên nhân gây mất ổn định chính trị, xã hội” mà đã “gópphần giữ vững ổn định chính trị – xã hội đất nước”, “những Đảng viên đang làmchủ doanh nghiệp tư nhân chấp hành tốt điều lệ Đảng và Pháp luật, chính sách củanhà nước thì vẫn là Đảng viên của Đảng”
Vấn đề tiếp theo là quan niệm về sự “bóc lột” Chúng ta không thể coi mộtdoanh nhân bỏ vốn đầu tư tạo việc làm mang lại thu nhập ổn định cho người laođộng đồng thời phải chịu rủi ro trong kinh doanh là bóc lột
Thứ hai: Cải cách doanh nghiệp nhà nước:
Trang 25Khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường, một trong những nội dung quantrọng mà các nước chuyển đổi phải thực hiện là xây dựng khu vực kinh tế tư nhânlớn mạnh Do đó, vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước là mục tiêu hàng đầu.
Việc kết hợp cải cách doanh nghiệp nhà nước với phát triển kinh tế ngoàiquốc doanh phụ thuộc trước hết vào định hướng chiến lược của quốc gia về mốiquan hệ giữa phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân Đối với các nướcchuyển đổi ở Đông Âu như Hungary thì định hướng chiến lược phát triển kinh tếcủa họ là dựa hẳn vào khu vực kinh tế tư nhân Tư nhân hoá doanh nghiệp nhànước là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Namđang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tếthị trường, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước được coi là trọng tâm hàngđầu Do vậy cần sắp xếp lại và thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Định hướng chiến lược hoặc sự điều chỉnh có tính chiến lược đối với haikhu vực kinh tế của Trung Quốc được thực hiện theo hướng “nắm lớn, thu nhỏ”,kinh tế nhà nước phải nắm giữ chi phối những ngành nghề lĩnh vực then chốt củanền kinh tế quốc dân
Cải cách doanh nghiệp nhà nước điều quan trọng là phải tiến hành đồngthời các chính sách phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ngay từ khi bắt đầu cácchương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước
Ngoài ra việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước tất yếu dẫn đến chuyểndịch lao động giữa khu vực nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân Do đó phải cóchính sách hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm mới ở khu vực ngoài quốcdoanh
Việt Nam tuy đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nền kinh tế nhiều thànhphần coi trọng sự phát triển của KTTN song trong bước đi còn rụt rè, nên đónggóp của khu vực này còn rất hạn chế so với các nước khác Do vậy chúng ta phảimau chóng nhìn nhận khách quan thực tiễn trong và ngoài nước để đẩy mạnh
Trang 26KTTN phát triển đúng với tiềm năng của nó, để đưa nền kinh tế vào đúng quỹ đạocủa nền kinh tế toàn cầu
Trang 27CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM
2 1 QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TỪ 1986 ĐẾN NAY
Giai đoạn trước đổi mới(1986) do các yếu tố khách quan và chủ quan dẫnđến quan điểm, nhận thức của Việt Nam về khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế,không thấy được vai trò của KTTN đối với nền kinh tế, cũng như chưa thấy được
sự tồn tại của KTTN là một sự khách quan, là một đòi hỏi tất yếu của lịch sử pháttriển của nhân loại Giai đoạn này nhìn chung KTTN không được thực sự thừanhận, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu giới hạn trong khu vực hộ kinh doanh,thường không có tư cách pháp nhân chắc chắn và hoạt động chủ yếu ở thị trườngngầm Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 80, có rất nhiều thương nhân hoạt động khắpđất nước và nhiều hoạt động tư nhân quy mô nhỏ ở cả khu vực nông thôn và thànhthị, mặc dù họ không được chấp nhận chính thức
Chính tư tưởng không đúng đắn này đã làm cho nền kinh tế ngày càngkhủng hoảng và suy sụp, nền kinh tế tiêu điều, đời sống nhân dân ngày càng đixuống Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chính sách cấpbách nhằm cứu vãn tình hình Những chính sách này đã tạo điều kiện cho KTTNhồi sinh và phát triển trở lại và ngày một khẳng định vai trò của nó trong nền kinh
tế quốc dân Cụ thể: số hộ kinh doanh tăng từ khoảng 0.84 triệu năm 1990 lên 2.2triệu hộ năm 1996 và 3 triệu hộ tính đến cuối 2004, ngoài ra cả nước còn cókhoảng 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hoá
Như vậy là thấy được rằng sự phục sinh của khu vực KTTN là một yếu tốkhách quan của nền kinh tế Năm 1986 là mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi vềquan điểm, nhận thức của Đảng ta về KTTN
Năm 1985, mặc dù về hình thức, kinh tế xã hội chủ nghĩa gồm hai thành
Trang 28hiện những hạn chế, những yếu kém của nền kinh tế giai đoạn này mà hai thànhphần kinh tế trên không thể khắc phục Nền kinh tế lúc này rơi vào khủng hoảng
và sa sút nghiêm trọng, lạm phát gia tăng, sản xuất đình trệ, đời sống dân cư khókhăn Lúc này đã xuất hiện các quan điểm mới về đổi mới nền kinh tế Tất cả cácyếu tố khách quan và chủ quan đó đã dẫn đến một dấu ấn quan trọng trong nhậnthức của Đảng ta, đó là đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (tháng12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế Đây là giai đoạn đánh dấu nhữngthay đổi căn bản trong nhận thức về KTTN, sự đổi mới đó của Đại hội là xác địnhmục tiêu xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhànước và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó thị trường tự do vànhững người sản xuất thuộc khu vực tư nhân được chấp nhận như là những bộphận không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế
Dưới đây là những điểm đổi mới trong tư duy từ Đại hội Đảng lần thứ VI:
Thứ nhất: Đại hội xác định cơ chế thị trường có thể và cần phải cùng tồn tại
trong xã hội chủ nghĩa
Thứ hai: thừa nhận vai trò chủ thể độc lập của doanh nghiệp và các hộ gia
đình
Thứ ba: xác định kinh tế tư nhân là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, là chủ
thể kinh tế khác trong quan hệ cạnh tranh
Các quan điểm này đã được Đảng hoàn thiện trong các kì Đại hội Đảng tiếptheo là Đại hội VII, VIII và IX Mục tiêu kinh tế thị trường của Việt Nam đượcxác định là: Xây dựng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và pháttriển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Sau thời kì đổi mới này Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách quan trọng
và đồng bộ để xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang kinh tế thịtrường Trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta, Đại hội IX đã xác định
“Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Các
Trang 29thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọngcủa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dàihợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tậpthể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”, kinh tế cáthể tiểu chủ được nhà nước tạo điều kiện, giúp đỡ để phát triển, kinh tế tư bản tưnhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinhdoanh mà pháp luật không cấm
Quán triệt nghị quyết Đại hội IX của Đảng để phát triển mạnh mẽ tiềmnăng to lớn của khu vực KTTN cần khuyến khích KTTN phát triển, không ngừngnâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tạo thêm nhiều việc làm, có mức tăng trưởngbình quân hàng năm cao hơn, đầu tư nhiều hơn vào khu vực sản xuất tham giangày càng nhiều vào hoạt động công ích, sản xuất ngày càng nhiều các sản phẩmxuất khẩu, hợp tác dân doanh với nhau, với các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế Đặc biệt từ ngày 18/2—2/3/2002 Hội nghị lần thứ V Ban chấp hànhTrung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá IX đã thông qua 5 nghị quyết quantrọng trong đó có việc khẳng định: “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyếnkhích và tạo điều kiện phát triển KTTN” là một trong những lĩnh vực quan trọng,bức thiết mà thực tiễn đặt ra yêu cầu cần phải giải quyết để cụ thể hoá quan điểmcủa Nghị quyết Đại hội IX Năm nhiệm vụ được đề ra và cần được giải quyết là: Thống nhất về quan điểm chỉ đạo phát triển KTTN, coi KTTN là một bộphận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, nhà nước tôn trọng và bảođảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp củacông dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng laođộng
Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triểncủa KTTN
Trang 30 Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm sự bình đẳnggiữa các thành phần kinh tế về cơ hội và khả năng lựa chọn các điềukiện để phát triển, tiếp tục tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tạo điềukiện hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có chú ý đến cácchính sách: chính sách đất đai, tài chính-tín dụng, chính sách lao độngtiền lương, chính sách hỗ trợ về đào tạo khoa học công nghệ, chính sách
hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại
Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản lý nhà nước nhằm xác định rõchức năng quản lý nhà nước đối với khu vực KTTN
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổquốc các đoàn thể nhân dân và các hiệp hội kinh doanh đối với việc pháttriển KTTN
Ngoài ra thời kỳ này cần kể đến các chính sách, văn bản khác như:
Sửa đổi hiến pháp năm 1992 khẳng định sự bảo hộ hợp pháp của nhànước đối với KTTN, cho phép KTTN được thành lập doanh nghiệp không hạn chế
về quy mô hoạt động trong phạm vi những ngành nghề pháp luật không cấm, cólợi cho đất nước Luật khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc hội thông quangày 22/6/1994 và được sửa đổi năm 1998 đã tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi chođầu tư thuộc tất cả các thành phần kinh tế, Nghị định 66/HĐBT của Hội Đồng BộTrưởng ngày 3/12/1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn nhỏ hơn vốn phápđịnh nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh góp phần giảiquyết việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, đồng thời tăng cườnghiệu lực pháp lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh của các thành phầnkinh tế; Luật thương mại có hiệu lực từ ngày 1/1/1998 là văn bản hướng dẫn thihành chi tiết luật thương mại về xuất khẩu và hoạt động gia công và mua bán hànghoá của những thương nhân có giấy phép đã cải thiện đáng kể các điều kiện thamgia vào hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực tư nhân Chính sách thương mại
Trang 31mở cửa và đầu tư trực tiếp nước ngoài là những nhân tố quyết định đổi mới kinh
tế, đóng góp đáng kể vào sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam;Luật đất đai được ban hành đầu tiên vào ngày 29/12/1987, đã thay thế bằng đạoluật mới ban hành ngày 14/7/1993 và được sửa đổi vào ngày 2/12/1998 đã xácđịnh rõ ràng và cụ thể hơn người sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất, kéo dài thời gian cho thuê đất đa tạo điều kiện cho khu vực tư nhân yêntâm đầu tư hơn; Nhà nước đã có những nỗ lực quan trọng trong việc đổi mới chínhsách khoa học công nghệ, luật khoa học công nghệ được Quốc hội thông qua ngày9/6/2000 xác định rõ khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu giữ vai trò thenchốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là nền tảng và động lực chocông nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh bền vững Khoa học công nghệthành nhân tố quyết định giúp cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệpthuộc khu vực KTTN nói riêng vượt qua khó khăn, kinh doanh có hiệu quả và sảnphẩm có sức cạnh tranh trên thị trường; chính sách thuế đóng vai trò quan trọngtrong quá trình xây dựng một nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập vào nềnkinh tế khu vực và thế giới Đặc biệt kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời năm 1999
và có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 thay thế cho luật công ty và luật doanh nghiệpKTTN mới thực sự phát triển mạnh mẽ Luật doanh nghiệp đã tạo cơ sở pháp lýcho việc xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanhnghiệp, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi
và khuyến khích thúc đẩy các nguồn nội lực, cụ thể hoá và phát triển các nguyêntắc tự do kinh doanh theo pháp luật Ngoài ra còn có các văn bản liên quan khác rađời như: Nghị định 02/2000/NĐ_CP ngày 3/2/2000 về hướng dẫn một số điều củaluật doanh nghiệp, Nghị định 03/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh ,quyết định19/2000/TTg về việc bãi bỏ 84 loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề tạo điều kiện
về mặt hành chính cho các doanh nghiệp…Tất cả những chủ trương chính sách
Trang 32này đã thực sự cởi trói, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt giúp KTTN có điềukiện phát triển trong thời gian tới
2.2 THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY 2.2.1 Sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ đổi mới đến nay:
Trước đổi mới, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu giới hạn trong khu vực
hộ kinh doanh, thường không có tư cách pháp nhân chắc chắn và hoạt động chủyếu ở thị trường ngầm Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 80, có rất nhiều thương nhânhoạt động khắp đất nước và có nhiều hoạt động tư nhân quy mô nhỏ ở cả khu vựcnông thôn và thành thị, mặc dù hầu hết họ không được chấp nhận chính thức Số
hộ kinh doanh tăng từ khoảng 0,84 triệu năm 1990 lên 2,2 triệu hộ năm 1996 và 3triệu hộ tính đến cuối năm 2004 Ngoài ra, cả nước còn có khoảng 130.000 trangtrại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hoá
*Về doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân :
Sau khi Luật công ty được phê chuẩn năm 1990, số lượng các công ty tưnhân tăng lên nhanh chóng Năm 1991 chỉ có 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992
là 5189 doanh nghiệp, năm 1995 là 15276 doanh nghiệp, năm 1999 là 28700doanh nghiệp Trong giai đoạn 1991—1999, bình quân mỗi năm tăng thêm 5000doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 là một khâu đột phá thúcđẩy sự phát triển vượt bậc của KTTN
Bảng 2 1 Số doanh nghiệp đăng ký mới.
Cty TNHH
Trang 33Không chỉ số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh mà quy mô trung bình vàphạm vi hoạt động của các doanh nghiệp cũng được mở rộng Tốc độ tăng trưởngsản lượng của khu vực tư nhân trong nước đã vượt cả khu vực doanh nghiệp nhànước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể từ năm 2000 Mặc dù vậy,doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ, có đến 96% doanh nghiệp
tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí được xác định tại Nghị định 90 /2001/NĐ - CP Tỉ trọng đầu tư của khu vực KTTN tổng đầu tư toàn xã hội tăngqua các năm: Năm 2000 là 20%, năm 2001 là 23%, năm 2002 là 25,3%, năm 2003
là 27%, và năm 2004 là 32%
Tốc độ tăng các doanh nghiệp tư nhân là rất khác nhau Tại 18 tỉnh đồngbằng Sông Cửu Long Tây Nguyên và miền Nam Trung Bộ có số doanh nghiệpđăng ký trong thời kỳ 2000 – 2002 thấp hơn nhiều so với thời kỳ 1991 – 1999,chẳng hạn Trà Vinh bằng 21% so với thời kỳ 1991 – 1999, Bến Tre, Đồng Thápbằng 36%, Kiên Giang bằng 41% Trong khi đó ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt ở cáctỉnh miền núi phía Bắc như Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Bắc Cạn, Lai Châu … Số doanhnghiệp mới đăng ký gấp 4 đến 8 lần so với thời kỳ 1991 – 1999
Trang 34Trong số các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân vàcông ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất: Doanh nghiệp tư nhân chiếm55,76%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 33,68%, công ty cổ phần chiếm2,55%, công ty hợp doanh chiếm 0,01%
Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số doanh nghiệp đăng ký kinhdoanh với 12.445 doanh nghiệp mới đăng ký, tổng vốn huy động 15 158 tỷ đồng
và hơn 68.000 chi nhánh, văn phòng đại diện Hà Nội cũng được coi là một trong
số các địa phương có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất Nếu như giaiđoạn 1992 – 1999 thực hiện luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty, trên địabàn thành phố Hà Nội có khoảng 4.449 doanh nghiệp ra đời, thì trong ba năm thựchiện luật doanh nghiệp Hà Nội có thêm 9.311doanh nghiệp mới đăng ký Cũngtrong thời gian này, có hơn 9.700 lượt doanh nghiệp đăng ký sửa đổi nội dungđăng ký kinh doanh, trong đó có 2.163 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn vớitổng vốn đăng ký là 4.000 tỷ đồng
Bên cạnh của sự tăng lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp đăng ký, quy môdoanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên Mức vốn đăng ký trung bình của mộtdoanh nghiệp thời kỳ 1991 – 1999 là gần 0,57 tỷ đồng, năm 2000 là 0,96 tỷ, năm
2001 là 1,3 tỷ, năm 2002 đạt 1,8 tỷ và năm 2003 là 2,6 tỷ Doanh nghiệp có vốnđăng ký thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 200 tỷ đồng Mức vốn đăng kýtrung bình thấp cả nước là các doanh nghiệp ở Quảng Nam với khoảng 422 triệuđồng, Hưng Yên gần 3 tỷ đồng
* Về hộ kinh doanh cá thể:
Ngay sau khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, từ cơ chế kế hoạch hoá tậptrung sang cơ chế thị trường KTTN đã bắt đầu có những bước khởi sắc, đó là từnhững năm 1990 Đây là thời kỳ KTTN có sự phát triển khá nhanh, đặc biệt là hộkinh doanh cá thể Tính đến năm 2000 cả nước có 9.793.878 hộ, trong đó có7.656.165 hộ nông nghiệp ngoài hợp tác xã, 2.137.713 hộ kinh doanh phi nông
Trang 35nghiệp Năm 2002, cả nước có 2.625.744 hộ trong đó kinh doanh phi nông nghiệpchiếm 90%; trong công nghiệp là 729.707 hộ chiếm 27,8 %, trong lĩnh vực xâydựng là 198 025 hộ chiếm 62,6% Qua số liệu trên ta thấy số hộ kinh doanh sảnxuất phi nông nghiệp ngày càng tăng Tính đến 31/12/2004 cả nước có 3.015.144
hộ kinh doanh cá thể trong đó kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷtrọng khá lớn 93%, công nghiệp là 811.233 hộ chiếm 31,1%, trong xây dựng là212.042 hộ chiếm 8,12%, trong dịch vụ là 1.941.323 hộ chiếm 70% Qua các sốliệu trên ta thấy, số hộ kinh doanh cá thể ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là trongsản xuất kinh doanh Nếu như năm 2002, cả nước có 2.265.744 hộ sản xuất kinhdoanh thì đến 2004 cả nước đã có 3.125.832 hộ tăng 19.04%
Số hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trong các tỉnh có tốc độ tăngkhông đồng đều, tập trung nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 184 463 hộ,
Hà Tây: 87.280 hộ, Đồng Tháp: 95.049 hộ, Hà Nội: 92.302 hộ, Thanh Hoá 66.777hộ…
Ngược lại với số hộ kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày mộttăng nhanh về số lượng thì trong lĩnh vực nông nghiệp lại có xu hướng giảmxuống Kể từ năm 1995 sự giảm xuống này được thể hiện rất rõ Nếu như năm
1995 cả nước có 934.751 hộ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp thì đến năm
2002 con số này giảm xuống còn 53.487 hộ Năm 1995 – 2000 số hộ tham gia vàonông nghiệp giảm 71,1% Điều này cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu kinh doanh,
số hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày một tăng, ngược lại
là sự giảm số hộ trong lĩnh vực nông nghiệp, con số này còn giảm mạnh cụ thể đếnnăm 2004 chỉ còn 30.387 hộ giảm 43.2%
* Sự phân bố của khu vực KTTN theo lĩnh vực kinh doanh:
Trước khi Luật doanh nghiệp ra đời, hầu hết các doanh nghiệp của khu vựcKTTN đăng ký hoạt động trong thương mại chiếm 61%, 26% hoạt động trong lĩnhvực chế tạo và chế biến, và 3% trong lĩnh vực xây dựng; còn lại là các nghành
Trang 36dịch vụ và kinh doanh chung Luật doanh nghiệp ra đời đã tác động tích cực đếnviệc lựa chọn lĩnh vực ở các doanh nghiệp của khu vực KTTN, mặc dù tỷ lệ tronglĩnh vực chế tạo và các dịch vụ khác đã tăng lên Hiện nay khoảng 42,7% cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, 31.4% trong công nghệ và xâydựng, 3.9% trong nông nghiệp, và 21.9% trong các dịch vụ khác và kinh doanhchung, cụ thể :
Trong nông nghiệp:
Năm 1995 các hộ sản xuất kinh doanh cá thể có khoảng 12 triệu hộ thì số hộtrong nông nghiệp là 9.5 triệu hộ chiếm 79%, hộ thuỷ sản 22.9 vạn hộ chiếm1.9%, hộ công nghiệp 16 vạn hộ chiếm 1.33%, 38 vạn hộ trong thương nghiệpchiếm 3.16%, khoảng 1.4 vạn hộ dịch vụ chiếm 12.5 % Đến 1/7/2002 số cơ sởsản xuất kinh doanh cá thể là 2.625.744 hộ giảm 48% so với 1995 Trong đó hộcông nghiệp là 729.704 hộ chiếm 7.5%, hộ thương nghiệp, khách sạn –nhà hàng
du lịch là 1.644.534 hộ Như vậy số hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp đã giảmđáng kể so với năm 1995 Tỷ trọng hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp là 79%đến năm 2002 tỷ trọng giảm 2.1%
Tính đến 31/12/2004 số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là 2.125.321 hộ
kể từ 2002 –2004 tỷ trọng hộ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp giảm khôngđáng kể Nhờ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong nông nghiệp là chỗdựa vững chắc để các hộ kinh doanh nông nghiệp yên tâm đầu tư vào sản xuấtkinh doanh và vốn đầu tư hình thành các trang trại Đây là một mô hình mới củakinh tế tư nhân trong nông nghiệp Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế tươngđối lớn, hoạt động trong lĩnh vực nông –lâm – ngư nghiệp Tháng 10/2001 cả nước
có 60.758 trang trại so với 55.825 trang trại năm 2000 tăng 7.78% Các trang trại
sử dụng 69.259 ha đất lâm nghiệp, 233.810 ha đất nông nghiệp và 664.458 ha mặtnước nuôi trồng thuỷ sản Hầu hết các trang trại tạo lập từ nguồn vốn của gia đình,bình quân là 136.5 triệu đồng với lao động chủ yếu là gia đình Tháng 10/2004 cả
Trang 37nước có 79.852 trang trại so với 60.788 trang trại năm 2002 tăng, các trang trại sửdụng 71.859 ha đất lâm nghiệp, 313.810 đất nông nghiệp và 69.115 ha mặt nướcnuôi trồng thuỷ sản so năm 2002 thì tỷ trọng đầu tư vào trang trại tăng nhẹ, với sự
ra đời của các trang trại đã làm cho KTTN trong nông nghiệp ngày càng phát triểnmạnh thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp phát triển mạnh góp phần giảiquyết việc làm tại chỗ cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Trong công nghiệp:
Kinh tế tư nhân trong công nghiệp đóng vai trò to lớn đối với sự phát triểnmạnh của công nghiệp cả nước nói chung Năm 1995, giá trị sản lượng côngnghiệp của khu vực kinh tế tư nhân là 20.468 tỷ đồng Năm 2001 tăng lên là30.544.4 tỷ đồng, tăng 49.2%, chiếm 43.6% giá trị sản lượng công nghiệp của cảnước Từ năm 2000 tốc độ tăng về giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoàiquốc doanh đã có bước nhảy vượt bậc, từ 10.9% năm 2000 lên 18.3% năm 2001và20.3% năm 2002 cao hơn hẳn so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốnđầu tư nước ngoài Đặc biệt, ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 đã tạo được32.193.6 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 48.15% giá trị sản xuất côngnghiệp của thành phố
Bảng 2 2: Số cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế.