Để khu vực KTTN của Việt Nam ngày một phát triển, ngày một khẳng định được vai trị to lớn của mình, bên cạnh những cố gắng từ chính các doanh nghiệp, chính khu vực KTTN thì Nhà Nước cũng cần có những chính sách, chiến lược, những phương hướng, giải pháp mới trong giai đoạn hiện nay và sắp tới để khu vực KTTN thực sự khẳng định mình. Dưới đây là một số giải pháp từ phía Nhà nước.
• Cải cách doanh nghiệp Nhà nước:
Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một mục tiêu cần phải đạt được: tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đơng đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hồ lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao
động. Cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước khơng được biến thành tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước.
Đối tượng cổ phần hoá là những doanh nghiệp nhà nước hiện có mà nhà nước khơng cần giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào định hướng sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước và điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp mà quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước hiện có thành cơng ty cổ phần, trong đó nhà nước có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, cổ phần ở mức thấp, hoặc nhà nước khơng giữ cổ phần.
Hình thức cổ phần hố bao gồm: giữ ngun giá trị doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn; bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp cho các cổ đơng; cổ phần hố đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; chuyển tồn bộ doanh nghiệp thành cơng ty cổ phần. Trường hợp cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thì khơng được gây khó khăn hoặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.
Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách với các doanh nghiệp nhà nước là một điều rất cần thiết và quan trọng cho nền kinh tế hiện tại của chúng ta. Doanh nghiệp tự chủ quyết định kinh doanh theo quan hệ cung cầu trên thị trường phù hợp với mục tiêu thành lập và điều lệ hoạt động. Xoá bỏ bao cấp đối với doanh nghiệp. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các ngành vùng các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển, khơng phân biệt thành phần kinh tế. Thực hiện triệt để luật cạnh tranh bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh một cách lành mạnh bình đẳng .
Thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước. Đối với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng, nhà nước không cần nắm giữ và khơng cổ phần hố được, tuỳ thực tế của từng doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
một trong các hình thức:giao, bán, khốn kinh doanh, cho th. Khuyến khích doanh nghiệp nhà nước đã giao, bán được chuyển thành công ty cổ phần của người lao động.
Đây là một trong tác động tích cực và cần thiết để thúc đẩy KTTN phát triển đúng với tiềm năng của nó, mà khu vực kinh tế nhà nước tác động được.
*Nhanh chóng sửa đổi và hồn chỉnh khn khổ pháp luật, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân nhằm từng bước tạo lập môi trường kinh doanh thơng thống và ổn định.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy KTTN phát triển, đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Cần phải thực hiện nhất quán, triệt để luật doanh nghiệp cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước. Phải đơn giản hoá các thủ tục giấy phép làm cản trở đối với việc gia nhập thị trường kinh doanh làm ăn của các nhà doanh nghiệp.
Phải tạo lập đựơc một mơi trường kinh doanh bình đẳng, thơng thống bằng việc xây dựng, hoàn chỉnh các bộ luật. Cần giúp các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN như thiết lập quỹ tài trợ để phát triển các doanh nghiệp tư nhân, thiết lập cơ chế bảo hành rủi ro tín dụng và cải tổ chế độ về điều kiện vay linh hoạt và không phân biệt đối xử, đặc biệt là về thế chấp, bảo lãnh của các ngân hàng thương mại. Loại bỏ tính chất áp đặt, lãi suất trần trong vay tín dụng giúp doanh nghiệp tư nhân vay ngân hàng với lãi suất cho vay thường giành cho doanh nghiệp Nhà nước.
* Cải cách hành chính:
Chính Phủ nên sớm có quyết định thành lập một cơ quan đầu mối chuyên lo về mặt quản lý nhà nước để hỗ trợ chính sách cho khu vực KTTN phát triển. Điều này sẽ làm giảm thủ tục hành chính của Nhà nước trong quá trình quản lý các doanh nghiệp tư nhân. Cơ quan này sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và chính phủ, sẽ tạo điều kiện cho nhà nước vừa quản lý chặt chẽ, vừa nắm thông tin kịp thời và
đưa các đối sách, giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp linh hoạt và hiệu quả hơn.
*Xúc tiến mở rộng thị trường trong và ngoài nước:
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới hiện nay là đang tăng cường, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, Nhà nước cần có các chính sách, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với thị trường thế giới, bởi như vậy doanh nghiệp mới có điều kiện để khẳng định mình, học hỏi trao đổi thơng tin, kinh nghiệm quản lý, cơ hội, tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài…. Để thực hiện nhiệm vụ này Nhà nước có thể sử dụng các chính sách thuế quan ưu đãi, giới thiệu làm cầu nối… giúp các doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp cận, quan hệ đối tác với nước ngồi.
Ngồi ra, Chính phủ cũng cần phát triển thị trường nội địa, cần có các cơng cụ kinh tế để kích cầu nội địa, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế nói chung và KTTN nói riêng, cần cung cấp, đảm bảo về điều kiện sản xuất kinh doanh như cung cấp thông tin, điện nước,…. .
*Cần hỗ trợ q trình đổi mới và chuyển giao kỹ thuật cơng nghệ đối với các doanh nghiệp:
Kỹ thuật, công nghệ là yếu tố quan trọng cho mỗi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kỹ thuật công nghệ hiện đại, tiên tiến. Việc các doanh nghiệp tự tiếp cận được với các loại công nghệ kỹ thuật này là rất khó. Nhà nước cần giúp đỡ, hỗ trợ về vốn, về kỹ năng… cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và sử dụng được các công nghệ mới đạt năng suất và hiệu quả cao hơn.
Với điều kiện, hoàn cảnh nước ta hiện nay cần chú ý đến việc nhập các loại kỹ thuật, công nghệ cần nhiều lao động, kết hợp việc cải tiến để nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng thu nhập và giải quyết nạn thất nghiệp nhưng cũng cần tránh biến Việt Nam thành một bãi thải công nghiệp tức là tránh nhập những loại công nghệ kỹ thuật đã cũ, đã lỗi thời hoặc hiệu quả
kinh tế khơng cao. Ngồi ra, cũng cần chú trọng phát triển công nghệ trong nước để doanh nghiệp có thể dễ dàng có được với giá rẻ…
*Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp bằng việc đào tạo đội ngũ các nhà doanh nghiệp, đội ngũ nguồn lực để phát triển doanh nghiệp.
Do điều kiện đất nước ta cịn khó khăn về mọi mặt nên trình độ của các nhà kinh tế, các chủ doanh nghiệp vẫn còn hạn chế cùng với đội ngũ những người lao động còn thấp kém. Theo kết quả khảo sát của MDPF thì 48% chủ doanh nghiệp đã tốt nghiệp đại học, 75% giám đốc khơng biết làm bảng kế tốn tài chính, tri thức kinh nghiệm vẫn là phổ biến, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn dựa nhiều vào thế mạnh truyền thống gia đình, nhất là các ngành gốm sứ, đồ gỗ, may mặc, đan dệt…. Do đó, để các nhà doanh nghiệp có điều kiện quản lý sản xuất kinh doanh tốt hơn địi hỏi Nhà nước cần có những chính sách hợp lý nâng cao trình độ cho đội ngũ doanh nghiệp và đội ngũ công nhân viên như mở các lớp đào tạo ngắn hạn phù hợp và có chất lượng…. .
*Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về việc mặt bằng sản xuất kinh doanh, thuế cho các doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân khi bước vào làm ăn kinh doanh đều gặp phải khó khăn về mặt bằng kinh doanh. Các doanh nghiệp đều thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh thường phải đi thuê của các cơ quan, các tổ chức kinh tế và các chủ kinh tế khác là chủ yếu. Có thể nói khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh tế của các doanh nghiệp là một trở ngại lớn ảnh hưởng đến quá trình, khả năng làm ăn của doanh nghiệp. Cho nên, Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể có được mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp.
Bên cạnh đó, các chính sách thuế cần đến việc giảm nguồn thu và sắc thu, tạo cho các doanh nghiệp có điều kiện tích tụ và tập trung vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Tránh tình trạng tận thu, lạm thu hoặc các tiêu cực các bộ phận thu
thuế. Ngược lại phải kiên quyết xử lý các tình trạng trốn thuế, lậu thuế và nợ thuế trong khu vực KTTN.
*Nhà nước nên hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp một cách
nhanh nhất và chính xác.
Đảm bảo hệ thống cung cấp thông tin nhanh và đầy đủ thông tin trong thị trường là yếu tố quyết định sự thành cơng của các doanh nghiệp, vì vậy Nhà nước phải thấy được điều này để có thể đảm bảo cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp một cách chính xác nhất, cập nhật nhất thơng qua việc phát triển các trung tâm thông tin, các trung tâm xúc tiến thương mại, phát triển đa dạng các hình thức cung cấp thơng tin cho các doanh nghiệp về sản phẩm, thị trường, chiến lược ngoại thương, hợp đồng, giá cả…. Bằng các hình thức như: truyền hình, đài báo, sách…
* Thay đổi quan điểm xã hội tích cực hơn với kinh tế tư nhân::
Để phát triển KTTN cần có thái độ xã hội đúng đắn về KTTN, phải thấy được vai trò to lớn của thành phần kinh tế này. Tránh các quan điểm về kinh doanh là “ bóc lột”, là “ chụp giật”…. Cần coi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là cần thiết, là khơng thể thiếu. Cần thấy được vai trị của các doanh nghiệp làm ăn giỏi; cần có những quan điểm mới nhìn nhận một cách tích cực về các doanh nhân; cần nêu cao và phát huy tinh thần kinh doanh, khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong xã hội, khuyến khích các lớp trẻ đi vào kinh doanh. Thường xun có những trương trình trên truyền hình, đài, báo về doanh nhân, doanh nghiệp điển hình….vv.
Cần coi trọng kinh doanh, kinh doanh ra nhiều của cải cho xã hội qua đó đem lại cơng ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, là động lực phát triển đất nứơc khơng chỉ về kinh tế mà cả về chính trị xã hội .
Cần phải có các hình thức khen thưởng, khuyến khích các doanh nhân làm ăn kinh tế giỏi, động viên, giúp đỡ những doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản….
Tóm lại, phải thấy được KTTN là một thành phần kinh tế quan trọng, có vị trí khơng thể thiếu trong nền kinhn tế nói chung. Vì vậy, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế này phát triển hết khả năng, năng lực của nó. Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh thì thành phần kinh tế này cũng bộc lộ những mặt hạn chế nên trong quá trình phát triển cần khắc phục, hạn chế những yếu kém của nó để đạt hiệu quả cao nhất.