THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 2 1 QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

Một phần của tài liệu Đề tài: "Kinh tế tư nhân Việt Nam - thực trạng và giải pháp” pptx (Trang 25 - 30)

2. 1. QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TỪ 1986 ĐẾN NAY.

Giai đoạn trước đổi mới(1986) do các yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến quan điểm, nhận thức của Việt Nam về khu vực kinh tế tư nhân cịn hạn chế, khơng thấy được vai trò của KTTN đối với nền kinh tế, cũng như chưa thấy được sự tồn tại của KTTN là một sự khách quan, là một đòi hỏi tất yếu của lịch sử phát triển của nhân loại. Giai đoạn này nhìn chung KTTN khơng được thực sự thừa nhận, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu giới hạn trong khu vực hộ kinh doanh, thường khơng có tư cách pháp nhân chắc chắn và hoạt động chủ yếu ở thị trường ngầm. Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 80, có rất nhiều thương nhân hoạt động khắp đất nước và nhiều hoạt động tư nhân quy mô nhỏ ở cả khu vực nông thôn và thành thị, mặc dù họ khơng được chấp nhận chính thức.

Chính tư tưởng khơng đúng đắn này đã làm cho nền kinh tế ngày càng khủng hoảng và suy sụp, nền kinh tế tiêu điều, đời sống nhân dân ngày càng đi xuống. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chính sách cấp bách nhằm cứu vãn tình hình. Những chính sách này đã tạo điều kiện cho KTTN hồi sinh và phát triển trở lại và ngày một khẳng định vai trị của nó trong nền kinh tế quốc dân. Cụ thể: số hộ kinh doanh tăng từ khoảng 0.84 triệu năm 1990 lên 2.2 triệu hộ năm 1996 và 3 triệu hộ tính đến cuối 2004, ngồi ra cả nước cịn có khoảng 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nơng dân sản xuất hàng hố.

Như vậy là thấy được rằng sự phục sinh của khu vực KTTN là một yếu tố khách quan của nền kinh tế. Năm 1986 là mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi về quan điểm, nhận thức của Đảng ta về KTTN.

Năm 1985, mặc dù về hình thức, kinh tế xã hội chủ nghĩa gồm hai thành phần là quốc doanh và tập thể vẫn giữ tuyệt đối trong nền kinh tế. Song do đã xuất hiện những hạn chế, những yếu kém của nền kinh tế giai đoạn này mà hai thành phần kinh tế trên không thể khắc phục. Nền kinh tế lúc này rơi vào khủng hoảng và sa sút nghiêm trọng, lạm phát gia tăng, sản xuất đình trệ, đời sống dân cư khó khăn. Lúc này đã xuất hiện các quan điểm mới về đổi mới nền kinh tế. Tất cả các yếu tố khách quan và chủ quan đó đã dẫn đến một dấu ấn quan trọng trong nhận thức của Đảng ta, đó là đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế. Đây là giai đoạn đánh dấu những thay đổi căn bản trong nhận thức về KTTN, sự đổi mới đó của Đại hội là xác định mục tiêu xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó thị trường tự do và những người sản xuất thuộc khu vực tư nhân được chấp nhận như là những bộ phận khơng thể thiếu trong q trình phát triển kinh tế.

Dưới đây là những điểm đổi mới trong tư duy từ Đại hội Đảng lần thứ VI:

Thứ nhất: Đại hội xác định cơ chế thị trường có thể và cần phải cùng tồn tại

trong xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai: thừa nhận vai trò chủ thể độc lập của doanh nghiệp và các hộ gia

đình.

Thứ ba: xác định kinh tế tư nhân là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, là chủ

thể kinh tế khác trong quan hệ cạnh tranh.

Các quan điểm này đã được Đảng hồn thiện trong các kì Đại hội Đảng tiếp theo là Đại hội VII, VIII và IX. Mục tiêu kinh tế thị trường của Việt Nam được xác định là: Xây dựng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sau thời kì đổi mới này Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách quan trọng và đồng bộ để xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang kinh tế thị

trường. Trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta, Đại hội IX đã xác định “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”, kinh tế cá thể tiểu chủ được nhà nước tạo điều kiện, giúp đỡ để phát triển, kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm.

Quán triệt nghị quyết Đại hội IX của Đảng để phát triển mạnh mẽ tiềm năng to lớn của khu vực KTTN cần khuyến khích KTTN phát triển, khơng ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tạo thêm nhiều việc làm, có mức tăng trưởng bình qn hàng năm cao hơn, đầu tư nhiều hơn vào khu vực sản xuất tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động cơng ích, sản xuất ngày càng nhiều các sản phẩm xuất khẩu, hợp tác dân doanh với nhau, với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt từ ngày 18/2—2/3/2002 Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khố IX đã thơng qua 5 nghị quyết quan trọng trong đó có việc khẳng định: “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN” là một trong những lĩnh vực quan trọng, bức thiết mà thực tiễn đặt ra yêu cầu cần phải giải quyết để cụ thể hoá quan điểm của Nghị quyết Đại hội IX. Năm nhiệm vụ được đề ra và cần được giải quyết là: Thống nhất về quan điểm chỉ đạo phát triển KTTN, coi KTTN là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của công dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động.

 Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của KTTN.

 Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế về cơ hội và khả năng lựa chọn các điều kiện để phát triển, tiếp tục tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có chú ý đến các chính sách: chính sách đất đai, tài chính-tín dụng, chính sách lao động tiền lương, chính sách hỗ trợ về đào tạo khoa học cơng nghệ, chính sách hỗ trợ về thơng tin, xúc tiến thương mại.

 Tiếp tục hồn thiện và tăng cường quản lý nhà nước nhằm xác định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với khu vực KTTN.

 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể nhân dân và các hiệp hội kinh doanh đối với việc phát triển KTTN.

Ngoài ra thời kỳ này cần kể đến các chính sách, văn bản khác như:

Sửa đổi hiến pháp năm 1992 khẳng định sự bảo hộ hợp pháp của nhà nước đối với KTTN, cho phép KTTN được thành lập doanh nghiệp không hạn chế về quy mô hoạt động trong phạm vi những ngành nghề pháp luật khơng cấm, có lợi cho đất nước. Luật khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc hội thông qua ngày 22/6/1994 và được sửa đổi năm 1998 đã tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho đầu tư thuộc tất cả các thành phần kinh tế, Nghị định 66/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 3/12/1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn nhỏ hơn vốn pháp định nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh góp phần giải quyết việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, đồng thời tăng cường hiệu lực pháp lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế; Luật thương mại có hiệu lực từ ngày 1/1/1998 là văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết luật thương mại về xuất khẩu và hoạt động gia công và mua bán hàng

hố của những thương nhân có giấy phép đã cải thiện đáng kể các điều kiện tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực tư nhân. Chính sách thương mại mở cửa và đầu tư trực tiếp nước ngoài là những nhân tố quyết định đổi mới kinh tế, đóng góp đáng kể vào sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam; Luật đất đai được ban hành đầu tiên vào ngày 29/12/1987, đã thay thế bằng đạo luật mới ban hành ngày 14/7/1993 và được sửa đổi vào ngày 2/12/1998 đã xác định rõ ràng và cụ thể hơn người sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, kéo dài thời gian cho thuê đất đa tạo điều kiện cho khu vực tư nhân yên tâm đầu tư hơn; Nhà nước đã có những nỗ lực quan trọng trong việc đổi mới chính sách khoa học công nghệ, luật khoa học công nghệ được Quốc hội thông qua ngày 9/6/2000 xác định rõ khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là nền tảng và động lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển nhanh bền vững. Khoa học công nghệ thành nhân tố quyết định giúp cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nói riêng vượt qua khó khăn, kinh doanh có hiệu quả và sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường; chính sách thuế đóng vai trị quan trọng trong quá trình xây dựng một nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 thay thế cho luật công ty và luật doanh nghiệp KTTN mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Luật doanh nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo mơi trường kinh doanh thực sự thuận lợi và khuyến khích thúc đẩy các nguồn nội lực, cụ thể hoá và phát triển các nguyên tắc tự do kinh doanh theo pháp luật. Ngồi ra cịn có các văn bản liên quan khác ra đời như: Nghị định 02/2000/NĐ_CP ngày 3/2/2000 về hướng dẫn một số điều của luật doanh nghiệp, Nghị định 03/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh ,quyết định 19/2000/TTg về việc bãi bỏ 84 loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề tạo điều kiện

về mặt hành chính cho các doanh nghiệp…Tất cả những chủ trương chính sách này đã thực sự cởi trói, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt giúp KTTN có điều kiện phát triển trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Kinh tế tư nhân Việt Nam - thực trạng và giải pháp” pptx (Trang 25 - 30)