THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY 1 Sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ đổi mới đến nay:

Một phần của tài liệu Đề tài: "Kinh tế tư nhân Việt Nam - thực trạng và giải pháp” pptx (Trang 30 - 40)

2.2.1 Sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ đổi mới đến nay:

Trước đổi mới, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu giới hạn trong khu vực hộ kinh doanh, thường khơng có tư cách pháp nhân chắc chắn và hoạt động chủ yếu ở thị trường ngầm. Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 80, có rất nhiều thương nhân hoạt động khắp đất nước và có nhiều hoạt động tư nhân quy mơ nhỏ ở cả khu vực nông thôn và thành thị, mặc dù hầu hết họ khơng được chấp nhận chính thức. Số hộ kinh doanh tăng từ khoảng 0,84 triệu năm 1990 lên 2,2 triệu hộ năm 1996 và 3 triệu hộ tính đến cuối năm 2004. Ngồi ra, cả nước cịn có khoảng 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nơng dân sản xuất hàng hố.

*Về doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân :

Sau khi Luật công ty được phê chuẩn năm 1990, số lượng các công ty tư nhân tăng lên nhanh chóng. Năm 1991 chỉ có 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992 là 5189 doanh nghiệp, năm 1995 là 15276 doanh nghiệp, năm 1999 là 28700 doanh nghiệp. Trong giai đoạn 1991—1999, bình quân mỗi năm tăng thêm 5000 doanh nghiệp .

Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 là một khâu đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của KTTN.

Bảng 2. 1 Số doanh nghiệp đăng ký mới.

Loại hình doanh nghiệp 1991- 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 DNTN 26. 708 2. 427 6. 412 2. 229 6. 532 7. 085 10. 246 Cty TNHH 12. 163 3. 147 7. 304 7. 179 12. 627 15. 120 20. 145 Cty cổ phần 316 208 726 1. 243 2. 305 3. 715 6. 470 DNHD 2 0 0 1 7

Cty TNHH một thành viên 0 0 59 88 125 Tổng 39187 5. 782 14. 444 21. 040 21. 523 26. 009 36. 993

Nguồn :Trung tâm thông tin doanh nghiệp – Bộ kế hoạch và đầu tư năm 2005.

Sự bùng nổ tức thời trong 4 năm qua là khá dữ dội. Sau 5 năm thi hành luật doanh nghiệp đến cuối năm 2004 đã có gần 110.000 doanh nghiệp mới đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký lên khoảng 155.000 doanh nghiệp tư nhân. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình mỗi ngày hiện nay bằng mỗi năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình hàng năm của thời kỳ 1991 – 1999. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 5 năm (2000 – 2004) ước cao gấp 2 lần so với 9 năm trước (1991 – 1999) tăng bình qn 25,6% trên một năm.

Khơng chỉ số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh mà quy mơ trung bình và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp cũng được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng sản lượng của khu vực tư nhân trong nước đã vượt cả khu vực doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi kể từ năm 2000. Mặc dù vậy, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn cịn tương đối nhỏ, có đến 96% doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí được xác định tại Nghị định 90 / 2001/NĐ - CP. Tỉ trọng đầu tư của khu vực KTTN tổng đầu tư toàn xã hội tăng qua các năm: Năm 2000 là 20%, năm 2001 là 23%, năm 2002 là 25,3%, năm 2003 là 27%, và năm 2004 là 32%.

Tốc độ tăng các doanh nghiệp tư nhân là rất khác nhau. Tại 18 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Tây Nguyên và miền Nam Trung Bộ có số doanh nghiệp đăng ký trong thời kỳ 2000 – 2002 thấp hơn nhiều so với thời kỳ 1991 – 1999, chẳng hạn Trà Vinh bằng 21% so với thời kỳ 1991 – 1999, Bến Tre, Đồng Tháp bằng 36%, Kiên Giang bằng 41%. Trong khi đó ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt ở các

tỉnh miền núi phía Bắc như Vĩnh Phúc, Hồ Bình, Bắc Cạn, Lai Châu … Số doanh nghiệp mới đăng ký gấp 4 đến 8 lần so với thời kỳ 1991 – 1999.

Trong số các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất: Doanh nghiệp tư nhân chiếm 55,76%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 33,68%, công ty cổ phần chiếm 2,55%, công ty hợp doanh chiếm 0,01%.

Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với 12.445 doanh nghiệp mới đăng ký, tổng vốn huy động 15. 158 tỷ đồng và hơn 68.000 chi nhánh, văn phòng đại diện. Hà Nội cũng được coi là một trong số các địa phương có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất. Nếu như giai đoạn 1992 – 1999 thực hiện luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 4.449 doanh nghiệp ra đời, thì trong ba năm thực hiện luật doanh nghiệp Hà Nội có thêm 9.311doanh nghiệp mới đăng ký. Cũng trong thời gian này, có hơn 9.700 lượt doanh nghiệp đăng ký sửa đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó có 2.163 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký là 4.000 tỷ đồng.

Bên cạnh của sự tăng lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp đăng ký, quy mô doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên. Mức vốn đăng ký trung bình của một doanh nghiệp thời kỳ 1991 – 1999 là gần 0,57 tỷ đồng, năm 2000 là 0,96 tỷ, năm 2001 là 1,3 tỷ, năm 2002 đạt 1,8 tỷ và năm 2003 là 2,6 tỷ. Doanh nghiệp có vốn đăng ký thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 200 tỷ đồng. Mức vốn đăng ký trung bình thấp cả nước là các doanh nghiệp ở Quảng Nam với khoảng 422 triệu đồng, Hưng Yên gần 3 tỷ đồng.

* Về hộ kinh doanh cá thể:

Ngay sau khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường KTTN đã bắt đầu có những bước khởi sắc, đó là từ những năm 1990. Đây là thời kỳ KTTN có sự phát triển khá nhanh, đặc biệt là hộ

kinh doanh cá thể. Tính đến năm 2000 cả nước có 9.793.878 hộ, trong đó có 7.656.165 hộ nơng nghiệp ngồi hợp tác xã, 2.137.713 hộ kinh doanh phi nông nghiệp. Năm 2002, cả nước có 2.625.744 hộ trong đó kinh doanh phi nơng nghiệp chiếm 90%; trong công nghiệp là 729.707 hộ chiếm 27,8 %, trong lĩnh vực xây dựng là 198. 025 hộ chiếm 62,6%. Qua số liệu trên ta thấy số hộ kinh doanh sản xuất phi nơng nghiệp ngày càng tăng. Tính đến 31/12/2004 cả nước có 3.015.144 hộ kinh doanh cá thể trong đó kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn 93%, công nghiệp là 811.233 hộ chiếm 31,1%, trong xây dựng là 212.042 hộ chiếm 8,12%, trong dịch vụ là 1.941.323 hộ chiếm 70%. Qua các số liệu trên ta thấy, số hộ kinh doanh cá thể ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh. Nếu như năm 2002, cả nước có 2.265.744 hộ sản xuất kinh doanh thì đến 2004 cả nước đã có 3.125.832 hộ tăng 19.04%.

Số hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trong các tỉnh có tốc độ tăng khơng đồng đều, tập trung nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 184. 463 hộ, Hà Tây: 87.280 hộ, Đồng Tháp: 95.049 hộ, Hà Nội: 92.302 hộ, Thanh Hoá 66.777 hộ….

Ngược lại với số hộ kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày một tăng nhanh về số lượng thì trong lĩnh vực nơng nghiệp lại có xu hướng giảm xuống. Kể từ năm 1995 sự giảm xuống này được thể hiện rất rõ. Nếu như năm 1995 cả nước có 934.751 hộ sản xuất kinh doanh trong nơng nghiệp thì đến năm 2002 con số này giảm xuống còn 53.487 hộ. Năm 1995 – 2000 số hộ tham gia vào nông nghiệp giảm 71,1%. Điều này cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu kinh doanh, số hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày một tăng, ngược lại là sự giảm số hộ trong lĩnh vực nơng nghiệp, con số này cịn giảm mạnh cụ thể đến năm 2004 chỉ còn 30.387 hộ giảm 43.2%.

Trước khi Luật doanh nghiệp ra đời, hầu hết các doanh nghiệp của khu vực KTTN đăng ký hoạt động trong thương mại chiếm 61%, 26% hoạt động trong lĩnh vực chế tạo và chế biến, và 3% trong lĩnh vực xây dựng; còn lại là các nghành dịch vụ và kinh doanh chung. Luật doanh nghiệp ra đời đã tác động tích cực đến việc lựa chọn lĩnh vực ở các doanh nghiệp của khu vực KTTN, mặc dù tỷ lệ trong lĩnh vực chế tạo và các dịch vụ khác đã tăng lên. Hiện nay khoảng 42,7% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, 31.4% trong công nghệ và xây dựng, 3.9% trong nông nghiệp, và 21.9% trong các dịch vụ khác và kinh doanh chung, cụ thể :

Trong nông nghiệp:

Năm 1995 các hộ sản xuất kinh doanh cá thể có khoảng 12 triệu hộ thì số hộ trong nơng nghiệp là 9.5 triệu hộ chiếm 79%, hộ thuỷ sản 22.9 vạn hộ chiếm 1.9%, hộ công nghiệp 16 vạn hộ chiếm 1.33%, 38 vạn hộ trong thương nghiệp chiếm 3.16%, khoảng 1.4 vạn hộ dịch vụ chiếm 12.5 %. Đến 1/7/2002 số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là 2.625.744 hộ giảm 48% so với 1995. Trong đó hộ cơng nghiệp là 729.704 hộ chiếm 7.5%, hộ thương nghiệp, khách sạn –nhà hàng du lịch là 1.644.534 hộ. Như vậy số hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp đã giảm đáng kể so với năm 1995. Tỷ trọng hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp là 79% đến năm 2002 tỷ trọng giảm 2.1% .

Tính đến 31/12/2004 số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là 2.125.321 hộ kể từ 2002 –2004 tỷ trọng hộ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp giảm không đáng kể. Nhờ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong nơng nghiệp là chỗ dựa vững chắc để các hộ kinh doanh nông nghiệp yên tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh và vốn đầu tư hình thành các trang trại. Đây là một mơ hình mới của kinh tế tư nhân trong nơng nghiệp. Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế tương đối lớn, hoạt động trong lĩnh vực nông –lâm – ngư nghiệp. Tháng 10/2001 cả nước có 60.758 trang trại so với 55.825 trang trại năm 2000 tăng 7.78%. Các trang trại

sử dụng 69.259 ha đất lâm nghiệp, 233.810 ha đất nông nghiệp và 664.458 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Hầu hết các trang trại tạo lập từ nguồn vốn của gia đình, bình quân là 136.5 triệu đồng với lao động chủ yếu là gia đình. Tháng 10/2004 cả nước có 79.852 trang trại so với 60.788 trang trại năm 2002 tăng, các trang trại sử dụng 71.859 ha đất lâm nghiệp, 313.810 đất nông nghiệp và 69.115 ha mặt nước ni trồng thuỷ sản so năm 2002 thì tỷ trọng đầu tư vào trang trại tăng nhẹ, với sự ra đời của các trang trại đã làm cho KTTN trong nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nơng nghiệp phát triển mạnh góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp .

Trong cơng nghiệp:

Kinh tế tư nhân trong cơng nghiệp đóng vai trị to lớn đối với sự phát triển mạnh của cơng nghiệp cả nước nói chung. Năm 1995, giá trị sản lượng công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân là 20.468 tỷ đồng. Năm 2001 tăng lên là 30.544.4 tỷ đồng, tăng 49.2%, chiếm 43.6% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước. Từ năm 2000 tốc độ tăng về giá trị sản xuất cơng nghiệp khu vực ngồi quốc doanh đã có bước nhảy vượt bậc, từ 10.9% năm 2000 lên 18.3% năm 2001và 20.3% năm 2002 cao hơn hẳn so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 đã tạo được 32.193.6 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 48.15% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố.

Bảng 2. 2: Số cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế.

1998 1999 2000 2002 2004 Tổng 591. 368 616. 330 652. 082 745. 393 795. 455 Khu vực kinh tế trong nước 590. 487 615. 425 651. 118 743. 854 791. 463 Doanh nghiệp nhà 1821 1. 786 1. 633 1. 565 1. 995

Ngoài quốc doanh 588. 666 613. 586 652. 272 649. 485 661. 485 Tập thể 967 1. 090 1. 179 1. 348 1. 763 Tư nhân 4. 347 4. 181 4. 193 9. 722 11. 711 Cá thể 583. 352 608. 314 644. 113 729. 077 800. 120 Khu vực có vốn đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tư nước ngoài 881 959 1. 063 1. 539 1. 727

( Nguồn : Niên gián thống kê 2004)

Năm 1998, khu vực KTTN chiếm 99% cơ sở sản xuất công nghiệp trong cả nước trong đó hộ cá thể chiếm tỷ trọng khá lớn 98%.

Năm 2002, khu vực kinh tế tư nhân chiếm 98.9% số cơ sở sản xuất công nghiệp trong cả nước, trong đó hộ cá thể chiếm tỷ trọng khá lớn 98.3%.

Năm 2004, khu vực này vẫn được gia tăng trong đó hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng khá lớn.

Như vậy, hộ kinh doanh cá thể ngày càng đóng vai trị lớn trong lĩnh vực công nghiệp.

* Thương mại và dịch vụ:

Đặc điểm của các lĩnh vực thương mại và dịch vụ là đa dạng nghành nghề, vốn đầu tư ít, lợi nhuận cao cho nên thu hút được một lượng lớn các hộ và các doanh nghiệp tham gia. Cùng với nhu cầu đa dạng của con người trong những năm gần đây số lượng doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này ngày càng tăng. Năm 2002, cả nước có 26.287 doanh nghiệp và 1.644.534 hộ cá thể tham gia vào lĩnh vực này. Hết tháng 6/2004 cả nước đã có 31.288 doanh nghiệp và 2.688.834 hộ cá thể tham gia vào lĩnh vực này

Bảng 2. 3: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ theo thành phần kinh tế(%)

1985 1991 1999 2000 2001 2003 2004

Tổng 100 100 100 100 100 100 100

nước Kinh tế tập thể 0. 9 0. 7 0. 8 0. 8 0. 8 0. 7 0. 8 Kinhtế tư nhân, cá thể 74. 5 74. 6 74. 4 73. 7 73. 5 75. 95 82. 70 Kinh tế hỗn hợp 1. 5 4. 0 5. 0 3. 2 6. 3 7. 0 7. 0 Kinh tế vốn đầu tư nước

ngoài

0. 5 1. 3 1. 3 1. 6 1. 6 1. 85 1. 8

Nguồn tổng hợp : Trung tâm thông tin doanh nghiệp - Bộ kế hoạch và đầu tư 2005

Nhìn bảng trên ta thấy tổng bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với các thành phần kinh tế khác. Điều này đã chứng tỏ thế mạnh của kinh tế tư nhân.

Biểu đồ tăng trưởng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ qua các năm.

Nhìn chung khu vực KTTN mà chủ yếu là các doanh nghiệp đã mở rộng các hoạt động kinh doanh trong hầu hết các nghành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm như hoạt động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cao cấp như: công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến, cơng nghệ thơng tin, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, tư vấn……

*Về quy mô:

- Quy mô về vốn:

Sau thời kỳ đổi mới, KTTN có sự gia tăng nhanh chóng khơng chỉ về số lượng doanh nghiệp mà về quy mô vốn cũng ngày một tăng nhanh .

Mức vốn trung bình trên một doanh nghiệp giai đoạn 1991 – 1999 mức vốn đăng ký bình quân là 0.57 tỷ/ một doanh nghiệp. Năm 2000 cả nước có 53.000

thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cũng như vể vốn đăng ký là 18.158 tỷ đồng năm 2004.

Cùng với sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp thì quy mơ vốn của các loại hình doanh nghiệp này cũng ngày càng tăng lên. Nếu tính chung cho cả kỳ 1990- 1994, mức vốn đăng ký trung bình của một doanh nghiệp là 231 triệu đồng, của công ty trách nhiệm hữu hạn gần 1,1 tỷ đồng, thì đến năm 1999 các con số tương ứng là 420 triệu và 1.259,6 triệu đồng. Xét chung cho toàn giai đoạn ta thấy về vốn của các doanh nghiệp có xu hướng tăng và sẽ còn tăng trong các năm tới.

Từ năm 2001 đến nay mức vốn đăng ký trung bình vẫn có xu hướng tăng lên. Thời kỳ 1991-1999 vốn đăng ký bình quân là 0.57 tỷ, năm 2001 là 1.3 tỷ,

Một phần của tài liệu Đề tài: "Kinh tế tư nhân Việt Nam - thực trạng và giải pháp” pptx (Trang 30 - 40)