CÁC KHÓ KHĂN CẢN TRỞ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC KTTN 1 Kinh tế tư nhân khó khăn trong tiếp cận vốn:

Một phần của tài liệu Đề tài: "Kinh tế tư nhân Việt Nam - thực trạng và giải pháp” pptx (Trang 50 - 54)

Ở Việt Nam hầu hết các doanh nghiệp tư nhân thuộc các khu vực vừa và nhỏ, bình quân vốn của doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là 1.2 tỷ đồng cho nên việc quay vòng vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh là rất khó khăn. Mà vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự phát triển của khu vực KTTN trong thời gian vừa qua đã sử dụng tốt hơn nguồn vốn đầu tư trong xã hội.Tuy nhiên với tiềm năng phát triển của khu vực kinh tế này thì vẫn đang là vấn đề đặt ra cho KTTN đa số các doanh nghiệp tư nhân là thiếu vốn.

Hiện tại các doanh nghiệp đăng ký thành lập phải dựa chủ yếu vào vốn của bản thân chủ doanh nghiệp người thân, bạn bè…nguồn vốn huy động của các tổ chức tài chính là rất khó khăn. Có 60% doanh nghiệp sử dụng vốn tự tích luỹ, 45% doanh nghiệp là vay vốn từ ban bè người thân. . . và chỉ có 21% doanh nghiệp vay vốn từ các ngân hàng thương mại quốc doanh, 11% vay từ các ngân hàng cổ phần.

Bảng 2. 11 . Cách thức huy động vốn của các doanh nghiệp hãng tư nhân.

Nơi Vay %

Ngân hàng quốc doanh 21

Vay ngân hàng thương mại cổ phần 11 Vay mượn và có sự đầu tư của các DN khác 3

Vốn riêng mình 69

chính phủ tài trợ 0. 2

Vay các tổ chức tài chính khơng phải là ngân hàng 4

Vay bạn bè người quen 45

Vay mượn của Việt Kiều 3

Các nguồn khác 14

Ta thấy nguồn vốn vay của các ngân hàng thường yếu và tương đối nhỏ. Chỉ có 30% vốn tồn đọng của khu vực tư nhân là vốn vay trung và dài hạn. Như vậy việc tiếp cận thị trường tín dụng chính thức là rất khó. Do các doanh nghiệp tư nhân vẫn khơng đủ tin cậy để các ngân hàng cho khu vực này vay vốn. Tỷ trọng vốn huy động được từ các thị trường khơng chính thức của các cơng ty cổ phần là 43%, công ty TNHH là 37%, doanh nghiệp tư nhân là 29%, hộ kinh doanh là 29%. Tuy nhiên chi phí cho khoản vay lại rất lớn. Lãi suất cao gấp 2.3 lần lãi ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.3.2.Khó khăn trong tiếp cận nguồn nhân lực:

Mặc dù trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội. Nhưng nguồn lao động chất lượng kém, thiếu lao động có trình độ chun mơn cao. Trình độ học vấn của lao động cịn rất thấp. Một lượng lao động phổ thơng lớn đang làm việc trong khu vực tư nhân trình độ kỹ năng lao động còn thiếu. Trong 1475. 716 lao động thì có 1.097.598 lao động. Chiếm 74. 4% là lao động hầu như khơng có trình độ chun mơn. Số lao động có trình độ chun mơn là 369.118 chiếm 25.3%trong đó chỉ có 90.042 lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 6.18% tổng lao động khu vực tư nhân.

Bản thân chủ doanh nghiệp cũng thiếu trình độ, kiến thức về quản lý kinh doanh chủ doanh nghiệp có trình độ đại học trở lên thấp.

Bảng:2. 12.Trình độ của đội ngũ chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân(%).

Trình độ DNTN CTTNHH CTCP

Đại học trở lên 1. 9 8. 6 1. 3

Trung học 6. 9 10. 3 3. 4

Công nhân kỹ thuật 6. 6 3. 1 1. 7 Không bằng cấp 84. 6 78 93. 6

Nguồn: Giáo trình kinh tế tư nhân , khoa kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội,PGS-TS Trịnh Thị Hoa Mai

Sự phát triển của khu vực KTTN trong những năm gần đây tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ, dịch vụ lại phát triển mạnh ở những nơi tập trung dân, điều này đã dẫn tới sự mất cân đối giữa các vùng trong quá trình phát triển.

Khu vực KTTN chủ yếu tập trung ở ba khu vực đó là đồng bằng Sơng Hồng (28. 4%), Đông Nam Bộ (17.4%), Sông Cửu Long (17.8%) nơi tập trung của những thành phố lớn : Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương .

2.3.3.Khó khăn trong việc tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh:

Như chúng ta đã biết khu vực KTTN hiện nay rất thiếu đất đai để sử dụng làm mặt bằng sản xuất. Tình trạng thiếu đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề chung của khu vực KTTN. Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhà Nước được ưu đãi về đất đai hơn. Năm 2000 đất giao cho doanh nghiệp nhà nước là 42,6 triệu m2 đất với 42 dự án còn khu vực tư nhân là 1.4 triệu m2 đất cho 30 dự án. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN không đủ vốn lớn để đầu tư vào đất đai nên phải đi thuê đất của các doanh nghiệp nhà nước hoặc các tổ chức với giá cao hơn nhiều, 51% số các doanh nghiệp sử dụng đất tự có để tiến hành sản xuất kinh doanh, 49% là thuê của doanh nghiệp nhà nước hoặc các tổ chức khác. Khơng ít doanh nghiệp sau khi đã có mặt bằng sản xuất kinh doanh thì khơng cịn vốn đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng như dự kiến ban đầu.

Chính do những vấn đề trên khiến giá thành sản phẩm tăng cao, bởi bên cạnh thuế đất phải trả cho Nhà nước, nhà đầu tư tư nhân còn phải bỏ thêm nhiều khoản chi phí khác cho các tổ chức doanh nghiệp nhà nước mà họ thuê đất.

Hiện tượng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, do thủ tục thuê và chuyển nhượng đất phức tạp, có những quy

định khơng rõ ràng gây khó khăn cho các nhà đầu tư, làm mất nhiều thời gian, chi phí có khi làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của họ. Theo quy định thì nhà nước giao cho các tỉnh thành trực tiếp giải quyết thủ tục cấp đất, giao đất và cho thuê nhưng

việc quản lý đất đai vẫn do nhà nước quyết định cho nên không đáp ứng kịp thời cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó quy trình giao đất, cho th cịn nhiều phức tạp, cịn nhiều khâu, cấp chính quyền…Đã từ lâu khung giá đất áp dụng trên cả nước không đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn do sự phức tạp địa lý, khác biệt kinh tế giữa các vùng và do nền kinh tế thị trường mang tính quá độ thường xuyên.

Thứ hai, do hậu quả cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, do quy hoạch

đất khơng rõ ràng, nhiều nơi diện tích đất khơng sử dụng, đất hoang hố, đất sử dụng sai mục đích cịn lớn, trong khi khu vực tư nhân lại thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh. Cho đến nay, cả nước có 3,5 triệu m2 đất bị hoang hố và sử dụng sai mục đích, riêng Hà Nội có 472.800 m2.

Thứ ba, do quy mơ vốn của doanh nghiệp cịn nhỏ không đủ khả năng để

thuê đất ở những địa điểm có lợi vì ở những địa điểm đó giá đất cho th cao làm tăng chi phí đầu vào.

Thứ tư, sự khơng phân biệt một cách rõ ràng giữa phạm vi áp dụng thuế

trên đất Nhà nước với phạm vi áp dụng thuế đối với đất cư trú ở nông thôn dẫn tới sự chồng chéo.

2.3.4.Khó khăn trong việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực:

Khó khăn chung của khu vực tư nhân là thiếu lao động có trình độ, kỹ năng, tay nghề cao. Điều này do khu vực tư nhân chưa thực sự tạo được niềm tin để xoá bỏ những định kiến trong xã hội. Do vậy, chỉ có những lao động có trình độ thấp, cần cơng việc, ít có cơ hội lựa chọn nơi làm việc mới chấp nhận làm việc trong khu vực này.

Một nguyên nhân nữa là trong khi các doanh nghiệp nhà nước đều được hưởng chính sách của nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực miễn phí thì khu vực tư nhân khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ này.

Hiện tại, nền giáo dục của ta chưa chú tâm vào đào tạo theo nhu cầu của xã hội, có những ngành, những lĩnh vực cịn thiếu q nhiều trong khi đó có một số

ngành đào tạo tràn lan. Chương trình đào tạo cịn nặng nề về lý thuyết, ít thực hành, nội dung đào tạo chậm không bắt kịp với công việc thực tế.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Kinh tế tư nhân Việt Nam - thực trạng và giải pháp” pptx (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w