1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình văn học phương tây I - Phần 3 ppt

34 754 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 425,74 KB

Nội dung

VHPT1/P.H.N 95 PHẦN III VĂN HỌC CỔ ĐIỂN THẾ KỈ 17- CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN PHÁP CHƯƠNG VIII - KHÁI QUÁT 1 - NƯỚC PHÁP TRÊN ĐƯỜNG TIẾN TỚI MỘT QUỐC GIA THỐNG NHẤT HÙNG MẠNH 1.1 - Đến cuối thế kỉ 16 nước Pháp nghèo nàn bị chia cắt bởi nhiều lãnh chúa phong kiến .Chiến tranh tôn giáo và phong kiến liên miên và tàn khố: cuộc viễn chinh sang Italia vừa chấm dứt thì nội chiến tôn giáo đẫm máu giữa đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành xảy ra suốt hơn 30 năm (1562 - 1598). Nước Pháp bị tàn phá khủng khiếp, thành thị và nông thôn đều hoang tàn xơ xác. Người thất nghiệp, đói khổ bệnh tật nhan nhản khắp nơi. Tài chính kiệt quệ. Quan lại địa phương và thị dân giành lấy quyền tự trị. Nông dân và dân nghèo nổi dậy ở nhiều nơi . . .Chế độ phong kiến cát cứ trở thành vật chướng ngại lớn trên bước đường đi tới của lịch sử dân tộc Pháp . Trong khi đó, giai cấp tư sản Pháp hình thành từ thế kỉ 16 đang lớn dần lênnhờ phương thức kinh doanh tư bản – đặc biệt các ngành công nghiệp dệt, hàng xa xỉ, ngoại thương, nông nghiệp Tình trạng phong kiến cát cứ gây trở ngại quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa. Giai cấp tư sản khao khát giành lấy chính quyền, tuy có ưu thế về chính trị nhưng chưa thể lật đổ g/c phong kiến thống trị. Họ quay ra dựa vào nhà nước phong kiến tập quyền để mở rộng kinh doanh. G/c phong kiến đang sa sút nhưng vẫn cố giữ chính quyền, tự biết còn đủ mạnh để ngăn trở tư sản. Mặt khác, g/c phong kiến cũng muốn lợi dụng khả năng kinh tế tư bản để tồn tại. Tình trạng đó tạo ra thế quân bình tạm thời giữa quí tộc và tư sản dưới hình thức Nhà nước quân chủ chuyên chế (quân chủ tập trung tuyệt đối) . Đó là nền quân chủ cố giữ vai trò trung gian giữa quí tộc và tư sản - cố gắng dung hòa bảo vệ quyền lợi của cả hai. 1.2- Nền quân chủ chuyên chế Pháp trải qua ba triều đại dòng họ Bourbon Vua Henry IV lên ngôi giữa cảnh hoang tàn của nước Pháp sau chiến tranh trong khi ấy các lãnh chúa địa phương bạo loạn lung tung. Henry thực hiện đương lốì cứng rắn xen kẽ mềm dẻo về chính trị, tôn giáo nhằm củng cố chính quyền trung ương. Vua chủ trương nâng đỡ nông dân, giảm thuế xóa nợ, đẩy mạnh công thương nghiệp, ngoại thương, kí kết nhiều hiệp ước thương mại. Nhà vua rời bỏ đạo Tin Lành, theo đạo Thiên Chúa (Cơ đốc, Gia Tô) đã được coi là quốc giáo. Năm 1598 vua ban hành pháp lệnh Nante bảo đảm tự do tín ngưỡng và tự do chính trị. Vua bị ám sát, con trai là Louis 13 lên ngôi giữa lúc bọn lãnh chúa phong kiến lại nổi lên khắp nơi. Vua Louis 13 (1610-1643) dựa vào Giáo chủ Richelieu nắm quyền tể tướng, tiếp tục sự nghiệp của Henry 4, quyết tâm xây dựng một nhà nước dân tộc thống nhất, phát triển nhiều mặt chiếm vị trí cao trên trường quốc tế. Richelieu kiên quyết bảo vệ thống nhất quốc gia, trấn áp Tin Lành và các lãnh chúa địa phương ngoan cố, mở mang thêm lãnh thổ, đặt Pháp viện tối cao dưới quyền vua, ban bố chính sách đặc quyền cho giai cấp tư sản phát triển kinh tế, đẩy mạnh công thương, qui định thuế khóa thống nhất, chiếm thêm thuộc địa (quần đảo Angti, đảo Madagasca) .Thống nhất hoạt động văn hóa tư tưởng dưới sự lãnh VHPT1/P.H.N 96 đạo tập trung của nhà nước chuyên chế. Thành lập Viện Hàn lâm năm 1634, trợ cấp văn nghệ sĩ, mở ra những cuộc phê bình văn học . . . Những hoạt động đó còn nhằm thống nhất ngôn ngữ Pháp, tách nhà văn ra khỏi ảnh hưởng quí tộc phong kiến, đàn áp nhà văn chống chế độ quân chủ chuyên chế. Sự cứng rắn của tể tướng - giáo chủ Richelieu bị nhiều người thù ghét phản ứng. Tuy nhiên ông ta vẫn là một nhà chính trọ nhà hoạt động xã hội xuất sắc, người sáng lập thực sự, trực tiếp của nhà nước mang tính dân tộc Pháp. Louis 14 (1643 - 1715) lên ngôi lúc 15 tuổi. Nhà nước do giáo chủ Madarin lãnh đạo thực sự. Giáo chủ cho tăng thuế, bán quan chứclấy tiền nuôi quân đội tham gia chiến tranh Trung Âu 1618 -1648. Chính sách đó khiến nhân dân bất bình , nhất là nông dân và nghị viện (phần lớn là đại biểu tư sản và quí tộc) đều căm giận. Kết quả là một cuộc nội chiến nổ ra ở Paris và một số tỉnh miền Bắc, miền Đông nước Pháp. Giai cấp tư sản và quí tộc, do quyền lợi ích kỉ, cuối cùng đã phản bội, bỏ mặc quần chúng khiến khởi nghĩa thất bại. Sự thất bại này chấm dứt tình trạng rối ren nhưng vẫn chưa bảo đảm cho đất nước thống nhất. Cuộc khởi nghĩa chia thế kỉ ra hai phần - nửa sau sẽ là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ quân chủ chuyên chế. Năm 1661, Madarin chết, Louis mới thực sự nắm chính quyền. Vua tuyên bố "nhà nước chính là ta !" và khẳng định sự tập trung quyền lực cao độ trong tay nhà vua. Mười hai năm đầu của triều đại Louis thanh bình êm ả thuận lợi cho những cuộc cải cách và những dự án lớn: Về kinh tế - chính trị: Colbert trợ thủ đắc lực của nhà vua đã tích cực bảo hộ các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa, khuyến thương nhằm thu lợi nhuận cho công quĩ. Tăng cường quân đội làm áp lực cho kinh tế .Kiến thiết nhiều lâu đài nguy nga đồ sộ. Về văn hóa nghệ thuật: Chaplin cánh tay phải của "vua mặt trời" đã cho lập thêm hàng loạt viện hàn lâm nghệ thuật và khoa học, bảo trợ các nhà nghệ sĩ , tổ chức sinh hoạt văn nghệ ở cung đình, biến cung điện Verseille thành trung tâm văn hóa quốc gia. . . Tất cả nhằm đề cao cá nhân vua Louis 14, thúc đẩy văn hóa, củng cố quốc phòng nâng cao địa vị uy tín nước Pháp. Người ta gọi thế kỉ 17 là "thế kỉ của Louis 14" hoặc "thế kỉ vĩ đại" (đại thế kỉ). Năm 1803, Colbert chết, sinh ra sự chuyển biến mới của đời sống vật chất tinh thần nước Pháp cuối thế kỉ này: chính sách kinh tế của Colbert bị vứt bỏ, nền kinh tế suy sụp vì gánh nặng chiến tranh chống Hà Lan và Anh. Hủy bỏ pháp lệnh Nante, khủng bố tàn bạo những người dị giáo, đi xâm lược láng giềng. Nhà nước độc tài không chịu được khuynh hướng tự do dân chủ và cản trở giai cấp tư sản. Làn sóng khổng lồ hàng chục vạn nhà công thương nghiệp bỏ chạy ra nước ngoài gây chảy máu nghiêm trọng về dân số, tiền của tài năng trí tuệ của dân tộc. Nhận xét chung về Nhà nước quân chủ thế kỉ 17: Một mặt nhà nước là nhân tố lịch sử tiến bộ tích cực góp phần thống nhất đất nước, khôi phục và mở mang văn hóa dân tộc. Mặt khác, nền quân chủ chuyên chế vẫn là hình thức thống trị ựa trên sự liên minh giai cấp tạm thời giữa hai g/c bóc lột. Nó vừa hòa giải vừa đối kháng với nhau, lại vừa đàn áp và bóc lột nhân dân. Càng về cuối thế kỉ, nhà nước thoái hóa, phản động và trở thành đối tượng bị phê phán của lịch sử VHPT1/P.H.N 97 2 - ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC RỘNG LỚN CỦA TRIẾT HỌC GASSENDY VÀ TRIẾT HỌC DESCARTES TRONG TINH THẦN PHÁP THẾ KỈ 17 . Cùng ra đời vào nửa đầu thế kỉ 17, mỗi học thuyết có cống hiến riêng. Triết học duy vật của Gassendy và triết học duy lí của Descartes có điểm chung, đều là thành tựu văn hóa tư tưởng cvủa một thế kỉ lớn, đều có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của thời đại Gassendy:1592-1655. Nhà toán học, nhà khoa học lớn hiểu biết nhiều về vật lí thiên văn . Hoạt động trong nhóm bác học, thường tổ chức kín đáo những cuộc hội thảo khoa học quan trọng với tinh thần tự do, chống chủ nghĩa ngu dân của các thế lực phong kiến và tôn giáo. Gassendy bỏ nhiều công phu viết cuốn "Triết học đại toàn", công trình in sau khi ông mất Học thuyết của ông dựa trên "học thuyết về nguyên tử" của hai nhà bác học cổ Hi Lạp Epiccure và Lucres. Trong khi phát biểu thuyết nguyên tử ông đề xướng "cảm giác luận duy vật": cho rằng con người có thể nhờ cảm giác để nhận thức thế giới ,"cảm giác không bao giờ lừa dối". Tin tưởng vàocảm giác, đánh giá cao cảm giác, Gassendy chống lại "duy lí luận" của Descartes và bác bỏ triết học kinh viện duy tâm trung cổ. Về đạo đức học, ông tập trung ca ngợi niềm vui sướng cuộc đời và sự trong sáng tâm hồn . Theo ông hạnh phúc con người là ở sức khỏe thể xác và sự thanh tĩnh tâm hồn. Các nhà văn tiến bộ của thế kỉ 17 đã chịu ảnh hưởng triết học Gassendy như : nhà hài kịch Molier nhà ngụ ngôn La Fontaine nhà văn La Brue. Descartes:1596-1650: Là nhà triết học và khoa học lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đến thời đại và lịch sử dân tộc Pháp. Có nhiều khám phá trong hình học vật lí vũ trụ học. Trong tiểu luận triết học nổi tiếng Bàn về phương pháp (1637) ông đề cao vai trò lí trí trong nghiên cứu khoa học và xác định nhiệm vụ của mình là "bàn về phương pháp hướng dẫn tốt lí trí và tìm tòi chân lí trong khoa học" : Tác phẩm này đề xướng triết học duy lí, đánh giá cao vai trò của tư duy lí luận. Lí trí là giai đoạn cao của sự nhận thức thế giới, nó độc lập không phụ thuộc vào tri giác cảm tính. Theo ông, lí trí có thể đem lại sự hiểu biết tất cả những gì mà giác quan con người không đạt tới. Ánh sáng của lí trí có thể rọi thấu (nhận thức) được thế giới tự nhiên một cách vô hạn. Chỉ có lí trí là có thực và đáng tin cậy , lí trí là quan tòa tối cao của chân lí Bàn về một vấn đề cơ bản của triết học- mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại - ông nêu lên một nguyên lí: "Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại". Nghĩa là nếu sống mà chỉ biết tin tưởng mù quáng vào mọi tín điều tôn giáo thì chưa phải là sống. Descartes đã đánh đòn quyết liệt vào triết lí kinh viện nhà thờ trung cổ, tiếp tục giương cao lá cờ nhân văn chủ nghĩa Phục Hưng, ca ngợi con người vớiù hoạt động tư duy sáng suốt. Bàn về phương pháp nghiên cứu, ông chủ trương phương pháp phân tích. Khâu đầu tiên là "hoài nghi"- đó là điểm xuất phát của khoa học chân chính. Cần phải nghi ngờ tất cả những gì mà người ta đã tin là chân lí. Sự hoài nghi này nhằm ngăn ngừa những kết luận mù quáng. Bước thứ hai là phân chia nhỏ đến tận cùng các hiện tượng để giải quyết. Bước thứ ba là hướng dẫn tư duy theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Cuối cùng là thao tác tổng hợp, xem xét lại từng chi tiết nhỏ đã phân tích để dẫn tới kết luận. VHPT1/P.H.N 98 Tiểu luận Bàn về phương pháp là lời tuyên chiến chống lại tất cả những gì hỗn độn bừa bãi tùy tiện giáo điều để hướng tới một trật tự sáng sủa, chặt chẽ, chính xác - đó là triết học duy lí Descartes. Tư tưởng triết học Descartes là thành tựu lớn của tư tưởng Pháp thế kỉ 17, sản phẩm tiến bộ của khoa học và của ý thức hệ tư sản đang trưởng thành. Nó đạt cơ sở cho thế giới quan khoa học của thời đại. Trước hết nó tích cực chống phong kiến và tôn giáo. Thời ấy, ông đã bị Nhà thờ và những kẻ cuồng tín lên án chỉ trích, thù ghét. Triết học Descartes cũng còn có nhược điểm không nhỏ: tính cách mạng nửa vời vừa duy tâm vừa duy vật (nhị nguyên luận) . Triết lí Descartes đã in dấu đậm nét trong văn học cổ điển Pháp thế kỉ 17. 3 - TÌNH HÌNH VĂN HỌC VÀ CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN PHÁP THẾ KỈ 17 3.1 BA DÒNG VĂN HỌC TÁC ĐỘNG LẪN NHAU 3.1.1 - Dòng văn học kiểu cách :tiếng nói của tầng lớp qúi tộc phong kiến thất thế. Bị sa sút về chính trị, giai cấp quí tộc ra sức vớt vát bằng những vinh quang giả tạo bằng hình thức văn nghệ. Họ tụ tập ở các sa-lông (salon: phòng khách quí tộc) bàn chuyện văn chương nghệ thuật. Sinh hoạt salon trở thành phong trào thời thượng của xã hội thượng lưu. Những salon nổi tiếng trở thành những trung tâm văn hóa quí tộc đối lập với cung đình của vua Louis 13. Những văn nghệ sĩ lớn thường lui tới các salon ấy. Nơi đây ấp ủ những tiểu thuyết mục đồng tràng giang đại hải với những mối tình hiệp sĩ lí tưởng cầu kì tế nhị . Nhân vật chính là kiểu "con người quí tộc hào hoa phong nhã" với ngôn ngữ chau chuốt khác hẳn với ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường ngày. Nội dung chính là đào sâu tâm lí trình bày dục vọng quanh co phức tạp kì thú của "tâm hồn quí tộc". Bên cạnh tiểu thuyết mục đồng còn có loại thư từ chuyền tay nhau đọc, nối tiếp những cuộc đàm thoại nơi phòng khách salon.Thơ cầu kì cũng là phản ứng của quí tộc đối với thị hiếu thẩm mĩ tư sản mới (thơ phá cách, trần trụi) đang được ưa chuộng ở đô thị. Cảm hứng chủ đạo của dòng văn học kiểu cách là phản ứng lại cuộc sống mới, rút vào cố thủ trong văn chương kiểu cách. Họ không đóng góp được bao nhiêu cho văn học và bị công kích từ nhiều phía. Tuy nhiên dòng này cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến trào lưu văn học cổ điển chính thống của thế kỉ . 3.1.2 - Dòng văn học hiện thực dung tục đối lập với dòng văn học kiểu cách gồm truyện và thơ. Đó là văn chương cười cợt nghịch ngợm khôi hài thô lỗ của những người tự do cố ý chế giễu văn học quí tộc kiểu cách salon. Dòng văn này phác họa những bức tranh cuộc sống hiện thực, phơi bày thực trạng những thế lực lỗi thời, bộc lộ khát khao xã hội lí tưởng tốt đẹp- đó là tinnh tích cực tiến bộ của nó. Tuy nhiên nó còn nhược điểm là tư tưởng nông cạn tầm thường đôi khi rơi vào vô chính phủ, tầm nhìn cuộc sống hạn chế. Dòng này có ảnh hưởng tới nhà hài kịch Molier và nhà văn ngụ ngôn La Fontaine. 3.1.3 - Dòng văn học cổ điển chủ nghĩa cùng tồn tại song song với hai dòng kia nhưng lại vượt lên một tầm cao rõ rệt. Đây là tiếng nói nghệ thuật của bộ phận tiên tiến trong giai cấp tư sản đang lên, tiếng nói mạnh mẽ tích cực và có sức sống lâu dài về sau. VHPT1/P.H.N 99 3.2. VĂN HỌC CỔ ĐIỂN CHỦ NGHĨA - DÒNG TIÊU BIỂU CỦA THỜI ĐẠI Văn học cổ điển phát triển liền mạch mạnh mẽ sôi nổi suốt từ những năm 30 đến cuối thế kỉ có lúc độc chiếm văn đàn. Họ có quan điểm mĩ học tiến bộ, tư tưởng chống phong kiến tôn giáo cùng những thói hư tật xấu tư sản và có những đóng góp nghệ thuật mới. Nhiều cuộc tranh luận nghệ thuật nổ ra kéo dài nửa thế kỉ, nhất là sự kiện vở kịch Le Cid của Corneill và cuộc tranh luận giữa Phái Mới và Phái Cũ. Phân biệt các thuật ngữ: chủ nghĩa cổ điển, văn học cổ điển chủ nghĩa. Nguyên văn là Classicisme bắt đầu dùng từ thế kỉ 18 để chỉ trào lưu văn học tiến bộ nhất của thế kỉ 17. Lúc đó nhà trường Pháp muốn nêu cao tinh thần dân tộc nên đã dùng văn học ấy đưa vào nhà trường thay thế văn chương Hi Lạp- La Mã bấy lâu vẫn chiếm lĩnh văn đàn và nhà trường. Từ đây lần đầu tiên văn học Pháp mới được đưa vào lớp học (class). Nghĩa là từ đây văn học thế kỉ 17 được coi là mẫu mực, do đó phải cho học sinh được học như khuôn mẫu. (Về sau người ta dùng từ Classique / Classic (tính từ) để chỉ những tác phẩm ưu tú mẫu mực của cả những giai đoạn văn học khác). 3.2.1 Những nguyên lí mĩ học cổ điển chủ nghĩa Tac phẩm Nghệ thuật thơ của Boileau là cuốn sách lí luận văn học viết bằng thơ - được coi là bộ luật thơ của chủ nghĩa cổ điển, nhà văn Boileau được coi là nhà lập pháp của phương thức sáng tác và trào lưu văn học này. Từ đó rút ra ba tiêu chuẩn của classicisme là : + Tôn sùng lí trí (theo Decartes - chủ ngĩa duy lý) + Theo mẫu mực tự nhiên ( theo Gassendy - chủ nghĩa duy cảm) + Theo mẫu mực cổ đại (Hi - La truyền thống, nhắc lại từ Phục Hưng) Nhà hài kịch Moliere viết: "Tôi muốn biết rõ rằng qui tắc lớn nhất của mọi qui tắc có phải là không được làm vui hay không, và một số vở kịch đã đạt được mục đích có phải đã không đi theo một con đường đúng hay không (. . .) Nếu các vở kịch làm theo qui tắc mà lại không được vui thích và những vở kịch gây được vui thích lại không theo qui tắc thì cần phải thấy rằng qui tắc đã sai" (trích phê bình vở kịch Trường học làm vợ - hài kịch Moliere ) . La Fontaine viết: "Ở Pháp, người ta chỉ xem cái vui là qui tắc lớn nhất và cũng là qui tắc duy nhất" (bài thơ Mục đồng và sư tử ) . Racine viết: "Qui tắc chính là làm vui và xúc động. Tất cả các qui tắc làm ra chỉ để đạt tới qui tắc đó" (Lời tựa vở kịch Berenix ) . Boileau nói về bi kịch: "Bí mật trước hết là làm vui và làm cho xúc động" (Nghệ thuật thơ - bài ca số Mười) Nhìn chung, các nhà cổ điển chủ nghĩa chỉ coi trọng hiệu quả thực tế của sáng tác nghệ thuật mà không thích lí luận trừu tượng. Theo họ, vui là hiểu biết tự nhiên, vui là được thanh lọc cảm xúc, vui gắn bó hơn với đất nước dân tộc đang lớn dậy trong khi đang gạt bỏ những trở ngại của cái cũ và phê phán ngay những cái xấu thói hư mới, nhằm khẳng định một tương lai tự do, dân chủ và nhân đạo. VHPT1/P.H.N 100 3.2.2 Hai giai đoạn tương phản của chủ nghĩa cổ điển : Giai đoạn trước 1660 : Nước Pháp đã thống nhất nhưng chưa ổn định, chế độ quân chủ chuyên chế đang được củng cố. Văn học cổ điển là tiếng nói ủng hộ nhà nước phong kiến tập quyền vì nhà nước này đang khuyến khích sự phát triển tư bản chủ nghĩa đưa nước Pháp đến thống nhất quốc gia. Trong giai đoạn này có sự kiện đáng chú ý nữa là cuộc cải cách ngôn ngữ lịch sự của Malecber, tác phẩm văn của Pascal và kịch Corneill . Giai đoạn sau 1660 : Thời kì phát triển toàn diện rực rỡ của chủ nghĩa cổ điển. Nổi bật là: Bốn đỉnh cao văn học Pháp thế kỷ 17 : Thơ châm biếm của Boileau, thơ ngụ ngôn của La Fontain, bi kịch của Racine, hài kịch Moliere và văn tiểu luận của La Brue. Nhìn chung văn học chính thống giai đoạn này là tiếng nói phản kháng chế độ phong kiến độc tài , đả kích giai cấp quí tộc và chế giễu những thói xấu tư bản chủ nghĩa . 3.2.3 Một số nhà văn và tác phẩm tiêu biểu Malecber (1555- 1628). Là nhà thơ cung đình được ưu đãi dưới triều vua Henry IV và Louis XIII, Malecber sáng tác một số thơ trữ tình, thù tạc, ít có giá trị . . . Nhưng đối với sự nghiệp cải cách ngôn ngữ thơ ca dân tộc, ông là người có công đầu. Ông thường viết chú giải, bình luận về sáng tác của Deport - một nhà thơ kiểu cách - qua đó thể hiện xu hướng cải cách của mình . Về mặt ngôn ngữ : Ông chống lại những thói kiểu cách và những thói dung tục , phản đối thói lạm dụng tiếng nước ngoài, tiếng cổ và tiếng địa phưng. Ông đòi hỏi sự trong sáng ngôn ngữ. Do cố gắng của ông, tiếng thành thị đã thắng tiếng nông thôn, tiếng Paris trở thành chuẩn mực của nước Pháp. Về nghê thuật thơ : Malecber yêu cầu câu thơ phải cân đối , bài thơ phải chia đoạn mạch rõ ràng , đề tài thông thường dễ hiểu . Nhìn chung lí luận của Malecber tạo ra cuộc đấu tranh thống nhất ngôn ngữ phù hợp với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của thời đại . Pascal (1623 - 1662): Nhà khoa học - nhà văn nổi tiếng đầu thế kỉ 17. Có nhiều phát minh giá trị về Toán và Lý. Mang tinh thần duy vật và duy lí, công trình của Pascal phản đối sự sùng bái quá khứ, phủ nhận những tín điều giả dối mặc dù ông là tín đồ tôn giáo với niềm tin hạn chế. Là nhà văn, Pascal viết tác phẩm "Những bức thư tỉnh nhỏ" - tập bút chiến gồm 18 bức thư viết cho một người ở tỉnh nhỏ, kịch liệt phê phán thói vô luân của những nhà thần học ở Đại học Sorbone, nhất là những người theo giáo phái Jesus. Nhà văn vách trần thứ lí luận bào chữa cho tội ác cho phép những kẻ quyền thế đứng trên cả pháp luật. Tin tưởng ở chân lí tuyệt đối, ông dám chống lại bất kì thứ quyền lực nào kể cả giáo VHPT1/P.H.N 101 hoàng. Mặc dù đả kích mạnh mẽ nhà thờ và bị họ thù ghét, Pascal vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, ông vẫn đề cao sức mạnh của "đức tin" . "Những tư tưởng" là cuốn sách của Pascal ghi chép tản mạn xoay quanh đạo Cơ đốc. Theo ông, thế giới là mênh mang vô tận. Trong cái cõi vô tận ấy, con người cảm thấy mình chỉ là một "cây sậy nhỏ bé yếu ớt" nên cần phải có thượng đế và Tôn giáo giúp đứng vững. Nhận thức về con người, Pascal vạch ra hai mặt đối lập tự nhiên: Cái cao cả và cái khốn cùng. Chỉ có tư tưởng mới đem lại sự cao cả cho con người. Ông khâm phục những người có tư tưởng như nhà bác học, triết gia, nhà thơ và nhà tâm lí học. Theo ông, chính dục vọng đã đẩy con người vào chỗ khốn cùng. Pascal thể hiện một bút pháp phân tích sâu sắc, biện chứng khi phân tích tâm lí tiêu biểu cho ngôn ngữ thế kỉ 17.  VHPT1/P.H.N 102 CHƯƠNG IX THƠ NGỤ NGÔN LA FONTAINE (1621 - 1695) La Fontaine làm thơ viết văn, nổi bật nhất là viết truyện kể ngụ ngôn, Tác phẩm Những truyện kể (1665) nội dung bắt nguồn từ kho tàng truyện dân gian, kể cả những truyện thơ ngụ ngôn trung cổ của Rabelais thời Phục Hưng và những truyện trong văn học Phục Hưng Italia. Những mối tình vụng trộm lén lút của các thầy tu, ca ngợi những thú vui trần tục, tự nhiên, bác bỏ luân lí khổ hạnh của nhà thơ. Ông đã chịu ảnh hưởng thật rõ nét triết lí Gassendy. Thơ ngụ ngôn La Fontaine vươn lên ngang tầm mọi loại thơ khác trên văn đàn , gồm ba tập viết trong 26 năm. Nhân vật trong truyện thơ ông thường là con sư tử. Là chúa sơn lâm, sư tử quen ăn bám phè phỡn trên sự đói khổ cực nhọc của muôn loài. Nó ưa phỉnh nịnh, luôn luôn hống hách. Nó kết thân với một lũ tay chân luồn cúi bợ đỡ, lập ra một chế độ cai trị hà khắc bịp bợm xảo trá. Các loài vật bé nhỏ hiền lành chỉ biết cắn răng chịu đựng. Tiêu biểu là truyện Các loài vật bị dịch hạch . Tôn giáo - chỗ dựa của nền chuyên chế quân chủ cũng xuất hiện trong thơ ông, như: Chó sói và Cáo, Đám ma sư tử, Cụ cố đạo và Thần chết, Thầy bói rơi xuống giếng, Lá s , Động vật trên cung trăng . . . La Fontaine cũng đả kích giai cấp tư sản - những thói hợm hĩnh và thói xấu khác, như Cây sồi và cây sậy và tính háo danh, bạc bẽo của chúng. Quay về với nhân dân, La Fontaine có cái nhìn đúng đắn sâu sắc về người lao động. Lão nông và các con . Nhà thơ ca ngợi niềm vui thanh thản của họ: Cô hàng sũa và bình sữa ,Thần chết và bác tiều phu. Ca ngợi tình yêu tự do và chung thủy, dũng cảm chống áp bức của dân chúng: Người nông dân sông Danub . Nhà văn có lòng yêu thiên nhiên nổi hơn hẳn các nhà văn cùng thời. Hình ảnh đó được mô tả đầy cảm hứng, tạo vật hùng vĩ, tươi sáng đầy sức sống trong thơ văn ông. Bên cạnh chủ đề lên án chế độ chuyên chế như một thế lực đe dọa cuộc sống và tự do của nhân dân, ông không quên giáo dục sửa chũa cả những thói xấu của quần chúng. Nhà thơ nói "tôi dùng loài vật để dạy người đời một cách có tình có lý, đồng thời phải làm cho người ta vui vẻ" . Ở Việt Nam, thơ ngụ ngôn La Fontaine được dịch từ trước Cách mạng Tháng Tám, sau 1954 tiếp tục được phổ biến. Gần bốn thế kỉ qua, đối với loài người , thơ La Fontaine vẫn còn giá trị và rất hiện đại. MỘT SỐ BÀI NGỤ NGÔN TIÊU BIỂU CỦA LA FONTAINE THỎ VÀ RÙA Chạy tốt nhỉ, cốt đi đúng lúc . VHPT1/P.H.N 103 Chuyện Thỏ, Rùa ngẫm thực rõ thay Rùa rằng: Ta đánh cuộc này Đích kia chạy đến, anh tày tôi chăng? Chị điên chắc! Nghĩ xằng mơ hão Chạy hơn ta? Tẩy não đi thôi Khăng khăng mà cứ giũ lời “Điên hay không, tôi vẫn chơi cuộc này” Họ vào cuộc theo như Rùa thách, Giải hai bên cạnh đích cùng bày. Hỏi chi vật nọ món này ! Lại cần chi biết ai đây trọng tài ! Thỏ chỉ việc nhảy vài bốn cái. (Cái nhảy khi xuýt phải xa cơ, từng làm bày chó ngẩn ngơ , Rượt theo mà chẳng bao giờ bén chân) Vâng ! Thỏ đủ giờ ăn giờ ngủ. Giờ vểnh tai nghe ngóng đông tây, Mặc cho cái ả Rùa này Như ông quan cụ khoan thai lê mình Rùa rời gót tận tình tận lực, Ỳ ạch lê từng bước cố mau Hợm mình thỏ định chạy sau Khởi hành cùng lúc hơn nhau quá thường Thỏ nghĩ bụng, “không bươn bả vội Càng phất phơ càng nổi tài ba ! " Thỏ gặm cỏ, thỏ lê la, Thỏ nằm Thỏ nghỉ nhởn nhơ đủ trò Nhơn nhơn chẳng buồn lo tranh cuộc Cuối cùng … khi Thỏ ngước nhìn lên, Đích kia Rùa đã kế bên Thỏ ta vội phóng như tên bay vù. Nhưng bay vội quá ư vô ích Chị Rùa ta tới đích nhanh thay ! Rùa cười : Tôi nói chẳng sai, Có ai ăn được cái tài chạy nhanh ? (Huỳnh Lý – Nguyễn Đình dịch) ÔNG GIÀ VÀ CÁC CON Phú nông gần đất xa trời, Họp riêng con lại ngỏ lời thiết tha Rằng: ruộng đất ông cha để lại Các con đừng khờ dại bán đi Kho vàng chôn dưới đất kia Cha không biết chỗ, kiên trì gắng công Tìm khắc thấy, cuối cùng sẽ thắng Xốc ruộng lên, tháng tám sau mùa, VHPT1/P.H.N 104 Tay cày, tay cuốc, tay bừa, Xới qua xới lại chẳng chừa chỗ không. Bố chết. Các con cùng gắng gổ Lật tung đồng đây đó khắp nơi Kỹ càng công việc xong xuôi Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu . Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan. Trước khi từ giã trần gian, Lấy câu “lao động là vàng” dạy con. (Tú Mỡ dịch) CÁC LOÀI VẬT BỊ DỊCH HẠCH Một hoạ lớn gây tai dữ dội. Hoạ trời gieo lúc nổi lôi đình Để trừng trị tội chúng sinh. Chính là dịch hạch- âu đành gọi tên Cái hoạ một ngày đêm cũng đủ, Làm ngổn ngang đầy ứ tuyền đài. Hoạ nhè loài vật gieo tai. Dù không chết hết muôn loài đều vương, Chán cuộc sống đau thương hấp hối. Kế bảo sinh chẳng đoái chẳng hoài, Cao lương cũng chẳng buồn xơi. Thờ ơ, chồn sói mặc mồi thơ ngây. Chim gáy cũng lìa bầy lánh bạn. Hết ái ân, thôi cạn nguồn vui ! Thiết triều, Sư tử phán lời : “Chư khanh thân ái nếu tôi không lầm, Trời cố phạt lỗi lầm ta đấy, Nên bắt ta gánh lấy hoạ này Tội tình ai nặng nhất đây Phải hy sinh để chịu ngay lòng Trời, May ra bệnh muôn loài được khỏi. Sử sách xưa đã nói rành rành Gặp tai biến ấy âu đành Vì nhau ta phải quên mình cứu nguy. Đừng tự dối làm chi các bạn, Nghiêm xét mình cho tận lương tâm … Trẫm thì tham thực quên thân, Miệng rỗng trót nhá hàng trăm cừu rồi! Cừu đâu đụng đến người của trẫm? Không dối vua chẳng dám khinh nhờn Đôi khi tội trẫm còn hơn, Ngon mồm có lúc xơi luôn mục đồng. Nếu cần trẫm vui lòng hiến mạng [...]... Royal" in đậm tư tưởng giáo ph i Jeansenis R i ông nghỉ viết lui về giao thiệp v i những ngư i Jeansenis Lúc này giáo ph i không ủng hộ sự độc đoán của nhà nước chuyên chế nên Racine bị vua Louis XIV nghi ngờ, bỏ r i Racine chết năm 1699, chôn t i tu viện Po Royal VHPT1/P.H.N112 Bi kịch của Racine được chia làm 3 giai đoạn trong 30 năm sáng tác Giai đoạn 1- hai vở kịch có nguồn gốc văn học cổ Hi Lạp-... Royal V i năm sau, cậu bé được g i t i trường trung học Bove để học các khoa học nhân văn Trở l i Po Royan, Racine tiếp tục thụ giáo những ngư i thầy uyên bác của giáo ph i Jeansenis n i tiếng về sự khắc kỉ đạo đức, bi quan yếm thế về thế gi i và nhân sinh Họ cho anh tiếp xúc v i thi ca của Homer, triết học Platon (cổ Hi Lạp) N i chung anh được học nhiều về văn hoá cổ Hi-La Họ cố gắng làm cho Racine... thuật Racine luôn luôn là chỗ dựa cho nhiều trường ph i nghệ thuật m i , nhất là các trường ph i hiện đ i ở Phương Tây Racine vừa cổ i n l i vừa hiện đ i Racine- nhà bi kịch của con ngư i hai mặt- sinh ngày 22 tháng 12 năm 1 639 t i Ferte Milon trong một gia đình công chức khá giả Lên bốn tu i đã mồ c i cả cha lẫn mẹ, Racine ở v i bà n i và cô ruột Cô i tu, cậu bé cũng theo vào học luôn ở tu viện Po... đơn giản, m i lúc một tăng mạnh hơn xoay quanh những th i giả d i kệch cỡm Sự th i quá của những hành động tr i tự nhiên nảy sinh xung đột, không phức tạp gay gắt đến mức ph i có gi i pháp quyết liệt như bi kịch V i ông chỉ cần một biện pháp nhỏ (bất ngờ , từ bên ngo i) đủ khiến c i h i ph i hiện nguyên hình Màn chót của xung đột l i diễn ra nhẹ nhàng cùng v i tiếng cư i 3 - MỘT SỐ H I KỊCH TIÊU BIỂU... n i nữa Thế là xong, t i không chịu được nữa, t i đang chết t i chết r i, t i bị chôn r i Không ai muốn hoàn sinh cho t i bằng cách trả l i tiền cho t i, hoặc cho t i biết đứa nào đã lấy tiền của t i Hử , ng i bảo gì ? Chẳng có ai cả Dù đứa nào ch i t i vố này, hẳn nó đã ph i dày công rình mò c i giờ ấy Nó đã chọn đúng lúc t i ph i n i chuyện v i thằng con phản phúc của t i Nào i , t i muốn i. .. đ i t i tình trắng đen (Nguyễn Đình dịch) VHPT1/P.H.N106  CHƯƠNG X BI KỊCH CỔ I N PHÁP CORNEILL và RACINE - HAI KHUÔN MẶT TIÊU BIỂU Bi kịch là thể lo i nghệ thuật phát triển nhanh mạnh và liên tục, đạt t i tột đỉnh vinh quang và gây nhiều chấn động lớn Corneill và Racine là hai gương mặt khác nhau đ i biểu ưu tú cho hai th i kì và hai phong cách khác nhau của bi kịch cổ i n Pháp I - Piere Corneill... r i. ” Lừa ta chưa kịp dứt l i, Nhao nhao kết t i, tiếng s i cả triều S i am hiểu ít nhiều pháp luật, Liền hô hào, diễn thuyết ba hoa, Rằng cần hiến mạng lừa ta, C i con ghẻ lở gây ra vạ tr i ! L i tí tẹo tức th i thành án, xử giảo ngay m i đáng t i đày ! Gặm cỏ ngư i ! T i ghê thay ! T i kia chỉ có cách này : Giết th i ! Để Lừa biết t i tr i đầy đủ, Chúng l i ngay cổ nó hành hình Lạ chi công lý triều... (PHẦN CHỦ NGHĨA CỔ I N) 1/ Văn học cổ i n Pháp - tiến bộ và nhượng bộ, l i tiếp tục tiến lên Hãy chứng minh quá trình đó 2/ Corneill và Racine - hai vẻ mặt tiêu biểu - hai giai đoạn của bi kịch cổ i n Hãy trình bày đặc i m của m i tác giả 3/ Những chủ đề ngụ ngôn của La Fontaine 4 / N i dung chủ yếu của h i kịch Moliere và sức sống của c i h i cổ i n ... Nó ra sao r i, nó ở đâu ? Nó ở đó ph i không ? Ai đấy, bắt nó i ! (Lão tự nắm tay mình) Trả tiền tao đây, thằng xỏ lá À, t i đây mà Trí óc t i loạn r i T i ở đâu ? T i là ai, t i làm gì ? Than i tiền t i nghiệp của t i !, bạn chí thân của t i i, nó làm tao mất mày r i Mày đã mất , tao cũng mất n i nương tựa , niềm an i n i vui sướng Thế là xong đ i t i, t i chẳng còn việc gì làm trên đ i này ! Không... Mư i ba năm phiêu bạt giang hồ chính là th i gian chuẩn bị một sự nghiệp lớn lao của Moliere Nó giúp ông hiểu biết, tích lũy vốn sống về một xã h i Pháp, lúc ấy đang có cuộc n i loạn La Frode Nó giúp nhà văn tiếp xúc rộng r i v i các gánh hát rong địa phương, học tập họ r i cạnh tranh v i họ Nó giúp Moliere kiểm tra l i nhận thức của mình, biết chỗ mạnh chỗ yếu từ đó vạch hướng i lâu d i Moliere diễn . ph i nghệ thuật m i , nhất là các trường ph i hiện đ i ở Phương Tây . Racine vừa cổ i n l i vừa hiện đ i . Racine- nhà bi kịch của con ngư i hai mặt- sinh ngày 22 tháng 12 năm 1 639 t i Ferte. bị chia cắt b i nhiều lãnh chúa phong kiến .Chiến tranh tôn giáo và phong kiến liên miên và tàn khố: cuộc viễn chinh sang Italia vừa chấm dứt thì n i chiến tôn giáo đẫm máu giữa đạo Thiên Chúa. 95 PHẦN III VĂN HỌC CỔ I N THẾ KỈ 1 7- CHỦ NGHĨA CỔ I N PHÁP CHƯƠNG VIII - KH I QUÁT 1 - NƯỚC PHÁP TRÊN ĐƯỜNG TIẾN T I MỘT QUỐC GIA THỐNG NHẤT HÙNG MẠNH 1.1 - Đến cu i thế kỉ

Ngày đăng: 28/07/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w