MỘT SỐ HÀI KỊCH TIÊU BIỂU CỦA MOLIERE

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học phương tây I - Phần 3 ppt (Trang 27 - 34)

SAU 30 NĂM SÁNG TÁC VÀ BIỂU DIỄN, MOLIERE để lại khoảng 40 hài kịch, gồm hài kịch phong tục, hài kịch tính cách và hài kịch ballet. Được nhắc tới nhiều nhất là các vở hài tính cách: Tactuff, Don Juan, Người Ghét Đời, Trưởng Giả Học Làm Sang, Lão Hà Tiện ... Loại hài kịch tính cách có khả năng tồn tại lâu bền qua nhiều thời đại vì nó cung cấp những "hằng số tính cách" bên cạnh ý nghĩa lịch sử của nó (nói đơn giản là: tính cách điển hình của con người chậm thay đổi đến mức gọi là tính cố hữu của con người)

CHẾ GIỄU QUÍ TỘC

Những ả kiểu cách lố bịch, vở ra mắt đầu tiên tại cung Peutie Bourbon.Tác giả chế giễu

thói cầu kỳ, rởm đời, kiểu cách của bọn quý tộc: Madelon và Catos. Do nhiễm phải thứ văn hoá quý tộc kiểu cách mà hai cô gái Madelon và Catos trở thành những cô gái cầu kỳ. Họ đã cự tuyệt hai chàng trai đến cầu hôn, đơn giản là hai anh chàng này không theo mốt yêu

122 đương quý tộc. Bị sỉ nhục hai anh tìm cách trả thù bằng cách cho hai tên đày tớ cải trang thành quý tộc (huênh hoang, giả dối) đến cầu hôn. Trong lúc hai cô bị mê hoặc bởi vẻ bề ngoài của hai anh quý tộc thì hai ông chủ hiện ra, bắt hai anh lột hết hoá trang để lộ nguyên hình đầy tớ. Hai cô gái bị một vố tưng hửng đến mức phải xấu hổ ê chề. Vở hài kịch được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Một cụ già reo lên: “Hay lắm! Moliere hãy dũng cảm lên”, còn bọn quý tộc thì trở nên cay cú, gầm ghè, hậm hực!

Don Juan: Hình tượng Don Juan rất quen thuộc trong văn học dân gian và văn học viết Tây Ban Nha và cũng khá quen thuộc với công chúng phương Tây. Đến Moliere, Don Juan trở nên một hình tượng nghệ thuật sắc sảo giáng một đòn nặng vào chế độ phong kiến và tôn giáo. Don Juan hấp dẫn trước hết ở diện mạo thể chất, trí tuệ và tư tưởng tự do vô thần. Mặt khác y cũng tham tàn, phóng đãng và trơ trẽn như những kẻ quí tộc hết thời. Hai mặt trên xen kẽ chi phối nhau khiến cho nhân vật này rất sống động phong phú. Bổ sung và đối lập với Don Juan làanh đầy tớ Saganaren một kẻ hèn nhát, ngốc nghếch, bẻm mép và thường kết tội ông chủ Don Juan.

CHÂM BIẾM TƯ SẢN

3- Trưởng giả học làm sang (hoặc Gã tư sản học đòi quí tộc)

(nguyên văn: Le Bourgeois Gentilhomme, sáng tác 1670) Hình thức sân khấu: hỗn hợp nhạc vũ kịch.

Nhà văn Moliere cộng tác với nhạc sĩ Lulli.

Truyện xảy ra tại Paris. Lão Jurdin giàu có nhờ thừa kế cửa hàng buôn bán lớn của cha mẹ. Khao khát trở thành nhà quí tộc, lão mướn hai người hầu nhưng chẳng biết sai bảo điều gì. Lão lại mời các thầy dạy nhạc, thầy khiêu vũ về nhà. Rồi thầy dạy đấu kiếm, thầy triết học. Lão nhờ thầy triết học dạy nguyên âm, phụ âm và cách viết bức thư tình để gửi cho bà hầu tước Dorimen. Lão thuê thợ may chuẩn bị bộ đồ quí tộc, khi áo may hoa ngược lão tức giận nhưng nghe giải thích quí tộc ăn mặc như vậy thì lão lại hài lòng. Bà vợ chất phác can ngăn lão nhưng vô hiệu. Bá tước Dorent lợi dụng lão để lấy tiền xài khi nhận làm cố vấn ái tình cho lão với bà hầu tước mà bà ta lại là nhân tình của y. Những quà tặng của lão Jourdin nhờ y chuyển cho nữ hầu tước lại trở thành quà của y. Mộng trở thành quí tộc khiến lão mê muội khiến lão không chịu gả con gái Lucin cho anh chàng Cleant vì chàng không phải con nhà quí tộc. Lão chỉ lo tìm nhà quí tộc để gả con. Anh đầy tớ Covien bày mưu cho Cleon đóng giả hoàng tử Thổ nhĩ kì phong tước quí tộc Thổ nhĩ kì cho lão để lão đồng ý gả Lucine cho hoàng tử .

Lão hà tiện (L'avare)

Vở kịch tiêu biểu để đả kích giai cấp tư sản là “Lão hà tiện”. Tác giả lấy đề tài từ tác phẩm “Cái nồi” của Plote, nhà viết kịch nổi tiếng La Mã cổ đại. Tác phẩm dựng lên câu chuyện về một người nghèo khổ tự nhiên phát hiện được cái nồi vàng, không dám tiêu pha, chỉ nghĩ đến việc chôn giấu và luôn luôn lo lắng sợ có người lấy trộm. Đến khi cho con gái làm của hồi môn thì cái tâm trạng lo sợ đó khỏi hẳn. Đến Moliere vẽ lên được một điển hình về lão hà tiện với tất cả cái lố bịch, khả ố của một tên tư sản hám tiền, cho vay nặng lãi, mất hết tính người.

123 “Lão hà tiện” là vở kịch năm hồi bằng văn xuôi. H'Acpagon, một gã tư sản giàu có, goá vợ, có một con trai là Cleant và một con gái là Elise. Lão định gã con gái cho Angxenmo lắm của, không đòi của hồi môn và lão bắt con trai lấy bà goá đã ngoài 50 tuổi lắm tiền, trong lúc con trai lão yêu Mariane, một cô gái sống nghèo khổ, bản tính chất phác. Còn H'Arpagon lại đam mê chính người yêu của con trai mình. Thế là cha con trở thành tình địch của nhau. Nhờ sự giúp đỡ của người đày tớ ranh mãnh La Flese đã đánh cấp tráp bạc mà H'Arpagon giấu ngoài vườn. Bi mất tráp bạc, lão kêu la lồng lộn và bị đặc trước một điều kiện :Nếu lão đồng ý để con trai lão Cleant lấy Mariane thì tráp bạc sẽ được trả lại nguyên vẹn. Vì hám tiền, lão đã chấp nhận điều kiện đó. Vở kịch kết thúc, mọi người hoan hỉ, riêng H'Acpagon :”Còn ta, mau đi thăm cái tráp yêu quý của ta”.

Marx chỉ ra rằng: «Khi mới có những mầm mống lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mà bất cứ tên Parvenu (mới phất) tư bản chủ nghĩa nào cũng trải qua giai đoạn lịch sử này- sự khao khát làm giàu và thói keo kiệt thống trị như là những dục vọng tuyệt đối”. Lý luận của Marx cho chúng ta thấy rằng H'Arpagon là sản phẩm của một thời đại mà sự tha hoá của đồng tiền đã huỷ hoại ở con người lão tình cha con, tình yêu, tình chủ tớ, tình đồng loại như thế nào.

Sự tha hoá của đồng tiền:"Đồng tiền là năng lực đã bị tha hoá của loài người”. (Marx)

Moliere nói: « Nếu tác dụng của hài kịch là sửa chữa các tính xâú của con người, thì tôi tin rằng không phải chừa ra một loạt tính xấu nào cả (…) Những bài học hay nhất của một bài học luân lý trang nghiêm không có hiệu quả bằng những nét châm biếm của một bài thơ trào phúng; mô tả những thói xấu của con người, đó là cách tuyệt diệu để giáo dục họ”.

Nét độc đáo nhất ở nhà hài kịch vô song này là sự phát hiện ra những khía cạnh bi đát của cuộc sống rồi biểu hiện nó dưới hình thức hài kịch. Đằng sau những trận cười lại là một dư vị đắng cay, tê tái đến mức có thể làm rơi nước mắt. Moliere cười để phê phán, để góp sức chôn vùi những thói tật “những hình thái lịch sử” đã hết thời, và để sửa chữa những tính cách chủ quan phi lý, đầy ảo tưởng, mâu thuẫn với chiều hướng phát triển tự nhiên của sự việc.

Tiếng cười của Moliere không chỉ làm rơi mặt nạ những kẻ giả dối mà còn giấu kín ở bên trong những vấn đề nghiêm trang nhất, những vấn đề lớn của xã hội, những nỗi đau, những mối lo toan về cuộc sống trong những năm nghẹt thở dưới nền độc đoán của Lui XIV. Cho nên tiếng cười của Moliere có ý nghĩa triết lý .

Vở kịch được công diễn lần đầu ngày 9/9/1668 trên sân khấu hoàng cung.Ban đầu không được khán giả tán thưởng nhiều vì lời kịch viết bằng văn xuôi, không hợp với thị hiếu thẩm mĩ quen thuộc của công chúng Pháp thế kỉ 17, cũng còn vì tính chất khoa trương cường điệu quá đáng của tính cách nhân vật "lão hà tiện". Nghĩa là nhân vật này không giống "như thật", và tiếng cười có vẻ đắng cay. Chỉ có một số nhà phê bình văn học như Boileau tích cực ủng hộ. Dần dần về sau vở kịch đã chinh phục được quần chúng bằng nội dung xã hội sâu xa và nghệ thuật gây cười đặc sắc của nó. Từ bấy đến nay, "Lão Hà Tiện" vẫn là một trong những kiệt tác hàng đầu của Moliere .

Vở kịch này mượn đề tài từ vở "Cái nồi" của Plaude nhà hài kịch La Mã cổ đại [250 - 184 trCN] Câu chuyện kể một người nghèo khổ bỗng nhiên phát hiện một cái nồi chứa đầy vàng,

124 không dám tiêu xài chỉ lo cất giấu, đêm ngày lo lắng sợ kẻ trộm. Lão nghi ngờ hết thảy, đuổi bớt những người giúp việc trong nhà. Lão chỉ bằng lòng gả con gái cho ai không đòi của hồi môn. Một anh đầy tớ theo dõi, biết cái nồi đựng vàng cất giấu liền đào lên đem giấu chỗ khác. Lão thấy mất của kêu la đau xót gần chết. Cho đến khi lão chịu tuyên bố cho con gái nồi vàng làm của hồi môn thì tâm hồn lão mới thực sự thanh thản sung sướng. Vở kịch cổ đại không miêu tả lão già hà tiện và ham giàu, Pluade chỉ xoáy vào tâm trạng người giàu lo mất của.

Moliere sửa đổi ít nhiều, tạo cho vở kịch một bộ mặt mới. Với Moliere, lão H'Arpagon là một lão già rất giàu và rất mê vàng. Quí tiền hơn con cái, lão keo kiệt tới mức con trai Cleante phải mượn một người bạn đến vay nợ lão để có tiền tiêu xài. Lão định cưới cho con trai một bà góa giàu có và tính cách gả con gái Elise cho Anselme- một ông già góa vợ giàu có vì ông ta không đòi của hồi môn. Còn lão thì đang theo đuổi một cô gái nghèo trẻ đẹp tên Mariane mà không muốn bỏ tiền ra, lại còn dò la xem nhà cô có của hồi môn hay không Con gái lão là Elise đang yêu chàng trai Valere. Anh ta đành phải giả làm người giúp việc cho nhà lão để được gần gũi người yêu. Anh đầy tớ La Flech lấy trộm cái tráp bạc của lão và chỉ chịu trả lại với điều kiện ông chủ đồng ý cho Cleante cưới Mariane (họ đang yêu nhau nhưng lão không biết) và cho Elise lấy Valere. Vở kịch kết thúc vui vẻ nhờ cuộc đoàn tụ bất ngờ: ông lão góa vợ Anselme nhận được con trai là Valere và con gái Mariane sau nhiều năm thất lạc. Hai nhà kết thông gia.

Phân tích hài kịch Lão hà tiện

Lão già H'Arpagon giàu có nhờ cho vay nặng lãi. Tiền bạc của lão luân chuyển và sinh sôi nảy nở. Lão thực là điển hình những mầm mống tiền thân cho giới tư sản tài chính. Nhân vật này không luẩn quẩn trong nhà chật hẹp, lão là con người của thời đại vàng đang giành lấy thế lực thống trị tất cả. "Mối tình" của lão đã đẩy lão vào tình trạng xung đột vừa hài hước vừa bi thảm - cha con xỉ vả nhau vì tiền và tình. Anh con trai mong cha chết sớm. Cũng vì tiền mà cô Mariane sinh ra nhu nhược, bà mối Frosine lanh lợi hóa ra điêu ngoa gian trá. Vở kịch này nối tiếp hình thái bi kịch Phục Hưng nhưng chuyển hóa thành dạng bi -hài kịch (từ thời bi kịch Shakespeare đã có nhân vật Shylock tha hóa vì tiền). Nhưng đến lão H'arpagon thì thói tham vàng đạt đến độ tinh vi quỉ quyệt nhưng vẫn không kém phần tàn nhẫn. [Bản khế ước cho vay 26 %, pháp luật chỉ cho 5%, con nợ phải có lí lịch xác minh ,v.v… Lão còn giả bộ đi vay hộ để dụ mồi và tránh tiếng dư luận] .

Lão giàu có nhưng lại keo kiệt, chắt chiu từng xu nhỏ. Bỏ mặc con thiếu thốn, với kẻ hầu hạ lão tìm mọi cách cướp lại tiền công. Chẳng những thế, lão còn coi rẻ tình yêu hôn nhân của hai đứa con. Lão chẳng những không muốn bỏ tiền cho đám cưới con mà còn muốn ép duyên con để kiếm lợi. Con trai lão hư hỏng lão chẳng thèm quan tâm, còn dạy con khi thắng cờ bạc thì đem cho vay lãi. Khi thấy con đi vay lãi lấy tiền xài (nhờ người khác vay của lão) thì lão mắng con là ngu ngốc .

Lí tưởng đồng tiền của lão phơi ra lộ liễu nhất khi lão mất cái tráp bạc . Lão cảm thấy cô đơn hoàn toàn - lão cảm thấy đời chẳng còn ý nghĩa gì nữa .

125 TRÍCH HỒI IV CẢNH 7

(Màn độc thoại của lão H'arpagon) :

H'arpagon (từ ngoài vườn kêu la, chạy vào): Ối kẻ trộm ! Ối quân giết người. Pháp lí ơi, trời đất công minh ơi ! Tôi chết rồ , tôi bị giết, người ta cắt cổ tôi, người ta lấy trộm tiền của tôi. Đứa nào đó ? Nó ra sao rồi, nó ở đâu ? Nó ở đó phải không ? Ai đấy, bắt nó đi !

(Lão tự nắm tay mình) Trả tiền tao đây, thằng xỏ lá. À, tôi đây mà. Trí óc tôi loạn rồi. Tôi ở đâu ? Tôi là ai, tôi làm gì ? Than ôi tiền tội nghiệp của tôi !, bạn chí thân của tôi ơi, nó làm

tao mất mày rồi. Mày đã mất , tao cũng mất nơi nương tựa , niềm an ủi nỗi vui sướng. Thế là xong đời tôi, tôi chẳng còn việc gì làm trên đời này ! Không có mày tao không thể nào sống nổi nữa .Thế là xong, tôi không chịu được nữa, tôi đang chết . . . tôi chết rồi, tôi bị

chôn rồi. Không ai muốn hoàn sinh cho tôi bằng cách trả lại tiền cho tôi, hoặc cho tôi biết đứa nào đã lấy tiền của tôi. Hử , ngài bảo gì ? Chẳng có ai cả. Dù đứa nào chơi tôi vố này, hẳn nó đã phải dày công rình mò cái giờ ấy. Nó đã chọn đúng lúc tôi phải nói chuyện với

thằng con phản phúc của tôi. Nào đi , tôi muốn đi tìm công lí để tra khảo tất cả nhà này, đầy

tớ gái đầy tớ trai, con trai, con gái và cả tôi nữa. Người đâu mà tụ tập đông thế kia ? Tôi

chẳng nhìn ai mà không thấy nghi ngờ. Người nào cũng giống như đứa ăn trộm tiền của tôi

. Kìa đằng ấy người ta đang nói gì đấy ? Nói về thằng ăn trộm của tôi ư ? Trên kia làm gì mà ồn lên thế ? Thằng ăn trộm có đấy không ? Tôi van, nếu ai biết tăm hơi thằng ăn trộm,

xin làm phúc bảo tôi. Nó có trốn giữa các ngài không ? …Tất cả nhìn tôi mà cười. Chắc hẳn

họ đều có dính phần vào vụ trộm. Nào mau lên các ông cảnh sát , các ông xạ thủ, quan tòa,

thẩm phán, các ông đao phủ tra tấn, xử giảo, xử trảm ! Tôi muốn treo cổ tất cả thiên hạ.

Nếu tôi không tìm thấy tiền của tôi, tôi sẽ treo cổ luôn cả tôi .

TRÍCH HỒI V CẢNH 1

Viên cảnh sát - cứ để mặc tôi làm, nhờ Chúa tôi biết làm nghề của tôi . Không phải chỉ hôm

nay tôi mới dính vào chuyện đi khám phá các vụ trộm.

H'arpagon - Tất cả các quan thẩm phán đều quan tâm tới vụ này, đều muốn tự tay làm cho ra .Vì nếu không làm cho tôi thấy lại tiền của tôi thì tôi sẽ đưa cả công lí ra trước công lí đấy nhé.

Viên cảnh sát - Ông có nghi ngờ ai trong vụ này ?

H'arpagon - Tất cả thiên hạ, tôi muốn ông bắt bỏ tù tất cả dân thành phố và cả dân ngoại ô nữa .

PHÊ PHÁN NHÀ THỜ TRUNG CỔ với vở Tactuff

Các vở tiêu biểu có ngụ ý phê phán nhà thờ như “Trường học làm vợ”, “Phê phán trường học làm vợ”, “Kịch ứng tác ở Verseille”, nổi tiếng hơn cả là vở Tactuff. Đây là vở kịch gây ra nhiều xôn xao và bị ngược đãi một thời gian. Một linh mục thời bấy giờ nói: “Con quỷ (ám chỉ Moliere) đã tao ra một tác phẩm chế giễu nhà thờ”. Tactuff đựơc diễn lần đầu tiên tại cung điện Verseille (12.5.64), rồi bị cấm, bị Nhà thờ công kích dữ dội, đòi đốt tác phẩm và thiêu tác giả. Mãi đến năm năm sau 1669 vở kịch lại ra mắt công chúng và được hoan nghênh nhiệt liệt nhờ sự ủng hộ của bạn bè trong đó có Boileau, nhất là sau khi hoàng thái hậu Androtrise, mẹ của vua Lui XIV qua đời.

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học phương tây I - Phần 3 ppt (Trang 27 - 34)