1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình văn học phương tây III - 2 pptx

26 887 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 355,56 KB

Nội dung

Tinh thần cởi mở và ý thức chống lại những tín điều càng bộc lộ rõ trong vở kịch “Nghị Quyết” Nhà viết kịch Brecht nhiệt tình phục vụ cách mạng bằng những tác phẩm mới của ông.. Brecht đ

Trang 1

1.2 Nhà thơ Bertolt Brecht

(1898 – 1956)

1.2.1 Tiểu sự và sự nghiệp

Tên thật là Bertolt Engen Friderich, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1898 tại Ansburg Cha

là chủ nhà máy giấy, mẹ là con một viên chức địa phương Thời niên thiếu, Brecht là cậu bé nhạy cảm, trầm lặng và ít chịu phục tùng Khi là học sinh phổ thông, Brecht đã tỏ ra can đảm và tự chủ

Khác với người anh đi theo con đường kinh doanh nhà máy giấy do cha vạch ra, Brecht tỏ ra không thích cuộc sống trưởng giả

“Tuổi trẻ của tôi

Cha mẹ giàu sang đã mặc áo cổ cứng cho tôi

tập cho tôi thói quen được người khác hầu hạ

dạy cho tôi học nghệ thuật chỉ huy

Nhưng về sau tôi nhìn lại xung quanh

tôi không thích những người cùng giai cấp

Tôi rời bỏ giai cấp của mình và kết bạn với những người bình thường

(Hoàng Nhân dịch các bài thơ trong phần B.Brecht) Năm 15 tuổi, Brecht đã làm thơ và viết văn đăng báo địa phương khi chiến tranh thế giới I bùng nổ, anh viết bài báo chống chiến tranh và bị chính quyền địa phương đe doạ trục xuất Năm 18 tuổi, học y khoa được một năm, Brecht thực hiện nghĩa vụ quân sự, làm tá ngoài mặt trận Những điều khủng khiếp của chiến tranh đã để lại dấu ấn trong tác phẩm sau này của Brecht

Chiến tranh kết thúc, và đến tháng 11 năm 1918, cách mạng nổ ra Ở xứ Bavie, giai cấp vô sản nắm được chính quyền một thời gian ngắn Tham gia cách mạng Brecht là ủy viên hội đồng binh lính ở Ausburg

Năm 1919, tiếp tục học y khoa, Brecht bắt đầu viết kịch và đưa một số vở kịch để trao đổi với nhà văn Phoesvange ở Munnich Ông này đã nhận rõ tài năng của Brecht và giúp đỡ anh công diễn một số vở kịch

Năm 1921, Brecht thôi học y khoa để chuyên hoạt động sân khấu Ông trở thành tác giả kịch và cố vấn văn chương biên tập chương trình biểu diễn, quan hệ đối ngoại cho đoàn kịch Munich Ông thường đến thủ đô Beclin và gặp nhà văn Đức nổi tiếng Brennen, người kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít và sớm gia nhập Đảng cộng sản Vở kịch “ Tiếng trống trong đêm” công diễn lần đầu tiên ở Munich ngày 22- 9 –1922 được hoan nghênh nhiệt liệt

Vở kịch đó được tặng giải thưởng văn học Klaister Còn các vở “Trong rừng rậm” và

“Baller” đã phần nào làm khán giả thất vọng vì hành động kịch không tiến triển, Brecht không hề nản chí Ông tham khảo ý kiến của một nghệ sĩ dân gian là Valentant, trao đổi và tiếp thu chân tình ý kiến của các cộng tác viên Ông nhận thức công việc sáng tác không phải là nhờ một kinh nghiệm siêu hình nào đó mà là kết quả của sự tìm kiếm và cả vô số sai lầm Và ông sẵn sàng sữa chữa, thay đổi các bản thảo

Trang 2

Brecht đã rời Munich lên Berlin sau chính biến đầu tiên của Hitler tháng 2.1923 Đến đây, cuối năm 1924, ông hi vọng phát huy ảnh hưởng của một nghệ thuật sân khấu mới mẻ

do mình đề xướng Ông viết kịch bản và tham gia đạo diễn cho Nhà hát Đức Vào thời kì tài chính lạm phát kinh tế thiếu thốn, sau mỗi ngày làm việc trở về, ông phải đi nhặt than rơi để đủ sống

Năm 1925, ông theo học trường macxít của công nhân Berlin và chuyên tâm nghiên cứu bộ “Tư bản” của Marx Ông tìm hiểu sự hình thành chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và sự phê phán sân khấu của phái văn hoá vô sản ở Liên Xô Dần dần ông đã hướng nghệ thuật của mình phục vụ lí tưởng xã hội chủ nghĩa Sự giác ngộ của ông trải qua một quá trình lâu dài đấu tranh trong nghệ thuật Brecht và Brennen đã đương đầu với phái “cái đẹp thuần tuý” đứng đầu là nhà phê bình sân khấu Kerơ Khi trình diễn vở kịch Baler ở sân khấu Berlin đã xảy ra cuộc tranh luận ồn ào trong nhà hát vì phái Kerơ phê phán kịch của Brecht là “tầm thường, dung tục, xa rời cái đẹp”

Brecht rất yêu thích âm nhạc Ông cộng tác với nhà soạn nhạc Kurt Wayler viết nhiều bản nhạc và lời hát, phổ nhạc thơ mình, tự đệm đàn Guitare để hát Ông không thích nhạc Beethoven, những bản giao hưởng và những dàn nhạc lớn Ông thích nhạc của Bach và Mozart Ông ghét thứ nhạc trau chuốt của trường phái lãng mạn mới ở Đức và muốn âm nhạc phải có tính chất quần chúng và đi vào cuộc sống của nhân dân Năm 1928 ông đã thành công lớn với các vở kịch “ Ca kịch ba xu” và “Bước thăng trầm của thành phố Mahagony” Sau đó ông lại hợp tác với nhạc sĩ Wayler chuyển dựng kịch thành phim và được trả 40 ngàn mác Giới phê bình tư sản muốn sữa chữa nội dung nhưng tác giả đã kiên quyết phản đối

Việc học tập chủ nghĩa Marxism và quá trình đấu tranh trong giới nghệ thuật sân khấu đã mở ra con đường cho Brecht đến với cách mạng và đảng của giai cấp công nhân Ông quan niệm : cái đẹp phải hướng tới sự ích lợi, nên tránh xa sự khoa trương lãng mạn, nhà thơ phải là kĩ sư xã hội, công việc của họ phải có ích, thực tế và cụ thể Khẳng định rằng bây giờ là thời đại của thơ ca ích lợi và âm nhạc ích lợi, Brecht và Wayler đã soạn lí thuyết một thể loại nhạc kịch mới: “nhạc kịch nhà trường” hoặc “kịch giáo huấn” nhằm giáo dục bằng những điển hình xã hội Chủ đề các vở kịch giáo huấn là đề cao lợi ích chung

vì sự tiến bộ của nhân loại, con người cần phải trở nên thành viên của một tập thể chiến đấu

tự giác có kỉ luật

Năm 1928, Brecht kết hôn với Helene Vaighen - một nữ diễn viên đã thể hiện thành công nhiều nhân vật nữ của kịch Brecht Trước thực trạng nước Đức quân phiệt ngày càng trắng trợn, các tổ chức chính trị bị đàn áp, đôi khi Brecht tỏ ra bi quan, yếm thế và muốn trở thành một nhà hiền triết “đứng ngoài vòng vật lộn của thế gian và không sợ hãi, sống cho qua mẩu đời ngắn ngủi, không dùng sức mạnh, lấy thiện trả ác, lãng quên mọi ước muốn trong lòng” Nhưng Brecht cũng đã đấu tranh tư tưởng và vươn lên Tinh thần cởi mở và ý thức chống lại những tín điều càng bộc lộ rõ trong vở kịch “Nghị Quyết”

Nhà viết kịch Brecht nhiệt tình phục vụ cách mạng bằng những tác phẩm mới của ông Tác giả luôn luôn có ý thức khắc phục những thiếu sót khi tiếp nhận các ý kiến phê bình của Đảng cộng sản để sự sáng tạo có ý nghĩa giáo dục tích cực hơn Đầu năm 1932 vở kịch “Người mẹ” phóng tác theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Maxim Gorki được trình diễn liên tục ở các trung tâm văn hoá của Đảng cộng sản Đức và đem đọc tại các khu công nhân ở Berlin Cảnh sát mật vụ theo dõi và cố tìm xem những nhân vật cách mạng thực tế

Trang 3

là ai Nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức cộng sản, ông đã dựng thành công bộ phim “Kuhle Wampe” nói về cuộc sống của công nhân thất nghiệp ở các ngõ hẻm Berlin trong thời kì kinh tế khủng hoảng Chính phủ ra lệnh cấm bộ phim, lấy cớ có hại cho uy tín của Tổng thống cộng hoà

Tám năm ở Berlin, Brecht đã đạt đến đỉnh cao của tài năng và uy tín Năm 1933, Hitler thiết lập chế độ độc tài phát xít Bọn phát xít tiến công và bắt đi hàng loạt chiến sĩ cộng sản và trí thức phái tả Tình thế đó bắt buộc Brecht và nhiều nhà khoa học, nhà văn phải trốn thoát ra nước ngoài

“Đổi xứ sở nhiều hơn là thay giày” Từ 1933 đến năm 1948 , Brecht phải sống lưu vong ở nhiều nước Châu Âu và đến sống ở Hoa Kì năm 1941 Ông đến thủ đô Áo cùng vợ

và con trai Tên của ông đứng hàng đầu danh sách truy nã và kết án của bọn phát xít Chúng

đã cấm các tác phẩm của ông, và năm 1939 chúng công khai xoá tên Bertolt Brecht khỏi quốc tịch Đức Ông phải chạy đi tìm một nơi ẩn nấp, rồi qua Praha, Vienna, Paris và qua Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Liên Xô

Năm 1933, vở kịch “Bảy tội lỗi chính” được trình diễn tại Paris, vở Anna ở Luân Đôn Tiếp đó ông viết nhiều vở kịch mới và tài năng đã chín muồi :

 Đầu tròn và đầu nhọn

 Nỗi sợ hãi và sự khốn cùng của Đệ tam Reich

 Những cây súng của mẹ Clara

 Vụ án Lucullus

 Người tốt ở Tứ Xuyên

 Mẹ can đảm

Ngày 31- 3 –1941, ông được giấy nhập cảnh đi Hoa Kì và cuối tháng 5 –1941 thì rời

đi Liên Xô Mười ngày sau, Hitler đã phản bội hiệp ước Xô - Đức và đột ngột tấn công Liên Xô

Không hi vọng có chỗ đứng ở kịch trường nước Mỹ, ông cùng các bạn viết kịch bản phim để phục vụ cuộc kháng chiến chống phát xít của nhân dân Châu Âu Các nhà văn Đức

tị nạn cùng với Brecht thành lập ở New York nhà xuất bản tên là Aurora Verlag để xuất bản các bản dịch hoặc nguyên văn tiếng Đức các tác phẩm của họ Bản dịch toàn tập tác phẩm của Brecht xuất bản ở Mỹ năm 1943

Tháng 10 năm 1947, ông bị Uỷ ban chống hoạt động chống Mỹ gọi ra thẩm xét về công việc sáng tác của ông có liên quan đến vấn đề nền chính trị nước Mỹ

Sau cuộc thẩm vấn một thời gian, Brecht bị chính quyền buộc rời khỏi nước Mỹ Ông chưa vội trở về Đức vì còn phải cân nhắc kĩ và đến ở Thụy Sĩ Ở đó ông làm việc có hiệu quả một thời gian với các vở diễn: Mẹ can đảm, Puntila

Ở Thụy Sĩ, đại diện Mỹ trong phe đồng minh không muốn để nhà thơ - nhà viết kịch Brecht trở về Đông Berlin Nhưng ông đã quyết định trở về tổ quốc cách mạng của mình Ngày 22 – 10 – 1948, Brecht từ Durich (Thụy Sĩ) qua Praha (thủ đô Tiệp) rồi về Đông Berlin, được các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng Sản Đức đón tiếp nồng nhiệt Nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức được thành lập ngày 7- 10 –1949 đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt

Trang 4

động nghệ thuật của Brecht Chính phủ nước Áo còn cấp cho ông một hộ chiếu để ông có thể đi đến các nước chưa có quan hệ ngoại giao với Đông Đức Mùa thu năm 1949, ông cùng vợ (Helen Vaighen) sáng lập đoàn văn công Berlin, cùng lãnh đạo và chỉ đạo nghệ thuật của Đoàn cho đến ngày ông qua đời Ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn Lâm nghệ thuật Đức năm 1949

Brecht quan tâm bồi dưỡng thế hệ diễn viên tài năng của Đoàn và các học trò của ông làm việc ở Viện Hàn Lâm Năm 1951 ông được tặng giải thưởng văn nghệ quốc gia hạng nhất, năm 1954 giải thưởng hoà bình Lênin

Ông soạn lại một số kịch bản, viết vở kịch mới Coriolan, nhiều hành khúc và thơ Vở kịch cuối cùng là Turando hay gọi là “Hội những người thợ giặt”, một vở kịch châm biếm những người trí thức bảo vệ chủ nghĩa tư bản Ông còn dự định viết một vở kịch để đáp lại

vở kịch “Trong khi chờ đợi” của Becket

Mùa xuân 1955, Brecht bệnh nặng Một người bạn Thụy Sĩ tên là Phoriser đến thăm

và thấy “ông không có vẻ ốm đau mà chỉ kiệt sức” Ngày 10 – 2 –1956 , sinh nhật lần thứ

58 của Brecht, ông đã mỉm cười khi nói về những cơn đau tim của mình: “Ít nhất người ta biết cái chết sẽ dễ dàng thôi Một tiếng gõ nhẹ vào cửa kính, rồi thì ”

Brecht qua đời tại nhà riêng ở Berlin ngày 14 tháng 8 năm 1956

1.2.2 Sự phong phú và mới mẻ của thơ B Brecht

Brecht là một nhà thơ lớn với nhiều kiệt tác Nhà xuất bản Suhr Kamp Verlag ở thành phố Franfurt Mann 1964 đã in sáu tập thơ của ông

Hàng vạn câu thơ của Brecht từ tập thơ đầu “Những bài thuyết giáo trong nhà” (1927) đến tập cuối cùng “Trăm bài thơ” (1951) là bằng chứng hùng hồn chứng tỏ ở thế kỉ này nhân dân vẫn đang cần nhiều thơ hay, xúc động lòng người Brecht đã bác bỏ một khuynh hướng phê bình cho rằng công chúng thời nay thờ ơ với thơ ca, rằng thi ca thời này rơi vào sáo mòn, thiếu vắng tư tưởng Thơ Brecht thật cao quí và có ý nghĩa lớn trong thời đại chúng ta với nhiều đề tài phong phú : tình yêu cuộc sống và những xúc cảm, suy tư trong sinh hoạt đời thường, triết lí nhân sinh gắn liền với ý thức giáo dục đạo đức truyền thống cho các thế hệ, tinh thần đấu tranh kiên trì và dũng cảm và lí tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động, tố cáo và kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, kẻ thù của nhân dân Đức và nền văn minh nhân loại Thơ ông còn bộc lộ tâm trạng những năm tháng sống lưu lạc ở nước ngoài

Brecht đã ý thức một sức mạnh của thời đại hướng về cách mạng của giai cấp vô sản, khi các giới lao động đang tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp nhằm xoá bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới :

Để xây dựng một cuộc sống cho chính mình

chúng ta phải đuổi các ông chủ

và vạch lên trên màu lá cờ đỏ

một cách tự hào liềm và búa

(Bài ca liềm và búa)

Nhà thơ kêu gọi hãy tin vào sức mạnh của giai cấp mình, nhân dân mình, và không bao giờ được ảo tưởng vào lòng tốt của kẻ thù

Trang 5

Anh chờ đợi gì?

Chờ người ta trò chuyện với chim bồ câu?

Chờ những kẻ tham lam nhường cho anh một đốt xương?

Chờ đàn sói nuôi dưỡng anh?

Ông ca ngợi sức mạnh của những người lính giác ngộ cách mạng luôn luôn đứng vững ở vị trí chiến đấu của mình (Bài ca người lính cách mạng, Nữ đồng chí MS tốt bụng)

Và đây, quân thù đã khủng bố dữ dội khi biết tin cờ đỏ bay trên một xưởng máy, nhưng nhà thơ tin rằng chúng không thể dập tắt được tinh thần đấu tranh của người cách mạng :

Và những trận đấm đá như mưa để tra hỏi

Những người phụ nữ tuyên bố

Lá cờ đỏ

là một tấm chăn trong đó

chúng tôi bọc mang đi một người thợ bị giết

chúng tôi không chịu trách nhiệm về cái màu của nó

vì nó thấm đẫm máu người bị giết

hãy biết điều đó

(Tin tức nước Đức)

Nhà thơ yêu cầu chúng ta phải hiểu vì sao cách mạng cần phải dùng đến bạo lực dữ dội :

Dòng sông cuốn đi tất cả

người ta nói dòng sông là hung hãn

Nhưng không ai nói là hung hãn

những bờ sông ôm chặt dòng sông

(Về bạo lực)

Nhà văn Arnon Swaig nhận định: “Brecht đi vào cảm xúc thực tại, song lại khước từ chủ nghĩa tự nhiên Sự giản dị cổ đại đi song song với sự trực tiếp gần gũi đời sống Những

Trang 6

bài thơ của thời chúng ta, của cái bản chất của chúng ta, làm đảo lộn chúng ta và lôi kéo ta

đi Những bài thơ được nói ra một cách tự nhiên có thể đi vào lòng một người công nhân hay một cô đánh máy đã mỏi mệt vì công việc Thơ ông có giá trị chân thực của một thông báo cụ thể” (Trích trong bài : Mười nhà thơ lớn của thế kỉ 20)

Từ năm 1933, chủ nghĩa phát xít Đức đã tăng cường khủng bố nhân dân Đức, săn đuổi các nhà văn, nghệ sĩ tiến bộ Thơ Brecht vạch trần tội ác và âm mưu xấu xa của chúng, thức tỉnh tinh thần nhân dân Đức hãy cảnh giác và không bao giờ được nhầm lẫn

Tương lai sẽ trở thành hiện thực Brecht tin vào tương lai và nhìn tương lai bằng sức mạnh hiện thực

Trên đất Xarơ này các anh sẽ thấy

chúng nó sẽ bị đánh tơi bời

Nước Đức mà chúng ta mong muốn

phải là nước Đức khác của ngày mai

(Bài ca vùng Xarơ)

Thơ Brecht bộc lộ tâm trạng của ông và niềm thông cảm với hoàn cảnh lưu lạc của bao nhiêu bạn bè, đồng chí trong thời buổi lưu đày xa Tổ Quốc :

Vì sao chúng lưu đày và trục xuất tôi?

Vì sao chúng giết hại, truy đuổi những người như tôi?

- Bởi vì chúng ta vạch trần những âm mưu xấu xa của chúng

(Khi người ta săn đuổi, đày ải tôi)

Brecht đã ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình với nghệ thuật bằng một quan điểm thực tế và minh bạch Ông đã biết cần phải quên bản thân mình trước bao điều tất yếu :

Bởi vì tôi ngợi ca điều có ích

Mà ở thời tôi người ta cho là xấu xa

Bởi vì tôi chống lại sự áp bức

Hay là còn vì lí do khác

Bởi vì tôi sống cho con người

và tôi gợi nên niềm tin, tôi quí trọng con người

Bởi vì tôi viết những câu thơ, tôi làm giàu ngôn ngữ

Bởi vì tôi giảng dạy một thái độ thực tế

Trang 7

Vì sao

Hát ca tuyết tan

Khi người ta đợi chờ những cơn lũ mới?

Vì sao sẽ có một quá khứ khi đã tồn tại một tương lai?

Vì sao?

dẫn tên tôi?

(Vì sao dẫn tên tôi ?)

Tác phẩm của các nhà nghệ thuật cổ điển vẫn có giá trị vững bền vì nó thực sự có ích, kể cả những bức tranh khỏa thân( bài “Tư tưởng tác phẩm của các nhà cổ điển”)

Tác giả ngụ ý, suy tư, triết lí về nghệ thuật và đời sống bình dị xung quanh ta, về quan hệ giữa người và người trước bao sự đổi thay phức tạp:

Khi một trang giấy lạc đi

Là trang giấy đó bị huỷ đi

Nếu có ai mang đi xô nước

mà người nào đó đã múc đầy

điều đó không quan trọng

Điều quan trọng là

cái xô không có đáy

(Đó là điều tốt)

Anh đã mất đi một con người giá trị

Nó xa anh vì anh phục vụ chính nghĩa

để ôm ấp một ý tưởng không đâu

(Sự mất mát một con người giá trị)

Thơ của Brecht cũng viết về tình yêu nam nữ, nhưng không phải những đắm say lãng mạn mà gợi cho ta suy tư về số phận và những tình cảm phức tạp của con người xã hội :

Nếu hòn sỏi nói rằng nó sẽ rơi lại

khi anh ném nó lên không

Anh có thể tin hòn sỏi

nếu làn nước nói sẽ làm ướt áo anh

Trang 8

khi anh xuống nước

Anh có thể tin làn nước

Nếu cô bạn gái viết thư nói cô sẽ trở lại

thì anh đừng tin cô ta sẽ trở lại với anh

vì đó không phải là một qui luật của tự nhiên

(Nếu viên sỏi nói)

Brecht cũng dành cho vợ những bài thơ với ý nghĩ chân thực, cảm xúc tế nhị, thân thiết trong cuộc sống bình thường (bài : Đồ phụ tùng của Vaighen)

Nhà thơ bổ sung cho tác giả kịch bản và người điều khiển sân khấu Brecht, người làm sân khấu lại bổ sung cho thi sĩ Chất thơ phong phú trong kịch của Brecht đã thể hiện một cách nhìn thế giới đầy tính chiến đấu và có sức thuyết phục mạnh mẽ Vở kịch Baller

có ý nghĩa phê phán hiện thực Baller là một nhà thơ hư hỏng sống phóng đãng, khinh miệt

và phủ nhận tất cả Chỉ còn lại Tự nhiên, trời, biển, mây là không đổi thay và vĩnh cửu

Vở kịch “Người và người” phê phán xã hội đã làm đổi thay bản chất của con người Nhân vật Galy Gay từ một anh mối lái trở thành người lính trong quân đội Anh với cái tên của một người lính đã chết rồi :

Và tôi đã cảm thấy

ham muốn cắm ngập răng tôi

vào cổ họng của quân thù

Một bản năng từ tổ phụ ra lệnh cho tôi:

Hãy gieo chết chóc vào các gia đình

hãy làm đầy đủ sứ mệnh đẫm máu

hãy là một kẻ giết người hung tợn

Trong vở “Ca kịch ba xu”, nhà thơ Brecht lên án tên tư sản Mackei Messer (messer : con dao) cũng như nhiều kẻ phạm tội, những kẻ ăn cắp :

Và những cái răng, hắn mang trên bộ mặt

và con cá mập, nó có những cái răng

Và Mackei, hắn ta có con dao

nhưng người ta không thấy con dao

A! Những cái vây của con cá mập là

màu đỏ khi nó mất máu

Còn Mackei Messer mang một cái bao tay

Không để lộ ra một việc xấu xa

Một ngày chủ nhật đẹp trời

Có một người đàn ông nằm chết trên bãi biển

Trang 9

Và một người đàn ông quay đi vào góc

mà người ta gọi tên là Mackei Messer

Bản chất Hitler lộ ra trong vở kịch “ Những đầu tròn và đầu nhọn”

“Hãy cảm ơn Thượng đế

đã cử Hitler đến với chúng ta

Hãy khen ngợi vị thủ lãnh nó khủng bố chúng ta

Với chúng ta cái mõm lớn của nó là sự cứu vớt lớn lao

là một cái sừng húc tốt và một vũ khí ”

Trước thực tế tối tăm, phức tạp và nghiệt ngã, Brecht bằng thơ tự sự, luôn luôn khơi gợi sự suy nghĩ và phán xét của người đọc để dần dần tìm thấy ánh sáng của con đường giải phóng (Ngoại lệ và qui tắc)

Brecht đưa ra những tương phản để hướng quần chúng không thể nhẫn nhục hoài mà phải suy nghĩ và vùng dậy:

Ôi những người khốn khổ

Người ta hành hạ anh mà anh nhắm mắt

những người bị thương kêu la đau đớn mà anh lại lặng im

kẻ hung ác rình mò và chọn nạn nhân

Và anh nói nó tha anh, vì chúng ta không phủ nhận điều gì

Cuộc sống gì vậy? Các anh là hạng người gì?

Khi trong một thành phố sự bất công lan tràn

và cuộc khởi nghĩa bùng nổ

Và khi cuộc khởi nghĩa không bùng nổ, thì tốt hơn là

ca của ông hướng về sự khốn cùng trong xã hội, về nỗi thống khổ của đồng bào mình

và của cả nhân loại đau thương Ông phê phán gay gắt giai cấp thống trị và bọn độc tài khát máu gây chiến tranh cướp bóc châu Âu, làm cho quê hương ông điêu tàn Ông đã bảo vệ sự vùng dậy của người nghèo khổ, thông cảm với nỗi đau buồn của

họ, khơi gợi suy tư để nhen nhúm lên hi vọng và niềm tin của họ Chủ đề thơ ông gần gũi mọi người, làm hiện rõ sức sống tiềm tàng và thanh khiết của nhân dân, làm người đọc cảm thấy số phận của mình, cuộc đấu tranh của mình đang diễn ra Họ tự khám phá ra hoàn cảnh và nhiệm vụ lịch sử của họ, buộc họ phải lập luận, phải xét đoán, phải thể hiện phẩm chất của lương tri và sự sáng suốt của tâm hồn họ

Trang 10

Nội dung thơ của Brecht hoàn toàn khác biệt với thơ của các trường phái suy đồi thế kỉ 20 Nó không giống với sự bí hiểm của tôn giáo, với ý thức hệ siêu hình của giai cấp thống trị đang suy tàn Brecht viết: “Không có điều bí hiểm gây nên những tình cảm thơ” Dòng chữ đơn sơ này là cả một chiều sâu, cả một chương trình sáng tạo của Brecht, một nhà thơ ý thức đầy đủ về giá trị tuyệt đối của sự tiến hoá nhân loại mong muốn giao hoà niềm tin với mọi người Brecht tin tưởng vào lí tính, vào lương tri, vào sự cân bằng trí tuệ và tình cảm của nhân dân Tác phẩm của ông là nhằm xây dựng:

“Bởi vì chúng tôi muốn chuẩn bị mảnh đất cho tình hữu nghị”

Trong những ngày chiến tranh đen tối năm 1940, khi ăn ở thiếu thốn, khi sự bất công và tàn bạo đang xấu xé loài người, Brecht vẫn nói với con mình :

“Hãy học toán, cha đã nói,

hãy học tiếng Pháp, hãy học lịch sử”

Đó là bài học về sự can đảm, về ý chí, về sự thông thái, là mệnh lệnh qua thơ

ca của ông đến với mọi người Thơ ca của ông là dấu hiệu của một cử chỉ thân ái, một sự hướng dẫn, một tiếng nói âm thầm và mạnh mẽ, một hành động cách mạng đi đến mục tiêu cao cả

Cảm hứng thơ của Brecht không phải là cảm hứng tiên tri như của Victor Hugo Ông không báo trước tương lai, không đưa ra một giả thiết nào, một lời tiên tri nào, bởi vì, chỉ cần quan sát thực tại để khám phá ra những ung nhọt, những rạn nứt, những thiếu sót Điều đó không có nghĩa là ông thiếu sự hứng khởi và niềm tin vào ngày mai Nhưng vấn đề đối với ông là trước khi xây dựng một cái gì là phải quét sạch những đống hoang tàn, những đống gạch vụn Khi có điều kiện đủ thì con người mới nhìn được tương lai một cách cụ thể với tất cả niềm tin Ông không nói khoa trương về tương lai, về chủ nghĩa xã hội mà nhìn tương lai bằng sức mạnh của hiện thực vốn có ngày hôm nay :

“Người gieo hạt, xin anh hãy gọi

tất cả những gì ngày mai anh sáng tạo

từ hôm nay là riêng của anh rồi”

Cho nên trong thơ Brecht ,vẫn có một niềm tin toả sáng về ngày mai, về chiến thắng của chủ nghĩa xã hội, nhưng lại theo cách cảm nghĩ rất trung thực của riêng mình:

“Ôi chúng tôi

những kẻ muốn xới đất cho tấm lòng niềm nở

tự bản thân mình lại không thể vui tươi”

“Rồi một ngày, không còn thế nữa

rồi một ngày, hết tiếng kêu than

Đã kết thúc một ngàn năm khốn khổ

trên kho thóc một lá cờ kì diệu

Trang 11

màu đỏ”

Nhà phê bình Rene Uyntzen đã viết:

“Đi từ một nhà thơ cách mạng trẻ tuổi đến một nhà đạo đức, từ một người phá

bỏ đến một nhà xây dựng, một người nghi ngờ đến một người tin tưởng là cả một cuộc đời dài đầy kinh nghiệm đau đớn, là mười lăm năm lưu vong Đó là lịch sử một con người đã đặt tình bác ái lên hàng đầu của mọi sự quan tâm Qua thơ ca chúng ta

thấy một chủ nghĩa hiện thực dữ dội của Brecht, một sự khắc kỉ cay đắng Một con

người thấy được giá trị của sự đau thương, gánh nặng đè lên cán cân công lí, những giá trị và khát vọng của những ai đã trải qua những ngày thử thách”

Về nghệ thuật, Brecht chối từ những giọng điệu cũ mòn, luôn luôn tìm những dạng thức mới, giản dị và phong phú để tạo nên hiệu lực của tư tưởng thi ca thời nay

Đề cao sự mực thức, thơ của Brecht có tính chất cô đọng, không dàn trải triền miên Tác giả sử dụng từ và hình ảnh để nói nhiều, sử dụng tiết kiệm vốn sống giàu có của mình Có thể nói, sự phong phú về tư tưởng được cô đúc trong vẻ đẹp dân gian giản

dị, vẻ đẹp trí thức bác học trong sáng Những vần thơ ngắn và dài được gọt dũa công phu phụ thuộc vào ý nghĩa bên trong Một phần của câu thơ được nhấn mạnh bởi một dòng khác tiếp theo sau

Brecht đã tôn trọng cái qui luật của cách ngắt câu, tiếp vần, điệp âm Sự chuyển đổi giữa các dòng thơ và quãng ngắt nảy sinh từ nội dung cảm xúc, nhịp điệu làm cho những bài thơ hoà hợp và gần gũi với đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân Ngoài vần thơ truyền thống của nước Đức ông còn học tập và dịch thơ của các bậc thầy thi ca thế giới như Viton và Rimbaud của Pháp, Lí Bạch và Đỗ Phủ của Trung Hoa Ông đưa thể thơ Ballade ra khỏi sự lãng quên, dành cho nó một vị trí đặc biệt trong thơ ông, như các bài thơ “Ballade về những người tự cứu giúp mình”(Ballade: một thể thơ trữ tình có nhiều đoạn, mỗi đoạn 7, 8 hay 10 dòng, riêng đoạn cuối ngắn hơn)

“Ballade về những con tàu”

“Ballade về những con người ở Cortez”

“Ballade về bọn ăn cướp”

“Ballade về tình bạn”

Brecht viết kịch thơ, và thơ đã đi vào hầu hết các vở kịch của ông Bằng những đoạn thơ, ông đã tóm tắt hành động kịch, rút ra kết luận như những công thức ngắn gọn, nhằm đưa ra một lợi ích mới, một phương hướng giải quyết vấn đề Nó tạo nên một yếu tố quan trọng trong kịch tự sự của Brecht Ông đã có ý thức sâu sắc về mối liên hệ giữa thơ và kịch trong nghệ thuật sáng tác Ông thường tách những nhịp điệu đều đều và trôi chảy trong thơ Vì sao? Trong bài “Bàn về những câu thơ có nhịp điệu không đều”, Brecht đã nói rõ việc đi tìm một phong cách mới của loại thơ ca biểu hiện những xung đột xã hội Ông viết: “Ngoài những bài ballade và những bài thơ chính trị được hiệp vần cho quần chúng đông đảo đọc, tôi thường viết những bài thơ không vần, và tạo nên bằng những nhịp điệu không đều nhau Cũng nên nhắc lại rằng, tôi hoạt động cho sân khấu, tôi luôn luôn nghĩ đến từ để nói Và tôi đã thiết lập một kĩ thuật đặc biệt để nói văn xuôi hoặc thơ Tôi gọi tính cách đó là Gestich”

Trang 12

Ý của Brecht là muốn dùng một ngôn ngữ trong đó bao hàm cử chỉ đi theo lời nói Ví dụ nếu người ta nói: “Móc con mắt làm nhục anh” bằng nói: “Nếu con mắt của anh làm nhục anh, hãy móc nó ra” thì ở đây cần có cử chỉ đi theo lời nói đó Brecht khẳng định rằng khái niệm Gestich (như gesture - tiếng Anh: cử chỉ) làm cho câu thơ được tự do, không đều đặn trở thành có điệu thơ, chất thơ Ông đã viết nhiều bài thơ có những câu dài ngắn không đều nhau theo ý nghĩa đó

Brecht là một người sáng tạo trong lĩnh vực ngôn ngữ thi ca và phấn đấu cho một ngôn ngữ Đức của riêng mình Ông nói : “Khi Horace (nhà thơ La Mã trước công nguyên) thể hiện một ý nghĩ tầm thường, một cảm giác rỗng tuếch nhất mà nó vẫn rực rỡ, thế là ông dùng cẩm thạch Còn chúng ta bây giờ thì dùng bùn”.Phải chăng Brecht muốn nói đến một xu hướng thích sử dụng ngôn ngữ dân gian, từ ngữ

và lời nói bình thường mộc mạc, có khi thô tục nữa Ông sử dụng thành thạo từ vựng phong phú của tiếng Đức và làm cho mỗi từ được sinh ra như mới trong một vị trí mới Khi người ta trách ông dùng một thành ngữ không có trong tiếng Đức thì ông bảo “thế thì từ hôm nay nó gia nhập vào tiếng Đức” Có nhà phê bình phê ông dùng sai ngữ pháp tiếng Đức, ông trả lời: Đối với tôi thi ca Đức cao hơn ngữ pháp thiêng liêng của các vị Bertolt Brecht tin tưởng vào tài năng của mình và hi vọng trong tương lai người đọc sẽ thấu hiểu tác giả

Trong cuốn “Hồi ức về Bertolt Brecht” nhà phê bình Phoisvance cũng là bạn thân của Brecht đã viết:“Nước Đức có nhiều bậc thầy ngôn ngữ Nhà sáng tạo ngôn ngữ trong thế kỉ XX này chỉ có một người: Brecht Brecht đã tác động làm cho tiếng Đức thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ mà trước thơ ông chưa làm được”

1.2.3 B Brecht – nhà cách tân nghệ thuật kịch

Sự nghiệp viết kịch của Brecht và tự đạo diễn phần lớn vở của ông trên sân khấu thật lớn lao Ông viết nhiều loại kịch: chính kịch, hài kịch, kịch hùng ca, kịch giáo huấn Từng bước, nội dung và nghệ thuật kịch Brecht tiến tới sự đổi mới căn bản nghệ thuật kịch

Bước vào đời, Brecht chủ động kết bạn với những nghệ sĩ và nhà văn tiến bộ, tham gia Đảng Xã Hội Dân Chủ Đức, Uỷ ban thợ thuyền và binh lính

Brecht chứng kiến những cuộc khủng hoảng kinh tế, mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các nước tư bản già nua và các nước tư bản trẻ dẫn đến chiến tranh đế quốc

1914 – 1918 hòng phân chia lại thị trường thế giới

Brecht bắt đầu sáng tác những vở kịch chống lại xã hội đương thời Baller là

vở kịch đầu tiên mô tả một thanh niên tài năng, yêu đời, chống lại mọi sự ràng buộc của xã hội tư bản Vở kịch được trình diễn ngày 21 tháng 3 năm 1926 ở Vienne Baller sống theo ý muốn của cá nhân mình, lang bạt đó đây, ca hát và yêu đương tự

do Vở kịch thể hiện thái độ nổi loạn của cá nhân trước thực tại tư sản Có thể là bóng dáng của bản thân tác giả những ngày sau chiến tranh Nhà phê bình Holflmansthal đã giới thiệu vở kịch này với khán giả thủ đô Vienne

“Thời đại của chúng ta không được cứu vớt, và anh có biết nó cần được cứu vớt cái gì không ? Cá nhân .Chúng ta là những sức mạnh nặc danh Những tiềm năng của tâm hồn Vở kịch này đã thể hiện cái tuyệt đối trong sự duy nhất kịch tính Đó không phải chỉ là những lời nói được nhận thức một cách thông minh phù

Trang 13

hợp với cốt truyện Cử chỉ và lời nói chỉ là Một Nhưng sức chứa chất của tâm hồn vọt tung ra và tạo nên một không gian mới sống động mà nó phải lấp tràn”

Vở kịch “Tiếng trống trong đêm” (1922) là vở kịch thời sự kể lại chuyện trở về của một người lính ra trận và biệt tích từ lâu Ở nhà, vợ chưa cưới của anh ta đã đi lấy chồng Anh tham gia phong trào đấu tranh của quần chúng chống lại chiến tranh, bất bình trước những thảm cảnh xã hội.Nhưng chẳng bao lâu anh bỏ cuộc và quay về cuộc sống an phận Mặc dầu vở kịch chưa thể hiện một lối thoát đúng đắn cho nhân vật, nhưng nội dung phê phán chiến tranh khác biệt một số tác phẩm về mặt đạo đức

và lương tâm để lên án chiến tranh Brecht đã thấy chiến tranh đế quốc gây chết chóc cho nhân dân và đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản

“Chúng bảo: anh đang đến chốn vinh quang

và chúng tôi biết : anh đang tiến đến bàn mổ”

Những vở kịch này tuy còn non về nghệ thuật, hành động dường như không tiến triển nhưng đã mang tính chất xã hội và chính trị rõ rệt Vì vậy các buổi trình diễn các vở “Baller” và “Trong rừng rậm của những thành phố”(In DicKichtder Staedte) năm 1923 đã gây phản ứng trong giới phê bình tư sản Họ cho rằng các vở kịch đó là “cuộc tắm bùn” và “nhà hát thành phố cần tỏ ra thông thái hơn và có thị hiếu tốt hơn”

Lên sống ở thủ đô Berlin từ năm 1924, Brecht dần dần nhận ra lực lượng phản động đàn áp các tổ chức chính trị tiến bộ, chuẩn bị cho bọn phát xít lên nắm quyền Brecht đã thổ lộ : “Tôi đã sống những năm tháng tối tăm mà câu nói ngây thơ cũng hoá thành dại dột Vầng trán mịn , có nghĩa lòng đã lạnh Kẻ còn cười vì chưa hay tin

dữ mà thôi Cái buổi nói chuyện cỏ cây cũng thành tội lỗi”.Và ông băn khoăn “liệu cái thế giới này có thay đổi được chăng và làm gì đây để chặn nước Đức này khỏi rơi vào một thảm trạng mới?”

Những vở kịch của ông trong thời kì này đã mạnh dạn đặt ra và giải quyết một

số vấn đề đó Vở kịch “Người là người” (Mann is mann) 1925 - muốn chứng minh rằng: con người có thể đổi thay và người ta có thể thay đổi nó Thực sự cho thấy đó

là điều đáng mừng và cũng là điều đáng sợ cho con người Ông chứng minh rằng con người bị tha hoá trong xã hội tư bản và chỉ ra nguy cơ bọn thống trị đang lừa bịp

để biến những thanh niên chất phác thành bọn người hung bạo cầm súng bắn vào đám đông nghèo khổ Đó là sự biến đổi theo chiều hướng xấu dưới chế độ tư bản lũng đoạn Vở kịch mang tính chất tự sự với xung đột kịch không diễn ra giữa cá nhân và cá nhân, hoặc cá nhân và xã hội, mà là diễn tiến sự phá vỡ và tha hoá tính cách con người trong chế độ tư bản

Việc nghiên cứu chủ nghĩa Marx đã có ảnh hưởng quyết định đến nội dung sáng tác của Brecht Vở “Ca kịch ba xu” và “ Bước thăng trầm của thành phố Mahagonni” đã tố cáo xã hội tư bản mãnh liệt hơn trước Vở “Ca kịch ba xu” thể hiện tầng lớp lưu manh trộm cướp, lường gạt giết người, gái giang hồ trong xã hội tư bản Tác giả còn ám chỉ bọn thượng lưu giàu sang trong xã hội tư bản cũng sống đồi bại và lường gạt giết người lại được pháp luật che chở Trong xã hội tư bản, bọn cầm quyền và quân bịp bợm thực chất chỉ là một Tài sản tư hữu của chúng thực chất là của ăn cắp từ sức lao động của người khác Vở ca kịch này thành công vang dội Nó

đã được chuyển thành phim đúng theo yêu cầu của tác giả : “Chúng tôi có bổn phận

Ngày đăng: 28/07/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w