1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình văn học phương tây I - Phần 4 pptx

26 772 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 441,71 KB

Nội dung

VHPT1/P.H.N 129 Phần IV VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY THẾ KỈ 18 (Văn học Ánh sáng) Trước thế kỉ 18 chưa từng có giai đoạn nào văn học hào hứng sôi động như thời kì này. Đây là giai đoạn chuyển mình quan trọng của văn học Tây Âu và thế giới. Hoàn thành cách mạng tư sản ở nước Pháp. “Ánh sáng”: Có hai luồng ánh sáng 1. Ánh sáng khoa học kĩ thuật 2. Ánh sáng tư tưởng cách mạng tư sản Khái quát thế kỉ XVIII 1. Voltaire và Diderot- hai triết gia, nhà văn Pháp Điđơrô (1713- 1784) Danis Diderot- nhà triết học, nhà văn, nhà bác học, người đã đặt nền móng cho phong cách hiện thực, mở đầu nền văn học tiến bộ Pháp thế kỉ 18. Cha của Điđơrô là một người thợ thủ công luôn luôn mong sao cho con mình trở thành một linh mục để có cuộc sống sung túc và được trọng vọng. Điđơrô không đi theo con đường mà người cha đã vạch ra, ông đi vào cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn của người trí thức Pari đi tìm tự do. Trong các tác phẩm của ông như Tư tưởng triết học, các tiểu thuyết Nữ tu sĩ, Giắc tín đồ định mệnh, Cháu ông Ramô, ông đả phá kịch liệt giáo hội Thiên chúa giáo và bọn quý tộc phong kiến. Cuốn sách đã làm cho ông đạt tới tuyệt đỉnh vinh quang là bộ Bách khoa toàn thư hay Từ điển lý luận về khoa học, nghệ thuật và nghề nghiệp (gồm 35 cuối). Bộ sách này do ông chủ trì đã tập hợp rất nhiều học giả tiến bộ, các nhà bác học và chuyên gia về tất cả các bộ môn tham gia vào việc biên soạn. Bộ Bách khoa toàn thư mang khuynh hướng chính trị, chiến đấu rõ rệt. Nó khai chiến với giáo hội Thiên chúa giáo, kịch liệt công kích những quy định của chế độ phong kiến và chính quyền chuyên chế. Do đó, việc xuất bản bộ Bách khoa toàn thư nhiều lần bị đình chỉ và bị cấm. Tuy vậy, toàn bộ bộ sách này cũng đã được lần lượt xuất bản trong hơn hai mươi năm (1751 - 1772). F.Enghen đã viết về Điđơrô: "Nếu như có một người nào đó đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho chân lý và lẽ phải, thì người đó chính là Điđơrô". Và Cac Mac coi Điđơrô là nhà văn mà mình yêu thích. Cháu ông Rameau: Các danh tác châm biếm tinh tế, sắc sảo và cả tinh quái của những Molière, La Bruyère, Voltaire… trong đó Cháu ông Rameau, một kiệt tác độc đáo của VHPT1/P.H.N 130 Denis Diderot 1 . Tác phẩm độc đáo cả về ba phương diện: số phận long đong của nó; các ngụ ý hàm hồ, đa nghĩa nơi các nhân vật; và ảnh hưởng mạnh mẽ đến bất ngờ của nó đối với cuộc thảo luận về biện chứng của khai sáng từ đầu thế kỷ XIX cho đến tâm thức hậu- hiện đại ngày nay. Bài viết sau đây xin góp thêm mấy ý nhỏ về giá trị tư tưởng vẫn còn tươi mới của tác phẩm, sau khi được may mắn là một trong những người đầu tiên thưởng thức bản dịch tuyệt vời này. 1. Như ta đã biết, tác phẩm có lẽ được viết trong khoảng thời gian 1761-1772. Nhưng, Diderot lại không hề nhắc đến nó trong tất cả những thư từ và tác phẩm khác của mình và cũng không có một tác giả đương thời nào nhắc đến nó cả. Điều ấy thật đáng ngạc nhiên vì đã thấy lưu hành nhiều bản sao trước khi kết thúc thế kỷ XVIII. Mãi đến mấy mươi năm sau, bản in đầu tiên mới xuất hiện vào năm 1805, nhưng không phải bằng tiếng Pháp mà bằng tiếng Đức qua ngòi bút bậc thầy của một nhân vật không phải tầm thường: đại thi hào Goethe! Bản nền mà Goethe sử dụng sau đó cũng mất, và chính bản tiếng Đức này lại được hai cây bút đáng ngờ là De Saur và Saint-Geniès dịch lại sang tiếng Pháp, công bố năm 1821, và cố tình làm cho người ta lầm tưởng đó là nguyên tác của Diderot. Nguyên bản tiếng Pháp thực sự xuất hiện vào năm 1823 trong ấn bản Brière về các tác phẩm của Diderot. Tuy bị cắt xén và thiếu chính xác, bản in này dù sao cũng dựa vào một bản thảo tiếng Pháp, sử dụng một trong nhiều bản sao thuộc về con gái của Diderot hiện đang tàng trữ tại Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque nationale de Paris). Các bản sao khác - đều đáng ngờ - cũng lưu hành trong thế kỷ XIX và được các nhà ấn hành sử dụng ít nhiều thiếu khảo chứng. Một ấn bản nghiêm chỉnh, công bố ở Paris năm 1884, sử dụng bản chép tay (đáng tin cậy) từ thư viện của chính Diderot do Nữ hoàng Catherine II mua trọn gói và chuyển về St Petersburg sau khi Diderot qua đời. Nhưng, câu chuyện chưa dừng lại ở đó: một bản thảo khác xuất hiện năm 1890 trong một tập hợp những vở kịch rất khó phân loại được bày bán ở quầy bán sách cũ trên bờ sông Seine ở Paris. Một viên thủ thư ở Comédie- Française là Georges Monval may mắn mua được “của hiếm” này và công bố vào năm 1891. Bản thảo này trở thành bản nền cho tất cả mọi ấn bản hiện đại, và sau đó được Thư viện Pierpont Morgan Library ở New York mua đứt và hiện đang được tàng trữ ở đó. Vài nét phác họa về số phận long đong của một tác phẩm từ tay một cây đại bút lừng danh là Diderot – đồng tác giả và hầu như là người phụ trách chính của bộ Đại Bách khoa thư khổng lồ đánh dấu cả một thời đại: thời đại Khai sáng - tự nó đã nói lên nhiều điều về nội tâm của chính tác giả. Rồi khi nhận được một bản sao, Goethe đã hào hứng dịch ngay sang tiếng Đức; một bản dịch tuyệt vời đến nỗi gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp sáng tác đồ sộ của bậc thi hào, và cơ hồ như là tác phẩm của chính bản thân Goethe! Và một trong những người được đọc đầu tiên và tiếp thu nó một cách chủ động và sáng tạo chính là Hegel, vì chỉ hai năm sau khi bản dịch ra đời (1805), trong tác phẩm lớn đầu tay (Hiện tượng học Tinh thần, 1807), Hegel đã tìm cách “tát cạn” ý nghĩa của Cháu ông Rameau như một hình thái ý thức tiêu biểu của thời Khai sáng, đêm trước của Đại Cách mạng Pháp (1789). Hình tượng Cháu ông Rameau (Hắn) và hình tượng nhà triết gia (Tôi) của Diderot trở thành bất tử trong tác phẩm vĩ đại ấy của Hegel, dẫn đến sự đánh giá cao của Marx và Engels sau này về Cháu ông Rameau như một “kiệt tác về phép biện chứng”. Quả có một sự đồng điệu giữa Diderot thế kỷ XVIII với các tâm hồn Đức thế kỷ XIX, nhưng, giữa họ đã có một 1 Phùng Văn Tửu dịch sang tiếng Việt VHPT1/P.H.N 131 khoảng cách lịch sử cần thiết: những gì còn là tự-mình, mặc nhiên cần phải giấu kín trong tâm tư đã có thể trở thành cho-mình, minh nhiên như một tấn trò đời! 2. Trước hết ta tự hỏi: Tại sao Goethe lại hào hứng dịch Cháu ông Rameau sang tiếng Đức, một tác phẩm hầu như còn vô danh trên nước Pháp láng giềng? Khó mà biết được hết lý do, nhưng ta không thể không nhận ra những nét tương đồng nào đó về mặt cấu trúc giữa Cháu ông Rameau với Faust, tác phẩm lớn được Goethe ôm ấp suốt đời. Sự đồng cảm, đồng điệu giữa hai tác giả phải chăng là ở tính biện chứng nơi cả hai tác phẩm? Biện chứng - thuật ngữ chưa có nơi các nhà bách khoa Pháp và trở thành tiêu ngữ cho tư tưởng Đức đầu thế kỷ XIX, nói đơn giản, bao giờ cũng cần đến ba hạn từ: hai hạn từ đối lập và một hạn từ làm trung giới. Faust và Mephisto là cặp đối lập, nhưng cũng tiềm ẩn trong đó bản chất nhị nguyên của con người (“Ôi, trong lồng ngực ta có hai linh hồn cùng ở”, Faust). Trong mỗi con người đều có chất Faust và chất Mephisto như là hai mặt của thực thể người. Cả hai tính chất luôn là đối trọng và lực tác động ngược lại trong quá trình con người trưởng thành trong bi kịch. Hạn từ trung giới ở đây là Chúa Trời, cho phép hai cái đối cực tự do hành động và giữ vai trò của ý thức quan sát, phê phán như là người lược trận trước sự xung đột giữa chính đề và phản đề trong các nghịch lý (Antinomien) của Kant! Trong Cháu ông Rameau, Hắn và Tôi (Rameau và ông triết gia) là cặp đối lập, còn Người dẫn chuyện làm hạn từ trung giới. Ba mà là một, một mà là ba, giống như bản tính trôi chảy của cuộc sống! Nhưng, Rameau (Hắn) là… Rameau, chứ không (còn) phải là chàng Werther ẻo lả của Goethe luôn khổ sở với chính mình, cũng không (còn) phải là ông nghè Faust cao ngạo luôn bận tâm đến việc hiện thực hóa cá nhân mình giữa dòng đời ô trọc. Rameau bảo: “Tôi chịu đựng dễ dàng hơn tình trạng tầm thường của tôi.” Với nhận xét ấy, Rameau đã ở vào một tâm thế khác, thậm chí, một thời đại khác. Và có lẽ chính chỗ khác ấy đã hấp dẫn và kích thích Goethe! 3. Hegel đã sớm nhận ra chỗ khác này và vì thế, ông yêu tác phẩm và tuyên bố rằng Hắn là một bước tiến lớn trong các hình thái ý thức. Hình thái này không chỉ vượt bỏ cái hình thái “tự ngã ngay thật” tĩnh tại, giản đơn, cứng nhắc, thiếu sáng tạo của Tôi mà còn bỏ xa các hình thái “cá nhân thực tồn” trước đó, hiện thân nơi những Werther, Faust, Karl Moor, Don Quichotte…Bước tiến lớn ở đây được Hegel hiểu theo nghĩa biện chứng, tức đầy nghịch lý. Nó không phải là sự tiến bộ đơn giản, trái lại, chứa đựng cả hai mô men: một mặt là sự trưởng thành của tâm thức, của sự mất ảo tưởng và mặt kia là sự tha hóa trầm trọng. Và với Hegel, việc khắc phục sự tha hóa không phải là quay trở về lại với trạng thái tự nhiên nguyên thủy mà là đẩy sự tha hóa đến cùng cực để có thể chuyển hóa nó. Thật thế, môi trường xã hội và điều kiện lịch sử đã đổi khác. Bối cảnh của câu chuyện là khu vực trung tâm của Paris, trái tim của nền văn minh khai sáng, thị trường kinh tế và thương mại phồn hoa nhất của nước Pháp. Ta biết rằng ta đang chứng kiến một xã hội đô thị vào loại tiên tiến nhất thời bấy giờ. Xã hội ấy là con đẻ của chủ nghĩa tự do kinh tế “laisser-faire” sơ kỳ của Adam Smith và của lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh của giáo dục, khai sáng và khoa học của Diderot, Voltaire… Nhưng, đằng sau mọi sự phồn hoa, tinh tế và bao dung là sự xu thời, ích kỷ, vô luân trong những cảnh báo của J. J. Rousseau. Xã hội ấy vừa là miếng đất lý tưởng cho những Rameau và… Xuân Tóc Đỏ tung hoành, vừa không có chỗ cho anh ta và đồng bọn! Rameau là một kẻ đầy tính cách – yêu vợ con, VHPT1/P.H.N 132 yêu cái đẹp, nhiều tài nghệ, biết cắn rứt lương tâm, biết khinh bỉ bản thân mình, nhất là khi phải đóng vai trò đểu cáng, đê tiện, nhưng tính cách cơ bản nhất của anh ta lại là không có tính cách nào cả. Xã hội hiện đại tôn thờ đồng tiền và chỉ có đồng tiền mới mang lại vị trí và danh dự xã hội. Xã hội đầy những kẻ mang mặt nạ để đóng vai vì quyền lợi ích kỷ của mình (xem: Rousseau, Luận văn về các nguồn gốc của sự bất bình đẳng). Xã hội ấy cũng ngày càng chuyên môn hóa cao độ với đặc điểm nổi bật là sự phân công lao động, khiến con người khó mà phát triển được toàn diện tính cách. Ngay cả những tài năng lớn cũng bị chuyên môn hóa. Lý thú là, tuy Adam Smith ca tụng sự tiến bộ nhờ sự phân công lao động mang lại, nhưng ông đã lo ngại trước tác động tha hóa của nó lên con người bình thường, và, vì thế, ông – cũng như nhiều nhà Khai sáng khác, trong đó có Diderot – tin vào sức mạnh của giáo dục để cải tạo con người và xã hội, để phát triển toàn diện tính cách và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Nhưng, Rameau cười nhạo và cho rằng giáo dục thực chất chỉ là trò học gạo. Trong xã hội hiện đại, người ta đâu thực sự quan tâm đến việc học; điều họ muốn học là những kỹ năng, những mánh lới để kiếm tiền và thăng tiến nghề nghiệp. Giáo dục trở thành dạy nghề để cung ứng nguồn nhân lực hơn là để tạo ra một thế giới nhân đạo hơn và hợp lý tính hơn. Rameau, trong bối cảnh ấy, sa đọa thành một tay lưu manh chính hiệu, một “chân tiểu nhân” có cái nhìn khinh bỉ đối với mọi thứ “ngụy quân tử” chung quanh mình; và chính những hoài bão, lương tri và tài năng không được thi thố của mình đã làm cho anh ta tha hóa, tức trở thành xa lạ với xã hội anh ta đang sống. Trong khi đó, Tôi hay nhân vật Triết gia hầu như đứng bên lề, đặt cho Rameau những câu hỏi ngây thơ từ vị trí cao đạo của một kẻ bề trên hạ cố và thương hại cho sự sa đọa về luân lý và nhân cách của Rameau. Sự đối lập này làm Hegel thích thú. Ông gọi loại ý thức của triết gia là “ý thức ngay thật, thẳng đuột” (“Tôi”: Tôi là một người thật thà, ngay thẳng và những nguyên tắc của anh bạn không phải là những nguyên tắc của tôi”; “tôi là một người thật thà chất phác, mong anh bạn nói với tôi một cách chân phương hơn và đừng dùng đến nghệ thuật của anh bạn”). Ngược lại, ý thức của Rameau là ý thức bị giằng xé, đổ vỡ, một ý thức đã từng trải, “đã nhìn thấu hết” (hindurchgesehen) hiện thực bên ngoài đúng như chúng trong sự thực. Trong khi sự ngây thơ, tĩnh tại của phong cách trước chỉ có thể phát ngôn theo kiểu đơn âm thì phong cách sau – đã trải nghiệm sự giằng xé của thế giới văn hóa bị tha hóa – là đa âm, có thể dệt nên cả một diễn từ đầy màu sắc và cung bậc. Nó nói lên được sự đảo điên tuyệt đối, phổ biến giữa thực tại và tư tưởng, giữa danh và thực cũng như sự xa lạ, tha hóa giữa chúng với nhau. Vì thế, ngôn ngữ của sự giằng xé, đổ vỡ là có tính phá hủy, phân hóa mọi sự, cho thấy mọi giá trị đều bị xáo trộn, biến đổi, “cá mè một lứa”. Ngôn ngữ trào phúng sắc bén (geistreich) ấy của phong cách sau (cũng như của bản thân tác phẩm như một sản phẩm của thời đại) được Hegel gọi là sự “thức nhận” (Einsicht), vừa là tiền đề vừa là kết quả của phong trào khai sáng. Nói cách khác, bây giờ, con người có thể hiểu quyền lực nhà nước và quyền lực kinh tế (vốn xa lạ và đầy quyền uy trước đây) như là những hiện tượng giống như những hiện tượng khác trong thế giới, tức chúng cũng phải phục tùng các quy luật, cũng là những thực thể có mâu thuẫn nội tại (vừa tốt vừa xấu, vừa cao cả vừa thấp hèn…), nghĩa là, chúng cũng hữu tận và sẽ phải tiêu vong. Vì thế, như đã nói, theo Hegel, giải pháp bước đầu để đi tới sự khắc phục tha hóa không phải là đồng nhất hóa trực tiếp với bản thể xã hội mà là tăng cường sự tha hóa bằng ý thức sắc sảo như hình tượng của Rameau. Hegel có cái nhìn lạc quan: … “Chỉ với tư cách là Tự-ý thức phẫn VHPT1/P.H.N 133 nộ, nổi loạn, Tự ngã mới nhận biết về tình trạng tự giằng xé, đổ vỡ của chính mình; và ngay trong sự thức nhận ấy, thực tế Tự ngã đã tự nâng mình lên khỏi tình trạng ấy” (Sđd, §526). Vì theo Hegel, “có ý thức tự giác về tình trạng bị giằng xé, đổ vỡ của chính mình và tự mình phát biểu công khai ra điều ấy chính là tiếng cười chế nhạo dành cho sự hiện hữu, cho sự hỗn loạn của cái toàn bộ, cũng như cho chính mình”… (§525). 4. Ta có quyền chia sẻ sự lạc quan cùng với Hegel cũng như có quyền nghi ngờ sự lạc quan ấy. Quả thật, hình tượng của Rameau tập hợp tất cả những gì đã bị khái niệm lý tính đang vươn lên vị trí thống trị của thời Khai sáng tìm cách đẩy lùi: kinh nghiệm cảm tính, những đam mê và dục vọng, những kinh nghiệm thẩm mỹ theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Bản thân việc Diderot không công bố tác phẩm của mình trong lúc sinh thời có thể là do ông không muốn cung cấp thêm đạn dược cho những đối thủ phản-khai sáng, chống lại sự tiến bộ, lý tính và sự khoan dung. Ông đã bàn đến những vấn đề “nhạy cảm” đi ngược lại với lý tưởng và tinh thần lạc quan của phong trào khai sáng. Trong chừng mực đó, Cháu ông Rameau có thể được xem là sự tự-phê phán đầu tiên của khai sáng, nhất là đối với quan niệm cho rằng một hệ thống xã hội vẫn có thể gặt hái được nhiều thành công và cả sự lương thiện, liêm khiết cho dù trong lòng nó chứa đầy những bọn đạo đức giả, vô lại. Dựa theo một cách nói của Hegel, ta có thể thấy rằng sau thời kỳ đầu tiên đầy tính sử thi hào hùng của phong trào Khai sáng, Diderot (và các “philosophes” – danh xưng tiêu biểu cho những nhà triết học duy vật cơ giới đương thời) bắt đầu âm thầm nếm trải tính bi kịch của nó, để, từ thời Hegel – sau kinh nghiệm của Đại cách mạng Pháp – người ta đã có thể thanh thản hơn khi nhận ra tính hài kịch của nó. Và hài kịch, như Hegel tinh tế nhận xét, là “một sự xác tín, qua đó, hoàn toàn mất đi nỗi sợ hãi trước bất kỳ cái gì xa lạ cũng như hoàn toàn làm mất đi tính bản chất của tất cả cái gì xa lạ. Sự xác tín như thế chính là một tình trạng khỏe khoắn và được khỏe khoắn của Ý thức”… (Sđd, §747). Không phải ngẫu nhiên khi các tính chất tự tha hóa và bị lệch lạc trong tính cách không có tính cách của Rameau đã mở đường cho nghị luận tâm lý học và nhân loại học ở thế kỷ XIX và còn âm vang trong văn học và triết học thế kỷ XX. Lionel Trilling, trong Sincerity and Authenticity (Sự trung thực và đích thực), xem Hắn (Rameau) là bước đầu tiên dẫn đến sự phân tích đạo đức học của Nietzsche không phải bằng cách kết án luân lý mà bằng cách cho rằng luân lý không phải là một sự thể hiện đích thực (authentic performance); nó có thể không phản ánh đúng những gì có trong lòng người (đó cũng là nhược điểm cơ bản của đạo đức học thời khai sáng như nhận định của Alasdair MacIntyre trong tác phẩm After Virtue (Sau đức hạnh) cực hay của ông). Rameau là hình mẫu kinh điển của các xu hướng hư vô chủ nghĩa; anh ta hầu như tiếp thu hết mọi luận cứ phản căn (anti-foundational) chống lại các hình thức truyền thống của quyền uy luân lý, Nhà thờ và Nhà nước, tự nhận mình là hoàn toàn phi-luân và hư vô chủ nghĩa. Rameau toát lên tinh thần của thời đại (Zeitgeist) như là kẻ tiền phong cho tâm thức hậu hiện đại đang lan tràn hiện nay, nếu ta hỏi về hậu hiện đại như Lyotard (Hoàn cảnh hậu-hiện đại/La condition post-moderne) rằng: “Hậu hiện đại là gì?… Rõ ràng nó là một bộ phận của hiện đại… Một tác phẩm chỉ có thể trở thành hiện đại nếu trước đó nó đã là hậu-hiện đại. Hiểu như thế, chủ nghĩa hậu-hiện đại không phải là chủ nghĩa hiện đại ở điểm kết thúc của nó mà là ở trạng thái khai sinh của nó, và trạng thái này là hằng cửu”. Cách nói nghịch lý này có nghĩa: hậu-hiện đại là tâm thức, là thử nghiệm có tính tiền VHPT1/P.H.N 134 phong trong lúc mới ra đời khi nó vi phạm những quy ước, vi phạm sự đồng thuận và các giá trị hiện hành. Trạng thái này là hằng cửu trong mọi lĩnh vực – văn hóa, chính trị, xã hội , trước khi có nỗ lực thiết lập lại trật tự của hiện đại! Như thế, đạo đức học hậu-hiện đại có người tiền phong là Diderot, ít ra trong nhận thức rằng ta không cần phải ra sức xóa bỏ tính hàm hồ, nước đôi của cuộc sống mà phải biết học cách đối diện với nó, sống chung với nó. Tuy nhiên, ta không thể quá lạc quan. Thật có ý nghĩa khi ta nghĩ đến tâm thế và cách hành xử của ông triết gia, nhân vật xưng Tôi trong tác phẩm: “Tôi ngẫm nghĩ, tất cả những điều anh bạn vừa nói nghe hay ho hơn là xác đáng.” Sau khi âm thầm thừa nhận tính giả đạo đức của chính hàng ngũ của mình, Tôi vẫn không thực sự đi vào đối thoại mà chỉ bình luận kiểu dấm dẳn, nhát gừng. Tôi liên tục trách Hắn đã thiếu nhất quán. Hắn vừa ngán ngẩm xã hội thối nát, muốn học theo Diogène sống trong thùng gỗ để theo đuổi chân lý, vừa thú nhận rằng không thể từ bỏ được bao cám dỗ của cuộc sống “haute couture”. Tôi vội phê phán Hắn là đớn hèn (và Hắn vui vẻ đồng ý!) Tôi thừa nhận những điểm do Hắn vạch trần, nhưng chỉ thừa nhận cho chính mình thôi, chứ không tự lên án chính mình đã sống và làm việc bên trong lòng xã hội ấy. Trong khi Hắn công khai thú nhận việc thủ lợi trong hệ thống thối nát là sự phản bội, thì phải chăng lợi ích của Tôi là ở chỗ bảo vệ cho luật chơi bên trong hệ thống mà Hắn đã lên án. Tác phẩm đặc biệt sâu sắc ở nhân vật Tôi: vừa biết nghe và hiểu sự phê phán đối với hệ thống, vừa sẵn sàng lên án kẻ phê phán! Trong thâm tâm, Tôi thừa nhận sự phê phán nghiêm khắc của Hắn, nhưng, về mặt công khai, vẫn lên án Hắn là không xác đáng. Sự đời là vậy: sự xác đáng của kẻ phê phán khó mà được công khai thừa nhận khi anh ta dại dột phê phán trực diện một hệ thống hay một xã hội nhất định. Hắn vốn thừa biết cách nói cho hay điều dối trá để kiếm miếng ăn hàng ngày, nhưng lại không biết ăn nói (giả đạo đức) sao cho có thể chấp nhận được, vì thế, đã bị mất uy tín ngay trong hệ thống mà Hắn phê phán. Luận cứ và tâm thế của Tôi là một phiên bản tinh vi hơn, sành sỏi hơn của lối sống “makeno” (“mặc kệ nó”): nói gì thì nói, phải giữ đúng luật chơi. Ai không thích thì đi chỗ khác! Diderot “trải đời”, và, nơi mọi góc khuất của xã hội hiện đại và… “không có vua” , đâu đâu cũng thấy những Rameau đang sống giữa chúng ta.  Voltaire Zadich (hay Số mệnh) Candide (Ngay thẳng hay chủ nghĩa lạc quan) Voltaire sinh năm 1694 tại Paris ra trong một gia đình cha là một quan chức thuế và mẹ là quý tộc dòng dõi. Ông được giáo dục bởi các giáo sĩ dòng Tên, được học tiếng Hy Lạp và tiếng Latin. Sau này ông còn thành thạo các tiếng Anh, Ý và Tây Ban Nha. Ông ban đầu làm thư ký rồi sau chuyển hẳn sang nghiệp viết. Ông chủ yếu viết văn thơ chỉ trích xã hội đương thời và do vậy bị đày sang Anh. Nơi ông chịu nhiều ảnh hưởng và sau ba năm đi đày ông đã viết Lettres philosophiques (Những lá thư triết học về nước Anh). VHPT1/P.H.N 135 Về Pháp ông ở tại lâu đài Château de Cirey tại mạn biên giới giữa vùng Champagne và Lorraine. Chính nơi đây ông bắt đầu quan hệ với Émile của Châtelet, vợ của người chủ lâu đài. Voltaire cùng bà nữ hầu tước này đã sưu tập nhiều sách vở tài liệu và cùng nhau nghiên cứu chúng lại cùng nhau làm thí nghiệm "khoa học tự nhiên" ngay tại lâu đài. Bên cạnh say mê khoa học tự nhiên và là tín đồ của Newton ông cũng nghiên cứu sử học và viết Essay upon the Civil Wars in France (Luận văn về Nội chiến ở Pháp) bằng tiếng Anh. Với tiểu sử vua Karl XII của Thụy Điển ông bắt đầu quan điểm phản đối tôn giáo của mình. Ông cùng bà nữ hầu tước còn cùng nhau nghiên cứu triết học, nhất là siêu hình học. Ông cùng nghiên cứu Kinh thánh và cho rằng cần phân tách nhà thờ ra khỏi nhà nước. Sau khi Nữ hầu tước mất, ông sang Phổ phục vụ Friedrich Đại Đế. Mặc dù cuộc sống vương giả nhưng Voltaire vẫn giữ thói chỉ trích của mình và với tác phẩm Diatribe du docteur Akakia (Chỉ trích Bác sĩ Akkakia; tên đầy đủ Histoire du Docteur Akakia et du Natif de St Malo) mà ông phê phán vị chủ tịch Viện Hàn lâm Berlin đã khiến Friedrich nổi giận. Ông quay về Pháp nhưng vua Louise XV của Pháp cấm ông trở về Paris nên ông quay sang Genève. Tuy ban đầu được đón chào nhưng ông lại viết luận văn chỉ trích triết học của Gottfried Leibniz qua tác phẩm Candide, ou l'Optimisme (Ngay thẳng, hay lạc quan; 1759) và ông lại rời thành phố. Vắn tắt về tác phẩm… Voltaire để lại một di sản các tác phẩm đồ sộ bao gồm tiểu thuyết, kịch, thơ, luận văn và các công trình nghiên cứu khoa học và sử học. Ông còn viết nhiều sách, rất nhiều tờ rơi và trên 20000 thư từ trao đổi. Quan điểm về tôn giáo Qua các tác phẩm Voltaire thể hiện quan điểm rằng không cần đức tin để tin vào Chúa. Ông tin vào Chúa nhưng là niềm tin lý tính. Ông cũng phản đối đạo Ki-tô quyết liệt nhưng không nhất quán. Một mặt ông cho rằng Giê-su không tồn tại và các sách Phúc âm là nguỵ tạo nên chứa đầy mâu thuẫn nhưng mặt khác ông lại cho rằng cũng chính công đồng đó đã gìn giữ nguyên bản mà không thay đổi gì để giải thích cho những mâu thuẫn trong các sách Phúc âm. Ông cũng gọi người da đen là động vật (trong Essai sur les mœurs) và thấp kém so với con người cả về mặt thể chất và tinh thần. Ông cũng viét nhiều về các chủng thổ dân khác nhau và có quan điểm bài Do thái. Triết học Tác phẩm lớn nhất của ông để lại là Dictionnaire philosophique (Từ điển Triết học) tập hợp nhiều bài viết riêng của ông và các bài ông viết trong Encyclopédie (Bách khoa thư) của Diderot. Trong đó ông phản bác thể chế chính trị đương thời của Pháp, nhà thờ Công giáo, Kinh Thánh và thể hiện văn phong, tính cách riêng của mình, Voltaire. Qua đó ông nhấn mạnh vai trò của tôn giáo lý tưởng là giáo dục đạo đức chứ không phải giáo điều. Ông cũng phản bác chế độ thuộc địa của Pháp ở Bắc Mỹ. Ảnh hưởng Voltaire xem giai cấp tư sản Pháp quá nhỏ bế và yếu ớt, giai cấp quý tộc thì tham nhũng và ăn bám, còn người dân thường thì dốt nát và mê tín, và nhà thờ thì giúp thêm cho các nhà cách mạng bằng thuế thập phân. VHPT1/P.H.N 136 Voltaire cũng không tin tưởng ở chế độ dân chủ mà ông xem là chỉ tuyên truyền những tôn sùng của quần chúng. Theo ông chỉ có các đức quân vương Khai sáng với sự hỗ trợ của các nhà triết học như ông mới có thể dẫn tới sự thay đổi vì chỉ với những tính toán lợi ích hợp lý của nhà vua mới mang lại quyền lợi và thịnh vượng cho vương quốc và thần dân. Trong thư gửi Ekaterina II của Nga và Friedrich II của Phổ ông nhấn mạnh đến vai trò của quân đội và sử dụng vũ lực để "mang lại trật tự" như ông viết ủng hộ việc chia tách Liên minh Ba Lan - Litva. Nhưng ông cũng phản đối việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp như trong Dictionnaire philosophique ông xem chiến tranh là "cỗ máy địa ngục" và người sử dụng chúng là "những kẻ giết người ngu ngốc". Voltaire còn được nhớ đến như một người tranh đấu cho quyền tự do cá nhân, tự do tôn giáo trong đó có quyền được xét xử công bằng và vạch rõ sự giả dối và không công bằng của chế độ ba đẳng cấp. Voltaire sống hai mươi năm cuối đời ở Ferney và mất ở Paris. Nay Ferney được đặt theo tên ông là Ferney-Voltaire. Lâu đài ông ở giờ là bảo tàng L'Auberge de l'Europe còn toàn bộ thư viện của ông vẫn được giữ nguyên tại bảo tàng quốc gia Nga tại Sankt-Peterburg.  Daniel Defoe và tiểu thuyết du ký “Robinson Crusoe” 1. Robinson trước khi ra đảo - phác thảo nhân vật của thời đại Khác với những chuyện phiêu lưu cùng thời, nhân vật Robinson không phải trải qua nhiều biến cố khác nhau. Chỉ sau một vài sự kiện, tiểu thuyết dừng lại ở đảo hoang và triển khai phần lớn tác phẩm cho đến kết thúc. Ngày Robinson đặt chân lên đảo có thể xem là cột mốc ranh giới đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời và cả trong tính cách của anh. Robinson đã được xây dựng thành một mẫu người tiêu biểu của thời đại. Ðây là hình tượng tầng lớp trung lưu ở nước Anh thế kỉ 18 trong đó có bản thân nhà văn. Nếu có bóng dáng nhà văn trong nhân vật Robinson thì chủ yếu là ở nhữngđường nét khái quát ấy. Tài năng và công phu sáng tạo nghệ thuật của Defoe chính ở chỗ khác nhau giữa người mẫu Selkirk và Robinson. Robinson không phải là Selkirk- một thuỷ thủ rủi ro lâm nạn- mà là một sự hoá thân. Nhà văn đã biến anh thuỷ thủ kia thành một hình tượng nghệ thuật, mang tầm vóc và ý nghĩa thời đại. Tầng lớp trung lưu ở Anh thế kỉ 18 là một quần thể phức tạp. Những yếu tố tích cực và tiêu cực, tiến bộ và hạn chế xen kẽ nhau. Một mặt, tầng lớp này có tâm tư, hoài bão gắn liền với giai cấp tư sản thời ánh sáng với tất cả những ưu nhựơc điểm do lịch sử qui định. Mặt khác, nó chưa mất liên hệ với quảng đại nhân dân, và về nhiều mặt nó vẫn cất lên tiếng nói cho quyền lợi và nguyện vọng của những người lao động. Do đó, Robinson là một hình tượng phong phú không đơn điệu . Robinson thích đi phiêu lưu đây đó, bất chấp gian ngu chẳng phải chỉ như một khách du lịch bình thường ham chuộng phong cảnh lạ, hoặc một nhà thám hiểm say mê phát kiến khoa học. Các chuyến đi của anh về sau ngày càng gắn liền với mục đích kinhdoanh với những tàu buôn. Robinson đã “trở thành một lái buôn thực thụ” như chính anh đã thú nhận. Anh được chia lời lãi, anh tính toán, càng nhiều lãi càng ham, có khi đã VHPT1/P.H.N 137 sướng run lên khi nghĩ đến chuyến hàng có thể sẽ phất to. Thậm chí Robinson còn tham gia cả vào việc buôn bán nô lệ . Trong giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến, nền kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy giai cấp tư sản các nứơc đua nhau đi tìm những thị trường mới. Thế giới bao la đầy sức hấp dẫn, tầm mắt con người được mở rộng ngoài khuôn khổ ranh giới quốc gia. Kiểu người ham thích đặt chân đến những miền núi non xa lạ như Robinson trở thành mẫu ngườicủa thời đại Trong lịch sử văn học thời kì đó xuất hiện nhiều chuyện phiêu lưu đáp ứng nhu cầu tâm lí của độc giả. Nhân vật Robinson thuộc về xu hướng đó Tuy nhiên, trung tâm của tiểu thuyết là chuyện Robinson từ khi đắm tàu dạt vào đảo hoang . Trong những năm dài dằng dặc sống nơi đây, hình ảnh Robinson cá nhân tư sản bước đầu dấn thân vào con đường kinh doanh ở phần đầu đã lu mờ và nhường chỗ cho một Robinson mới với ý nghĩa, tính cách khác hẳn . 2. Robinson trên đảo hoang- “người lao động chân chính” Cảnh ngộ vô cùng gian nan ở hòn đảo không khắc phục được Robinson. Vừa đặt chân lên đảo, anh bắt tay ngay vào cuộc đấu tranh quyết liệt với hoàn cảnh, và không chịu để một khoảnh khắc cho những ý nghĩ tuyệt vọng đen tối len lỏi vào tâm hồn mình. Ðơn độc một thân trước thiên nhiên hoang vu, nhiều lần phải đương đầu khó khăn tưởng chừng không thể nào khắc phục được, nhưng anh đã vượt qua tất cả. Trong tay thiếu thốn dụng cụ nên mỗi việc làm cần thiết để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cũng đòi hỏi ở Robinson những nổ lực và ý chí phi thường quá sức tưởng tượng: vào rừng chặt cây về làm cọc rào quanh nhà để chống thú dữ, mỗi cọc phải làm mất một ngày, hàng rào phải mất gần cả năm mmới xong. Anh làm một tấm ván mặt bàn mất bốn mươi hai ngày; hai tháng để làm được mấy cái vại (lu) để đựng lương thực; đóng chiếc thuyền đầu tiên để đựng lương thực; đóng chiếc thuyền đầu tiên để vựơt biển mất năm tháng. Anh san phẳng mặt đất thoai thoải từ chỗ đóng xuồng ra mặt nước, nhưng rồi không làm cách nào cho xuồng hạ thuỷ được. Chỉ còn một cách đào một cái lạch. Anh tính toán rằng muốn đào được cái lạch đó phải mất trên mười năm. Anh bỏ xuồng, đi tìm một địa điểm gần sát nước biển, đóng một cái xuồng khác, đào một cái lạch khác, dài nửa dặm sâu bốn bộ, rộng sáu bộ sẽ hoàn thành trong hai năm. Robinson đẽo một cái cuốc bằng gỗ, vỡ đất gieo hạt lúa mì (số lúa mì dành trên tàu dành cho chim ăn còn sót lại). Do thiếu thốn kinh nghiệm trồng lúa lại thêm hạn hán và chim chóc phá hoại, vụ đầu tiên mất mùa. Anh không sờn lòng, kiên trì làm vụ khác. Cứ như thế từ chỗ may mắn còn sót lại mười ba hạt lúa sau bốn năm ròng rã, trồng và gặt hái dành dụm từng hạt, anh đã gặt được một số lúa và được “vuốt ve cái bánh mì đầu tiên “do tự tay mình làm ra”. “Tôi quyết chí không bao giờ chán nản bất cứ công việc gì “ Robinson kể “Khi đã thấy rằng việc ấy có thể làm được thì tôi làm bằng xong mới thôi”. Ý nghĩ ấy luôn luôn gắn chặt với Robinson. Mỗi nỗ lực của Robinson không chỉ để đáp ứng nhu cầu tối thiểu, anh luôn luôn có ý thức phấn đấu làm cho đời sống trên đảo ngày một tốt đẹp hơn: chỗ ở phải khang trang, quần áo mũ phải đàng hoàng, đồ ăn uống tử tế. Khác xa với nguyên mẫu là thuỷ thủ Selkirk sau bốn năm ở đảo hoang khi được cứu thoát đã gần trở thành “người rừng”, Robinson diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Không thể cho rằng nhà văn đã xây dựng Robinson thành một nhân vật phát huy mọi nghị lực và khả năng để làm giàu, đúng như yêu cầu của thế giới quan tư sản thời đại. Robinson chính là sự khẳng định chân lí cao đẹp, niềm tin của nhà văn vào những phẩm VHPT1/P.H.N 138 chất cao quí của người lao động. Nghị lực và trí tuệ, tinh thần dũng cảm và khả năng lao động của họ có thể chiến thắng thiên nhiên phục vụ lợi ích con người. Tầm vóc “Robinson trên đảo hoang” rõ ràng có những phẩm chất cao hơn giai cấp tư sản ngay cả khi giai cấp này còn có vai trò tiến bộ lịch sử Anh hưởng thụ thành quả vật chất do chính bàn tay lao động của mình tạo ra , trong khi giai cấp tư sản thời đó dù có một số đức tính tốt như ý chí khắc phục khó khăn coi thường nguy hiểm, có công đóng góp vào sư phát triển kinh tế dất nước nhưng vẫn tồn tại trong quỹ đạo bóc lột sức lao động của người khác, Robinson lại là người có lòng tốt, sẵn sàng hi sinh thân mình cứu giúp những người hoạn nạn. Anh đã cứu sống hai cha con thứ Sáu, viên thuyền trưỏng và mấy người da trắng. Nếu trước khi ra đảo anh đã có lần bán đứa bé da đen Sury cho một thuyền trưởng Bồ Ðào Nha chuyên môn bán nô lệ thì khi ra đảo anh đã có điều kiện thay đổi quan niệm về người da đen tên là Thứ Sáu. Tuy anh vẫn coi mình là ông chủ và người da đen là đầy tớ nhưng tình cảm thật sự của hai người là tình bạn thân thiết. Và nhờ vậy, cuộc sống mấy năm cuối trên đảo xa xôi bớt đi nỗi cô độc dđ¸ng sợ . 3. Robin son “vừa thống nhất vừa đối lập” Tính cách phân đôi của Robinson, con người tư sản và con người lao động vừa là thống nhất vừa là đối lập, xét theo những góc độ, bình diện khác nhau. Trong loại truyện phiêu lưu , nhân vật thường chỉ đóng vai trò dẫn dắt như sọi chỉ đan kết các sự kiện vốn được coi là trung tâm hấp dẫn người đọc, nhà văn ít quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật. Còn ở tiểu thuyết này, Robinson đã được nhà văn dụng công xây dựng thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo . Tính cách phức tạp của Robinson thể hiện trong thế giới quan, đó là sự giằng co của Thanh giáo (Purism: Sự trong sạch) và ảnh hưởng của tiết học duy vật .Ðó cũng chính là sự giằng co trong tư tưởng tác giả .Vừa đặt chân lên đảo ít lâu, nhìn thấy những mẫu lúa mì mọc lên lơ thơ trước của lều anh sung sướng nghĩ có lẽ “trời thương nên sinh ra lúa mì để nuôi sống mình đây”. Nhưng rồi anh cố gắng nhớ ra có lần đã giũ bao tải đựng lúa vốn dành cho chim, vịt ăn đã bị chuột nhằn hết chỉ còn toàn trấu .An đã hiểu ra rằng “ chẳng có phép lạ gì xảy ra trong chuyện này cả”. Ðến năm thứ mười tám, khi phát hiện những dấu chân lạ trên bãi cát anh kinh hoàng như thấy “ma quỷ hiện hình”. Nhưng chẳng bao lâu tình trang mê tín ấy tan đi, anh phân tích và khẳng dịnh có người lạ mới xâm nhập hòn đảo, vội vàng củng cố chỗ ở, phòng ngự và chuẩn bị vũ khí. Tuy vậy đôi khi do cô đơn anh vẫn sống với một tin tôn giáo mơ hồ, tin vào vai trò của một Ðấng tối cao nào đó đang tồn tại. Sự tồn tại một tính cách đối lập trong nhân vật Robinson chỉ rõ sự phân biệt giữa hai giai đoạn. Trước khi ra đảo hoang, anh mang đậm tính cách tư sản (và sau khi rời đảo trở về tổ quốc). Khi ở trên hòn đảo vắng vẻ chỉ có Robinson đối diện với thiên nhiên , nơi đây vắng bóng quan hệ tư bản chủ nghĩa và cả đời sống xã hội anh trở thành Robinson khác tuy vẫn còn chút Robinson cũ. Như vậy người đọc bắt gặp hai Robinson trong tác phẩm. Robinson trên đảo mới thực sự chiếm đựoc cảm tình của bạn đọc. Khi nhân vật cởi bỏ bộ quần áo kì dị và chiếc mũ da dê tự làm để khoác trở lại bộ đồ bình thường đúng mốt thời trang của người tư sản ở phần cuối của tác phẩm thì cũng là lúc hứng thú của người đọc tan biến. Trở lại với thời điểm giáp ranh giữa hai Robinson khi sắp lên định cư ở đảo hoang. Anh do dự nhưng cuối cùng quyết định mang theo lên đảo một số tiền vàng nhiều loại lục lọi được trong ngăn kéo viên thuyền trưởng trên chiếc tàu đắm. Anh đã giữ cẩn thận những đồng tiền vàng “vô dụng” ấy suốt muời chín năm trời sức sống dai dẳng của [...]... Văn hóa, H,1978 9 -Anh hùng ca của Homer, Nxb Đ i Học, HN,1978 1 0- Kịch "Những ả kiểu cách lố bịch", Moliere, Tôn Gia Ngân dịch,Nxb Văn hoá Hà N i 1979 1 1- Đông Ki hô tê, M.Cervantes, dịch Nxb Văn học H 1979 1 2- Mư i ngày, Bocacio, Nxb Văn học, 1979 1 3- Bi kịch Hi Lạp : Promethe bị xiềng, Hoàng Hữu Đản dịch,Nxb Đ i học, HN,1983 1 4- Thần tho i Hi Lạp, tập I và II, Nguyễn Văn Khỏa NXB Đ i Học HN,19 84. .. Moskva, 1 945 (dịch) 2- Lịch sử văn học Pháp, Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô, Nxb Moskva,1 946 (dịch) 3- Nguyên lí mĩ học Mác- Lê nin, NXB Sự thật, H 1963 (dịch) 4- Tuyển tập kịch Shakespeare, Nxb Văn hóa, H 1976 (dịch) 5- Bi kịch cổ i n Pháp, Nxb Văn hóa, H,1978 (dịch) 6- Lão hà tiện - Đỗ Đức Hiểu dịch, Nxb ĐH và THCN 1978 7- Tư liệu tham khảo văn học phương Tây, t i liệu roneo, n i bộ, ĐHSP Hà N i 8- Kể... “Đón chào và vĩnh biệt”… là những b i thơ giản dị, giàu nhạc i u, gần g i dân ca, gần g i thiên nhiên ph i ph i yêu đ i và rộn ràng tu i trẻ… Tháng giêng 1775, khi đang ở quê nhà , một m i tình khác đến v i Goethe , ông đính hôn v i cô Lili Soenneman con g i một gia đình giàu có, và một chùm thơ khác ra đ i, “Tình yêu m i cuộc đ i m i , “G i Belider”tức Lili), “Công viên của Lili”, “Hân hoan vì đau... sự là một nhà bác học Bỗng nhiên tháng chín 1786, Goethe bí mật từ bỏ triều đình Vaima ra i Nhà thơ sang Italia i khắp nước để ngiên cứu văn học cổ đ i Hy-La, học vẽ và du ngoạn những di tích th i cổ, thực hiện i u mơ ước mư i sáu năm về truớc khi ông còn là một chàng sinh viên s i n i “sang Italia/Paris sẽ là trường đ i học của ta, Roma sẽ là trường đ i học của ta ; ai thấy Roma là đã thấy tất cả... Nhà nghiên cứu văn học Bielinski (Nga) đánh giá rất cao b i thơ của Goethe : “Các Promethe của th i đ i chúng ta /biểu dương trước thắng l i và không còn sợ diều hâu bạo tàn nữa Promethe của Goethe là một b i thơ của th i đ i chúng ta” (Th i đ i Bielinski – th i đ i chuẩn bị đánh đổ Nga Hoàng, thế kỉ 19 – nước Nga) Tuy vậy, đến giai đoạn sau (1781) Goethe l i viết b i “Những gi i hạn của nhân lo i “ có... đ i v i ông Ông tiếp tục phát triển học thuyết của Spinoza trong lĩnh vực sáng tác.Th i gian làm luật ở Franfurk kéo d i mấy năm, Goethe tham gia c i gần ba mư i vụ án nhưng vẫn dành phần lớn th i gian cho sự nghiệp văn chương Tháng 11/1775, nhận l i m i của công tước August, Goethe đến triều đình Vaima và ở l i đó Năm ấy nhà thơ m i hai mư i sáu tu i Vaima là một công quốc nhỏ bé dân số hai mư i vạn... duy nhất ấy th i Quyển sách kì diệu ấy là cuốn gì thế ? Aristote chăng ?- Không ph i, đó là cuốn Robinson Cruchot của Daniel Defoe” Kịch “Âm mưu và tình yêu” của Friederich Schiller (175 9-1 805) Friederich Schiller là kịch tác gia vĩ đ i, “viên công tố của toàn nhân lo i đã kêu g i lo i ngư i cùng hướng về tr i sao” Cùng v i Gớt, Sile là một trong hai ng i sao sáng trên bầu tr i văn học Đức thế kỷ 18... vào cổ nó r i, ngư i ta sẽ dùng đá ném cho nó tỉnh l i Bà Mile cất tiếng kêu van, tr i l i, ông nhạc công Mile thì giận dữ khinh bỉ g i Tể tướng và các nhân viên pháp đình là “lũ vô l i 3 Cuộc đấu khẩu dữ d i giữa hai cha con - Thiếu tá và Tể tướng - Tể tướng ra lệnh cho các nhân viên pháp đình bắt Luizơ Thiếu tá bảo vệ ngư i yêu, tuốt kiếm Nhân viên pháp đình sợ h i l i ra, l i xông vào Thiếu tá đâm... HN,19 84 1 5- Chuyện kể từ kịch Shakespeare Nhà xuất bản Moscow,19 84 16 -Kịch Eschile,,tuyển tập, Nguyễn Giang dịch, Nxb Văn học HN,19 84 1 7- Kịch Sophocle -tuyển tập - Nguyễn Giang dịch –Nxb Văn học HN 1985 18 Văn học Phưong Tây, tập thể tác giả, chủ biên GS Lưong Duy Trung và Nguyễn Đức Nam, NXB Giáo Dục, t i bản 1999 19 Những tác phẩm, t i liệu, báo chí khác Đ I HỌC AN GiANG 1989 - 2003 Ths Phùng Ho i Ngọc... thiên đường Bi kịch Faust là một bản anh hùng ca Trong văn học thế gi i, hiếm có tác phẩm n i dung phong phú, tư tưởng sâu sắc, phương tiện văn chương biến đ i linh hoạt đến như thế L i thơ và vần i u cũng thay đ i theo sát hành động kịch Các đoạn đ i tho i triết học xen kẻ v i cảnh sinh hoạt, khúc ca trữ tình xen kẽ v i văn xu i Toàn bộ lịch sử nhân lo i được kh i dậy dọc theo cuộc hành trình của Faust, . thế kỉ XVIII 1. Voltaire và Diderot- hai triết gia, nhà văn Pháp i ơrô (171 3- 17 84) Danis Diderot- nhà triết học, nhà văn, nhà bác học, ngư i đã đặt nền móng cho phong cách hiện thực,. tụng ca như giai đoạn đầu, mà chuyển sang viết bi ca (elegic) và sonet. M i b i sonet có 14 câu chia ra 14 khổ ( 4- 4 - 4- 2 ), vvần luật nghiêm túc. Tập “ những b i bi ca La Mã ‘’ viết về chủ đề. nước để ngiên cứu văn học cổ đ i Hy-La, học vẽ và du ngoạn những di tích th i cổ, thực hiện i u mơ ước mư i sáu năm về truớc khi ông còn là một chàng sinh viên s i n i “sang Italia/Paris sẽ là

Ngày đăng: 28/07/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN