CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH DO LIÊN CẦU LỢN Ở NGƯỜI Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia... Xét nghiệm• Công thức máu: – Số lượng bạch cầu máu ngoại vi tăng, chủ yếu là bạch
Trang 1CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH DO LIÊN CẦU LỢN
Ở NGƯỜI
Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới
Quốc gia
Trang 2Đại cương
• Streptococcus suis, còn gọi là liên cầu lợn là tác
nhân gây bệnh quan trọng ở lợn và đôi khi gây bệnh trên người
Trang 3• Người bị nhiễm vi khuẩn thường do
– tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, chết
– ăn thịt lợn ốm, chết chưa nấu chín
Trang 4– tăng cảm giác đau ngoài da
– đôi khi có đau bụng và tiêu chảy
Trang 9Tử ban giai đoạn sớm
Trang 12Tử ban ở mặt
Trang 15Hoại thư và tử ban
Trang 17Xét nghiệm
• Công thức máu:
– Số lượng bạch cầu máu ngoại vi tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.
– Tiểu cầu có thể hạ trong những trường hợp nặng.
• Xét nghiệm đông máu:
– Tỷ lệ prothrombin giảm.
– Fibrinogen giảm.
– APTT kéo dài.
– Tình trạng đông máu nội mạch rải rác (DIC):
• Tăng FDP hoặc D-dimer,
• Tiểu cầu giảm < 100.000/mm 3 ,
• Fibrinogen < 1 g/lít.
Trang 18Xét nghiệm
• Sinh hoá máu:
– Tăng ure, tăng creatinin.
– Tăng men gan (AST, ALT), CK.
– Tăng bilirubin.
– Giảm albumin.
– Toan chuyển hoá (pH giảm, HCO3- giảm), tăng lactat
Trang 19• Thường trên 500 tế bào/mm3,
• Chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính
Trang 20Xác định vi khuẩn
• Kinh điển: soi – cấy – định danh
– Rất dễ nhầm với các liên cầu viridans
• Aerococcus viridans
• PCR
– Nhanh, nhạy và đặc hiệu
– Dựa trên các vùng ARN ribosome 16S – Các gen cps2A, mrp, gapdh, sly, ef
• Phản ứng huyết thanh
– Định typ
Trang 22Chẩn đoán
• Các căn cứ chẩn đoán
– Các yếu tố dịch tễ học: Khai thác tiền sử có
phơi nhiễm trong vòng 10 ngày trước khi bệnh khởi phát:
• Tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm hoặc chết hoặc lợn không rõ nguồn gốc: chăn nuôi, vận chuyển buôn bán, giết mổ, chế biến thịt sống HOẶC
• Ăn thịt lợn ốm hoặc chết hoặc thịt lợn không rõ nguồn gốc chưa nấu chín: tiết canh, thịt thủ luộc tái, lòng lợn và nội tạng trần, nem chạo, nem chua
HOẶC
• Sống trong khu vực có dịch bệnh ở lợn và gia súc
Trang 23Chẩn đoán
• Các căn cứ chẩn đoán
– Lâm sàng
• Khởi phát cấp tính với các triệu chứng:
– Sốt cao có thể kèm theo rét run.
– Mệt, đau mỏi người.
– Đau đầu, buồn nôn và nôn.
– Đau bụng, tiêu chảy.
– Có thể mê sảng, ngủ gà, hôn mê.
Trang 24Chẩn đoán
• Các căn cứ chẩn đoán
– Lâm sàng
• Hội chứng sốc nhiễm khuẩn:
– Huyết áp tụt hoặc kẹt kèm theo ít nhất 2 biểu hiện sau đây:
» Suy thận cấp
» Rối loạn đông máu
» Suy gan
» Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)
» Ban xuất huyết hoại tử
» Viêm mô tế bào, tắc mạch đầu chi.
Trang 26Chẩn đoán
• Các căn cứ chẩn đoán
– Xét nghiệm công thức máu:
• Số lượng bạch cầu máu ngoại vi tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính
• Những trường hợp nặng và ở giai đoạn sớm bạch cầu máu ngoại vi có thể không tăng
Trang 28Chẩn đoán
• Chẩn đoán sơ bộ
– Có các yếu tố sau:
• Yếu tố dịch tễ VÀ
• Khởi phát cấp tính với sốt VÀ
• Xét nghiệm máu tăng bạch cầu
Trang 29• Hội chứng sốc nhiễm khuẩn VÀ
• Biểu hiện viêm màng não
Trang 30Chẩn đoán
• Chẩn đoán xác định
– Xét nghiệm vi khuẩn có S suis
• Nuôi cấy, phân lập và định danh
• Phản ứng PCR
• Phản ứng huyết thanh
Trang 31Chẩn đoán phân biệt
• Nhiễm não mô cầu
Trang 32Điều trị
• Nguyên tắc:
– Kết hợp chặt chẽ giữa điều trị bằng kháng sinh và điều trị hỗ trợ.
– Phát hiện sớm các biểu hiện nặng như sốc, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng để xử trí kịp thời.
– Cách ly bệnh nhân
Trang 33Điều trị
• Điều trị đặc hiệu
– Những trường hợp viêm màng não đơn
thuần:
• Ceftriaxon 2 g/12 giờ tiêm hoặc truyền tĩnh mạch
• Ampicillin 2 g/4 giờ tiêm tĩnh mạch
• Các thuốc dùng đơn độc hoặc phối hợp
Trang 34Điều trị
• Điều trị đặc hiệu
– Những trường hợp NKH có sốc nhiễm khuẩn:
• Kết hợp Ceftriaxone 2 g/12 giờ và Ampicillin 2 g/4 giờ
• Có thể phối hợp thêm các kháng sinh phổ rộng khác
• Chú ý điều chỉnh liều kháng sinh theo mức lọc cầu thận
Trang 35Điều trị
• Điều trị đặc hiệu
– Sau khi phân lập được vi khuẩn cần làm kháng sinh đồ để định hướng dùng kháng sinh trên lâm sàng
– Sau 2 ngày điều trị không thấy tiến triển tốt cần cân nhắc thay đổi thuốc kháng sinh.
– Chọc lại DNT sau 2-3 ngày
– Sau 3 ngày điều trị không thấy tiến triển tốt phải thay đổi thuốc điều trị đặc hiệu.
– Dùng kháng sinh cho đủ thời gian ít nhất là 3
tuần
Trang 39Chăm sóc theo dõi
– Trường hợp nặng: theo dõi tại buồng cấp cứu
nước tiểu
– Theo dõi tri giác bằng thang điểm Glasgow.
– Tình trạng xuất huyết niêm mạc và nội tạng.
– Các trường hợp viêm màng não: theo dõi các dấu hiệu tăng
áp lực nội sọ
• Đau đầu, nôn vọt,
• Tri giác xấu đi,
• Mạch chậm, huyết áp tăng,
• Đồng tử co giãn bất thường.
Trang 40Chăm sóc theo dõi
– Cho bệnh nhân thở oxy nếu có chỉ định
– Hút đờm dãi đảm bảo thông thoáng đường thở.
– Đảm bảo dinh dưỡng: Nếu bệnh nhân không ăn được cần chủ động cho ăn qua ống thông dạ dày, đủ năng lượng và cân đối vi chất
– Vệ sinh các hốc tự nhiên và thay đổi tư thế nằm, vận động trị liệu, chống loét.
Trang 41Điều trị
• Tiêu chuẩn ra viện:
– Không còn biểu hiện sốc, tình trạng nhiễm trùng và viêm màng não.
– Hết sốt được 3 ngày.
– Các xét nghiệm thường quy máu ngoại vi trở
về bình thường.
Trang 42Phòng bệnh
• Phối hợp với ngành thú y kiểm soát bệnh trên lợn,
kiểm soát chăn nuôi và giết mổ lợn
• Người có vết thương ở chân tay không được tham gia giết mổ lợn
• Sau khi tham gia giết mổ lợn phải rửa sạch tay bằng các loại dung dịch sát khuẩn
• Không tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm hoặc chết
– Khi xử lý lợn ốm hoặc chết phải sử dụng trang bị phòng hộ: găng tay, ủng, khẩu trang
– Không làm thịt và ăn thịt lợn ốm hoặc chết và lợn không rõ nguồn gốc.
• Không ăn thịt lợn chưa nấu chín như thịt thủ luộc tái, lòng lợn và nội tạng trần, tiết canh, nem chua, nem
chạo
• Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh cho người Không
có chỉ định dùng kháng sinh dự phòng
Trang 43XIN TRÂN TRỌNG
CẢM ƠN