1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Tem" ppt

102 543 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 635 KB

Nội dung

Chỉ có đạt được hiệu quả sau mỗi kỳ sản xuất kinh doanh, Công tyTem mới có điều kiện mở rộng sản xuất cùng các đơn vị khác trong Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, đáp ứng nhu c

Trang 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

đề tài : “Giải pháp nâng cao hiệu quả

hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công

ty Tem”

SVTH: Nguyễn Thành Quang Lớp: T/c – D2000- QTKD

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 2

MỤC LỤC Lời mở đầu 1

Chương I: Một số vấn đề về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2

1.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 2

1.1.1 Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2

1.1.1.1 Các quan điểm cơ bản về hiệu quả 2

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

1.1.1.3 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 4

1.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 7

1.1.2.1 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quản lý kinh doanh .7

1.1.2.2 Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn đối với mọi doanh nghiệp 7

1.1.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 9

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.2.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 12

1.2.1.1 Nhân tố vốn 12

1.2.1.2 Nhân tố con người (lực lượng lao động) 12

1.2.1.3 Nhân tố phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ 13

1.2.1.4 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin 14

1.2.1.5 Trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản trị doanh nghiệp 15

1.2.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 15

1.2.2.1 Môi trường chính trị - pháp luật 15

1.2.2.2 Môi trường kinh doanh 16

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 3

1.2.2.3 Môi trường tự nhiên 16

1.2.2.4 Cơ sở hạ tầng 16

1.2.2.5 Môi trường cạnh tranh 17

1.2.2.6 Môi trường kinh tế và công nghệ 17

1.3 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 17

1.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .17

1.3.1.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát 18

1.3.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận 18

1.3.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 22

Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tem 26

2.1 Khái quát về công ty tem Việt Nam 26

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 26

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy 27

2.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ 27

2.2.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty tem 28

2.2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 31

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tem 32

2.1.3.1 Đặc điểm của sản phẩm tem 32

2.1.3.2 Đặc điểm khách hàng 33

2.1.3.3 Đặc điểm thị trường 35

2.1.4 Đặc điểm về lao động 37

2.1.5 Đặc điểm về vốn 38

2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tem 39

2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2000-2004 39

2.2.1.1 Tem cước phí 39

2.2.2.2 Tem chơi 41

2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 46

2.2.2.1 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung 46

2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn 48

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 4

2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 49

2.3.1 Những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh 49

2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại 53

Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tem 56

3.1 Định hướng phát triển của Công ty Tem 56

3.1.1 Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới.56 3.1.2 Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty 58

3.1.2.1 Duy trì và phát triển thị trường trong nước 58

3.1.2.2 Phát triển thị trường ngoài nước 60

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 61

3.2.1 Giải pháp phát triển sản phẩm 61

3.2.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có 62

3.2.1.2 Phát triển sản phẩm mới 62

3.2.1.3 Đa dạng hoá sản phẩm 65

3.2.1.4 Một số sản phẩm cụ thể triển khai trong năm 2005 65

3.2.2 Giải pháp phát triển thị trường trên Internet 66

3.2.3 Thông qua chính sách giá 68

3.2.4 Chính sách phân phối 69

3.2.5 Đa dạng hoá phương thức bán hàng 70

3.2.6 Khuyến khích sử dụng tem, hạn chế việc sử dụng máy in cước thay tem tại các bưu cục 72

3.2.7 Giải pháp tăng cường xúc tiến yểm trợ 72

3.2.7.1 Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo 72

3.2.7.2 Tăng cường công tác phổ cập nghiệp vụ tem bưu chính 75

3.2.7.3 Xúc tiến bán hàng 76

3.2.7.4 Dịch vụ sau bán hàng 77

3.2.8 Giải pháp về tổ chức quản lý, tuyển dụng, đào tạo nhân sự 78

3.2.9 Giải pháp về quản lý và sử dụng tài chính 79

3.3 Một số kiến nghị để thực hiện biện pháp 80

Kết luận 81

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 5

Tài liệu tham khảo 83 Phụ lục.

LỜI MỞ ĐẦU

Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, tạo

ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự phát triển củakinh tế đất nước Sau gần 20 năm đổi mới, đất nước ta đã thực hiện sự chuyểnmình và đạt được những thành tựu to lớn cả về kinh tế – xã hội- chính trị Đó làbước ngoặt cơ bản của nền kinh tế nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng, đứngvững và phát triển trong cơ chế thị trường

Hiệu quả đạt được ngày càng cao sau mỗi kỳ hoạt động sản xuất kinhdoanh được coi là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty Temnói riêng Chỉ có đạt được hiệu quả sau mỗi kỳ sản xuất kinh doanh, Công tyTem mới có điều kiện mở rộng sản xuất cùng các đơn vị khác trong Tổng Công

ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, đáp ứng nhu cầu truyền đưa tin tức của nềnkinh tế và của nhân dân, đồng thời trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước, trong điều kiện kinh tế hội nhập, muốn vậy,Công ty Tem phải luôn luôn phấn đấu đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuấtkinh doanh

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế đòi hỏi Công ty Tem phải

có những giải pháp sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quảcao hơn Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chất xúc tác mạnh vừa góp phần nângcao đời sống của cán bộ công nhân viên, là sự phát triển của công ty, ngànhcũng như nền kinh tế đất nước Là nền tảng góp phần vào quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá của đất nước Xuất phát từ vấn đề bức thiết đó, quá trình côngtác tại Công ty Tem và những kiến thức đã học tập, nghiên cứu tại Học việnCông nghệ Bưu chính Viễn thông, với mong muốn Công ty có thể giải quyếtđược những khó khăn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Em đã chọn đề

tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty

Tem” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung

đề tài được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 6

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tem Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty Tem

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 7

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

1.1.1 Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.1.1 Các quan điểm cơ bản về hiệu quả

Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau nhau song có thể khẳng định trong

cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều

có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận Để đạt được mục tiêu nàydoanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn pháttriển cho phù hợp với những thay đổi của môi trường cạnh tranh như hiện nay,phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra quá trìnhđang diễn ra là có hiệu quả Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuấtkinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệpcũng như ở từng bộ phận của nó

Có thể nói rằng, mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trùhiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quảkinh doanh Có quan điểm cho rằng “Hiệu quả sản xuất diến ra khi xã hội khôngthể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loạthàng hóa khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuấtcủa nó” Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quảcác nguồn lực của nền sản xuất xã hội Trên góc độ này rõ ràng phân bổ cácnguồn lực kinh tế sau cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giớihạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trênphương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế cóthể đạt được trên đường giới hạn năng lực sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Tuy nhiên, để đạt được mức hiệu quả kinh doanh này sẽ cần thiết rất

nhiều điều kiện, trong đó đòi hỏi phải dự báo và quyết định đầu tư sản xuất theoNguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 8

quy mô phù hợp với cầu thị trường Thế nhưng không phải lúc nào điều kiện nàycũng trở thành hiện thực.

Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh được xácđịnh bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được két quả

đó Manfredkuhn cho rằng: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quảtính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh ” Từ các quan điểm trên cóthể hiểu một nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xácđịnh Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan

hệ với kết quả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thểtạo ra kết quả ở mức độ nào Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằngcông thức chung nhất như sau:

H= K/CVới: H: Hiệu quả kinh doanh

K: Kết qủa đạt được

C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó

Như thế hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sảnxuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sảnxuất kinh doanh không phụ thuộc vào quy mô và vận tốc biến động của từngnhân tố

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng củacác hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực vật chất sảnxuất(lao động, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình tiếnhành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt rõranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả Kết quả là phạm trù phản ánhnhững cái gì thu được sau một quá trình kinh doanh nào đó Kết quả bao giờcũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vậtNguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 9

hoặc đơn vị giá trị Các đơn vị cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng củasản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m3, lít… Cácđơn vị giá trị có thể là đồng, triệu đồng, ngoại tệ…Kết quả cũng có thể phản ánhmặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín, danhtiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm…Cần chú ý rằng không phải chỉkết quả định tính mà kết quả định lượng của một thời kỳ kinh doanh nào đóthường là rất khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩmhoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm Hơn nữa hầu như quátrình sản xuất lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả sản phẩm sản xuất xong

ở một thời kỳ nào đó cũng chưa thể kết luận rằng liệu sản phẩm đó có tiêu thụđược không và bao giờ thì tiêu thụ được và thu được tiền về…

Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồnlực sản xuất Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiệnvật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối Cần chú ý rằng trình độ lợi dụngcác nguồn lực chỉ có thể hiểu và phản ánh bằng số tương đối: Tỷ số giữa kết quả

và hao phí nguồn lực, tránh nhầm lẫn giữa phạm trù hiệu quả kinh doanh vớiphạm trù mô tả sự chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực Chênh lệchgiữa kết quả và chi phí nguồn lực luôn là tuyệt đối, phạm trù này chỉ phản ánhmức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết quả của quátrình kinh doanh và không bao giờ phản ánh được trình độ lợi dụng các nguồnlực sản xuất

Vậy hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng cácnguồn lực phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh, phức tạp và khótính toán bởi cả phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụthể nào đó điều khó xác định một cách chính xác

1.1.1.3 Phân loại hiệu quả SXKD

a Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế – xã hội

Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động kinhdoanh của từng doanh nghiệp của từng thương vụ kinh doanh Biểu hiện chungNguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 10

của hiệu quả cá biệt là doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp đạt được và đó chính là

là hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh tế xã hội mà một thương vụ mang lại cho nền kinh tế quốcdân là sự đóng góp của hoạt động kinh doanh vào việc phát triển sản xuất,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ,tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân…

Trong quản lý kinh doanh, hiệu quả cá biệt của từng doanh nghiệp từngthương vụ rất được coi trọng trong nền kinh tế thị trường vì hoạt động có hiệuquả thì mới có cái để doanh nghiệp mở rộng và phát triển quy mô kinh doanh.Nhưng quan trọng hơn là phải đạt được hiệu quả kinh tế xã hội đối với nền kinh

tế quốc dân, đó là tiêu chuẩn quan trọng của sự phát triển Hiệu quả kinh tế xãhội và hiệu quả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại với nhau.Hiệu quả kinh tế xã hội đạt được trên cơ sở hiệu quả của các doanh nghiệp kinhdoanh hiệu quả cá biệt, tuy nhiên có trường hợp hiệu quả cá biệt của một sốdoanh nghiệp nào đó không đảm bảo nhưng hiệu quả chung kinh tế xã hội vẫnthu được Điều này có thể xảy ra trong những trường hợp nhất định trong nhữngthời điểm nhất định do những nguyên nhân khách quan mang lại Mặt khác, đểthu được hiệu quả kinh tế xã hội đôi khi phải từ bỏ một số hiệu quả cá biệt nào

đó Bởi vậy, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích chungcủa toàn xã hội với lợi ích của từng doanh nghiệp và người lao động trên quảnđiểm cơ bản là đặt hiệu quả kinh doanh trong hiệu quả kinh tế xã hội

b Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp

Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh với nguồn vật lực nhấtđịnh và do đó họ đưa ra thị trường sản phẩm với chi phí cá biệt nhất định Khitiêu thụ hàng hóa trên thị trường các doanh nghiệp đều cố gắng tối ưu hóa lợinhuận thông qua giá cả, song thị trường mới là nơi quyết định giá cả của sảnphẩm Sở dĩ như vậy là do thị trường trường chỉ thừa nhận mức hao phí lao động

xã hội cần thiết trung bình để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa Quy luật giá trị

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 11

đã đặt các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặtbằng trao đổi phải thông qua một mức mức giá do chính thị trường quyết định.Tại mỗi doanh nghiệp, chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh suyđến cùng cũng chỉ là chi phí lao động xã hội, nhưng khi đánh giá hiệu quả kinh

tế, chi phí lao động xã hội biểu hiện dưới dạng chi phí cụ thể như sau:

- Chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm

- Chi phí ngoài quá trình sản xuất sản phẩm

c Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh

Mục tiêu của quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung là với mộttrình độ nhất định phải sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất Muốn vây, phảiđánh giá được trình độ sử dụng các loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinhdoanh chứng minh được với các phương án khác nhau sẽ có những chi phí, hiệuquả khác nhau để từ đó tìm ra được phương án tối ưu Chính từ ý tưởng như vậy,cần có sự phân biệt giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả quả so sánh trong sảnxuất kinh doanh

Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiểu quả được tính toán cho từng phương án cụthể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra Chẳng hạn,tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất hoặc từ một đồngvốn bỏ ra,…

Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra để thực hiệnmột thương vụ nào đó, để biết được với những chi phí bỏ ra sẽ thu được nhữnglợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể gì, từ đó đi đến quyết định có nên bỏ ra chi phíhay không cho thương vụ đó Vì vậy, trong công tác quản lý sản xuất kinhdoanh, bất kỳ công việc gì đòi hỏi phải bỏ ra chi phí dù với một lượng lớn haynhỏ cũng phải tính toán hiệu quả tuyệt đối

Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quảtuyệt đối của các phương án với nhau Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính làmức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối các phương án Mục đích chủ yếu của việc

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 12

tính toán này là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án, từ đó cho phép lựachọn một cách làm, một phương án có hiệu quả nhất.

Giữa hiệu quả tuyệt đối với hiệu quả so sanhs mặc dù độc lập với nhausong chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và làm căn cứcủa nhau.Thật vậy, trên cơ sở của hiệu quả tuyệt đối người ta sẽ xác địnhphương án tối ưu Nói một cách trên cơ sở những chỉ tiêu tuyệt đối của từngphương án, người ta so sánh mức hiệu quả của từng phương án và tìm ra mứcchênh lệch về hiệu quả giữa các phương án đó chính là hiệu quả so sánh

d Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn

Thứ nhất: Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là hiệu quả kinh doanh được xemxét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn chỉ

đề cập đến từng khoảng thời gian ngắn hạn như tuần, tháng, quý, năm…

Thứ hai; Hiệu quả kinh doanh dài hạn là hiệu quả kinh doanh được xemxét, đánh giá trong khoảng thời gian dài, gắn với chiến lược, kế hoạch dài hạnhoặc thậm chí nói đến hiệu quả kinh doanh dài hạn người ta hay nhắc đến hiệuquả lâu dài gắn với quãng thời gian tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Cần chú ý rằng giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và ngắn hạn vừa có mốiquan hệ biện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp có thể mâu thuẫn vớinhau Về nguyên tắc chỉ có thể xem xét và đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắnhạn trên cơ sở vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh dài hạn trong tươnglai

1.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.1.2.1 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quản lý kinh doanh

Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải tậphợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữalao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanhnghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài củakinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lựcNguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 13

sản xuất sẵn có Để đạt được mục tiêu này quản trị doanh nghiệp phải sử dụngnhiều phương pháp khác nhau Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ đểcác nhà quản trị thực hiện chức năng

1.1.2.2.Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn đối với

mọi doanh nghiệp

Sản xuất ra cái gì? như thế nào? cho ai? sẽ không thành vấn đề bàn nếunguồn tài nguyên không hạn chế Người ta có thể sản xuất ra vô tận hàng hoá, sửdụng thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, lao động ,một cách không cần tính toán,không cần suy nghĩ cũng chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận Nhưng thực

tế, mọi nguồn tài nguyên trên trái đất như đất đai, khoáng sản, hải sản, là mộtphạm trù hữu hạn và ngày càng khan hiếm cạn kiệt do con người khai thác và sửdụng chúng không đúng cách Trong khi đó một mặt dân cư ở từng vùng, từngquốc gia và toàn thế giới ngày càng tăng và tốc độ tăng dân số cao làm cho nhucầu tiêu dùng ngày càng cao, không có giới hạn, nhu cầu tiêu dùng vật phẩm củacon người lại là phạm trù không có giới hạn Do vật liệu, của cải khan hiếm lạicàng khan hiếm và ngày càng khan hiếm theo nghĩa tuyệt đối lẫn tương đối.Thực ra khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần của sự lựa chọn kinh tế nó buộc conngười phải lựa chọn kinh tế Càng ngược trở lại đây, tổ tiên ta càng không phảilựa chọn kinh tế vì lúc đó dân cư còn ít mà của cải trên trái đất lại phong phú đadạng Khi đó loài người chỉ chú ý đến phát triển kinh tế theo chiều rộng Tăngtrưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất, tư liệu lao độngđất đai

Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sửdụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu Trongđiều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh làđiều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanhnào

Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuấtcái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? dựa trên quan hệ cung cầu, giá cảNguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 14

thị trường, cạnh tranh và hợp tác Các doanh nghiệp phải tự ra các quyết địnhkinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều, lãi ít hưởng ít,không có lãi thì sẽ dẫn đến phá sản Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành mộttrong những mục tiêu quan trọng nhất , mang tính chất sống còn của sản xuấtkinh doanh

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnhtranh để tồn tại và phát triển Các doanh nghiệp phải có được lợi nhuận và đạtđược lợi nhuận ngày càng cao Do vậy, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh vànâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanhnghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và pháttriển trong nền kinh tế thị trường

1.1.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường

Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thịtrường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sựcạnh tranh gay gắt lẫn nhau Do đó để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnhtranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quảhơn

Các nguồn nhân lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm, càngngày người ta càng sử dụng nhiều các nhu cầu khác nhau của con người Trongkhi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người lạicàng đa dạng Điều này phản ánh quy luật khan hiếm Quy luật khan hiếm bắtbuộc mọi doanh nghiệp phải trả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gi? Sảnxuất như thế nào? sản xuất cho ai?Vì thị trường chỉ chấp nhận cái nào sản xuấtđúng loại sản phẩm với số lượng và chất lượng phù hợp Để thấy được sự cầnthiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường, trước hết chúng ta phải nghiên cứu cơ chế thị trường và hoạtđộng của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường và hoạt động của doanh nghiệptrong cơ chế thị trường

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 15

Thị trường là nơi diễn ra quả trình trao đổi hàng hoá Nó tồn tại một cáchkhách quan không phụ thuộc vào một ý kiến chủ quan nào Bởi vì thị trường rađời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá

Ngoài ra thị trường còn có một vai trò quan trọng trong công việc điều tiết

và lưu thông hàng hoá Thông qua đó các doanh nghiệp có thể nhận biết được sựphân phối các nguồn lực thông qua hệ thống giá cả trên thị trường Trên thịtrường luôn tồn tại các qui luật vận động của hàng hoá , giá cả, tiền tệ Như cácquy luật này tạo thành hệ thống thống nhất và hệ thống này chính là cơ chế thịtrường Như vậy cơ chế thị trường được hình thành bởi sự tác động tổng hợptrong sản xuất và trong lưu thông hàng hoá trên thị trường Thông qua các quan

hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nó tác động đến việc điều tiết sảnxuất, tiêu dùng, đầu tư và từ đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành.Nói cách khác cơ chế thị trường điều tiết quá trình phân phối lại các nguồn lựctrong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội một cách tối ưu nhất

Tóm lại, với sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến

sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp , góp phần thúc đẩy sự tiến bộ củacác doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Tuy nhiên để tạo ra được sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác địnhcho mình một phương thức hoạt động riêng Xây dựng các chiến lược, cácphương án kinh doanh một cách phù hợp và có hiệu quả

Như vậy trong cơ chế thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh vô cùngquan trọng, nó được thể hiện thông qua:

+ Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sựtồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thịtrường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này,đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vữngchắc Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu kháchquan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay

Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển cảu mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thuNguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 16

nhập của mỗi doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên Nhưng trong điều kiệnnguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của các quá trình sảnxuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh Như vậy hiệu quả kinh doanh

là điều kiện hết sức quan trọng việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp

Một cách nhìn khác là sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sựtạo ra hàng hoá của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội,đồng thời tạo ra sự tích luỹ cho xã hội Để thực hiện được như vậy thì mỗidoanh nghiệp đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và

có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh Có như vậy mới đáp ứng được nhucầu tái sản xuất trong nền kinh tế Và như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệuquả kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu Tuy nhiên sự tồn tại mới chỉ là yêucầu mang tính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới

là yêu cầu quan trọng.Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn phải đi kèm với sựphát triển mở rộng doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích luỹ đảm bảo cho quátrình tái sản xuất mở rộng theo đúng quy luật phát triển Như vậy để phát triển

và mở rộng doanh nghiệp mục tiêu lúc này không còn đủ bù đắp chi phí bỏ ra đểphát triển quá trình tái sản xuất giản đơn mà phải đảm bảo có tích luỹ đáp ứngnhu cầu tái sản xuất mở rộng, phù hợp với quy luật khách quan và một lần nữanâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được nhấn mạnh

+Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sựcạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầucác doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh Trong khi thị trườngngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt vàkhốc liệt hơn Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh về mặt hàng màcạnh tranh cả về chất lượng, giá cả và các yếu tố khác Trong khi mục tiêuNguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 17

chung của các doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cácdoanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng có thể là các doanh nghiệp khôngtồn tại được thị trường

+Thứ ba: Mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợinhuận Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho nguồn nhân lực sản xuất

xã hội nhất định Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này baonhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu Hiệu quả kinhdoanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồnlực xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanhnghiệp Hiệu qủa kinh doanh càng cao, càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụngtiết kiệm các nguồn lực sản xuất Vì vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài làtối đa hoá lợi nhuận Chính sự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là conđường nâng cao sức mạnh cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗidoanh nghiệp

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.2.1.1 Nhân tố vốn

Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh cảu doanh nghiệp thôngqua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh khả năngphân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả cácnguồn vốn kinh doanh

Yếu tố vốn là chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô

có cơ hội có thể khai thác Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sựđánh giá về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh

1.2.1.2 Nhân tố con người (Lực lượng lao động)

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 18

Người ta nhắc đến luận điểm ngày càng khoa học kỹ thuật công nghệ đã trởthành lực lượng lao động trực tiếp áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện trênquyết để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Tuy nhiên, cầnthấy rằng: Thứ nhất, máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo.Nếu không có sự lao động sáng tạo của con người sẽ không thể có các máy mócthiết bị đó Thứ hai, máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu thì cũng phải phù hợpvới trình độ tổ chức kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động.Thực tế do trình độ sử dụng kém nên vừa không đem lại năng suất cao vừa tốnkém tiền bạc cho hoạt động sửa chữa, kết cục là hiệu quả sản xuất kinh doanhthấp.

Trong sản xuất kinh doanh lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể vừasáng tạo vừa đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh cũng chính lực lượng sáng tạo ra sản phẩm mới Vớikiểu dáng phù hợp với người tiêu dung làm cho sản phẩm cảu doanh nghiệp cóthể bán với giá cao tạo ra hiệu quả kinh doanh cao Lực lượng lao động trực tiếptác động đến năng suất lao đông, trình độ sử dụng nguồn lực khác (máy mócthiết bị, nguyên vật liệu ) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp

Chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của độingũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay

và thực tế cho thấy những doanh nghiệp mạnh trên thị trường thế giới là nhữngdoanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao , có tác phonglàm việc khoa học và có kỷ luật nghiêm minh

1.2.1.3 Nhân tố phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay công nghệ là yếu tố quyết định cho

sự phát triển của sản xuất kinh doanh, là cơ sở để doanh nghiệp khẳng định vị trícảu mình trên thương trường Chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá củađảng và nhà nước chính là để khuyến khích các doanh nghiệp thích ứng tốt hơnNguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 19

với những thay đổi trong môi trường công nghệ Sự thay đổi của công nghệ tácđộng tới doanh nghiệp theo nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt nó không táchrời khỏi yếu tố con người Hơn nữa yếu tố con người còn quyết định sự thànhcông hay thất bại của những thay đổi lớn trong công nghệ.

Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực là nhân tố của phát triển trongcác doanh nghiệp Đổi mới công nghệ là yếu tố là biện pháp cơ bản giữ vai tròquyết định để doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh Công nghệ lạc hậu

sẽ tiêu hao nguyên vật liệu lớn, chi phí nhân công và lao động nhiều, do vậy vàgiá thành tăng

Nền kinh tế hàng hoá thực sự đặt ra yêu cầu bức bách, buộc các doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển muốn có vị trí vững chắc trong quá trình cạnhtranh phải thực hiện gắn sản xuất với khoa học kỹ thuật và coi chất lượng sảnphẩm là vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường đồng thời làphương pháp có hiệu qủa tạo ra nhu cầu mới Ngày nay, cạnh tranh giá cả đãchuyển sang cạnh tranh chất lượng Như vậy vai trò của đổi mới công nghệ tiêntiến có thể giải quyết được các vấn đề mà nền kinh tế thị trường đặt ra

Căn cứ vào các đặc trưng của công nghệ cũng như nhu cầu cần thiết củaviệc đổi mới công nghệ thì mục đích chính và quan trọng nhất của đổi mới côngnghệ là nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, duy trì và phát triển doanh nghiệp ngàycàng đi lên Mục đích đổi mới công nghệ cần phải tập chung là:

-Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp về chất lượng , sản phẩm, thôngqua chiến lược sản phẩm trên cơ chế thị trường

-Tăng năng suất lao động, tạo ra hiệu quả cao cho các doanh nghiệp

-Tạo ra lợi nhuận siêu nghạch, đạt được năng suất cao trong sản xuất kinhdoanh

-Góp phần thực hiện tốt chủ trương của đảng và nhà nước về hiện đại hóa,công nghiệp hóa trong các doanh nghiệp phù hợp với xu hướng chung của cảnước

1.2.1.4 Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin.

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 20

Thông tin được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tếthị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hoá Để đạt được hiệu quảcao trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có nhiều thông tin chínhxác về cung cầu thị trường, dịch vụ, hàng hoá, công nghệ, đối thủ cạnh tranh ,thông tin về giá cả , tỷ giá

Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thànhcông hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biếtcác thông tin về thay đổi trong các chính sách kinh tế của nhà nước và các nướckhác có liên quan

Trong sản xuất kinh doanh biết mình biết người và nhất là hiểu rõ được cácđối thủ cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh , có chínhsách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau kinh nghiệm thành công củanhiều doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin cần thiết và xử lý, sử dụng cácthông tin đó kịp thời là một điều kiện quan trọng để ra các quyết định sản xuấtkinh doanh có hiệu quả cao Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời

sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh , xâydựng chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp

1.2.1.5 Trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản trị doanh nghiệp

Trong sản xuất kinh doanh hiện tại, đối với mọi doanh nghiệp có đặc điểmsản xuất kinh doanh cũng như quy mô khác Nhân tố quản trị đóng vai trò cànglớn trong việc nâng cao hiệu quả và kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh.Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp, lãnh đạodoanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậcnhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp.Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớnvào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức

bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa từng bộ phận chức năng và thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận chứcnăng đó Người quản trị doanh nghiệp phải chú ý tới hai nhiệm vụ chính

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 21

- Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, laođộng đạt hiệu quả cao.

- Dìu dắt tập thể dưới quyền, hoàn thành mục đích và mục tiêu của doanhnghiệp một cách vững chắc và ổn định

1.2.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.2.2.1 Môi trường chính trị - pháp luật

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đếnquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sự ổn định chính trịđược xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnhhưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triểncủa nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại

Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đềngoài kinh tế của kinh doanh Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi phápluật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thựchiện chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường này có tácđộng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vì môitrường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất ngành nghề, phương thứckinh doanh của doanh nghiệp Không những thế nó còn tác động đến chi phícủa doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thông chi phí vận chuyển, mức độ vềthuế Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Tóm lại môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việcnâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cáchtác động đến hoạt động của doanh nghiệp qua hệ thống công cụ pháp luật, công

cụ vĩ mô …

1.2.2.2 Môi trường kinh doanh

Nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh bao gồm như là: Đối thủcạnh tranh, thị trường kinh doanh trong nước, môi trường kinh doanh quốc tế, cơcấu ngành, tập quán, mức thu nhập bình quân của dân cư,…

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 22

1.2.2.3 Môi trường tự nhiên

Nhân tố ảnh hưởng của môi trường tự nhiên bao gồm những nhân tố chínhnhư: thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,…

1.2.2.4 Cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như: hệ thống đường giao thông, hệ thốngthông tin liên lạc, điện nước… đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệuquả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh ở vị trí có hệ thống giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc và có trình

độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độtiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất kinh doanh … và do

đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu cơ sở hạ tầngyếu kém sẽ ngược lại

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 23

1.2.2.5 Môi trường cạnh tranh

Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tếthị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệuquả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển Duy trì cạnh tranh bình đẳng

và đúng luật là công việc của chính phủ Trong điều kiện đó vừa mở ra cơ hội đểdoanh nghiệp kiến tạo hoạt động của mình, vừa yêu cầu doanh nghiệp phải vươnlên phía trước để "vượt qua đối thủ" Các doanh nghiệp cần xác định cho mìnhmột chiến lược cạnh tranh hoàn hảo Chiến lược cạnh tranh cần phản ánh đượccác yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp

1.2.2.6 Môi trường kinh tế và công nghệ

Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn Các yếu tố thuộc môi trường nàyquy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềmnăng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp,bao gồm:

- Tiềm năng của nền kinh tế, các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế củanền kinh tế quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xu hướng mở/đóngcủa nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp…

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nền kinh tế, trình độ trang bị kỹ thuật/công nghệ,khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong kinh tế/ngànhkinh tế

1.3 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả sản xuất kinh doanh bưu chính viễn thông (BCVT) là một vấn đềphức tạp, có quan hệ đến toàn bộ các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh(lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động) Để đánh giá chính xác và có

cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp BC-VT cầnNguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 24

phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp gồm chỉ tiêu tổng quát và chỉ tiêu chitiết (cụ thể) để tính toán Các chỉ tiêu chi tiết phải phù hợp thống nhất với côngthức đánh giá hiệu quả chung.

1.3.1.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát.

Chi phí đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động vàvốn kinh doanh, còn kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như khối lượngsản phẩm dịch vụ BCVT, doanh thu và lợi nhuận ròng

Hiệu quả sản xuất kinh doanh (H) = Kết quả đầu ra/ Chi phí đầu vào

Công thức trên phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêuphản ánh chi phí đầu vào, được tính cho tổng số hoặc tính cho riêng phần giatăng Cách tính này đã khắc phục những tồn tại khi tính theo dạng hiệu số Nó

đã tạo điều kiện nghiên cứu hiệu qủa SXKD - BCVT một cách toàn diện hơn

1.3.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận

Dựa trên nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu bằng cách so sánh giữa kếtquả đầu ra và chi phí đầu vào ta sẽ lập bảng hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn nhữngchỉ tiêu cơ bản nhất sao cho số lượng chỉ tiêu là ít nhất, tổng hợp nhất thuận lợicho việc tính toán và phân tích Hệ thống các chỉ tiêu chi tiết đánh giá hiệu quả

sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpBCVT bao gồm:

a Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Như chúng ta đã biết, lao động sống là một trong các yếu tố tạo nên sảnphẩm dịch vụ, là nhân tố quan trọng trong quá trình SXKD Do vậy trong côngtác quản lý, sử dụng lao động, người lãnh đạo phải có các tiêu thức, cách tuyểndụng, đãi ngộ đối với người lao động vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả SXKD

- Doanh thu bình quân

dld = Trong đó: T- số lao động bình quân sử dụng trong kỳ

Dt -Doanh thu trong kỳNguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 25

Chỉ tiêu này phản ánh một người lao động có thể làm được bao nhiêu đồngdoanh thu trong một kỳ, chỉ tiêu này càng cao thì trình độ sử dụng lao động càngcao Trong số nhân viên của doanh nghiệp Bưu Chính Viễn Thông được chiathành hai nhóm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Do sự biến đổi của sốnhân viên trong kỳ nên chỉ đơn thuần lấy số trung binh chung thì chưa hợp lý,

do đó để đánh giá được chính xác ,hoàn hảo người ta cũng chia doanh thu bìnhquân một lao động thành từng trường hợp khác nhau, ta có công thức:

Dldtt=

Trong đó: Ttt : Số lao động trực tiếp bình quân sử dụng trong kỳ

- Chỉ tiêu mức sinh lợi nhuận bình quân trong kỳ của một người lao động

Lt =

Trong đó:Ln : lợi nhuận thuần

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi một lao động của doanh nghiệp tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất kinh doanh

- Mức doanh thu đạt được từ một đơn vị chí phí tiền lương

ta sử dụng tỷ suất chi phí tiền lương

b Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền đến sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Bưu chính viễnthông nói riêng Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượngcông tác quản lý vốn, chất lượng công tác sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó đề

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 26

ra biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn người ta thường sử dụng các chỉ tiêusau:

- Sức sản xuất của một đồng vốn

H VSX= hoặc HVSX=

Trong đó:

HVSX: Sức sản xuất của một đồng vốn

Q:Sản lượng sản phẩm dịch vụ Bưu chính viễn thông

Dt: Tổng doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn đem lại bao nhiêuđồng doanh thu

- Suất hao phí vốn sản xuất

hvsx = hoặc h vsx =

Chỉ tiêu này cho biết để đạt được một đồng doanh thu (một đơn vị sảnphẩm dịch vụ Bưu chính viễn thông) cần bao nhiêu đồng vốn

Tuy nhiên, sử dụng đồng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao

đó là câu hỏi mà các nhà làm cộng tác quản lý vốn phải trả lời Trên phươngdiện lý thuyết chúng ta chỉ phản ánh được phần nào các nhân tố ảnh hưởng màcác nhà quản lý cần xác định sự ảnh hưởng của chúng như: Giá cả, cấu thànhdoanh thu từ các bộ phận Nhưng đây không phải là việc làm khả quan mà cầnthiết nhất là chúng ta phân loại ra từng loại vốn khác nhau để đánh giá cụ thể.Thông thường người ta phân theo đặc điểm tuần hoàn vốn Theo cách này ta cóvốn kinh doanh của doanh nghiệp BCVT bao gồm : vốn cố định và vốn lưuđộng

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta thường sử dụng các chỉtiêu sau:

-Doanh thu đạt được từ một đồng vốn cố định (Sức sản xuất của vốn cốđịnh)

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 27

ra kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta sử dụng các chỉ tiêusau:

-Mức doanh thu đạt được một đồng vốn lưu động (sức sản xuất của vốn lưuđộng )

Ngoài ra để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn sử dụng các chỉtiêu sau:

- Số vòng quay của vốn lưu động

=

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị vốn lưu động bỏ vào kinh doanh có khảnăng mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hay thể hiện khả năng số vòng quaycủa vốn lưu động

- Thời gian của một vòng luân chuyển

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 28

=

Các chỉ tiêu trên không trực tiếp phản ánh hiệu qủa sản xuất kinh doanhcủa việc sử dụng vốn lưu động trên phương diện lý luận nhưng từ thực tế chothấy :số vòng quay vốn lưu động tăng, số ngày chu chuyển giảm thì chứng tỏ tốc

độ chu chuyển nhanh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao

c Hiệu quả sử dụng chi phí

- Mức doanh thu từ một đơn vị chi phí bỏ ra (sức sản xuất của chi phí)

1.3.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh biểu hiện trực tiếp ở việctạo nên kết qủa lớn với chi phí nhỏ, hoàn thiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật củacác hoạt động sản xuất kinh doanh Bởi vậy, tất cả các biện pháp ứng dụngtrong sản xuất kinh doanh mà có tác động đến kết quả và chi phí theo hướng trênđều được coi là các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế Điều này có thể diễngiải cụ thể thành các trường hợp sau:

- Hiệu quả kinh tế tăng do các biện pháp tác động theo hướng làm tăng kếtquả và làm giảm chi phí Đây là trường hợp lý tưởng khó có thể thực hiện trong

cớ chế thị trường hiện nay

- Hiệu qủa kinh tế tăng do các biện pháp tác động theo hướng giữ nguyênkết quả làm giảm chi phí nhưng tốc độ tăng của kết qủa lớn hơn tốc độ tăng chiphí

- Hiệu qủa kinh tế tăng do các biện pháp tác động theo hướng làm tăng kếtquả đồng thời làm tăng chi phí nhưng tốc độ tăng của kết quả lớn hơn tốc độtăng của chi phí

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 29

Chi phí tăng lên có ý nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn các yếu tốđầu vào của các qua trình sản xuất, điều này kích thích các doanh nghiệp kháctăng năng lực sản xuất , sử dụng nhiều lao động hơn có nghĩa là doanh nghiệp

mở rộng quy mô hoạt động trong khi kết quả hoạt động cảu doanh nghiệp lạităng nhanh hơn Đây là hướng nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất lớnkhông chỉ với doanh nghiệp nói riêng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội Đốivới doanh nghiệp thì đó là hiệu quả kinh tế tăng lên gắn liền với việc mở rộngsản xuất kinh doanh ,với xã hội thì nó không chỉ làm tăng năng xuất lao động

mà còn tạo ra công ăn việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho

đề ra, cần nghiên cứu bổ xung, hoàn thiện các chính sách vĩ mô, tạo động lựcmới thúc đẩy sự phát triển của thương mại, hệ thống văn bản pháp quy vềthương mại phải chặt chẽ, đầy đủ, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cáccấp, các ngành từ trung ương đến địa phương trong việc hoạt động sản xuất kinhdoanh theo đúng quy tắc của thị trường , trong kỷ luật, trật tự, kỷ cương phápluật

- Hoàn thiện hệ thống các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.Trước hết, phải mở rộng và phát triển các mỗi quan hệ kinh tế ổn định và lâu dàigiữa các doanh nghiệp kinh doanh với các doanh nghiệp sản xuất để tạo ra thịtrường tiêu thụ ổn định Tiếp đó cả giới sản xuất và giới kinh doanh phải đề caocác giải pháp để nâng cao trách nhiệm và phối hợp trong việc tìm kiếm các giảipháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thịtrường, phải coi trọng chữ tín trong sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn để

mở rộng và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ Cần ưu tiên đầu tư vốn, khoa học kỹNguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 30

thuật để phát triển các cơ sở kinh doanh đặc biệt là hệ thoóng cơ sở vật chất kỹthuật phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh doanh cả nước

- Để có thể phát triển mạnh kinh doanh trong thời gian tới cần phải có sựđiều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu kinh tế thương mại, dịch vụ, từ cơ cấu thị trường, cơcấu mặt hàng, cớ cấu kinh doanh theo thành phần kinh tế đều cơ cấu vốn đầutư Cần phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, những hình thức dịch vụ tiến bộtheo hướng văn minh, hiện đại Cần phải coi trọng quy hoạch cơ sở hạ tầng kinhdoanh ở những vùng trọng điểm, tập trung nhu cầu, bảo đảm, hàng hoá lưuthông và xúc tiến thương mại Nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp cầnphối hợp để tìm kiếm, mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam, trong đó cácdoanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và phải chủ động tìm kiếm thị trường tiêuthụ sản phẩm theo triết lý kinh doanh là:

Thứ nhất: Khách hàng chỉ yêu thích những sản phẩm, dịch vụ phù hợp vớinhu cầu và thị hiếu của họ, tức là chỉ sản xuất bán cái thị trường cần hơn là cáimình có

Thứ hai: Khách hàng chỉ yêu thích những sản phẩm có chất lượng cao vàgiá cả hợp lý, tức là tiêu dùng luôn có sự cạnh tranh với nhau

Thứ ba: Khách hàng sẽ không mua hết sản phẩm cho doanh nghiệp nếu nhưdoanh nghiệp không tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ trong quá trình tiêu thụsản phẩm

Thứ tư: Nhiệm vụ của người sản xuất là phải luôn luôn củng cố thị trường

và mở rộng thị trường mới để làm được điều này doanh nghiệp phải tối ưu hoácác yếu tố đầu vào trong sản xuất kinh doanh , ứng dụng các thành tựu khoa họccông nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán trên thị trường, có nhưvậy giữ được chữ tín với khách hàng mới giải quyết được thị trường đầu ra chocác sản phẩm của doanh nghiệp

- Tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong lĩnh vực kinh doanh đồng thờiphải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh vàchất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế cóNguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 31

hiệu quả Ngày nay, hoạt động thương mại diễn ra khắp tất cả các ngành và địabàn Vì vậy, việc tăng cường sự lãnh đạo đối với thương mại phải thực hiện ở tất

cả các ngành, các cấp Trong đó sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng ở các cơ sởtrong doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng Đây là nới nắm giữ một lượng lớn tàisản, tổ chức quá trình kinh doanh và là lực lượng trực tiếp phát triển và mở rộngthị trường Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho kinh doanh làmột yêu cầu rất bức xúc hiện nay Vì hiện nay đội ngũ lao động chuyên nghiệptrong lĩnh vực thương mại dịch vụ có tới hàng triệu lao động, nếu được nângcao, năng lực, trình độ và nhận thức kinh doanh sẽ là yếu tố quan trọng trongviệc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đẩy lùi và hạn chế tình trạng buônlậu, gian lận trong kinh doanh ở nước ta

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 32

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY TEM

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TEM VIỆT NAM

Công ty Tem với nhiệm vụ chủ yếu của những năm cuối thập kỷ 70 và đầuthập kỷ 80 là : Xây dựng chương trình phát hành tem , thiết kế mẫu tem, in vàcung ứng tem cước phí trên mạng thông tin bưu chính nhằm phục vụ cho sự chỉđạo, lãnh đạo của đảng và nhà nước và sự giao lưu tình cảm của nhân dân Trong những năm đầu công ty mới thành lập, công ty còn gặp nhiều khókhăn như cơ sở vật chất nghèo nàn , trong ngành chưa có máy in tem, phải hợpđồng với nhà máy in tiến bộ Nếu tem in chưa đẹp, màu sắc đơn điệu, giấy xám,dụng cụ đục răng tem còn thô sơ nên răng tem không đẹp Để có tem xuất khẩucông ty tem phải đặt in tem ở một số nước như: Liên xô(cũ), tiệp khắc,Hungari

Tuy có nhiều khó khăn như vậy, nhưng cán bộ công nhân viên công ty tem

đã quyết tâm khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ được giao Đến nay, công ty đã

có đội ngũ cán bộ quản lý khá năng động, có trình độ cao Và có cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hiện đại

Gần 30 năm qua, công ty tem đã từng bước xây dựng và trưởng thành vềmọi mặt Từ nhiệm chủ yếu là cung ứng tem cước phí trên mạng Bưu chính đểphục vụ nhân dân và cung cấp tem cho công ty xuất nhập khẩu sách báo(bộ vănhoá thông tin)để xuất khẩu ra nước ngoài Năm 1983, Công ty tem được giao

nhiệm vụ xuất nhập khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 33

Thực hiện chủ trương tăng tốc của ngành Bưu điện, ngoài việc cung ứngtem cước phí, công ty đã chú trọng việc phát triển kinh doanh tem chơi Bêncạnh 3 cửa hàng bán tem chơi ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và ở hầu hếtcác tỉnh thành trong cả nước, và hơn 100 khách hàng mua tem qua thư trên thếgiới như ở Mỹ, Pháp, Hồng Kông, Đài loan, Nhật bản Đây chính là những đầumối để con tem Việt Nam toả đi khắp toàn cầu

Ngày đầu mới thành lập công ty tem là đơn vị hạch toán phụ thuộc trựcthuộc Tổng cục bưu điện Đến năm 1996 sau khi đã trưởng thành và lớn mạnh

về nhiều mặt công ty trở thành đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổngcông ty bưu chính viễn thông Việt nam theo quyết định số 425/TCCB-LĐ ngày09/09/1996 của Tổng cục bưu điện

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy

2.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ:

- Hoạt động trong lĩnh vực tem bưu chính, và các mặt hàng văn hoá phẩm

- Xây dựng chương trình phát hành tem tổ chức thiết kế mẫu tem, phong bìtem tiêu chuẩn, bưu thiếp có tem, kế hoạch, nhiệm vụ nhà nước, tổng công tygiao, thiết kế các mặt hàng văn hoá phẩm khác

-Tổ chức việc sản xuất tem bưu chính, phong bì tem, bưu thiếp có tem,phong bì tiêu chuẩn trên mạng lưới bưu chính trong cả nước

- Kinh doanh tem chơi và các mặt hàng văn hoá phẩm khác phục vụ ngườichơi tem trong và ngoài nước

- Xuất khẩu, nhập khẩu tem chơi và văn hoá phẩm khác theo quy định củatổng công ty và nhà nước

- Có mạng lưới đại lý tem chơi ở các tỉnh, thành phố trong nước và trên thếgiới

- Tổ chức và tham gia triển lãm tem trong nước và quốc tế

- Khai thác, bảo quản, lưu trữ tem bưu chính quốc gia, tem liên minh bưuchính thế giới (UPU) và trao đổi tem song phương giữa Việt Nam với các nước,

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 34

tổ chức triển lãm trong và ngoài nước theo kế hoạch, nhiệm vụ nhà nước và tổngcông ty giao

- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được tổng công ty chophép và phù hợp quy định của pháp luật

Công ty tem hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tếdoanh nghiệp nhà nước, là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập thuộctổng công ty Bưu chính -Viễn thông Việt Nam, là một bộ phận cấu thành của hệthống tổ chức và hoạt động của Tổng công ty bưu chính -viễn thông Việt Nam Công ty tem có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập được tổngcông ty giao quyền quản lý vốn, tài sản và các nguồn lực khác, có các quyền vànghĩa vụ dân sự, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm

vi số vốn và tài sản do tổng công ty phân cấp, quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảotoàn và phát triển vốn được giao

Công ty chịu sự kiểm tra giám sát của tổng Công ty theo nội dung đã đượcquy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty và của cơ quan tàichính về các hoạt động tài chính, về quản lý vốn, tài sản nhà nước theo quyđịnh của pháp luật

2.2.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty tem

Căn cứ trên chức năng nhiệm vụ được giao công ty tem đã nghiên cứu, sắpxếp tổ chức quản lý theo kiểu trực tiếp tham mưu Người có quyền quản lý, điềuhành cao nhất của công ty là giám đốc công ty do hội đồng quản trị Tổng Công

ty bưu chính viễn thông Việt nam bổ nhiệm Giám đốc là đại diện pháp nhân củacông ty , chịu trách nhiệm trước tổng công ty và trước pháp luật về quản lý, điềuhành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn, nghĩa vụ cho phép Tiếptheo là phó giám đốc do Tổng giám đốc tổng công ty bưu chính viễn thông ViệtNam bổ nhiệm, là người giúp giám đốc quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạtđộng của công ty theo phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc

và pháp luật về nhiệm vụ được giao

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 35

Trên cơ sở chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ được giao công ty tem có môhình tổ chức sau:

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

Trang 36

Tổ tổng hợp Phòng kế hoạch Phòng nghiệp vụ Tem

Bưu chính Phòng KT- TKTC Tổ tiếp thị TCHC Phòng Đội bảo vệ

Trung tâm kinh

doanh Tem Bưu

chính I

Trung tâm Kinh doanh Tem Bưu chính II

T Tâm Lưu trữ Tem BCQG&Khai thác Tem thế giới

Trang 37

2.2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

* Ban giám đốc: Giám đốc Công ty do hội đồng quản trị Tổng công ty bưu

chính - viễn thông Việt nam bổ nhiệm theo để nghị của tổng giám đốc tổng công

ty Giám đốc là đại diện pháp nhân của đơn vị chịu trách nhiệm trước tổng công

ty và pháp luật về quản lý điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyềnhạn nghĩa vụ được giao Giám đốc là người có quyền quản lý, điều hành caonhất của đơn vị

* Phó giám đốc: là người giúp giám đốc quản lý điều hành một hoặc một

số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của giám đốc, và pháp luật

Kiểm toán viên nội bộ: Giúp giám đốc đánh giá việc thực hiện các quychế nội bộ, kiểm tra, kiểm soát thực hiện các chế độ chính sách tài chính kếtoán, kiểm toán xác nhận báo cáo tài chính hàng năm của công ty

*Phòng kế hoạch : Tổ chức xây dựng và triển khai chiến lược ,quy hoạch,

kế hoạch giá sản phẩm, định mức kinh tế kỹ thuật, thẩm định kết quả đấu thầu,mua sắm vật tư thiết bị.Nghiên cứu điều chính giá bán tem, kế hoạch sản xuất vàcung ứng tem cước phí, tem chơi

* Phòng nghiệp vụ tem bưu chính: Quản lý nghiệp vụ tem bưu chính, tổ

chức công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tư vấnthiết kế mẫu và in ấn Xây dựng và tham gia các quy định về quản lý nghiệp vụsản xuất , kinh doanh Quản lý và khai thác tư liệu, tài liệu nghiệp vụ tem trong

và ngoài nước, biên soạn sách nghiệp vụ tem bưu chính, tổ chức tập huấn và phổcập nghiệp vụ tem, sưu tập tem.Quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm,tham

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

1

Trang 38

gia tổ chức duyệt mẫu phác thảo tem Xây dựng kế hoạch và tổ chức các triểnlãm, trưng bày tem.

* Phòng kế toán thống kế tài chính: Tham mưu cho giám đốc về mặt tài

chính, quản lý tiền vốn, tài sản của công ty ,giúp lãnh đạo công ty thực hiệnđúng chủ trương chính sách của nhà nước Thực hiện đúng pháp lệnh về kế toánthống kê, các quy chế về tài chính của nhà nước và của ngành Phân tích, đánhgiá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty , quản lý và sử dụng có hiệu quảvật tư tiền vốn , phối hợp cùng phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch về sản xuất

và kinh doanh Thực hiện trích nộp kịp thời và đầy đủ các khoản nộp ngân sáchnhà nước và ngành

* Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu và theo dõi công tác tổ chức cán

bộ, đào tạo, bảo vệ chính trị nội bộ

+) Tổ chức thực hiện công tác:hành chính, quản trị, y tế, đời sống, sửachữa, nâng cao công năng sử dụng trụ sở kho tàng và thực hiện công tác xâydựng cơ bản

+) Công tác lao động :Tham mưu cho giám đốc về việc thực hiện các chế

độ chính sách đối với người lao động

+) Công tác tiền lương: Xây dựng cơ chế phân phối thu nhập của công ty ,xây dựng quy định nâng lương, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân và các chứcdanh khác

+) Công tác chính sách xã hội: Làm thủ tục nghỉ hưu cho cán bộ công nhânviên, lập thủ tục nộp bảo hiểm xã hội, giải quyết các chế độ ốm đau, tổ chứcthực hiện nghĩa vụ lao động xã hội

+) Công tác thi đua khen thưởng: Xây dựng các quy định thi đua khenthưởng, xét chất lượng công việc hàng tháng của cán bộ công nhân viên toàncông ty

* Tổ tiếp thị: Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, phát triển sản

phẩm , quảng cáo , tiếp thị , xúc tiến bán hàng

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

31

Trang 39

* Đội bảo vệ: Thực hiện công tác thường trực , bảo vệ tuần tra canh gác.

Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn cơ quan, phòng chống cháy nổ, lụt , bão,mối mọt, công tác quân sự địa phương

* Kho tem: Thực hiện việc nhập, xuất hàng hoá thành phẩm, bảo quản

hàng hoá và kho tàng

* Xưởng tạo mẫu :Thiết kế các mẫu tem, ấn phẩm tem, các sản phẩm khác

của công ty

* Xưởng sản xuất : Thực hiện việc sản xuất sản phẩm tem bưu chính,

kiểm kê và xác định chất lượng tem

* Trung tâm kinh doanh tem bưu chính I (địa điểm tại Hà nội): Được

thành lập theo QĐ số 185/QĐ-TCCB ngày 18/01/1997 của tổng giám đốc Tổngcông ty bưu chính viễn thông Việt nam, là đơn vị kinh tế hạch toán phụthuộc,trực thuộc công ty tem

Trung tâm hoạt động trong các lĩnh vực : Kinh doanh tem chơi, ấn phẩmtem, mặt hàng tem và văn hoá phẩm (kể cả tiền kỷ niệm và thẻ điện thoại)phục

vụ người sưu tầm trong và ngoài nước, kinh doanh phong bì thư tiêu chuẩn Sản xuất các mặt hàng văn hoá phẩm phục vụ kinh doanh tem chơi

* Trung tâm kinh doanh tem bưu chính II (địa điểm tại thành phố Hồ

Chí Minh): Được thành lập theo QĐ số 185/QĐ-TCCB ngày 18/01/1997 củatổng giám đốc Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt nam, là đơn vị kinh tếhạch toán phụ thuộc,trực thuộc công ty tem

+) Trung tâm hoạt động trong các lĩnh vực : sản xuất tem bưu chính, ấnphẩm tem, phong bì tiêu chuẩn, cung ứng tem cước phí, kinh doanh tem chơi, ấnphẩm tem, mặt hàng tem và văn hoá phẩm (kể cả tiền kỷ niệm, thẻ điệnthoại )phục vụ người sưu tầm trong và ngoài nước, kinh doanh phong bì thưtiêu chuẩn, sản xuất các mặt hàng văn hoá phẩm phục vụ kinh doanh tem chơi

* Trung tâm lưu trữ tem bưu chính quốc gia và khai tác tem thế giới(địa điểm tại hà nội): Thực hiện quản lý khai thác lưu trữ tem liên minh bưu

chính thế giới , tem trao đổi các nước song phương , lưu trữ tem bưu chính Việtnam và tem tuyền truyền

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tem

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

32

Trang 40

2.1.3.1 Đặc điểm của sản phẩm tem:

Tem bưu chính là sản phẩm đặc biệt do bộ bưu chính- Viễn thông pháthành dùng để thanh toán cước phí gửi bưu phẩm và làm tem chơi Tuỳ theo mụcđích sử dụng khi lưu hành trên mạng tem có chức năng than toán cước phí bưuchính (còn gọi là tem cước phí).Khi tem là đối tượng sưu tầm tìm kiếm, trao đổi

để sưu tập thì tem có chức năng là tem chơi Nói cách khác, người sử dụng dùngtem để gửi thu khi đó con tem thực hiện chức năng tem cước phí, nhưng nếu sửdụng con tem đó để sưu tầm thì khi đó nó trở thành tem chơi

Tem bưu chính có khuôn hình nhỏ, in ấn đẹp, trên tem có quốc hiệu ,dùng để dán trên các bì thư đi khắp năm châu, bốn bể, như sứ giả hoà bình,không cần thi thực hay hộ chiếu đồng thời tem cũng là đối tượng sưu tầm tìmkiếm của hàng triệu người chơi tem trên thế giới, không cần phân biệt quốc tịch,tôn giáo, chính kiến

Tem là tấm danh thiếp của mỗi dân tộc, là biểu hiện chủ quyền của mỗiquốc gia, mang tính đa dạng về nội dung

Tem được in ra, nhưng phải được bộ bưu chính viễn thông ra thông báophát hành mới được phép lưu hành trên mạng hoặc bán để sưu tập Tem là sảnphẩm mang tính tiêu thụ một lần, thông thường tem chỉ được in một lần, dùnghết không được in lại để sử dụng(ngoại trừ loại tem phổ thông )

Tem mới phát hành phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thôngtin đại chúng để người dân biết và sử dụng Một số lượng tem nhất định đượclưu trữ lâu dài(tương tự như nộp lưu chiểu trong các xuất bản phẩm khác)và gửi

đi trao đổi với các nước theo quy định của liên minh bưu chính thế giới (mỗinước 3 bộ tem của mỗi đợt phát hành, tổng số khoảng gần 200 nước.)

Từ tem bưu chính người ta sản xuất ra rất nhiều chủng loại mặt hàng, đadạng phong phú để phục vụ cho các nhu cầu sử dụng khác nhau(cước phí hoặctem chơi )như: các ấn phẩm tem(phong bì in sẵn tem, bưu thiếp in sẵn tem, bưugiản )các mặt hàng tem chơi (phong bì ngày phát hành đầu tiên, sưu tập chuyền

đề, chọn năm ) Dụng cụ chơi tem (2 album, bìa, phôi gài tem các loại, thước

Nguyễn Thành Quang - Lớp: T/c - D2000 - QTKD

33

Ngày đăng: 27/07/2014, 19:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Pháp lệnh bưu chính Viễn thông số 43/2002/PL -UBTVQH10 ngày 25/5/2002-công bố theo lệnh số 13/2002/L/CTN ngày 07/06/02 Khác
2. Quy định số 90/2003/QĐ-BCVT ngày 15/5/2003 của bộ trưởng bưu chính Viễn thông về phát hành tem kỷ niệm Khác
3. Công văn 5731/BCngày 22/11/2000 của tổng công ty bưu chính Viễn thông Việt nam về kế hoạch và sản lượng in tem Khác
4. Quản trị kinh doanh bưu chính Viễn thông -NXB bưu điện 2003 Khác
5. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp bưu chính -Viễn thông nhà xuất bản giao thông vận tải Khác
6. Giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh- Thạc sỹ. Hà Văn Hội, PGS. TS.Bùi Xuân Phong Khác
7. Giáo trình quản kinh doanh tổng hợp-NXB thống kê Khác
8. Giáo trình kinh doanh quốc tế-NXB bưu điện Khác
9. Hướng dẫn phát triển phong trao sưu tập tem của tổ chức WADP-UPU Khác
10. Danh mục tem bưu chính Việt nam 1946-1996,1997-2001,1997-2004- NXB bưu điện Khác
11. Sổ tay sưu tập tem -NXB bưu điện 2003 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ 2000 -2004 - BÁO CÁO THỰC TẬP: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Tem" ppt
Bảng k ết quả hoạt động kinh doanh từ 2000 -2004 (Trang 51)
BẢNG CƠ CẤU DOANH THU TỪ 2000-2004 - BÁO CÁO THỰC TẬP: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Tem" ppt
2000 2004 (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w