1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xu hướng quản trị doanh nghiệp ở việt nam hiện nay

17 3,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 829,18 KB

Nội dung

Chúng tôi cũng mong muốn trở thành đối tác của Chính phủ Việt Nam trong việc tìm kiếm và triển khai giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của người dân và năng lực sản xuất các

Trang 1

Nhóm 1:

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Tuấn

Quản trị học:

XU HƯỚNG QUẢN TRỊ

DOANH NGHIỆP

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

Đề tài:

XU HƯỚNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I/ Thực trạng doanh nghiệp hiện nay:

Như mọi người đã biết, phá sản là tình trạng một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phàn có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp

đó bị phá sản

Cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế Mỹ dù đã đi qua tuy nhiên hậu quả mà nó để lại cho nền kinh tế nhiều nước là hết sức nặng nề, thậm chí đến lúc này nhiều nước vẫn đang gồng mình vật lộn với những khó khăn mà nó để lại Đây là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực, bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010, trong đó có việt nam

• Nhiều công ty phá sản cùng số liệu:

1/ Ngày 1/6/2009, General Motors (GM) đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản, để bước vào thời kỳ tái cơ cấu toàn diện Đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp chế tạo Mỹ và lớn thứ 4 toàn nền kinh tế GM cho biết hiện nay tổng số nợ của họ

là 172,81 tỷ USD, còn tổng giá trị tài sản là 82,29 tỷ USD Đây là vụ phá sản lớn thứ 4 của nền kinh tế Mỹ từ trước tới nay, sau tập đoàn đầu tư Lehman Brothers, quỹ Washington Mutual

và tập đoàn truyền thông Worldcom

2/ Để tập trung thực hiện nhiệm vụ chính, đồng thời tháo gỡ khó khăn hiện tại, Vinalines

sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp các đơn vị thành viên, trong đó cho phá sản 2 doanh nghiệp là Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) và Công ty Vận tải dầu khí Việt Nam (Falcon) Đây là 2 đơn vị yếu kém và “bê bối” nhất của Vinalines thời gian qua với nhiều vụ bắt tàu, bỏ hoang tàu, bỏ rơi thủy thủ gây… khiến dư luận chú ý trong thời gian qua – theo

vnexpress

3/ Khi nhà máy bia Toàn Cầu dừng hoạt động, gần 30.000m2 “đất vàng” phải bỏ hoang trong nhiều năm khiến người dân bức xúc

4/ 20% doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đình đốn, phá sản trong năm 2012

………

Kết luận: Nguyên do của sự phá sản trên là do doanh nghiệp không hoạch định được nhu cầu

khác hàng, không xoay được dòng vốn lưu động … Câu hỏi đặt ra là làm sao để quản trị doanh nghiệp 1 cách hiệu quả tránh tình trạng phá sản như trên, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam?

II/ Quản trị:

Trang 4

a. Định nghĩa:

• Mary Parker Follett: quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác

• Koontz và O' Donnel: quản trị là thông qua nhiệm vụ của nó, cho rằng nhiệm vụ cơ bản của quản trị là "thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định"

• James Stoner và Stephen Robbín: Quản trị là tiến trình hoạch định tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra

b. Chức năng:

Hoạch định:

- Đánh giá nguồn lực và thực trạng của tổ chức

- Chức năng xác định mục tiêu cần đạt được

- Đề ra chương trình hành động để đạt mục tiêu trong từng khoảng thời gian nhất định

- Đưa ra các kế hoạch khai thác cơ hội và hạn chế bất trắc của môi trường

Tổ chức:

- Chức năng tạo dựng một môi trường nội bộ thuận lợi để hoàn thành mục tiêu

- Xác lập một cơ cấu tổ chức và thiết lập thẩm quyền cho các bộ phận, cá nhân, tạo sự phối hợp ngang, dọc trong hoạt động của tổ chức

Điều khiển(Lãnh đạo):

Là chỉ huy nhân tố con người sao cho tổ chức đạt đến mục tiêu Nó bao gồm việc chỉ định đúng tài nguyên và cung cấp một hệ thống hỗ trợ hiệu quả Lãnh đạo yêu cầu kĩ nănggiao tiếp cao và khả năng thúc đẩy mọi người Một trong những vấn đề quyết định trong công tác lãnh đạo là tìm được sự cân bằng giữa yêu cầu của nhân sự và hiệu quả sản xuất

Kiểm soát:

Là chức năng để đánh giá chất lượng trong tiến trình thực hiện và chỉ ra sự chệch hướng có khả năng diễn ra hoặc đã diễn ra từ kế hoạch của tổ chức Mục đích của chức năng này là để đảm bảo hiệu quả trong khi giữ vững kỉ luật và môi trường không rắc rối Kiểm tra bao gồm quản

lý thông tin, xác định hiệu quả của thành tích và đưa ra những hành động tương ứng kịp thời

III/ Quản trị doanh nghiệp:

Quản trị doanh nghiệp là việc áp dụng các chức năng quản trị vào việc quản lý doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu về lơi nhuận và khách hàng

Bao gồm:

- Quản trị nhân sự

- Quản trị tài chính

- Quản trị marketing

- Quản trị sản xuất

- Quản lý dự án

- Quản trị chiến lược…

Bài phỏng vấn trả lời câu hỏi: “Thực chất quản trị doanh nghiệp là gì? ”

Trang 5

Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Liên , Tổng giám đốc GSK Việt Nam

và Đông Dương ( GlaxoSmithKline – GSK là tập đoàn dược lớn của Anh , hiện đứng hàng thứ 2 trên thế giới về cung cấp thuốc trên toàn cầu )

Ở vị trí này , chị nghĩ mình sẽ phải đối mặt với những thử thách nào ?

“ … Một trong những khó khăn của tôi là làm sao thuyết phục được Ban Giám đốc cùng toàn thể

nhân viên rằng, kế hoạch kinh doanh và những giá trị tôi đưa ra không chỉ có thể mang lại mức tăng trưởng cao mà còn là giá trị cuộc sống và đạo đức một doanh nghiệp ”

Chị có đặt ra nguyên tắc riêng cho mình khi trở thành người đứng đầu?

“ Làm sao đạt được mục tiêu kinh doanh là việc sống còn, thể hiện sự tài ba và chiến lược của người lãnh đạo Nhưng đó không phải là điều duy nhất mà tôi quan tâm Cái được của một người lãnh đạo là có thể nhân rộng tâm huyết của mình, khơi dậy tài năng của nhân viên, giúp họ trưởng thành và trao quyền cho họ Cái được còn là tình yêu thương, sự nể phục, tôn trọng của cộng sự, đồng nghiệp và bè bạn

Nguyên tắc của tôi là nghiêm khắc nhưng rộng lượng, cân bằng giữa lý và tình Khi giải quyết một vấn đề thì phải đặt chữ nhẫn lên hàng đầu để tìm ra giải pháp đúng đắn nhất ”

Am hiểu thị trường sẽ là một nhân tố giúp GSK thành công ở Việt Nam, chị có thể nói cụ thể hơn về vấn đề này?

“ … GSK sẽ xem xét chiến lược về giá để cung cấp thuốc và vắc-xin chất lượng quốc tế với giá hợp lý đến người dân Việt Nam Chúng tôi cũng mong muốn trở thành đối tác của Chính phủ Việt Nam trong việc tìm kiếm và triển khai giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của người dân và năng lực sản xuất các nhà máy dược trong nước.”

PHÂN TÍCH :

Ví dụ trên cho ta những kiến thức thiên về quản trị nói chung và mở rộng ở Việt Nam , về việc thực hiện 4 chức năng quản trị : Hoạch định , tổ chức , điều khiển , kiểm soát

Hoạch định : “… kế hoạch kinh doanh và những giá trị tôi đưa ra không chỉ có thể mang lại

mức tăng trưởng cao mà còn là giá trị cuộc sống và đạo đức một doanh nghiệp.”

 Ở vai trò là người đứng đầu 1 khu vực của 1 tập đoàn đa quốc gia , việc hoạch định chiến lược là vô cùng cần thiết

Trang 6

Tổ chức : Tập đoàn GSK đã áp dụng cơ cấu tổ chức theo địa lí ( phân vùng khu vực để quản

lí ) Ngoài ra còn giao toàn quyền cho người bản xứ ( cụ thể bác sĩ Phạm Thị Mỹ Liên là người Việt Nam ) , việc này cho thấy hình thức tổ chức linh động , ít tốn kém ( trả lương thấp hơn so

với việc sử dụng CEO người nước ngoài ) , sử dụng nhân lực hiệu quả ( người có tài năng được phát huy đúng sở trường ) , đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh đầy biến động ( người

Việt nên am hiểu thị trường và chính phủ Việt Nam )

Điều khiển : “ Cái được của một người lãnh đạo là có thể nhân rộng tâm huyết của mình, khơi

dậy tài năng của nhân viên, giúp họ trưởng thành và trao quyền cho họ Cái được còn là tình yêu thương, sự nể phục, tôn trọng của cộng sự, đồng nghiệp và bè bạn ”

 Phong cách lãnh đạo dân chủ , lắng nghe ý kiến , giao bớt quyền lực cho cấp dưới và sử dụng thông tin hai chiều Đây cũng là phong cách tốt nhất , mang lại hiệu quả cao nhất

 Cách động viên đánh vào nhu cầu phát triển – là những đòi hỏi những đòi hỏi bên trong mỗi con người để phát triển cá nhân , bao gồm nhu cầu tự thể hiện và một phần của nhu cầu tự trọng

Kiểm soát : “ Nguyên tắc của tôi là nghiêm khắc nhưng rộng lượng, cân bằng giữa lý và tình

Khi giải quyết một vấn đề thì phải đặt chữ nhẫn lên hàng đầu để tìm ra giải pháp đúng đắn nhất.”

Ta thấy được ví dụ cụ thể của phương pháp kiểm soát hành vi , quản trị bằng mục tiêu : Đây là

kỹ thuật kiểm soát được thực hiện bằng việc đánh giá độ hoàn thành các mục tiêu mà người lao động đã cam kết Việc đánh giá và thưởng phạt người lao động sẽ căn cứ vào việc hoàn thành

các mục tiêu của họ

Kết luận:

Các hình thức quản trị doanh nghiệp trên vẫn xoay quanh 4 chức năng chính của quản trị

IV/ Xu hướng quản trị doanh nghiệp

Ta nói tới 1 câu chuyện ngụ ngôn “Câu chuyện rùa và thỏ thời hiện đại”

Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO (Chief

Executives Officer) của Coca Cola như sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua

Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua

Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.

Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:

Trang 7

Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới Rùa đồng ý

Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường

Bài học của câu chuyện này: nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.

Giống như câu chuyện ở trên, nếu ta không ngừng đổi mới mà chỉ chon phương pháp an toàn

và chậm chạp thì trong sản xuất sẽ bị trì trệ, nguyên tắc tổ chức mới ra đời cùng với các phương thức sx mới sẽ dần thay thế cho các nguyên tắc truyền thống an toàn nhưng ì ạch.Hiện nay có 2 nguyên tắc tổ chức chính để quản tri doanh nghiệp:

Nguyên tắc tổ chức quản lý theo mô hình truyền thống (tiếp cận theo hàng dọc):

là chuyên môn hóa dựa trên chức năng các phòng ban, bộ phận trong công ty và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực Trong mô hình này các trưởng bộ phận kiểm soát nắm rất chắc công việc của phòng, ban mình cũng như các nhân viên hiểu rất sâu về công việc mình đảm trách Và như vậy chúng ta sử dụng tối ưu các nguồn lực của tổ chức

Nguyên tắc tổ chức mới (tiếp cận theo hàng ngang): là thông qua các quá trình kinh

doanh và chú trọng vào giá trị cung cấp cho khách hàng cũng như giảm tới mức thấp nhất thời gian sản xuất

 Mọi hoạt động của công ty đều được xem như các quá trình, trong đó quá trình

kinh doanh là chủ đạo, còn các quá trình khác sẽ cung cấp các nguồn lực cần thiết cho quá trình kinh doanh, nhắm tới giá trị cao nhất cho khách hàng, tức mọi hoạt động trong công ty phải luôn định hướng tới khách hàng

Các nguyên tắc tổ chức này đã định hình các xu hướng quản trị doanh nghiệp ở nhiều nước Sau khi tìm hiểu thì nhóm sẽ trình bày về 1 mô hình sản xuất theo nguyên tắc tổ chức mới

(hướng tới sản xuất và giá trị) đang được ứng dụng khá thành công ở Việt Nam, và đang trở

thành xu hướng quản tri ở nhiều doanh nghiệp

 Mô hình sản xuất theo Lean (hay mô hình sản xuất tinh gon)

IV/ Mô hình sản xuất tinh gọn (Lean)

Trước tiên, ta trả lời câu hỏi : Cách nghĩ nào là đúng ?

1. Chi phí + Lợi nhuận = Giá bán

2. Lợi nhuận = Giá bán – Chi phí

Đối với cách nghĩ đầu, lợi nhuận được quyết định bởi nhà sản xuất (NSX)

Trang 8

 NSX muốn mình thu được lợi nhuận bao nhiêu thì sẽ bù vào giá bán và người tiêu dùng phải chịu thiệt

 Mô hình sản xuất cũ

Đối với cách thứ 2, Lợi nhuận bị ảnh hưởng bơi yếu tố là giá bán và chi phí

Trong thời buổi kinh tế thị trường thì giá bán phải làm sao thật cạnh tranh, không đắt quá đối thủ mà vẫn thu được lơi nhuận, nên nhìn chung để hài lòng khách hàng thì giá bán của cùng

1 loại sản phẩm là như nhau, yếu tố quyết định còn lại chính là chi phí NSX nào có chi phí sản xuất càng nhỏ thì lợi nhuận càng nhiều

 Mô hình sản xuất kiểu mới : hướng tới khách hàng , giảm tối đa chi phí

Chi phí có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên do:

• Sửa chữa và loại bỏ hàng lỗi

• Tồn kho và sản xuất dư thừa

• Thao tác, di chuyển của công nhân không hợp lý làm tốn thời gian

• Vấn đề chất lượng sản phẩm ,không đáp ứng được yêu cầu khách hàng

• Sự ứ đọng trong công việc, thiếu nguyên vật liệu …

……

Kết luận: Các chi phí không cần thiết là lí do khiến cho lợi nhuận công ty sụt giảm, dần tới phá

sản như đã đề cập ở trên

 Mô hình Lean ra đời, cứu cánh cho sản suất

1/ Định nghĩa:

Sản xuất theo Lean (hay sx tinh gọn) là 1 hệ thống công cụ, phương pháp, kĩ thuật cho phép sản xuất 1 đơn vị sản phẩm tại 1 thời điểm, với định mức được tính toán, hướng tới loại bỏ thời gian chờ,thời gian xếp hàng và thời gian trì hoãn khác (không tạo ra giá trị gia tăng) nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, và hướng tới khách hàng

2/ Mục tiêu:

• Thiết lập và thiết kế 1 dây chuyền sản xuất có khả năng sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm, mỗi loại tại 1 thời điểm, chỉ sử dụng 1 lương thời gian cần thiết để tạo ra sản phẩm

• Chuyển đổi lãng phí thành giá trị thông qua việc sắp xếp chuỗi hoạt động, nhân sự, tiến hành quản lý … để không có bất cứ gián đoạn nào trong sản xuất, tối thiểu hoá chi phí

• Tạo ra những giá trị tốt nhất, cung cấp nhanh chóng những sản phẩm chất lượng mà khách hàng mong muốn với mức giá hợp lý

3/ Cách thức làm việc

a/ Sư phân công công việc:

Sản xuất tinh gọn tạo ra 1 chuỗi liên tục các sản phẩm được di chuyển trên dây chuyền

mà không dừng lại (hay nói cách khác Lean tạo ra dòng chảy sản phẩm) Tốc độ mà quá trình sản xuất tiến hành gọi là tốc độ dòng hay Takt Dòng sản phẩm được thực hiện bằng cách chia các công việc (tạo ra sản phẩm) thành các nhóm (công đoạn) và cân bằng với thời gian Takt Time đã được tính toán

Takt Time [phút]= (Thời gian làm việc của 1 ca x Số ca trong ngày) / Sản lượng trong ngày

Trang 9

Takt Time

Công đoạn 1

25%

Takt Time Công đoạn 2 50%

Takt Time Công đoạn 3 75%

Takt Time Công đoạn 4 100%

=> Thời gian trung bình tạo ra 1 sản phẩm

=> Mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm và thời gian cho phép để sản xuất ra số lượng đó

Ở đây, tổng thời gian cần thiết để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm được chia thành những thành phần công việc (công đoạn) bằng với Takt Time Một đơn vị công việc (công đoạn) được thực hiện bởi 1 người hay 1 máy Một phần của sản phẩm sẽ được hoàn thành ở 1 công đoạn, sau đó

nó lại được chuyển tiếp qua công đoạn tiếp theo Một đơn vị sản phẩm sẽ di chuyển tuần tự trong suốt quá trình sản xuất cho đến khi tất cả các công đoạn yêu cầu được hoàn thành để trở thành thành phẩm

Ở đây, ta thấy rằng đối với sản phầm thứ (k), khi nó đến công đoạn thứ 4 thì các sản phẩm thứ (k+1) sẽ đến công đoạn 3, sản phẩm thứ (k+2) sẽ đến công đoan 2, sản phẩm thứ (k+3)

sẽ bắt đầu công đoạn 1 Sau thời gian gian Takt Time thì sản phẩm thứ (k) sẽ trở thành thành phẩm, các các sản phẩm tiếp theo sẽ đi vào các cồng đoạn sau đó Tóm lại, là trung bình cứ sau 1 khoảng thời gian là Takt Time thì có 1 sản phẩm được hoàn thành

Bằng cách thay đổi Takt Time, ta có thể thay đổi tốc đô Takt của dây chuyển và sản lượng tạo ra trong 1 ngày

Ví dụ: Ta có 4 khoảng Takt Time bằng nhau ứng với các công đoạn như trên, nếu mỗi khoảng ta

bố trí 1 người vận hành, thì tương ứng với sản lượng là k Nhưng nếù chỉ còn có 3 người (thay

vì 4), thì sản lượng sẽ giảm xuống còn k’ = 75% k , do lúc đó 1 người vận hành (trong 3) sẽ có 2 khoảng Takt Time để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm, Takt Time thứ 4 sẽ bị bỏ qua Tức là ở đây

ta chỉ 3 Takt Time (mới) để hoàn thành sản phẩm Takt Time (cũ)=75% Takt Time (mới)

Nói chung , Takt tăng => Sản lượng giảm

Takt giảm => Sản lượng tăng

b/Sự cân bằng trong dây chuyền sản xuất tinh gọn

Chuyền sản xuất tinh gọn là dây chuyền lắp ráp được xây dựng với mặt bằng cho phép bố trí các nhóm công việc được thực hiện 1 cách tuần tự và nối tiếp nhau Tất cả các quá trình để tạo ra sản phẩm được kết nối vật lý với nhau (dây chuyền sản xuất giữa các công đoạn được liên kết lai) Sự sắp xếp các nguồn lực, nhân công giữa các công đoạn cho phép các công việc được phân bố, cân bằng trong suốt chu trình sản xuất

Trang 10

Ý nghĩa: Sự cân bằng theo Takt Time và sự liên kết vật lý

 Các nguồn lực yêu cầu cho sản xuất được phân bố đều trên chuyền, giảm sự ràng buộc trong công việc giữa các phòng ban hay trung tâm nào đó, hạn chế sự mất cân bằng trong sản xuất

 Các bán thành phẩm không bị tích lại trên chuyền, bởi vì không có thời gian chết giữa các quá trình (dây chuyền liên kết với nhau)

4/ Các phương pháp và công cụ trong sx theo Lean

Do có nhiều phương pháp và công cụ, nhưng quan trọng nhất chính là hệ thống Kaiban

Bất cứ hệ thống nào cũng cần có nguồn cung cấp về lao động và nguyên vật liêu và mô hình sản xuất theo Lean không phải là ngoại lệ Sản xuất theo Lean là cân bằng và liên kết các quá trình sản xuất ra sản phẩm, sắp xếp và bố trí các nguồn lực để sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng Trên chuyền Lean, nguyên liệu và bán thành phẩm dùng để tạo ra sản phẩm được điều khiển bởi kĩ thuật goi là Kanban

a/ Hệ thống Kanban

Hệ thống Kanban là 1 hệ thống dùng để thiết lập mối quan hệ để nhận biết nơi nào nguyên vật liệu đã được đưa vào sử dụng và cần đưa được bổ sung kịp thời

Hệ thống vận hành gồm có hệ thống kéo và hệ thống kiểm tra bằng mã vạch

b/ Mục tiêu của hệ thống:

Giữ cho các chi tiết di chuyển trong suốt quá trình sản xuất với tốc độ nhanh chóng, tốc

độ này tuỳ theo lượng tồn kho và yêu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp Yêu cầu về vốn và việc giảm tồn kho càng lớn thì tốc độ này càng nhanh

c/ Ý nghĩa của Kanban với Lean

Hệ thống Kanban đưa nguyên vật liệu đến vị trí cần đến và đúng thời gian nó được sử dụng để tạo ra sản phẩm với tốc đô nhanh chóng

 Hệ thống Kanban tạo ưu thế đối với sản xuất theo Lean vì:

1. Nguyên vật liệu luôn sẵn sàng trên dây chuyền sản xuất

2. Giảm lượng hàng, lãng phí do các hoạt động lưu giữ, do tồn kho vì luôn phải đảm bảo tốc độ sản xuất của nhà máy

Ngoài pp Kaiban ra còn nhiều pp và công cụ khác tham gia vào việc đảm bảo sự cân bằng trên dây chuyền sx theo Lean:

Ngày đăng: 27/07/2014, 18:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w